Cái sai trầm trọng nhất là hạ tạ sát cổ, thứ 2 tay đẩy tạ làm thành đường thẳng với vai, thứ 3 không kém phần kinh dị giơ 2 cả chân lên trời Chưa phải sai 100% vì may mà con mô hình hướng dẫn nó chưa khóa khớp khi đẩy hết tay.
Cái giơ chân kia là dành cho người có vấn đề về lưng bạn ạ, bạn có hiểu đoạn băng ko vậy? Chứ ko phải nó kêu ai cũng giơ lên đâu. Còn nếu cái đó sai thì bạn tập sao mới đúng?
Bản chất của bài bench press căn bản là bài tập compound, sử dụng lực của tay sau, ngực, vai, chân, nên nếu có thấy vào vai cũng chả có gì lạ, mấy cái này căn bản bm ra đây là modified bench press, tập trung lực vào các cơ trên, k phải sai. Bench press nói thẳng có cả tỷ biến thể, tập sao cho mình thấy thoải mái + hiệu quả nhất là dc. Riêng cá nhân mình mà bench press như cái clip trên thì đảm bảo 1 tháng là đi siêu âm vùng vai màu luôn
^ ^ cái clip kia làm chuẩn quá rồi so với thực tế sẽ ko phù hợp các bác để ý tạ nặng ko thể nào nắm cái cổ tay thẳng như thế được lúc đó toàn bộ lực đè lên mỗi ngón tay cái nên phải ngữa tay ra để tạ nó đè lên lòng bàn tay , xuống tạ thì cẳng tay với bắp tay tạo góc 90 là được cùi chỏ vẫn song song với tạ có thể nó ko nằm trên 1 đường thẳng , cái clip kia nằm trên 1 đường thẳng thì imba quá nên các bác cho là sai thực tế thì các bác cứ lấy cái giá đỡ làm thước canh , tạ xuống vị trí nào thì lên vị trí đó , cùi chỏ xuống vị trí nào thì lên vị trí đó ko song song thì là gì ? song song khác với cùng nằm trên 1 đường thẳng nha các bác , còn tạ xuống lên theo 1 vị trí mà cùi chỏ nó lên xuống như kia thì khớp ngay cùi chỏ dễ bị chấn thương lắm , ko tin mai các bác tập tạ ngực thử xem xuống lên tạ giữ điểm A ( gần xương quai xanh ) , cùi chỏ xuống lên điểm A và B , xuống lên tạ điểm A cùi chỏ xuống lên tại điểm A , xem có khác biệt gì ko ? nếu ko thêm tạ nặng vào thử là thấy mùi ngay tập sai là thấy khớp nó chịu lực liền , chấp các bác để cùi chỏ điểm B lun với điều kiện các bác cho tạ đòn nó xuống điểm B ( núm vú ) các bác xem xuống và lên cùi chỏ với cái bắp tay có di chuyển như clip trên ko ? , toàn xuống thế nào lên thế đấy chứ có kiểu xuống cùi chỏ chạy về dưới tạ ở chổ cũ lên cùi chỏ lại chạy về chỗ củ mà tạ vẫn nằm chổ cũ đâu [video=youtube;EP-OYrkdFX8]http://www.youtube.com/watch?v=EP-OYrkdFX8[/video] [video=youtube;_By7sgr7kkg]http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&v=_By7sgr7kkg&NR=1[/video] [video=youtube;CQiVvu7Vh88]http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&v=CQiVvu7Vh88&NR=1[/video]
[video=youtube;szeeYvbHFGA]http://www.youtube.com/watch?v=szeeYvbHFGA[/video] ^ đưa chân lên để tránh tạ nặng quá phải ưỡn người lên ảnh hưởng đến cột sống , thường thì mọi người bảo là đưa chân lên thì mất thăng bằng nên 1 số cứ để 2 chân ở dưới rồi ưỡng bụng lên , 1 số người có vấn đề về cột sống lưng nên họ thường xuyên co 2 chân lên nên họ đã quen với việc giữ thăng bằng trong đó có mình , clip này là chuẩn của chuẩn chỉ mang tính chất tham khảo , thực tế nếu tạ đòn xuống gần xương quai xanh vị trí cùi chỏ với cây đòn gần như là 1 đường thẳng , nếu tạ đòn xuống giữa ngực hay núm vú thì cùi chỏ sẽ dịch xuống nhưng vẫn bảo đảm song song với tạ , tập ngực mà cùi chỏ ko song song với tạ thì P/s rảnh rỗi sinh nông nổi mình giải thích cho các bác tại sao lại cùi chỏ lun song song với cây đòn khi tập ngực ở hình 1 cùi chỏ , bắp tay , cẳng tay với cây đòn hầu như nằm trên 1 đường thẳng , tập nhẹ thì lực khớp vai nó còn chịu được tập nặng bắt buộc phải hạ bắp tay xuống hình 2 để khớp vai ko phải chịu hoàn toàn lực tạ chia đều cho cánh tay với khớp cùi chỏ ( bài vai cầm 2 tạ nhỏ dơ thẳng thay với tay cong lại là 1 ví dụ ) , còn hình 3 co cùi chỏ lại khép tay vào nó vẫn song song với tạ nhưng nó lại ăn theo kiểu khác , khi mà nó đã ko song song được hình 4 thì sure 1 điều là tập tập sai , chùi chỏ thì như thế mà tạ thì nó ko thẳng nó xéo xéo như thế thì phải xem lại tay làm cho tạ bị xéo tìm cách khác phục nó , kể cả việc tay khỏe tay yếu 1 bên lên 1 bên chưa lên được theo phương nhìn từ trên xuống thì cùi chỏ với tạ vẫn ko song song màu đỏ là thanh đòn , màu xanh là cùi chỏ và cẳng tay , cẳng tay lun thẳng nhá các bác , mình trình còi hiểu sao nói vậy các cao nhân vào đừng gạch đá tội nghiệp , cũng chỉ là kinh nghiệm của bản thân + quan sát + hỏi HLV thôi
Đẩy ngực mà co chân lên có ngày lật gọng à Co chân lên chỉ nên áp dụng với máy tập đẩy ngực thôi. Khi tập với thanh đòn, do lực đẩy 2 tay không đồng đều (người đứng ngoài nhìn rõ nhất) nên thân dễ bị nghiêng qua 1 bên, đang lúc sinh tử nâng cái cuối gắng sức mà lệch 1 phát là lăm tòm qua 1 bên liền Còn dùng máy thì thanh đẩy cố định đi đều rồi nên không có chuyện bị lệch Mà có cái lạ này, nếu tập ngực đẩy thanh đòn truyền thống thì đẩy được 40kg/bên là max (tổng 80kg), nhưng nếu đẩy bằng máy thì được 110kg tổng (chưa hết sức nhưng không muốn nạp thêm). Hết hiểu
^ mền toàn cho 2 chân lên tập cả năm nay riết nó quen bác Tú àh mà ko co chân lên như thế , co 2 chân lên như ngồi trên ghế rồi ngã người ra ấy đầu gối chỉ thẳng lên còn gót chân thì chạm vào ghế , tập máy nó có giá đỡ nên kg cao hơn thanh đòn là bình thường mà
Tui tuy cùi chỏ không để ngang vai nhưng cũng gần như thế. Còn nếu để cùi chỏ ép về phía sườn quá sẽ ăn vào tay sau, cầm rộng hay cầm hẹp đều như thế
Đẩy tạ thì cùi chỏ hơi khép vào bên hông để giảm áp lực lên vai, vai thường yếu hơn ngực nên đẩy kiểu đó dễ đau vai thôi. Chân giơ lên hay đặt dưới đất sẽ không thành vấn đề lớn nếu như đối tượng mà cái clip trên kia hướng tới không phải dành cho newbie. Newbie cần nhất là chuẩn mực và an toàn, còn đây là biến thể làm không cẩn thận rất dễ bị chấn thương. Cái giá cho việc giữ được thăng bằng là mất khoảng chục ký lẽ ra có thể nâng được. Bù trừ nhau cả.
Mình ít theo dõi topic nên có thể những gì mình viết sau đây có bác đã nói rồi hoặc nói ngay trang trước, mong các bác đừng quăng gạch. Đa số những người tập ta dù là mới tập hay tập lại sau một thời gian nghỉ do bận rộn, lười biếng, nản...v...v... đều chỉ tập bền được 4-5 tháng đầu. Sau đó, ta thường tập ít đều đặn hơn có thể bỏ một thời gian luôn không chừng. Mình thuộc dạng người có hứng mới tập được, không có thì dù sức có xung cỡ nào cũng đẩy vài ba cái rồi đi về nên muốn góp 1 vài ngu kiến cho anh em nào cùng chung cảnh ngộ vì các bác cũng biết 1 luật bất thành văn: tập lên cơ đã khó, giữ cơ càng khó hơn. Nếu các bác cứ tập hì hục để lên cơ càng to càng tốt thì biết đâu sau này vì một lý do khách quan nào đó các bác sẽ nghỉ 1 thời gian, cơ chảy xệ không được như xưa. Theo mình, tập đúng bài, đúng sức, đúng tư thế là 60% của 1 form người đẹp, 40% còn lại là nhờ kiên trì, có mục tiêu. Ví dụ: các bác có thể đặt mục tiêu cho mình: 3 tháng sau ta đi biển, từ giờ ráng tập cho body đẹp, ra đó giết gái. hoặc là đi bơi hay gì gì đó thì các bác tập sẽ có hứng hơn. Mình thì không đặt mục tiêu xa vời quá vì tập chì để có form người đẹp và khỏe chứ không phải đi thi nên mục tiêu chỉ vòng vòng 1-2 chuyện: đi Vũng Tàu, đi bơi cho tụi bạn lác mắt... Ngoài ra, nếu không có lịch đi chơi trong tương lai, mình sẽ đặt mục tiêu là: tháng sau phải đẹp hơn tháng trước bằng cách chụp hình theo từng tuần, từng tháng rồi xem lại sẽ thấy kết quả rất tốt, là động lực để tập tiếp. Cách này chắc nhiều bác nằm lòng rồi nên mình muốn nói cho bác nào còn bỡ ngỡ thôi. Điều tối kỵ để không bị nản khi tập tạ là: không nên cởi áo và nhìn gương săm soi (lúc tập thì vẫn nhìn nhé). Ngoài vấn đề vệ sinh, nhiệt độ cơ thể thì cởi áo cả buổi tập sẽ làm các bác mất đi khái niệm so sánh giữa trước buổi tập và sau buổi. Nhìn gương săm soi cũng thế, bác nào form đẹp thì không nói, bác nào chưa có cơ hay chưa đẹp nhìn mãi sẽ nghĩ: tập mãi éo lên, éo thèm tập. Đây là hình cách đây nửa năm của mình, tập được 4 tháng thì mất hứng, do lúc đó suy nghĩ nông cạn nên chụp hình có chút gay gay Nghỉ tập cũng được nửa năm, lúc đi Vũng Tàu, ngực teo tóp lại thấy gớm Đây là hình sáng nay, tập lại từ thứ 2 và mình bắt đầu lập mục tiêu theo kiểu 1 tuần 1 tấm. Mình theo trường phái tập cho săn chứ không cần to quá (to quá rồi sau này đi làm bỏ tập chảy xệ ghê lắm). Mong là những ngu kiến cá nhân của mình sẽ giúp được một vài bác tập tốt hơn. Thân ái và quyết thắng
Mình theo trường phái tập cho săn để mặc đồ nhìn gọn chứ không sồ sề nên không quất lên được. Hình này là trước khi mình giảm cân đó bác, từ 79 => 67 trong 3 tháng
mình bây h có cho chân xuống hay co 2 chân lên thì max tạ đòn cũng chỉ dừng ở mức 40kg thôi bù trừ gì , khi bạn đã quen với việc giữ thằng bằng thì cái việc nâng tạ nó cũng chẳng quan trọng lắm đâu , quan trọng là luyện cho được lực 2 tay cho đều để giữ người thăng bằng ấy