DK vs IG.

Thảo luận trong 'DotA' bắt đầu bởi maclong93, 11/1/12.

  1. maclong93

    maclong93 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/1/12
    Bài viết:
    1
    Phần 1 : Ban pick

    DK vs iG, Burning vs Zhou, Super vs Ferrari…những cái tên mà khi nghe đến thôi cũng đủ khiến chúng ta hình dung ra một màn đối đầu kinh điển. Hẳn các bạn còn nhớ ở vòng tứ kết SMM 2011, iG đã vượt qua DK-đối thủ lớn nhất của họ để rồi băng băng đến trận chung kết gặp Nirvana.cn và dành chiến thắng. Trong trận đấu rất được mong chờ đó, iG đã đánh bại DK một cách đầy thuyết phục khi giới thiệu với DK nói riêng và khán giả toàn thế giới nói chung một chiến thuật mới đã được chuẩn bị kĩ càng xoay quanh hero khó chết-khó chịu Panda do Ferrari_430 điều khiển. Và bản thân anh đã không làm mọi người thất vọng với màn highlight cướp aegis chỉ với blink của mình. Vậy liệu rằng hôm nay 30/12, trong trận chung kết ECL danh giá-trận đấu cuối cùng trong năm-trận đấu mà nếu iG chiến thắng, họ sẽ lần đầu tiên vượt qua chính DK để kết thúc năm 2011 với vị trí ngự trị bản xếp hạng gosugamers, Ferrari và đồng đội có thể tái hiện những khoảnh khắc tuyệt vời đến thế, chúng ta hãy cùng chờ xem…

    Ở phần đầu tiên của bài viết này, tôi xin phép được dành trọn cho việc đi sâu vào phân tích ban pick của 2 bên. Nếu coi DotA là một cuộc chiến thật sự thì ban pick như một màn dàn trận-bày mưu tính kế mà ngay từ đó đầu não 2 bên đã so kè nhau từng li từng tí bằng những cú click chuột select hero tuy chậm rãi-khoan thai nhưng đầy toan tính. Không như phát biểu của bộ não của DTS-đội trưởng Artstyle “Trong DotA, không có khái niệm outpick’’, chỉ một quyết định sai lầm ở giai đoạn này cũng đủ khiến cán cân vốn đang tuyệt đối đồng đều giữa 2 thế lực mạnh nhất của DotA TQ nói riêng và TG nói chung này nghiêng hẳn sang một phía và biến những diễn biến tiếp theo của trận đấu thành ra một màn biểu diễn một chiều thay vì một cuộc đụng độ máu lửa. Giữa một cây đại thụ của làng DotA như longdd và một người đội trưởng mà tài năng của anh khiến cả những người đồng cấp châu Âu phải nể phục như Zhou, ai sẽ là người chiến thắng trong màn duel nho nhỏ này, chúng ta hãy cùng chờ xem.
    Lượt ban đầu tiên
    Ở luợt ban đầu tiên, DK và iG chia nhau ban những hero có phần overpower ở phiên bản này: furion-lycan-brood bị loại bỏ bởi từ phía DK và tuơng tự là batrider-gấu-am từ bên phía iG. Sở dĩ tôi nói chia nhau ban là bởi bình thường trong ban pick, với các heroes nguy hiểm, chúng ta luôn có xu hướng ban các heroes đội bạn chơi tốt hơn trong khi chừa lại những heroes ta chơi tốt với hi vọng họ sẽ ban lọt để mà ta có thể dành lấy. Nhưng với các đội DotA TQ thì hoặc họ đã sở hữu sẵn những players đánh tốt tất cả các common heroes, hoặc họ phải bắt các players trong team tập luyện đánh các hot pick đó đến khi nhuần nhuyễn, hoặc họ sẽ tiến hành một đợt thay đổi nhân sự bằng cách kick các players đã lỗi thời trước các chiến thuật mới-với phiên bản mới để tuyển dụng người thích hợp hơn. Cho nên nếu bên phía anh ban lọt một vài trong số đấy, bên tôi sẽ không ngại ngần pick luôn ngay từ những lượt pick đầu tiên.


    Common heroes của mỗi thời kì (mỗi thời kì thường được gắn với mỗi stable map thi đấu) chỉ bao gồm tầm 20 heroes nhất định. Các team DotA TQ luyện tập cực kì nhuần nhuyễn các chiến thuật xung quanh những heroes này, ban pick quay đi quẩn lại cũng chỉ xoay quanh số 20 heroes đó, do vậy rất khó để đánh bại họ với những popular picks như vậy. Ngược lại xác suất chiến thắng sẽ cao hơn nếu các team quốc tế có thể gây bất ngờ, nhất là trong những trận đấu Bo1, với những picks của riêng mình, như qop-tiny từ Mineski hay rhasta-death prophet-undying từ SB. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mọi team TQ đều giống nhau. Mỗi đội có các players khác nhau, mỗi player lại có khả năng đánh đặc bịêt tốt một số heroes vì thế mỗi team lại có mũi nhọn của riêng mình. Để ý kĩ hơn ở đây chúng ta có thể thấy bên iG ban gấu và am không phải là vì DK chưa ban 2 heroes này nên họ đành phải ban, mà là vì DK có Burning-the best carry of all time. Để Burning cầm gấu thì ngay từ phút 15 anh đã có thể có radiance-phase boot và cứ như thế lao vào push trụ giết người như một cỗ xe tăng không thể ngăn cản. Còn nếu để anh cầm am thì không những anh có thể farm 2 lanes một rừng cực nhanh với blink mà còn vô cùng khó chết. Tóm lại, gấu và AM là 2 heroes autowin của Burning.

    Ngay cả ban còn lại: batrider cũng không phải tình cờ mà vì DK.rOtK hay nick khác là xB-ông vua của những màn trasktalking tức chửi nhau khi đánh LAN đánh rất rất tốt hero này. Tương tự, lycan-brood-furion là 3 heroes ưa thích lần lượt của Zhou-Ferrari-Chuan bên phía iG. Lycan và brood là những carriers đáng sở ở chỗ chúng có thể càn nát đội hình đối phương với tốc độ và DPS cao của mình một khi đã bật BKB, trong khi khả năng farm của chúng ở early game đơn giản là không thể ngăn cản, nhất là khi chúng đều có khả năng push sớm lấy trụ-lấy tiền trong nháy mắt. Ảnh hưởng của furion là khó nhận thấy hơn nhưng lại cũng không kém phần quan trọng. Không một hero nào có khả năng hỗ trợ combat khắp map ngay từ đầu game liên tục như furion với skill teleport và trói. Cũng không một hero nào có khả năng đẩy creeps ở tất cả các lane cùng lúc vô cùng hiệu quả mà thậm chí không cần mạo hiểm thò mặt ra như furion với ulti. Lại cộng thêm skill gọi đệ có thể dùng để sai đi dò map lấy sight, thật sự team nào pick được furion thì về mặt vĩ mô, team đó dường như đang nắm cả map DotA trong lòng bàn tay.


    Lượt pick đầu tiên

    Invoker - auto first pick.
    DK được pick trước, và họ không chần chừ một chút nào mà first pick invoker. Có một điều tương đối thú vị là cách đây khoảng 2 tuần, dường như có một lời nguyền với hero này khi bất cứ team nào, cho dù đó là DK-iG hay WE hay Nirvana.cn đều thua khi pick chàng hoàng tử có đến 10 skills này. DK không quan tâm đến điều đó đơn giản là vì invoker quá quan trọng với họ. Không cần nói thêm về việc invoker là một trong những hero mạnh nhất phiên bản này với set skills đa dạng của mình, nhất là cold snap ở lane giúp harrash hero đối phương một cách dễ dàng: nếu đã dính một hit thì sẽ bị mini stun và cứ thế dính các hit tiếp theo và tornado với range xa. Sở hữu một hero với disable range xa như tornado fissure thật sự lợi hại khi bạn gank với smoke vì điều đó giúp team bạn hoàn toàn không bị hiện hình trước khi tiếp cận con mồi. Chỉ cần disable đối phương từ cách đó hàng nghìn range, thì trong lúc đối phương còn chưa tỉnh, đồng đội của bạn với chuỗi disable tiếp theo đã có thể dần dần tiếp cận. Nhưng trong thời đại của các strenght carry heroes như ngày nay, EMP với khả năng burn mana nhanh-mạnh với AOE to cd nhanh và không thể tránh được khi kết hợp với tornado mới là skill quan trọng nhất. Không tính các items như diffusal blade và sách necromicon thì ở DotA chỉ có 3 heroes là invoker-na-kotl là có skill rút mana, và trong số đó chỉ có invoker là đang hiện diện ở competitive scene. Vai trò của invoker do vậy là duy nhất và không thể thay thếiG trả lời bằng việc pick 2 heroes strength panda và dk.


    Panda - thuơng hiệu của iG.
    Trước khi Ferrari gây bất ngờ với DK bằng panda ở SMM trong trận đấu mà tôi đã nhắc đến thì trước đó LGD.Yao và tiếp theo là WE.chan hay còn được biết đến nhiều hơn dưới nick Veronica mới là 2 players có công phát hiện và đem Panda quay trở lại với competitive scene ở phiên bản 6.72. Tuy nhiên thật sự chỉ đến panda by ferrari mới gây ấn tượng đủ để khiến người hâm mộ thế giới biết đến rộng rãi. Panda trong tay anh như một con quái vật không thể chết có khả năng quấy tan nát đội hình đối phương với 3 con gấu mà một thì đốt lửa như Infernal, một thì lốc siêu lâu-cd nhanh lại còn tàng hình chạy max speed khiến đối phương có chạy trốn thì cũng bị tiếp cận rồi lốc lại và con còn lại thì debuff và stun lâu-gây dam to và cũng cd nhanh. Ngay cả ở dạng bình thường thì panda cũng sở hữu một skill gây khó chịu khác là haze gây miss và chạy chậm, đủ sức phế bỏ carry gây dam vật lý của đối phương. Chưa kể đến skill clap gây dam AOE ấn tượng ở early cộng thêm hiệu ứng slow. Trước kia Panda với manapool ít ỏi của mình khó có thể làm nên chuyện thì nay với soul ring, chú gấu thậm chí có thể clap liên tục để harrash và ăn creep.


    Sladar và những "phát minh" của người Philippines.
    Nếu như panda có thể được nói là một pick made by iG thì việc sử dụng dk lại đánh dấu ảnh hưởng lớn của DotA Philippines từ sau thành công của team Mineski ở SMM vừa rồi. DotA Philippines trước đó chỉ toàn bị chế nhạo vì thứ nhất họ quá cuồng dk: Họ đánh dk với mọi vai trò từ hard carry tới tanker thuần túy hay thậm chí là roaming, lên đồ với muôn ngàn phong cách radiance hay búa lan, sange yasha, armlet, HoD, vanguard, trống…có vẻ như bất cứ thứ gì cũng có thể fit với chàng kị sĩ rồng lúc đánh xa lúc đáng gần này. Và thứ hai là họ nghiện bottle-crow tức dùng chim sạc bình khi đi solo mid. Từ xưa đến nay solo mid là vị trí của player có kĩ năng tốt nhất trong team, bao 2009-Yaphets-YYF-Ferrari-Yueru đã thành danh với vai trò này nhờ khả năng control lane với last hit-deny ấn tượng chứ không bao giờ chăm chăm phun chưởng phì phì không tiếc mana vào đối phương như thể khi đang trống cổng. Nhưng riêng người Philippines lại thích làm vậy, nhờ nguồn mana dồi dào và cả regen HP từ bottle, họ không ngần ngại chèn ép địch thủ về trụ liên tục bằng cách spam skills. Courrier của họ những lúc không về fountain sạc bình thì đi sang 2 bên sông tìm rune hoặc đơn giản là đóng vai trò như một con mắt di động mà lại có vision to hơn và bất tử. Sau khi chứng kiến team LGD vốn đang trong chuỗi winning streak của mình, vượt qua cả iG và DK nhưng lại thất bại đau đớn đến 2 lần ở SMM, người TQ nghiêm túc nhìn lại những điều “điên rồ” đến từ Philippines để rồi đến như huyền thoại 2009 cũng phải ngậm ngùi công nhận: những người Philippines đã làm thay đổi DotA!
    iG trả lời với việc pick slardar, cũng là một hero mà người Philippines sử dụng rất ấn tượng ở SMM và trước đó bên phía châu Âu là đội trưởng Artstyle của DTS và lich. Slardar phù hợp với lối đánh gank với nhịp độ cao của map 6.72 ở chỗ rất cơ động với sprout và là một tanker-initiator ấn tượng với stun AOE một khi đã có vanguard blink BKB. Nhưng nhược điểm cũng chính là ở đây khi slardar chỉ có thể phát huy tối đa khả năng khi đã có trên người những core items kia trong khi khả năng farm và control lane ở early game lại vô cùng hạn chế, ngoài ra việc không có những skill giúp cho việc tank kiểu phản đam mà lại sở hữu con dao hai lưỡi sprout có thể khiến một slardar không tính toán kĩ mỗi lần lao vào chết ngược. Đó cũng chính là lý do lich được pick kèm slardar ngay lập tức.

    Lich và chiến thuật counter 2 carry melee.
    Nói về Lich. Nếu như ở pub, gamers thường chú ý đến lich ở ulti của hero này thì ở competitve scene, đó phần nào là điều ngược lại. Việc thả ulti lúc nào là một câu hỏi rất khó giải đáp với player cầm lich trong một trận đấu chuyên nghiệp đầy căng thẳng. Nên thả ulti ngay đầu combat? Như thế thì ulti khó lòng mà phát huy được tác dụng thật sự của nó, nhất là khi players đối phương có skills né tránh mà hay sử dụng nhất là các thể loại tàng hình và các kiểu biến vào thế giới hư không (astral emprisonnement của OD, phase shift của puck, d của sd) Thậm chí bất cứ một hero nào cũng có thể hạn chế được ulti của lich với gậy đẩy hay thậm chí là di chuyển tách xa nhau một cách hợp lí. Hay nên kiên nhẫn đợi thời cơ thích hợp? Thế thì bạn có thể sẽ chết trước khi kịp gây ra bất cứ một dam nào với thể trạng yếu đuối và chậm chạp của mình. Thật ra lich đã lợi hại ngay từ 3 skills đầu của mình. Nova với dam và slow, không nói đến trường hợp lich solo lane quá khó như hồi đầu năm lich by LGD.830 solo lane dài với batrider của DK.sharingan để rồi feed liên tiếp, thì lich tiến có thể tấn công harrash đối phương-lùi có thể phòng thủ bằng cách ngăn cản đối phương áp sát. Skill nuốt creeps không chỉ giúp một hero support ít có điều kiện farm để lên đồ tăng mana như lich vẫn đủ mana để không những đủ dùng mà thậm chí phần nào còn có thể spam mà còn khiến lich có thể khiến đối phương thọt exp đáng kể khi gần như cứ mỗi 2 turn creeps, gồm 10 con thì lại mất toi 1 con. Nhưng skill giáp băng mới khiến lich trở nên một supporter-babysitter hạng nặng khi ngay từ lvl 1 đã tăng 2 giáp. Nếu bạn đã đọc về mechanic của DotA thì bạn sẽ biết rằng khi giáp càng gần 0 thì mỗi một điểm tăng vào giáp lại càng có ý nghĩa. Còn nếu bạn chưa đọc về bài viết có phần phức tạp và khô khan đó, bạn cũng phần nào có thể hình dung được tác dụng của 2 bonus giáp lúc đầu khi để ý tới cái cách mất máu của một hero 0 giáp như doom so với một hero 6 giáp như rexxar. Tuy cùng là hero strenght với lương máu ban đầu lớn, nhưng khi phải đối mặt với một đòn physical attack, nhìn lên thanh HP, doom mất cả một cục máu trong khi rexxar chỉ mất một phần nhỏ hơn đáng kể. Chính nhờ skill này mà lich có thể giúp slardar rất nhiều để hero này có thể biến thành một tanker đúng nghĩa hơn.


    Windrunner - YYF, 430 hay ChuaN ?
    iG kết thúc lượt pick đầu tiên của mình bằng một pick mà ai cũng có thể đoán ra: windrunner. Để miêu tả tính toàn diện của cô nàng thần gió này, có lẽ thích hợp nhất là câu nói của Yaphets trong VOD dạy đánh windrunner của anh: ”Một người chơi tốt windrunner sẽ thấy ở hero này tất cả: skill disable, skill nuke, skill escape. Ngược lại một người sử dụng windrunner không hợp lí sẽ không thể sử dụng thành công bất cứ skill nào trong số đó”. Windrunner được pick sẽ phát huy đầy đủ khả năng hay phế đây? Đó có thể là câu hỏi đặt ra với một team nào đó chứ tuyệt nhiên không thể là iG khi họ sở hữu cả 3 players chơi windrunner hay nhất thế giới là YYF Ferrari Chuan mà cảnh giới sử dụng hero này của cả 3, nhất là chuan, đã đạt đến mức hoàn hảo. Người VN chúng ta hẳn còn nhớ màn trình diễn vô cùng ấn tượng của anh trong showmatch SB vs ex-LGD hồi giữa năm, mặc cho áp lực của trận đấu là rất lớn với những combat đẫm máu xảy ra không ngừng nghỉ và đầy phóng khoáng, windrunner by Chuan vẫn thi đấu hết sức bình tĩnh-một sự bình tĩnh đến lạnh lùng và dần đạt đến beyond godlike…




    Lượt ban thứ 2.

    Về vị trí phân vai của iG và phương hướng ban của team này ở turn 2.

    Trước khi phân tích tiếp lượt ban-pick tiếp theo, chúng ta hãy cùng nhìn lại lineup 2 bên xem họ đã có gì và hơn hết là họ đang cần gì. Bên DK có invo-slardar-lich còn iG có panda-dk-wind. Nếu như lượt ban đầu tiên có cái gì đó rập khuôn-hình thức-nguyên tắc-lặp đi lặp lại bao nhiêu, thì lượt ban pick thứ hai này lại thật sự là một màn đấu trí có giá trị quyết định đến thành công của khâu ban pick nói riêng và từ đó phần nào là cả trận đấu nói chung. Nhất là khi 2 team đã quá hiểu rõ nhau, biết được năng lực players bên đối phương đánh được tốt con gì và hơn hết là thích đánh con gì thì điều này lại càng trở nên thú vị bởi vì phần nào ta có thể đoán lờ mờ player nào sẽ đánh hero nào trong số 3 heroes đã được chọn ra, để từ đó giới hạn được những heroes mà 2 players còn lại có thể đánh. Tuy nhiên có trường hợp một hero có thể đánh tốt bởi nhiều players trong một team, khi đó việc ban pick tiếp theo trở nên khó lường hơn rất nhiều. Ví dụ như ở trên ta đã nhắc đến wind có thể đánh bởi cả YYF Ferrari Chuan, bên iG còn có panda có thể đánh bởi Zhou YYF Ferrari, duy chỉ có dk là mình Zhou đánh. Từ đó suy ra chắc chắn dk sẽ được đánh bởi Zhou ở vị trí số 1, panda bởi Ferrari ở vị trí số 2. Câu hỏi đặt ra là wind sẽ đánh bởi Chuan hay YYF và ở vị trí số 3 hay số 4? Nếu đoán wind đánh bởi Chuan thì bên DK sẽ có xu hướng ban hero thuộc heropool của YYF và ngược lại. Tương tự nếu đoán wind đã đánh ở vị trí số 4 thì bên DK sẽ ban hero ở vị trí số 3. Chính vì họ suy nghĩ như vậy nên thực tế ban tiếp theo của DK là pugna, một hero mà YYF đánh tốt hơn Chuan, và là một hero mạnh ở vị trí số 3. Pugna bổ sung rất tốt cho panda và DK ở chỗ tuy panda là một hero càn quấy rất tốt, đặc biệt là với nhiều disable khi hoá 3, nhưng khi hoá 3 rồi thì lại không còn chưởng clap để gay dam AOE. Ngược lại pugna là một nuker hàng đầu, ở early chỉ một blast vốn quay 5s cũng có thể rút 30% đến 50% HP đối phương, nhưng lại không có đến một disable. Cũng chính nhờ khả năng gây dam magical lớn gây ra trong thời gian ngắn của mình, Pugna khiến cho bên DK không thể chỉ chăm chăm lên giáp, lên ghost scepter để chống physical attack mà còn phải lên cả hood-pipe. Ward của pugna khiến đối phương ngại ngần dùng skills lên 2 tanker này, mà không dùng skills mà chỉ đánh chay thì khó mà hạ panda với đánh miss- phản dam hay dk với bộ giáp đích thực là cứng như vẩy rồng của mình. Với 2 tanker như vậy ở phía trước, và pugna ở sau cứ spam blast clear creeps, iG còn có khả năng push mạnh mẽ ngay từ đầu game, đem lại lợi thề trong việc kiểm soát map cũng như một lượng gold lớn.


    Rylai or VS ?
    Bị ban mất ideal hero ở vị trí số 3 là pugna, vậy vị trí thiếu sót còn lại của iG-vị trí số 5, hero nào phù hợp với họ? Không tính lich-lion-venom 3 supports có thể đánh cả ở vị trí số 4 và số 5, thì vị trí số 5 thuần tuý chỉ là sự tranh chấp của 4 heroes cm-vs-wd-es. WD là phương án được iG loại ra ngay vì bộ skills của hero này không hợp với dàn tanker giáp trâu có sẵn regen, 0 thiếu disable nhưng lại chẳng có chưởng burst dam đã được pick. Còn lại cm và vs đều là 2 pick tốt với họ. Trước đây trên garena đã có cuộc tranh luận xem giữa 2 support hàng đầu này, ai nhỉnh hơn ai. Kết quả cuối cùng là cm chiến thắng. Đó có thể là một chiến thắng xứng đáng nhưng cá nhân tôi thích vs hơn với kĩ năng swap tên tuổi. Chúng ta đều biết rằng vị trí đứng trong combat là một điều hết sức quan trọng. Trong DotA competitive thì chỉ có 3 heroes với skills có thể bắt cóc hero đối phương từ thế đứng an toàn chuyến sang giữa vòng vây của quân ta đó là hook của butcher, trói của batrider và swap của vs. Trong số đó swap của vs thể hiện sự ưu việt của mình vì tính hiệu quả, khi không cần ngắm nghía rồi di chuyển tạo góc mất thời gian như butcher, cũng không cần chờ đến lúc có blink BKB mới phát huy được tác dụng như batrider, mà range lại xa hơn. Thật sự đối phương chỉ cần một khoảnh khắc sai lầm là có thể phải trả giá bằng cả một trận đấu như khoảnh khắc Yamateh huyền thoại cùng team Scythe.sg lúc đó đang hết sức bá đạo để void của mình swap ra và thua luôn game 3 chung kết ADC 2011 trước Nirvana.my. Swap của vs thật sự khó ngăn cản ở chỗ với skill 2 để lấy sight, vs luôn là người chủ động. Ở đây cm cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời khi giúp 2 hero strenght hồi mana, nhưng vs có lợi thế của mình khi giúp 2 melee này không mất công tiếp cận con mồi, đành rằng dk có thể hoá rồng và panda lên blink. Và cuối cùng sau hồi lâu suy nghĩ, DK quyết định ban cm chứ không phải vs. Đây là một quyết định hoàn toàn dễ hiểu khi thực ra dạo gần đây vs đã không còn hiện diện trên bảng ban nữa trong khi cm sau một nửa đầu năm 2011 có phần lép vế so với vs trên đấu trường DotA châu Á thì kể từ ngày longdd gia nhập DK và đánh hero này rất nhiều, cm đã trở lại với vị thế không ban thì pick của mình. Nhưng iG không dễ quên vs như vậy và một lúc sau, khi nhìn thấy vs-một hero tuy giản dị nhưng nguy hiểm mà mình bỏ sót bị pick ngay có lẽ không khỏi khiến DK giật mình…


    Về vị trí của Sladar trong line up của DK.
    Vừa rồi chúng ta đã phân tích nhiều về phía iG. Còn DK thì sao? Tuy việc player nào bên phía DK đánh hero nào trong số 3 heroes đã pick ở lượt đầu tiên không khó đoán như bên iG, vì slardar chỉ có thể chơi bởi burning-lich bởi zippo, và invoker tuy xB chơi được nhưng trước một đối thủ sừng sỏ như iG thì chắc chắn super sẽ cầm hero có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc dùng burn mana khắc chế 2 carriers strenght bên phía đối thủ này. Nhưng việc hero nào trong lineup của DK đánh ở vị trí nào lại khó đoán hơn bên iG nhiều. Không tính lich vốn được dành cho vị trí số 4 một cách mặc định, slardar hay invoker đều đánh được ở nhiều hơn một vị trí. Invoker hơi bó hẹp hơn khi chỉ hoặc là số 2 hoặc là số 3, thì slardar lại có thể đánh được ở cả 3 vị trí 1 2 3. Nếu như trong khuôn khổ của một trận đấu khác, việc invoker nắm vị trí số 2 là điều không cần phải bàn thêm thì với sự xuất hiện của slardar, đây thật sự là một dấu hỏi. Đó là vì tuy slardar có bash cho phép hero này có thể gánh team ở vị trí số 1, nhất là trong một trận đấu mà chiến thuật gank được lựa chọn, nhưng thật sự với mỗi bash, slardar đuối hơn các hero khác ở vị trí đứng đầu này, đuối hơn dk của bên iG, slardar cũng khó farm hơn để lên số 1 hơn nhiều. Không ở số 1, nhưng slardar lại cần nhiều đồ, cần nhiều đất farm, nên vị trí số 3 là không đủ với hero này. Chính do vậy slardar cạnh tranh với invoker ở vị trí số 2. Với bottle-crow, bản thân slardar có thể solo, thậm chí solo mid, huống chi ở đây DK đã pick được lich thì việc hero này có thể vượt qua invoker về farm và tầm quan trọng để chiếm lấy vị trí số 2 là hoàn toàn trong khả năng.

    Weaver - lựa cọn bắt buộc.
    Trước khi quay lại với lượt pick thứ hai, chúng ta hãy cùng xem xem trước khi iG pick VS cho mình ở lượt pick thứ 4, luôn luôn với lợi thế ban trước pick trước, DK lựa chọn pick gì cho mình? DK, với việc bản thân cũng đang thiếu vắng vị trí số 5, liệu có tranh thủ lợi thế đó pick một hero ở vị trí này qua đó hạn chế thêm một lần nữa số lựa chọn của iG, hay họ sẽ pick một hero khác ở vị trí quan trọng hơn. Câu trả lời cuối cùng: họ pick kiến. Nói về kiến, dù bản thân hero này cũng có thể đảm đương cả 3 vị trí 1 2 3, nhưng một khi DK pick kiến trong trường hợp này thì hero này sẽ đánh ở vị trí số 1. Như trên đã nói, slardar có khả năng đánh ở vị trí số 1, tuy nhiên đó không phải là lựa chọn của DK trong trận đấu này. Đó là do trong khuôn khổ của một trận chung kết, đánh turtle với kiến kiên nhẫn farm radiance an toàn hơn rất nhiều so với mass gank với slardar dẫn đầu đội hình. Nhất là khi iG còn có năng lực gank mạnh hơn DK, iG cũng có lối chơi đông đội rất tốt và không bao giở để heroes bên DK băng trụ giết đồng đội mình mà không town ra counter-gank nhất là khi các heroes bên iG từ carries đến support vốn không thuộc dạng yếu đuối và thiếu disable để cầm chân chờ lật kèo một chút nào. Tóm lại chúng ta có thể thấy chiến thuật của DK được ém khá kĩ, không hề bị lộ ra cho đến lượt pick thứ 4, vì thực tế cho đến lúc pick kiến để thay slardar đánh ở vị trí số một, bản thân họ mới lựa chọn cho mình lối đánh turtle thay vì mass gank đầy rủi ro. Với việc am gấu và lycan, 3 heroes hot nhất hiện nay ở vị trí số 1 đã bị ban ngay từ lượt đầu tiên, rõ ràng kiến là sự lựa chọn tốt nhất cho DK vào lúc này. 2 carriers melee khác có thể xem xét đến là void và spectre tuy lợi hại hơn về late, nhất là một khi đã cầm đồ thì với ulti cực khủng của chúng có thể cùng lúc xử lí đến vài ba heroes iG. Tuy nhiên khả năng farm trong điều kiện bị ép và nhất là khả năng sống sót của 2 melee heroes này kém hơn nhiều so với kiến, tuy chúng cũng đều có skill escape.


    Destroyer - Nên hay không ?
    Có một hero lý tưởng hơn, vì không những là ranger control lane tốt mà còn khắc chế rất tốt 2 carriers strenght bên phía iG, đó là vua intel OD. Tiếc là sau nhiều lần thử nghiệm, DK vẫn chưa thể sử dụng hero này một cách lợi hại như các team Malaysia hay chính đối thủ iG.Chuan nếu không OD có lẽ sẽ là mảnh ghép hoàn hảo. Trên một khía cạnh khác, chúng ta có thể hiểu được vì sao DK chọn kiến chứ không hề nghĩ đến 3 heroes trên là vì burning-người duy nhất sử dụng 3 heroes trên ở DK đã được phân đánh slardar, chỉ có pick kiến thì xB mới có thể đánh được. Khả năng xB đổi chỗ với burning, tức xB thay burning đánh slardar để burning đánh OD chẳng hạn, không phải không thể xảy ra, tuy nhiên một thay đổi mang tính tức thời và tình huống như thế không nên xảy ra chút nào trong một trận chung kết.
    Quay lại một chút với bảng ban. Nếu như chúng ta đã nói đến 2 ban từ phía DK, một dành cho vị trí số 3 và một dành cho vị trí số 5 thì từ phía iG, họ lại dành cả 2 ban để tập trung cho vị trí số 5 của DK, một phần cũng là vì như trên đã nói, với sự linh hoạt của invoker và slardar, iG chưa biết đâu là chiến thụật cuối cùng mà DK muốn sử dụng. Họ không thể ban cả vị trí số 1, số 3 lẫn vị trí số 5 với 2 ban, nhất là khi với mỗi vị trí lại luôn có nhiều heroes có thể gọi ra để sử dụng.

    AA & ES.
    Ban đầu tiên của họ là ES. Ngay từ đầu bài viết tôi đã nhắc đến sự lợi hại của các heroes có range xa để kết hợp với smoke trong phiên bản 6.72 này với 2 skills tornado và fissure. Nay nếu để DK có cả 2 skills đó thì iG sẽ gặp càng nhiều khó khăn. ES cũng là hero không thể thích hợp hơn nếu DK muốn chọn chiến thuật turtle đến cùng với một hard carry như void hay spectre, một hướng đi của DK mà iG vẫn phải xem xét đến. Nói cách khác, chính nhờ một ban ES đáng giá bằng 3 ban spectre void OD, mà iG đã hoàn toàn ngăn chặn được khả năng burning quay ra đánh hard carry và DK chuyển sang chiến thuật turtle đến cùng-một chiến thuật mà burning luôn là ông vua, DK đang là team thi triển tốt nhất và đã vượt qua chính iG rất nhiều lần. Ban còn lại của iG cũng rất đáng giá: AA. AA một mặt với những skills băng giá của mình có thể khiến 2 carriers strenght nặng nề của iG khó lòng tiếp cận đội hình DK, mặt khác làm giảm khả năng chống phép, khiến DK càng có lý do để đánh dam phép vào iG thay vì đánh dam vật lí để mà bị cản bằng giáp.

    Lượt pick thứ hai

    Vị trí số 5 của DK - Lion or WD ?
    Đến với lượt pick cuối cùng, vẫn luôn bắt đầu DK cùng vị trí số 5 thiếu vắng. Với họ, wd cũng là một sự lựa chọn không tồi chút nào khi hồi máu chính xác là thứ mà một slardar cố vươn mình làm tanker hay một kiến yếu máu nhưng luôn xông pha vào đội hình địch càn quấy cần. Tuy nhiên longdd đã chọn lion cho chính mình như một sự đánh đổi giữa heal mang tính phòng thủ và burst dam magic từ fing mang tính tấn công. Wd cũng có khả năng tự mình gây dam phép khá lớn với ulti, thêm vào đó là búp bùa. Nhưng 2 skills này đều không dễ gì thực hiện được trong combat. So với lion thì wd lại càng thua kém về khả năng disable, vốn rất có ích để bắt lấy những heroes có thể chớp mắt trốn thoát như panda không có ulti thì cũng còn blink và ngoài ra là windrunner. Khi đi vào thực chiến thì năng lực của 2 heroes lại càng tỏ rõ sự khác biệt khi wd không thể theo kịp để hồi máu cho một kiến sukuchi hay một slardar blink lao vào đội hình địch hay nếu panda blink lao đến trước mặt bắt lẻ wd đang một mình đi cắm mắt thì hero này cũng không thể thể hiện một chút kháng cự nào khi trong tay chỉ có cast nhảy lung tung.


    Gondar và huyền thoại YYF
    Nhưng pick đáng bàn nhất ở đây là Gondar cho vị trí số 3 bên phía iG, cho YYF. Trên đấu trường DotA chuyên nghiệp TQ, có lẽ không mấy ai đánh được nhiều vị trí như YYF, và điều đặc biệt là ở tất cả vị trí, với bản lĩnh và kinh nghiệm của mình, YYF đều là top player. Ở LGD thuở còn 2009, YYF bắt đầu với vị trí số 3, sau hard carry ZSMJ và 2009 huyền thoại với vị trí solo mid. Sau sự ra đi của đội trưởng 2009, YYF được đẩy lên đánh ở vị trí này, và đây cũng là vị trí anh đánh tốt nhất khi toả sáng với storm, doom, rexxar và vô số các heroes khác. Điều duy nhất khiến anh có phần thua kém người tiền bối 2009, hay như người về nhất trong mọi cuộc bầu chọn về player solo mid tốt nhất năm 2010-YaphetS, là anh không đánh SF, hero biểu tượng của vị trí danh giá này. Khi YYF rời bỏ người bạn thân ZSMJ để cùng 3 người đồng đội còn lại là Chuan CH và 830 đến với iG.Y-chữ Y mang tên mình-đội trưởng, anh lại được đẩy lên bậc nữa khi đánh ở vị trí số 1. Tuy không phải lúc nào cũng kéo được cả team mỗi khi họ gặp khó khăn như cách mà ZSMJ từng làm, nhưng YYF vẫn luôn đánh rất tròn vai khi cầm gấu 15 phút phase boot radiance không khác gì Zhou hay Burning. Ngày iG.Y sát nhập iG.Z khi anh trở thành đồng đội với Zhou và Ferrari, rất nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra khi người hâm mộ không hề muồn một YYF nay đã trưởng thành hơn rất nhiều và là một nhân vật lớn trong giới DotA TQ lại phải nhường 2 players khác vốn cùng vị thế như mình để quay về với vị trí số 3 như ngày anh mới chân ướt chân ráo chuyển sang DotA và bị lấp bóng bởi 2009. Nhưng với bản tính hiền lành của mình, anh vẫn chấp nhận điều đó. Thi đấu ở vị trí số 3, đất diễn cho anh ít hơn, nhưng anh vẫn chứng tỏ được đẳng cấp ngôi sao hàng đầu của mình qua từng trận đánh. Anh vẫn khiến thế giới phải ngỡ ngàng khi không biết bằng cách nào gondar của anh trong trận đấu với DK ở SMM, dù bị đè không thở nổi ở mid lane trước ck-lich, bộ đôi mà chỉ với một combo phase rift-stun-nova, khó hero nào thoát chết; anh vẫn tỏ ra rất xông xáo hữu dụng ở mid game, và với track lấy tiền qua combat, vào late game với những core itém của mình. Gondar của anh never fail, dù phải đối mặt với lane khó khăn thế nào, cũng không bao giờ để chết và mất lvl, dù đối phương có cầm gem bật dust cắm sentry ra sao, vẫn thoắt ẩn thoắt hiện trong combat. Pick cuối bên iG là gondar do vậy không đem đến bất ngờ cho những người hâm mộ. Nhưng why gondar? Và liệu có các giải pháp khác?


    Dự tính cách chia lane của DK.
    Để trả lời cho câu hỏi này, ta hãy cùng thử nhìn xem nếu pick và nếu không pick gondar, iG sẽ chia lane như thế nào? Khi ban pick, ngoài việc cố chọn lấy những heroes có thể bổ xung tốt cho nhau trong combat, thì trước đó, ta cần lưu ý xem liệu chúng sẽ sống sót ở từng lane được không. Để minh hoạ, chúng ta hãy bắt đầu với điều đơn giản hơn-chia lane của DK. Lineup của DK gồm lần lượt kiến-slardar-invoker-lich-lion cho 5 vị trí, DK ở bên Sentinel. Dễ nhận thấy nhất có lẽ là việc slardar sẽ được lich bảo kê, vì lý do như tôi đã đề cập ở phần ban pick. Bộ đôi này sẽ đi mid. Tại sao vậy? Thật ra việc carry tay ngắn được bảo kê bởi babysitter tay dài vốn luôn là chuẩn mực từ rất lâu ở DotA châu âu, nhất là với hình ảnh wl đi cùng spectre. Ở châu Á nơi chúng ta vốn luôn dành vinh quang tất cả cho vị trí solo mid, thì bộ đôi quan trọng này mới bị đẩy xuông lane gần. Lane gần hay mid tốt hơn với carry và babysitter? Cũng rất khó để trả lời cho câu hỏi này vì cách tư duy của mỗi người mỗi khác, người châu Âu cảm thấy an toàn hơn ở lane gần khi đó là lane ngắn nhất, có điều gì xảy ra họ có thể nhanh chóng rút về trụ. Con dốc ở giữa sông mid có thể giúp họ biến vào bóng tối nếu ganker bên kia không thể lên dốc lấy sight. Creeps ở lane mid thường luôn được cân đối để ở giữa và ngay cả khi có bị kéo về trụ đối phương thì carry vẫn có thể last hit và hit lvl được chứ không phải bỏ như khi đi ở side lane. Và nhất là khi carry đã cứng cáp và creeps ở lane bị đẩy cao, supporter có thể dễ dàng kiểm soát rune và gank ra 2 lane khi cần thiết, sự có mặt của carry ở mid lane đảm bảo rằng hero đi mid của đối phương vẫn bị kiềm chế không thể free farm hoặc counter gank một cách thoải mái. Còn người châu Á thì thấy carry melee đi lane gần là một lẽ tự nhiên ở chỗ ngay từ những lvl đầu đã dễ last hit hơn khi creeps ở sát trụ mình hơn. Hướng tấn công của đối phương chỉ đến từ một phía rừng và sông, có thể kiểm soát nốt bằng ward nếu đối phương không smoke. Và nhất là khi cần thì supporter có thể lure creeps và có được một lượng gold và lvl ổn định, độc lập với carry. Trong trận đấu này DK chọn cách dual mid là vị họ có đến 2 heroes khác cần solo là kiến và invoker. Kiến với sukuchi tàng hình chạy max speed sẽ phải đi lane xa là điều hiển nhiên, nhưng invoker-lion thì sao? Nếu invoker cần lvl muốn một mình ngoài lane mid thì lion phải farm rừng, mà farm rừng lane mid không có sự hỗ trợ của creeps nhà thì khó khăn hơn rất nhiều so với việc lure creeps ở lane gần, việc hỗ trợ phòng thủ lẫn rình rập tấn công khi có cơ hội cũng khó khăn hơn rất nhiều. Tóm lại DK sẽ có kiến solo lane top, slardar-lich ở mid và invoker solo lane bot với sự hỗ trợ của lion jungle. Các chia lane này là hoàn hảo với DK ở chỗ các lane của họ tấn công có thể ép đối phương rất mạnh (nhất là invoker-lion)-phòng thủ có thể farm trong an toàn (như 2 lane còn lại) Cho dù đối phương có chia lane thế nào đi chăng nữa, DK vẫn đảm bảo chiến thắng ở ít nhất 2 lane.


    iG - bài toán với 3 carry melee.
    Quay lại với iG, họ có trong tay dk-panda-bh-wind-vs. Không như DK với cách chia lane có phần hiển nhiên của mình, iG có quá nhiều cách chia lane và không thể đoán được họ sẽ dùng cách nào. Gợi ý duy nhất cho chúng ta có lẽ nằm ở điểm wind đánh ở vị trí số 4 nên sẽ hợp cùng với vs làm bộ đôi support hỗ trợ 1 carry melee ở lane gần chứ không solo. Nhưng carry melee đó là ai trong số dk-panda-bh. Phương án bh là ít khả thi nhất do bh là hero được pick là để tận dụng lợi thế tàng hình của mình mà đối mặt với lane khó nhất-lane dài, chứ không phải farm trong an toàn ở lane ngắn với bộ đôi support. Một điều cần nói là iG chắc chắn cũng đã dễ dàng nhìn ra chia lane của DK để mà đối phó theo một cách linh hoạt. Họ biết kiến sẽ đi solo lane top. Vì vậy carry melee ở đây nên được chọn theo tiêu chí là hero nào có thể hợp cùng với 2 supports giết được kiến, muốn vậy thì phải hoặc có disable, hoặc có skill nuke lớn. Theo tiêu chí đó bh vẫn bị loại đầu tiên, bh rất có ích khi trị kiến với track nhưng đợi đến khi bh có ulti ở lvl 6 thì quá muộn, lúc đó đã vào mid game khi các heroes di chuyển liên tục giữa các lane. Còn panda và dk. Dk có lợi thế hơn panda ở chỗ có stun chứ không chỉ slow, phụt lửa cũng xa hơn, nhưng dam lại bé hơn. Nhưng việc chọn dk lên top cùng vs và wind vô hình chung sẽ đẩy panda phải solo mid trước lich-slardar, một nhiệm vụ quá khó khăn. Dk với giáp to và regen mạnh từ skill 3, cộng với style bottle-crow thời thượng có năng lực solo mid mạnh mẽ hơn panda rất nhiều. Hơn nữa việc nhường panda lên top, qua đó farm nhiều hơn, cũng khiến hero này nhanh chóng có được core items phase boot-blink để sớm xông pha hiệu quả ở mid game. Tóm lại lựa chọn của iG là panda-wind-vs ở top đói mặt với kiến solo, dk bottle crow ở mid hit lvl và farm bằng cách spam phụt lửa, bh ở bot hit lvl trước invoker ngoài lane với tàng hình hoặc quấy lion trong rừng trong cố gắng không để bị giết. Đây là cách chia lane tối ưu với iG dựa trên cơ sở 5 heroes mà họ có. Nhưng khi so sánh với DK thì có thể thấy iG sẽ gặp nhiều khó khăn. Lane top nơi tập trung tất cả sức mạnh gank của họ ở early, đồng nghĩa với tất cả niềm tin và hi vọng cho cả một trận đấu, chưa chắc đã giết được kiến. Mà ngay cả giết được kiến một hai lần thì cũng chưa đủ để cản hero này. Ở mid với bottle crow, dk sẽ không đến nỗi nhịn trước lich và slardar nhưng rõ ràng tương quan với bộ đôi kia, dk luôn nằm trong thế yếu, thậm chí có thể đe doạ mất mạn nếu slardar có cơ hội áp sát mà stun thành công. Ở bot bh chắc chắn không thể chường mặt ra không invi mà farm gold trước invoker với cold snap, điều đó tuy không đến nỗi quá thê thảm khi ở mid game bh có thể farm bù với track, nhưng chí ít để vào được mid game thì bh cũng cần đến boot và bottle. Với tàng hình, bh có thể hit được lvl tuy nhiên nếu đối phương cắm mắt khéo thì cũng không biết điều gì có thể xảy ra. Tóm lại early game hứa hẹn sẽ đầy chông gai với iG, nhưng liệu điều đó có thay đổi theo chiều hướng tốt hơn nếu không phải gondar mà là một hero khác được chọn vào lineup của họ?


    Trường hợp thứ nhất : Bỏ BH, nuôi DK.
    Trường hợp đầu tiên: Chọn một hero solo lane khó thay cho bh, vẫn giữ wind ở vị trí số 4 support đi trilane top. Ở trường hợp này, hero đầu tiên mà tôi nghĩ đến là puck, hero tiêu biểu ở nhiệm vụ đi lane dài cùng với năng lực sống sót tuyệt vời của mình nhờ vào phase shift-orb. Puck solo lane khó còn có thể farm được với lợi thể range rất xa và dam từ 2 skills đầu. Có puck ở lane, invoker không thể free farm như với bh qua đó phát huy năng lực khá bá đạo của mình ở mid game. Tuy nhiên puck lại không thể luồn vào rừng quấy lion như bh, lion được thoải mái hơn sẽ hoặc là vào mid game với nhiều đồ hơn và lợi hại không lường trước được-hoặc là sẽ roam ra mid cùng với slardar-lich giết dk dễ dàng hơn-hoặc nữa là đứng sau kiến stun lúc cần thiết nhằm bảo kê hero này farm trên top. Puck thay cho bh do vậy thật sự là một sự đánh đổi trên nhiều phương diện. Ở mid game, cũng khó có thể nói hero nào hữu dụng hơn ở combat tổng. Tuy bh track kiến nhưng nếu kiến time lapse, bh lại phải tìm kiến mà track lại. Puck có thể blink silence hoặc ulti kiến, hạn chế hero này rất tốt nhưng lại chỉ được vài giây chứ không lâu dài như track. Chỉ đến late game mới phân rõ sự khác biệt khi puck cầm được hoá ếch và sau là shiva sẽ lợi hại hơn so với bh lúc đó chỉ có lên đồ dam như búa lan, chém giáp hay sange-yasha, trong hoàn cảnh đã có sẵn dk là dam dealer chính. Tuy nhiên tôi cho rằng cũng chính vì lý do này mà sự lựa chọn cuối cùng của iG là bh chứ không phải puck: bh có thể dần dần lên đồ nhờ gold kiếm được từ track trong combat trong khi puck cũng như tất cả các heroes khác thật sự cần không gian farm mới có được tiền. Không gian farm ít ỏi đó nên được dành cho panda và nhất là dk thì tốt hơn, nhất là khi những không gian farm này vốn không phải dễ kiếm trong một trận đấu chung kết với đối thủ truyền thống DK. Cũng trong trường hợp này có một số lựa chọn khác như doom-balanar thích hợp để trị kiến nhưng cũng cần quá nhiều không gian farm ở mid game trong khi ngay từ early game thậm chí đã không thể trụ nổi trước invoker-lion ở lane, hay clock-venom vốn cũng không kém ở khả năng trụ lane và luôn có ích cho combat tổng về sau nhưng một mặt dễ dàng trở thành một con mồi của kiến và mặt khác skills cog và poison nova đã khó trúng rồi lại có thể bị counter bởi force staff-ghost scepter nên xin phép không đề cập tới.


    Trường hợp thứ 2 : Bỏ Wind, nuôi BH.
    Trường hợp thứ hai: thay đổi hoàn toàn chiến thuật, đẩy wind lên vị trí số 3 và để hero này solo bot, giờ ta tìm kiếm một support khác di trilane có năng lực giết kiến. Ở trường hợp này, sự lựa chọn hợp lí nhất là sd. Sd thậm chí còn lợi hại hơn wind rất nhiều lần trong việc bắt kiến ngay từ đầu game. Skill d của sd khiến một con kiến đang mở tốc độ với sukuchi bị nhốt lại, yếm bùa c lên trên và tiếp tục nhận những cú phát độc w đau thấu xương. Sẵn với dam của clap từ panda và stun của vs, khi bị trúng bùa như vậy, kiến không thể không chết. Ở mid game, ghè của sd ngoài việc gây dam và slow đối phương kinh khủng thì còn có thể giải ulti của slardar, nhất là trên bh. Chưởng d vẫn luôn hữu dụng, nhất là với slardar chưa có BKB và blink thì không thể bật sprint hăm hở lao lên đòi stun thành công hoặc trong cách trường hợp cứu đồng đội khi đang bị kiến focus hay tránh ulti của lich-tránh skills của invoker. Thật ra ở phiên bản này, từ đầu năm sd đã cùng với aa và invoker hợp thành bộ 3 intel overpower mà tôi tạm gọi là bộ 3 Ferrari do đây là 3 heroes autowin của anh. Dạo gần đây trước sự trỗi dậy của các strenght heroes như slardar-ck-panda, aa và sd thậm chí đôi khi là cả invoker đã không còn giữ được vị thế không ban thì pick, thậm chí first pick như xưa nhưng dù gì việc không ban không pick sd như ở trận đấu này quả là một điều đáng tiếc. Cá nhân tôi thực sự tin rằng việc thay đổi chiến thuật như thế này sẽ khiến cho iG có một trận đấu dễ dàng hơn, ngoài sự hiệu quả của sd thì việc đẩy wind lên vị trí số 3 cũng khiến cho hero này phát huy được tối đa hiệu quả của mình. Tuy nhiên có lẽ lý do iG không chọn phương án này là do iG thiếu vắng một player có thể đánh tốt sd ở vị trí số 4. Chuan tuy có heropool rất rộng nhưng sd lại không nằm trong số đó, cá nhân tôi chưa bao giờ nhìn thấy Chuan dùng hero này. YYF và Ferrari đánh rất tốt sd nhưng các anh lại không đánh ở vị trí số 4. Trong những lúc thế này chúng ta không khỏi nhớ đến CH, player tốt nhất TQ và có lẽ là toàn thế giới ở vị trí này nhưng lại không được chọn vào iG Allstars. Sd kén player ở chỗ chưởng d của hero này nễu sử dụng hợp lí thì sẽ rất bá đạo nhưng chỉ cần một khoảng khắc thiếu tinh tế là có thể bóp ngược team. Ngay đến cả longdd đầy kinh nghiệm trong một trận đấu với iG cũng đã dùng d cứu slardar by YYF khỏi pha lốc kết liễu rất chính xác của đồng đội Yueru đánh invoker. Chưa kể việc sử dụng combo của sd, với 4 skills cd nhanh cũng cần luyện tập đến nhuần nhuyễn mới có thể phát huy sức mạnh tuyệt đối và bản thân sd là một hero máu bé dễ chết.

    Sự vắng mặt của Chaos Knight.
    Ngoài sd còn có một hero mà trong trận đấu này không bị ban cũng chẳng được pick từ cả 2 phía rất đáng tiếc. Nhất là khi đây vốn chẳng phải là một hero vốn đang là anh hùng thất thế như sd mà đường đường là một trong những hero hot nhất hiện nay: ck. Ck từ khi được remake skill blink khi trước vốn là blink target như pa thành phase rift có khả năng kéo đối phương về phía mình (do đó cũng có thể coi đây là một skill thay đổi vị trí như hook hay swap) và cùng lúc vây đối phương bởi illusions từ ulti thì trở nên vô cùng đáng sợ. Một hero không phải tanker mà bị focus bởi combo này một khi ulti của ck đã đạt lvl 2 trở lên và stun đạt 4s thì khó lòng thoát chết. Ck nổi lên vì phù hợp với nhịp độ nhanh của map 6.72 nhờ sự cơ động đến từ ms rất cao của mình, ms của ck khởi điểm cao nhất DotA và ck thường lên thêm trống để tăng thêm thế mạnh đó của mình. Ngoài ra stun target của ck cũng là stun target lâu nhất khi đạt đến 4s. Khả năng tank của ck cũng rất đáng kể trong khi dam gây ra với nhảy dam kết hợp với illusions là không nhỏ chút nào. Tiếc rằng ngay từ thời điểm iG pick cho mình 2 heroes strenght là dk và panda, ck đã không còn có thể lọt vào đội hình của iG ở trận đấu này. Bên phía DK, ck hoàn toàn có thể thay thế vai trò của slardar để cùng hợp với lich thành bộ đôi ở mid, bản thân DK cũng đã sử dụng chiến thuật này ở trận đấu với iG ở SMM mà tôi đã nhắc đến. Nhưng slardar cũng đã được DK lựa chọn từ lượt pick đầu tiên. Không thể dùng được bởi bất cứ team nào vì họ đã chọn những strenght carriers khác, CK do đó bị bỏ qua ở các lượt ban hay pick tiếp theo và đành ngậm ngùi vắng mặt trong trận thư hùng thượng đỉnh này.




    Kết
    Vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua 10 heroes sẽ xuất hiện trong trận đấu, 10 heroes bị ban cũng như một vài gương mặt thay thế sáng giá khác. Tất cả các lá bài đã được lật lên, mọi toan tính đã bị lộ ra nhưng vẫn khó có thể nói ai hơn ai được. Thật ra chiến thuật không chưa bao giờ là đủ để phân định thắng thua, tất cả còn tuỳ thuộc vào việc mỗi đội vận hành chiến thuật mà mình đã đề ra như thế nào. Và cuối cùng, khi chân lí thuộc về kẻ chiến thắng, chúng ta hãy cùng nhìn lại xem giữa longdd và zhou, ai là kẻ cao tay. Phần tiếp theo của bài viết sẽ được dành chọn cho việc tường thuật hơn 60 phút kịch tính của màn thư hùng kinh điển này, hãy cùng đón xem nhé!
    Art #1, Paris, 5/1/2012
    FMP


    PS: Toàn bộ bài viết xin được gửi tặng đại ca Hiệp gà aka Sgt.Pepper, người đã dìu dắt đệ những bước đầu tiên về competitive DotA. Đã lâu không gặp, giờ không biết đại ca ở đâu… Xuân mới mong anh và gia đình mạnh khoẻ-thành công và tràn đầy hạnh phúc.
     
  2. yoona210

    yoona210 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/2/11
    Bài viết:
    30
    PBaif phân tích hay , chất luơng. tks bạn
     
  3. .Zer0

    .Zer0 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    20/5/10
    Bài viết:
    2,259
    Nơi ở:
    Hà lội
    copy thì cũng ghi cái nguồn ra.copy xong im im như bài của mình(:|
     
  4. chaumanhtai

    chaumanhtai Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    12/11/10
    Bài viết:
    33
    dài quá ...... mà rất là kĩ ...............
     
  5. mrchan93

    mrchan93 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/11/11
    Bài viết:
    78
    dài quá chả buồn đọc .................................
     
  6. mozart_nht

    mozart_nht Blue is the colour Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/08
    Bài viết:
    15,819
    Nơi ở:
    Hà Nội
    bài phân tích rất hay, thank chủ thớt nhóe :-c
     
  7. raukgonzalez_37

    raukgonzalez_37 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    9/7/08
    Bài viết:
    1,449
    Nơi ở:
    Somewhere but not here
    thứ nhất dạo này thấy box toàn những cái topic nhạt và vớ vẩn mở ra, và thỉnh thoảng có mấy cái comment đậm tính spam
    thứ hai copy thì ghi rõ nguồn hộ cái bạn nhé, sự im lặng của bạn sau khi ctrl c+v là hơi bị nguy hiểm đấy
     

Chia sẻ trang này