tùy trường hợp mà cứu người do lương tâm đạo đức từng người chứ lúc nào cũng cứu 5 giết 1 hoặc ngược lại thì ko đúng với từng hoàn cảnh cơ mà sống chết có số có chăng là cứu được xong lại chết ở thời điểm khác như Final destination thôi
Sao ai cũng chọn giết để cứu mà ko chọn hi sinh để cứu nhỉ , trong trường hợp 2 nếu bác nào mập như ông béo thì có thể hi sinh thay ông béo , khỏi phải mang tiềng giết người để cứu người
2 TH này tính chất cũng khác nhau. TH 1 làm người lái tàu, thì bản thân đã tham gia vào sự việc rồi, và sẽ phải bắt buộc có sự lựa chọn giữa 1 và 5 thì tất nhiên chết ít người vẫn tốt hơn. TH 2 là người quan sát thì bản thân không bị ràng buộc trực tiếp vào sự việc, cho nên trong suy nghĩ không có tư tưởng cần phải lựa chọn giữa 1 và 5 người.
th 1 thì giết người 1 cách gián tiếp thôi nên nhiều đứa chọn hơn th 2 thì là trực tiếp giết người, lại là ng chẳng liên quan gì
Lên đây không thiếu phim khoa học sub việt http://htt.fotech.org/ Full bộ Justice : What’s the Right things to do http://htt.fotech.org/?p=3004 Lâu không lên đấy, giờ thấy nhiều phim hay quá. kéo .....
uh tớ đang bắt bẻ cái lỗ hổng của tình huống đấy thực tế nếu phải ép mình vô thì mình chọn 1 người vì dù gì cũng có người chết còn nếu mình là observer thì thôi bơ đi chứ mất công cảnh sát lại hỏi thăm
Thực ra các phuơng án mà "số đông" chọn đều là các phuơng án có "khả năng thành công" cao nhất: - Lúc là người lái tàu, việc bẻ lái là chắc chắn làm được, lại cứu được tới 5 người nên người ta chọn bẻ lái. - Lúc đứng trên cầu, việc đẩy ông béo xuống chưa chắc đã cứu được 5 người kìa, có khi giết tới 6 người, nên ít người chọn đẩy. - Trong trường hợp bác sĩ, chữa cho bệnh nhân bị thuơng nhẹ trước khả năng thành công cao hơn, nên cách này được chọn nhiều. - Việc giết một người khỏe mạnh ko chắc cứu được 5 người kia, và lại là hành động tự tay giết người nên ít người chọn. Thực ra cái yếu tố tự tay làm hay ko cũng ảnh hưởng khá nhiều. Như việc người ta dùng tiền mặt mua sắm thì thường xót, nhưng dùng thẻ tín dụng quẹt cái là xong lại ít người xót (cuối tháng nhìn hóa đơn thì xót ).
Các bạn mà cứ "khả năng thành công" với cả "có thể fail" thì đúng là chẳng hiểu cái gì gọi là giả định rồi. Ở đây câu chuyện đưa ra với các giả định chặt chẽ, nếu chọn cái nào thì chắc chắn sự việc theo sau sẽ xảy ra, chẳng có cái gì gọi là xác suất ở đây. Câu chuyện đưa ra để bản thân mỗi người thấy là với mỗi tình huống thì mình có lựa chọn khác nhau, mặc dù cái kết quả là như nhau (cứu 5 giết 1). Câu chuyện đưa ra là để cho thấy cái gọi là đạo đức nó không dựa vào đơn giản là cái kết quả. Còn bạn nào mà bảo phi thực tế hay gì gì đó đại loại thì xem tiếp p2 p3 đi, toàn ví dụ thực tế đấy. Unreal post.
^ Tuy là giả định nhưng nó ảnh hưởng vẫn tới tâm lý người lựa chọn chứ, ở trên mình đang nói về tâm lý người ta đa phần là chọn phuơng án thành công cao, ko trực tiệp động tay vào mà
Các cậu có thể quên đi cái thực tế, coi như là cứ ẩn thằng kia xuống là chắc chắn 5 thằng kia được sống ý, chuyện muốn nói ở đây là, kết quả cuối cùng vẫn là 1 chết 5 sống, nhưng ở 2 tình huống khác nhau thì số đông lại nghiêng về 2 kết quả khác nhau, và vì sao thế thì người ta nói tiếp ở phần còn lại, xem đi thì mới hiểu. Đây là triết học chứ ai thuê các cậu làm thám tử đâu mà phân tích mấy cái kia.
TH1: Mình chọn tông chết 5 người. Vì liên hệ thực tế thì họ là công nhân => phải có thao tác về nghề nghiệp và phải biết vào h đó thì tàu sẽ chạy qua đó => phải tránh mà còn đứng => chết là đúng còn người đứng đường ray phụ là vô tội. Nếu vị lợi vì kết quả sau cùng thì sẽ bất công với người kia. TH2: Tương tự TH1 TH3: 6 người có thể phân thành 2 nhóm 1 nhóm 5 người và 1 nhóm 1 người . Ta buộc lựa chọn giữa 2 nhóm , về đạo đức tuyệt đối thì cách chọn lựa về 2 nhóm là như nhau ,nhưng xét kết quả thì cứu 5 người chết 1 người thì tốt hơn. TH4: 5 người chết và người khỏe mạnh thì sống, vậy thì mới công bằng vì ng khỏe mạnh kia vô tội, đây là tình huống khó khăn giống th1 vs th2 vì phải chọn giữa đạo đức tuyệt đối và đạo đức vị lợi nhưng cao hơn vì cả 2 bên đều k có lỗi, theo mình thì mình chọn cách là bỏ mặc 5 người kia. Trong clip 1 bạn đã rất thông minh đề ra 1 cách rất hay để giảm thiệt hại. Nhưng đây là triết học nên fail
Cả vấn đề rộng như thế, người ta dạy cả học kì mà cứ chăm chăm vô 2 cái VD cho sv hiểu bài. Bó tay . ---------- Post added at 22:46 ---------- Previous post was at 22:44 ---------- Mà ông chủ thớt đặt tên topic câu khách hay sao, làm lệch chủ đề hết trơn .
Giờ cái trường hợp 2 mà có thằng đẩy thằng mập rơi xuống cứu 5 người xảy ra thật chắc war nhau om sòm luôn, báo đài forum chia phe mà war
Trong TH 1 nhưng câu hỏi tớ sẽ như thế này . giả dụ nếu bạn làm công nhân và quen cả 6 người kia . 5 người kia là những bọn xấu ( do làm chung mà biết hay 1 lý do nào đó ) và 1 người kia là người tốt . Nhưng trong tương lại 5 người xấu ấy có thể thay đổi thành người tốt ( có thể chứ k phải là chắc chắn nhé ) . Vậy theo bạn bạn sẽ cứu ai ? chỉ 1 câu trả lời khách quan thôi nhé đừng có xét lung tung như mấy ông trên
chả dại gì làm thế. "mặc dù đây là hành động cứu được tới năm người nhưng đứng trên phương diện pháp luật, anh đã cố ý giết 1 người, vì thế anh vẫn phải ngồi tù, 5 người kia và gia đình họ sẽ ghi nhận hành động của anh còn anh béo và gia đình sẽ oán anh bằng chết". Đôi khi đành phải thuận theo tự nhiên thôi. Ai bảo không chú ý khi sang đường, anh béo có tội gì đâu ?