[Dân Trí ] Kinh hoàng quy trình chế biến cơm sinh viên!!!

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi [GVN]­_namer, 13/10/11.

  1. [GVN]­_namer

    [GVN]­_namer T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    16/9/10
    Bài viết:
    609
    Nơi ở:
    Hồ Sungsướg
    Lân la dò hỏi ở các chợ đầu mối, xin phụ việc tại một vài quán cơm sinh viên tại Hà Nội, chúng tôi không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến toàn bộ quy trình chế biến thực phẩm cũng như chất lượng đồ ăn tại những quán cơm bình dân giá rẻ dành cho sinh viên.

    [spoil]
    Rau già, thịt lợn chết...

    Tại chợ đầu mối Dịch Vọng Hậu, thực phẩm luôn rẻ hơn từ 3.000 - 6.000 đồng/kg, cà chua dập nát “giá mềm” 5.000 đồng/kg, lá cải thảo già 3.000 đồng/kg… nhưng dường như vẫn quá cao so với nhu cầu mua hàng rẻ của nhiều hộ kinh doanh. Và họ chọn giải pháp không thể “rẻ” hơn: Đi nhặt. Các loại rau củ như lá bắp cải, cải thảo già, cà chua thối, hành úa... bị tiểu thương vứt bỏ trong buổi chợ luôn được các hàng cơm thu dọn sạch sẽ để mang về sử dụng.

    Tới chợ từ khá sớm, chúng tôi nhận thấy, tại đây, hành động vừa xin vừa nhặt đã quá quen thuộc. Đa số người buôn bán gật đầu đáp lại, một vài người phản ứng bằng cách băm nát rau củ trước khi ra về “vì ghét, thấy nhặt được cứ nhặt mà không chịu bỏ tiền ra mua”. Chờ đến khi tan chợ, chúng tôi bám theo hai người phụ nữ đi xe máy với 4 túi bóng to đầy lá bắp cải già, cà chua dập nát, hành úa... được buộc cùng với các mặt hàng đã mua từ trước như su su, rau muống, rau cải. Từ chợ rau họp gần đường Hồ Tùng Mậu, chiếc xe phóng qua đường Cầu Giấy rồi dừng trước một hàng cơm bình dân trên phố Dương Quảng Hàm, Hà Nội.

    Khi được hỏi về hành động nhặt lá thừa, cà chua thối của người làm hàng cơm, một chủ chuyên kinh doanh cà chua kể: “Mình vẫn còn ngồi bán hàng mà người ta đã lao vào nhặt quả dập nát, thối hỏng vứt đi. Ăn cơm ngoài chả bao giờ dám chọn món có cà chua là vì thế”.

    Vẫn trong vai những người tìm mua nguồn thực phẩm giá rẻ mở hàng cơm sinh viên, 6h sáng, chúng tôi có mặt tại khu bán thịt lợn trong chợ đầu mối Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội). Giá thịt lợn tươi tại đây thấp hơn so với giá thị trường từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi được ngỏ ý muốn đặt mối cho quán cơm sinh viên, một bà chủ hàng thịt vừa đưa ra một tảng ba chỉ mềm oặt, trắng nhợt vừa nhiệt tình tư vấn: “Bán cho sinh viên chỉ nên mua hàng lợn chết chưa lâu này, mã vẫn còn đẹp, không có mùi hôi, giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Còn muốn loại 40.000 - 50.000 đồng/kg cũng có nhưng thịt đã chảy nước và bốc mùi hôi”.

    Một chủ hộ khác tên Đạt, quê Hà Đông, kinh doanh thịt lợn tại chợ Đền Lừ đã nhiều năm, xác nhận: “Các quán cơm sinh viên thường xuyên lấy lợn chết của anh để làm món rang, kho với giá dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Thịt xay giá thấp hơn, từ 40.000 - 50.000 đồng/kg do có độn thêm mỡ vụn hoặc hàng “kém chất lượng”. Hầu như không hàng bình dân nào chế biến món luộc vì bắt buộc phải mua thịt mới với giá thành đắt hơn”.

    Lợn bán ở đây thường chết do bị ngạt trong quá trình vận chuyển hoặc chết bệnh, người chăn nuôi bán tháo cho các đầu nậu với giá 10.000 đồng/kg trong khi, giá lợn hơi thu mua tại chuồng đã dao động từ 65.000 - 75.000 đồng/kg.

    Chưa hết sốc vì thịt lợn, chúng tôi lại phải giật mình khi tiếp tục tìm hiểu về giá cả và nguồn gốc các loại gà vẫn nhập cho quán cơm sinh viên. Theo các hộ kinh doanh, chợ đầu mối Đền Lừ chủ yếu nhập hai loại gà công nghiệp và gà đông lạnh. Gà công nghiệp được nuôi bằng cám tăng trọng có giá bình quân từ 80.000 - 85.000 đồng/kg. Gà đông lạnh Trung Quốc nhập lậu qua biên giới giá rẻ hơn một nửa, từ 40.000 - 45.000 đồng/kg nên hầu hết các hàng ăn sinh viên sử dụng loại này. Anh Hoàng – người chuyên giao gà cho các quán cơm ở khu vực Cầu Giấy tiết lộ: “Hàng đông lạnh nhập từ cửa khẩu rồi đổ về tới quán cơm thì thời gian đã lên tới hàng tuần, bốc mùi. Còn loại gà như trong lô hàng 90 tấn mới bị lực lượng chức năng bắt ở Quảng Ninh muốn lấy bao nhiêu cũng có, giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg”.

    Hãi hùng công nghệ chế biến

    Để nắm rõ hơn về quy trình chế biến những loại rau củ dập nát, thực phẩm ôi thiu đó, chúng tôi lân la xin việc ở các quán cơm sinh viên ở gần cổng các trường cao đẳng, đại học. Đồng ý với mức lương 1,5 triệu/tháng và có chỗ ngủ buổi tối, chúng tôi nhanh chóng được nhận vào làm nhân viên cho một quán cơm bình dân ở ngõ 377, Cầu Giấy. Cả quán ăn có hơn chục chiếc bàn, lúc nào cũng nườm nượp khách, đa phần là sinh viên. Do chưa có kinh nghiệm nên chị chủ quán chỉ giao cho tôi việc rửa bát và dọn dẹp khu bếp.
    Đối lập với sự sạch sẽ bên ngoài, bên trong quán là nền xi măng cáu bẩn, tường đen nhầy nhụa mỡ. Khu bếp nhỏ hẹp chỉ độ khoảng 1,2m2 nhưng lại là nơi tập kết bát đĩa (cả sạch và bẩn) và cũng là địa điểm trung gian để khách có thể đến nhà vệ sinh. Chỗ rửa bát chỉ có vẻn vẹn hai chậu rửa và một vòi nước duy nhất đặt ngay cạnh bồn cầu. Bát đĩa rửa xong, không cần qua vật trung gian để đựng, được để luôn xuống nền xi măng nhòe nhoẹt đất cát. Thỉnh thoảng có khách đi vệ sinh, tôi cuống quýt bỏ bát đĩa đó mà tránh ra ngoài vì mùi hôi xông lên nồng nặc. Ấy vậy mà chị nhân viên cũ cứ vô tư đặt bát đĩa tràn lên bệ đặt chân của bồn cầu.


    Tiếp tục tìm hiểu một cửa hàng cơm sinh viên khác nằm sát cạnh trường CĐ Sư phạm Hà Nội trên đường Dương Quảng Hàm, tôi cũng bắt gặp hình ảnh tương tự với hai chậu rửa lõng bõng dầu mỡ từ chồng bát đĩa mới dùng xong. Lân la hỏi về nguồn gốc nước rửa bát, chị chủ quán bình thản: “Cái này mua can 5 lít về, pha với thuốc tẩy javel theo tỉ lệ 2:1 rồi rửa thôi, không phải kì cọ nhiều mà sạch lắm”.

    Khi vẫn còn đang bàng hoàng với công thức pha chế nước rửa bát ở đây, tôi lại tiếp tục “choáng” khi chứng kiến quy trình rửa bát: Nhúng xuống - nhấc lên và lau khô. Có lẽ đã quá quen với cách làm này nên khi thấy tôi tráng bát kỹ càng, chị chủ luôn miệng nhắc nhanh tay rồi nói lớn: “Nhúng qua rồi lau là được rồi, kỳ cọ làm gì cho vất vả!”. Những động tác vốn rất mất vệ sinh nhưng từ chị chủ quán đến các nhân viên đều coi đó là việc hiển nhiên.

    Chị chủ quán nhặt thức ăn rơi vãi xuống nền đất bẩn rồi vô tư xếp vào đĩa, để cạnh xô thức ăn thừa, cơm cũ xúc ra để nấu nồi cơm mới tiện tay đặt luôn rá cơm lên miệng thùng rác... Bạn Linh (quê Nghệ An, cựu sinh viên trường ĐH Ngoại thương) từng làm thêm tại một quán ăn ở Chùa Láng chia sẻ: “Mình toan thái bắp cải đem rửa thì bà chủ kêu không cần. Bà tách vỏ ngoài rồi cứ thế cầm cả cây nhanh tay thái vào chảo dầu để xào”.

    Còn Đạt, sinh viên ngành Môi trường, từng đi thực tế làm việc tại các quán phở và cơm bình dân thì có vẻ quen thuộc hơn: “Việc trộn bột gạo thơm vào gạo bình thường để nấu, thịt bán không hết chia ra rồi bỏ vào tủ lạnh đóng đá để cả tuần, thực phẩm rửa qua loa, để lẫn lộn sống chín là quá đỗi bình thường ở các quán mà mình từng làm”.

    Bẩn nhưng rẻ thì vẫn đắt hàng!

    Nguyễn Hữu Phú (sinh viên năm thứ 4, khoa Báo chí, Học viện Báo chí - Tuyên truyền): “Mình thường xuyên đi ăn cơm bụi nhưng khi gọi món thì đồ ăn đều đã nấu chín, sắp ra bát, ra đĩa rồi nên cũng ít khi để ý việc cửa hàng chế biến chúng thế nào. Chỉ thỉnh thoảng đi vệ sinh qua khu bếp thì mới quan sát đôi chút. Công nhận là có rất nhiều quán ăn phục vụ sinh viên tuy giá cả có rẻ nhưng chế biến rất bẩn”.

    Lê Ánh Dương (sinh viên năm thứ 4, trường ĐH Kinh tế Quốc dân): “Một suất cơm bình dân ở khu vực trường mình dao động trong khoảng 10.000 - 20.000 đồng. Con gái 15.000 đồng, con trai 20.000 đồng là đủ no. Khi nào bận quá thì mình mới phải ăn cơm bụi nhưng thường ăn ở các quán quen. Thực chất, mình cũng không quan tâm đến việc chế biến đồ ăn bởi họ đều chế biến ở trong nhà, nhiều khi muốn quan tâm cũng không được. Cơ sở để chọn quán thường là do bạn bè giới thiệu hoặc thấy quán đông thì vào. Nếu hợp khẩu vị thì thành khách quen”.



    Vẫn trong vai những người tìm mua nguồn thực phẩm giá rẻ mở hàng cơm sinh viên, 6h sáng, chúng tôi có mặt tại khu bán thịt lợn trong chợ đầu mối Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội). Giá thịt lợn tươi tại đây thấp hơn so với giá thị trường từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi được ngỏ ý muốn đặt mối cho quán cơm sinh viên, một bà chủ hàng thịt vừa đưa ra một tảng ba chỉ mềm oặt, trắng nhợt vừa nhiệt tình tư vấn: “Bán cho sinh viên chỉ nên mua hàng lợn chết chưa lâu này, mã vẫn còn đẹp, không có mùi hôi, giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Còn muốn loại 40.000 - 50.000 đồng/kg cũng có nhưng thịt đã chảy nước và bốc mùi hôi”.

    Một chủ hộ khác tên Đạt, quê Hà Đông, kinh doanh thịt lợn tại chợ Đền Lừ đã nhiều năm, xác nhận: “Các quán cơm sinh viên thường xuyên lấy lợn chết của anh để làm món rang, kho với giá dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Thịt xay giá thấp hơn, từ 40.000 - 50.000 đồng/kg do có độn thêm mỡ vụn hoặc hàng “kém chất lượng”. Hầu như không hàng bình dân nào chế biến món luộc vì bắt buộc phải mua thịt mới với giá thành đắt hơn”.

    Lợn bán ở đây thường chết do bị ngạt trong quá trình vận chuyển hoặc chết bệnh, người chăn nuôi bán tháo cho các đầu nậu với giá 10.000 đồng/kg trong khi, giá lợn hơi thu mua tại chuồng đã dao động từ 65.000 - 75.000 đồng/kg.

    Chưa hết sốc vì thịt lợn, chúng tôi lại phải giật mình khi tiếp tục tìm hiểu về giá cả và nguồn gốc các loại gà vẫn nhập cho quán cơm sinh viên. Theo các hộ kinh doanh, chợ đầu mối Đền Lừ chủ yếu nhập hai loại gà công nghiệp và gà đông lạnh. Gà công nghiệp được nuôi bằng cám tăng trọng có giá bình quân từ 80.000 - 85.000 đồng/kg. Gà đông lạnh Trung Quốc nhập lậu qua biên giới giá rẻ hơn một nửa, từ 40.000 - 45.000 đồng/kg nên hầu hết các hàng ăn sinh viên sử dụng loại này. Anh Hoàng – người chuyên giao gà cho các quán cơm ở khu vực Cầu Giấy tiết lộ: “Hàng đông lạnh nhập từ cửa khẩu rồi đổ về tới quán cơm thì thời gian đã lên tới hàng tuần, bốc mùi. Còn loại gà như trong lô hàng 90 tấn mới bị lực lượng chức năng bắt ở Quảng Ninh muốn lấy bao nhiêu cũng có, giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg”.

    Hãi hùng công nghệ chế biến

    Để nắm rõ hơn về quy trình chế biến những loại rau củ dập nát, thực phẩm ôi thiu đó, chúng tôi lân la xin việc ở các quán cơm sinh viên ở gần cổng các trường cao đẳng, đại học. Đồng ý với mức lương 1,5 triệu/tháng và có chỗ ngủ buổi tối, chúng tôi nhanh chóng được nhận vào làm nhân viên cho một quán cơm bình dân ở ngõ 377, Cầu Giấy. Cả quán ăn có hơn chục chiếc bàn, lúc nào cũng nườm nượp khách, đa phần là sinh viên. Do chưa có kinh nghiệm nên chị chủ quán chỉ giao cho tôi việc rửa bát và dọn dẹp khu bếp.
    Đối lập với sự sạch sẽ bên ngoài, bên trong quán là nền xi măng cáu bẩn, tường đen nhầy nhụa mỡ. Khu bếp nhỏ hẹp chỉ độ khoảng 1,2m2 nhưng lại là nơi tập kết bát đĩa (cả sạch và bẩn) và cũng là địa điểm trung gian để khách có thể đến nhà vệ sinh. Chỗ rửa bát chỉ có vẻn vẹn hai chậu rửa và một vòi nước duy nhất đặt ngay cạnh bồn cầu. Bát đĩa rửa xong, không cần qua vật trung gian để đựng, được để luôn xuống nền xi măng nhòe nhoẹt đất cát. Thỉnh thoảng có khách đi vệ sinh, tôi cuống quýt bỏ bát đĩa đó mà tránh ra ngoài vì mùi hôi xông lên nồng nặc. Ấy vậy mà chị nhân viên cũ cứ vô tư đặt bát đĩa tràn lên bệ đặt chân của bồn cầu.


    Tiếp tục tìm hiểu một cửa hàng cơm sinh viên khác nằm sát cạnh trường CĐ Sư phạm Hà Nội trên đường Dương Quảng Hàm, tôi cũng bắt gặp hình ảnh tương tự với hai chậu rửa lõng bõng dầu mỡ từ chồng bát đĩa mới dùng xong. Lân la hỏi về nguồn gốc nước rửa bát, chị chủ quán bình thản: “Cái này mua can 5 lít về, pha với thuốc tẩy javel theo tỉ lệ 2:1 rồi rửa thôi, không phải kì cọ nhiều mà sạch lắm”.

    Khi vẫn còn đang bàng hoàng với công thức pha chế nước rửa bát ở đây, tôi lại tiếp tục “choáng” khi chứng kiến quy trình rửa bát: Nhúng xuống - nhấc lên và lau khô. Có lẽ đã quá quen với cách làm này nên khi thấy tôi tráng bát kỹ càng, chị chủ luôn miệng nhắc nhanh tay rồi nói lớn: “Nhúng qua rồi lau là được rồi, kỳ cọ làm gì cho vất vả!”. Những động tác vốn rất mất vệ sinh nhưng từ chị chủ quán đến các nhân viên đều coi đó là việc hiển nhiên.

    Chị chủ quán nhặt thức ăn rơi vãi xuống nền đất bẩn rồi vô tư xếp vào đĩa, để cạnh xô thức ăn thừa, cơm cũ xúc ra để nấu nồi cơm mới tiện tay đặt luôn rá cơm lên miệng thùng rác... Bạn Linh (quê Nghệ An, cựu sinh viên trường ĐH Ngoại thương) từng làm thêm tại một quán ăn ở Chùa Láng chia sẻ: “Mình toan thái bắp cải đem rửa thì bà chủ kêu không cần. Bà tách vỏ ngoài rồi cứ thế cầm cả cây nhanh tay thái vào chảo dầu để xào”.

    Còn Đạt, sinh viên ngành Môi trường, từng đi thực tế làm việc tại các quán phở và cơm bình dân thì có vẻ quen thuộc hơn: “Việc trộn bột gạo thơm vào gạo bình thường để nấu, thịt bán không hết chia ra rồi bỏ vào tủ lạnh đóng đá để cả tuần, thực phẩm rửa qua loa, để lẫn lộn sống chín là quá đỗi bình thường ở các quán mà mình từng làm”.
    [/spoil]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hồi đi học cũng thế, nhưng SV ít tiền phải chịu =((
     
  2. maxland152

    maxland152 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/4/08
    Bài viết:
    344
    Nơi ở:
    Sparta
    Đọc cái này xong hết dám ăn cơm ngoài luôn :((
    Bây giờ chắc còn tin tưởng với mỗi cơm căngtin với siêu thị Co op mart
     
  3. HieGI

    HieGI Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/6/09
    Bài viết:
    3,832
    ______ăn cơm sv năm nay. hèn chi càng ngày càng teo. :-<
     
  4. Silent Knight

    Silent Knight The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    22/2/07
    Bài viết:
    9,410
    Nơi ở:
    Dark Space
    Biết là bẩn nhưng vẫn phải ăn vì cóc còn cái gì khác =((
     
  5. [b]aby

    [b]aby C O N T R A

    Tham gia ngày:
    8/7/06
    Bài viết:
    1,718
    Nơi ở:
    Demacia
    tiết kiệm nên ăn chỗ rẻ rồi mọc ra bệnh có khi bị bệnh lạ => đã nghèo càng nghèo
     
  6. [Knight]Mare

    [Knight]Mare Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/3/09
    Bài viết:
    1,288
    Nơi ở:
    Sea of Data
    ăn bẩn sống lâu :">
     
  7. Facepalm

    Facepalm Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/10/10
    Bài viết:
    214
    Nơi ở:
    Gió 50
    Vẫn phải ăn như thường, sinh viên lấy đâu ra tiền vào quán sang trọng ăn :-<
     
  8. Senius

    Senius Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    5/1/10
    Bài viết:
    107
    Nơi ở:
    Nhìn sau đi
    ăn đặc sản trâu bất tử \m/
    ......
     
  9. Sunoflife

    Sunoflife Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/7/05
    Bài viết:
    4,466
    Ko ăn cũng chết, ăn cũng chết. :((
     
  10. Dr. House

    Dr. House Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/10/10
    Bài viết:
    1,073
    Nơi ở:
    Cuddy's Boobies
    Sinh viên ở nhà khổ thật -.-" :-<
     
  11. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    10,972
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Ở dơ sống lâu, ăn cức trâu bất tử.
     
  12. Okami_Nguyễn

    Okami_Nguyễn Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/5/09
    Bài viết:
    771
    Nơi ở:
    Hôm qua
    PR 1 tý cho bạn nào gần khu vực Chùa Láng qua canteen Ngoại Giao ăn cơm nhé :x 20-25k/suất ngon + sạch, khá nhiều bạn ở FTU qua ăn ké =)
     
  13. Sunoflife

    Sunoflife Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/7/05
    Bài viết:
    4,466
    Nếu ở nơi khác tới thì phải gửi xe hả bác?
     
  14. Lost&Found

    Lost&Found Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    17/12/10
    Bài viết:
    290
    Nơi ở:
    Làng Gió
    Đọc 1 bài được 2 lần :)
    Giờ nhắc đến hàng ăn thì "hãi hùng", "kinh", "sốc"... Giờ ở đâu cũng thế, món nào cũng thế, nên một khi quyết định ra ngoài ăn thì phải chấp nhận. Hic.
     
  15. Chicken Reborn

    Chicken Reborn Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    20/8/09
    Bài viết:
    1,011
    Nơi ở:
    ¯\_(º_o)_/¯ ko biết
    Tự nấu cơm mà ăn thôi, SV thường chỉ học 1 buổi thôi mà, học sáng thì ăn trưa muộn tí, học chiều thì chịu khó nấu sớm tí là được :D
     
  16. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,114
    Nơi ở:
    Москва
    Hồi còn lang thang chỗ Kinh Tế Quốc Dân thì thấy có 2 lựa chọn, 1 là cơm bụi sinh viên giá rẻ, chắc là bẩn y như trên kia. Hai là cơm văn phòng đắt mà lịch sự (không biết có bẩn hay không). Bố mẹ bảo ăn cơm văn phòng cho nó sạch, nhưng toàn ăn cơm bụi với bạn bè cho vui.... Mình 1 tuần ăn vài bữa như vậy cũng hơi ớn, nghĩ mấy đứa bạn từ tỉnh khác đến trọ học, mấy năm giời ăn như thế mà thương thương .. :(
     
  17. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    hèn gì trẻ em quái thai ngày càng tăng :(
     
  18. what_the

    what_the Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/08
    Bài viết:
    1,310
    Nói không phải chém nhưng mà mình chưa từng vào quán cơm sinh viên.
     
  19. Okami_Nguyễn

    Okami_Nguyễn Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/5/09
    Bài viết:
    771
    Nơi ở:
    Hôm qua
    Thì cứ gửi xe vào bãi như bt nếu bác đi xe thôi :D 3k/xe =)
     
  20. ▬†♥♠♦♣†▬

    ▬†♥♠♦♣†▬ Je t'aime

    Tham gia ngày:
    28/11/10
    Bài viết:
    3,561
    Nơi ở:
    Sòng Bạc
    nhà ăn bk ftw \m/ .
     

Chia sẻ trang này