GK - Khám phá công việc điều tra hiện trường. Tập làm Cô Văn Nan

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Nô., 19/2/14.

  1. Nô.

    Nô. Sora, Wielder of Keyblades GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    12,265
    Nơi ở:
    Nowhere
    Từ phim ảnh đến đời thật
    Liệu Hollywood có mô tả chính xác những gì đang diễn ra trong công việc điều tra hiện trường của một vụ phạm tội?

    Với những fan hâm mộ series Crime Scene Investigation, hẳn các bạn đã quen thuộc với cảnh những nhà điều tra tìm kiếm, thu thập bằng chứng tại hiện trường tội ác, làm những vết máu bất chợt xuất hiện, vạch mồm từng cái xác một và nhiều người cho rằng, những tên tội phạm chỉ cần nghiên cứu kỹ lưỡng quy trình này là đã có thể dễ dàng qua mặt những nhà điều tra.
    Nhưng liệu Hollywood có mô tả chính xác những gì vẫn đang diễn ra? Liệu các nhà điều tra có luôn đi theo những mẫu DNA của mình tới tận phòng xét nghiệm? Liệu họ có hỏi cung từng nghi can một và bắt lấy kẻ tội phạm, hay công việc của họ chỉ đơn giản là thu thập chứng cứ tại hiện trường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự thực qua bài viết dưới đây.
    [​IMG]

    Điều tra hiện trường là sự kết hợp giữa khoa học, suy luận và pháp luật. Đó là một quá trình nhàm chán, vô vị và kéo dài dường như bất tận. Bằng chứng là mục đích chính của cả quá trình này, bất cứ thứ gì có thể hé mở một chút ánh sáng về những gì đã diễn ra – đó sẽ là mấu chốt để lật tẩy toàn bộ vụ việc. Không có hiện trường nào là điển hình, không có bằng chứng nào là điển hình, và cũng chẳng có cách tiếp cận nào là điển hình.
    Ai sẽ có mặt tại hiện trường vụ án?
    Cảnh sát: Thường là người đầu tiên có mặt tại hiện trường. Họ sẽ bắt giữ thủ phạm, nếu hắn vẫn còn ở đó và gọi xe cứu thương nếu cần thiết. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại hiện trường để các bằng chứng không bị hủy hoại.
    Đội điều tra hiện trường: Phác thảo lại hiện trường và thu thập bất cứ bằng chứng nào họ có thể tìm được.
    [​IMG]

    Công tố viên: Thường có mặt để giúp xác định xem việc điều tra có cần bất cứ thứ giấy tờ khám xét nào, và nếu có, họ sẽ giúp đội điều tra lấy được nó trong thời gian sớm nhất có thể.
    Người giám định y khoa: Có thể có hoặc không, họ giúp xác định nguyên nhân cái chết.
    Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau (nhà côn trùng học, tâm thần học..): họ sẽ được gọi đến, nếu bằng chứng cần sự thẩm định của chuyên gia.
    Thanh tra: có nhiệm vụ thẩm vấn nhân chứng và hội ý cùng đội điều tra hiện trường. Thông qua việc lần theo lời khai của nhân chứng và dấu vết của các bằng chứng, họ sẽ tìm được lời giải cho vụ án.
    [​IMG]

    Lúc nào cũng vậy, bằng chứng chỉ là một phần của phương trình. Mục đích tối cao của toàn bộ quá trình điều tra là lời thú tội của thủ phạm. Đội điều tra hiện trường sẽ làm mọi thứ: lấy mẫu máu đã đông mà không để lại bất cứ nhiễu vân tay nào, nhặt lấy một vài cọng tóc, đục thủng 1 vài bức tường – họ sẽ làm mọi thứ đều thu thập được những bằng chứng và quan trọng hơn, giữ nó ở trạng thái nguyên vẹn. Từ những thứ này, phòng xét nghiệm sẽ tạo dựng lại hiện trường vụ án, hoặc lạc quan hơn, nhận diện được hung thủ. Nhiệm vụ của họ là khiến những bằng chứng ấy đủ sức nặng trước tòa án.
    Công việc điều tra thực sự bắt đầu khi đội điều tra hiện trường nhận được cuộc gọi từ cảnh sát. Toàn bộ quá trình diễn ra như sau:
    Đội điều tra hiện trường xuất hiện và đảm bảo hiện trường được phong tỏa chặt chẽ. Họ bước vào hiện trường, có những cảm nhận đầu tiên về nơi này, tìm kiếm bất cứ dấu vết nào cho thấy đã có người dịch chuyển bất cứ thứ nào đó trước khi họ đến. Họ bắt đầu đưa ra những giả thuyết, chỉ dựa trên việc quan sát. Từ những giả thuyết này, họ bắt đầu tìm kiếm những thứ có khả năng sẽ là bằng chứng. Tại thời điểm này, họ chưa hề động vào bất cứ thứ gì tại hiện trường.
    [​IMG]

    Tiếp đó, họ ghi chép lại toàn bộ hiện trường vụ án thông qua việc chụp ảnh. Đôi khi, họ làm điều đó bằng cách quay phim. Họ ghi nhận lại tổng thể hiện trường, và chú ý rất kỹ đến những thứ có thể là bằng chứng. Vẫn chưa có thứ gì được chạm vào.
    Giờ mới là lúc cho chuyện đó – bạn phải rất, rất cẩn thận. Mọi thao tác, đánh dấu, ghi số, bao bọc, chỉ 1 sai lầm nhỏ cũng có thể hủy hoại một bằng chứng trị giá ngàn vàng. Bằng chứng này sẽ ngay lập tức được gửi đến phòng thí nghiệm, nơi nó được phân tích về mọi mặt và kết quả trả về sẽ giúp đội điều tra có được hướng đi chính xác nhất.
    Sự phân chia công việc tại hiện trường và phòng thí nghiệm khác nhau tùy theo từng đơn vị. Đó là hai công việc hoàn toàn khác nhau – điều tra hiện trường (crime scene investigation) và khoa học pháp y (forensic science). Không phải chuyên gia điều tra hiện trường nào cũng thành thạo mảng khoa học pháp y, và ngược lại, tuy nhiên, cả 2 bên cũng cần có những hiểu biết cơ bản về mảng còn lại, để có được những thao tác đúng đắn, những thao tác để giữ nguyên giá trị của những bằng chứng có lợi.
    Điều tra hiện trường là một công việc đồ sộ. Hãy cùng khởi đầu từ giai đoạn 1: Nhận diện hiện trường.
    Nhận diện hiện trường
    Khi một nhà điều tra được cử đến hiện trường, anh ta sẽ không lập tức cắm đầu cắm cổ đi tìm bằng chứng. Mục tiêu duy nhất trong giai đoạn này là trả lời được câu hỏi: Cuộc điều tra này sẽ đi đến đâu? Từ đó, nhà điều tra sẽ có được cách tiếp cận để tìm và thu thập chứng cứ. Tại thời điểm này, anh ta chỉ sử dụng tai, mắt, mũi, một cái bút và một vài tờ giấy.
    [​IMG]

    Bước đầu tiên, bạn cần xác định được quy mô của hiện trường. Nếu đó là một vụ giết người, chỉ có duy nhất một nạn nhân trong ngôi nhà của anh ta, hiện trường có thể chính là ngôi nhà và khu vực lân cận xung quanh đó. Liệu có chiếc xe nào lảng vảng ở xung quanh? Liệu có vết máu còn rơi rớt dọc con phố? Nếu có, hiện trường sẽ bao gồm tất cả những ngôi nhà ở khu vực lân cận.
    Phong tỏa toàn bộ hiện trường, hay bất cứ địa điểm nào khác có tiềm năng trở thành hiện trường – đó là bước tối quan trọng. Hiện trường có còn nguyên vẹn hay không, tất cả đều phụ thuộc vào bước này. Bằng không, đồ đạc sẽ bị dịch chuyển, mưa và gió sẽ gột sạch mọi thứ, những dấu vân tay sẽ bị làm nhiễu, và mọi công lao sau đó của đội phân tích tại phòng xét nghiệm sẽ bị đổ xuống sông xuống bể.
    [​IMG]

    Thông thường, những nhân viên cảnh sát đầu tiên có mặt sẽ phong tỏa khu vực trung tâm hiện trường, nơi mà hiển nhiên toàn bộ vụ việc đã diễn ra. Khi đội điều tra hiện trường tới, họ sẽ nới rộng vành đai phong tỏa. Công việc này bao gồm việc lập ra một vành đai bằng bất cứ thứ gì họ có thể huy động được: barrier, xe cảnh sát…, đồng thời, di tản toàn bộ những người không có liên quan ra khỏi hiện trường. Một vùng an toàn sẽ được lập ra, nơi những nhà điều tra có thể thoải mái thảo luận mà không lo những bằng chứng có thể “vô tình” bị phá hủy.
    Bước tiếp theo sau khi đã đảm bảo an toàn cho hiện trường, đó là huy động sự trợ giúp của công tố viên. Bởi quyền tự do riêng tư được tôn trọng khá cao tại các nước phương Tây, bạn không thể tự do khám xét nhà bất cứ ai mà không có trát từ phía tòa án. Những bằng chứng thu được lúc này rất ít có giá trị, nếu không muốn nói là sẽ hoàn toàn bị bác bỏ trước tòa án.
    [​IMG]

    Sau khi đã có trong mình trát khám xét, nhà điều tra sẽ vạch ra một lộ trình trên hiện trường, nơi có ít khả năng có bằng chứng nhất để đề phòng nguy cơ chúng bị phá hủy do việc di chuyển. Với màn dạo mát khởi động này, anh ta sẽ ngay lập tức chú ý đến những yếu tố có thể thay đổi theo thời gian: Thời tiết ra sao? Đây là thời điểm nào trong ngày? Có mùi gì khác thường? Khí gas? Mùi tử thi phân hủy? Có âm thanh nào khác thường? Tiếng nước chảy? Tiếng còi báo động gào rú? Có gì đó dường như không ở đúng chỗ? Hay đã biến mất? Chiếc ghế được dựa vào tường? Một chiếc gối biến mất khỏi giường? Tất cả những chi tiết này cần ngay lập tức được ghi nhận
    Họ cũng có thể cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia, tùy thuộc vào tính chất của bằng chứng. Vết máu trên trần nhà, hay giòi bọ trên xác chết cần sự phân tích ngay lập tức tại hiện trường – bởi mỗi phút trôi qua, những bằng chứng này sẽ biến đổi.
    Đây cũng là lúc những nhà điều tra cần nói chuyện với người đầu tiên phát hiện ra vụ việc. Họ cần biết xem liệu anh ta đã chạm vào thứ gì chưa, cũng như thu thập thêm 1 số thông tin có thể có giá trị. Đây chính là lúc thu hẹp phạm vi hiện trường. Liệu nạn nhân có cãi cọ với ai đó khoảng nửa giờ trước khi cảnh sát tới? Nếu có, cuộc điện thoại đó rất có thể sẽ là một bằng chứng có giá trị. Có tiếng vật lộn nào, sau đó là tiếng nước róc rách chảy xuống? Đây rất có thể là nỗ lực gột sạch dấu vết, và đội điều tra sẽ lập tức tập trung sự chú ý vào phòng tắm, hoặc nhà bếp. Tuy nhiên, đây cũng chính là sai lầm của Hollywood. Phần lớn các nhà điều tra hiện trường KHỐNG nói chuyện với nhân chứng. Họ không được đào tạo chuyên nghiệp về mảng này. Thu thập và xử lý bằng chứng – đó là nghiệp vụ của họ, và nhân chứng là phần việc của các thanh tra cảnh sát.
    Những người điều tra hiện trường sẽ dùng những thông tin họ thu thập được để phác thảo ra một cách tiếp cận cụ thể. Không có phương thức nào là điển hình – hiện trường một vụ sát hại 13 người trong một trường trung học và hiện trường một vụ cưỡng hiếp trong xe là hoàn toàn khác nhau. Một khi kế hoạch đã được lập ra, họ sẽ thu thập, ghi hình lại toàn bộ mọi bằng chứng có thể có liên quan – tất cả mọi thứ, để đảm bảo rằng không ai có thể thay đổi được chúng.

    Khi bằng chứng là sinh mạng
    Mục tiêu tối cao của toàn bộ quá trình điều tra, và đó cũng là tất cả những gì bạn cần để tống 1 tên tội phạm vào tù.



    Trong phần trước của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu những quy trình cơ bản cũng như những thành phần quan trọng nhất trong một cuộc điều tra hiện trường vụ án. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ điểm qua những công việc thu thập bằng chứng, một trong những công việc vô cùng quan trọng giúp cơ quan điều tra có chứng cứ để phá án cũng như buộc tội thủ phạm.
    Ghi nhận bằng chứng
    Sau màn khởi động đầu tiên, những nhà điều tra hiện trường sẽ tiếp tục lộ trình giống hệt vậy, nhưng lần này là ghi nhận lại các bằng chứng: chụp ảnh, phác họa, ghi chép và có thể là cả quay phim. Công việc sẽ được phân chia đồng đều cho từng người trong đội. Nếu chỉ có một người, đương nhiên anh ta sẽ phải đảm nhận tất cả việc này.
    Ghi chép
    [​IMG]

    Công việc này không hề đơn giản như tên gọi của nó. Khoa học quan sát là một trong những mảng họ cần phải được đào tạo thành thục trước khi được cử ra hiện trường. Một người bình thường quan sát thấy một vết màu nâu đỏ trên tấm thoảng, dây ra từ phía tử thi và ghi nhận “máu chảy ra ngoài từ dưới cái xác”, nhưng một chuyên viên điều tra hiện trường sẽ có ghi chép khách quan hơn “chất dịch màu nâu đỏ, lượng nhiều, loang ra ngoài từ dưới tử thi”. Chất dịch này có thể là máu, hoặc dịch phân hủy tử thi. Trong giai đoạn này, những phỏng đoán vô căn cứ là vô cùng nguy hiểm. Công việc của bạn là ghi nhận lại những sự việc khách quan – bạn không được phép đưa ra bất cứ kết luận nào.
    Chụp ảnh
    Họ chụp ảnh mọi thứ trước khi di chuyển bất cứ đồ vật nào. Ngay cả người giám định y khoa cũng không được phép động vào xác chết chừng nào đội điều tra hiện trường chưa hoàn thành xong thao tác này. Những bức ảnh sẽ được phân làm 3 loại: Tổng thể, trung gian và cận cảnh.
    [​IMG]

    Những bức ảnh tổng thể cung cấp cái nhìn rộng nhất có thể về toàn bộ hiện trường. Ví dụ, nếu vụ án xảy ra trong nhà, nó sẽ bao gồm:
    Những bức ảnh chụp toàn bộ tất cả các căn phòng, không chỉ căn phòng nơi xảy ra vụ việc, với những tấm ảnh được chụp ở cả 4 góc. Nếu đã có tiếng nổ xảy ra, bạn sẽ cần chụp cả trần nhà.
    Những bức ảnh chụp bên ngoài căn nhà, trong đó quan trọng nhất là những bức chụp lối vào và lối ra.
    Những bức ảnh cho thấy mối liên hệ của căn nhà đó với khu vực xung quanh
    [​IMG]

    Những bức ảnh đó có thể cung cấp thêm 1 vài nhân chứng, hoặc thậm chí là cả nghi phạm.
    Trung gian: Đây là những tấm ảnh then chốt – nó không chỉ chỉ ra bằng chứng, mà còn cho thấy địa điểm và khoảng cách của nó với những bằng chứng khác
    Cuối cùng, đội điều tra hiện trường chụp những bức cận cảnh với từng bằng chứng một, chỉ ra số series hoặc bất cứ thứ đặc trưng nhận dạng nào khác. Với những bức ảnh này, họ sẽ cần sử dụng chân máy và công nghệ chụp ảnh tốt nhất họ có thể chuẩn bị được, nhằm làm bức ảnh cụ thể, càng chi tiết và rõ ràng – chính những bức ảnh này sẽ cung cấp tư liệu cho các đồng nghiệp ở phòng xét nghiệm làm công tác phân tích. Một series ảnh cận cảnh sẽ được chụp lại một lần nữa, lần thứ 2 này bao gồm 1 chiếc thước kẻ nhằm mục đích đo đạc.
    [​IMG]

    Những bức ảnh này sẽ được đưa vào một quyển sổ. Quyển sổ này ghi lại từng chi tiết của từng tấm ảnh một, bao gồm số ký hiệu, mô tả vật thể trong tấm ảnh, địa điểm của vật đó, thời gian chụp ảnh và toàn bộ những chi tiết có thể có liên quan. Quyển sổ đóng vai trò hệ thống lại toàn bộ những bức ảnh chụp – không có nó, công việc này sẽ mất đi rất nhiều giá trị. Trong vụ ám sát John J. Kenedy, người chụp ảnh phía FBI đã không ghi chép gì về những bức ảnh của mình, và kết quả là nhà điều tra đã không làm cách nào phân biệt được đâu là đầu vào, đâu là đầu ra của viên đạn trên xác vị tổng thống.
    Phác họa
    Đây cũng là một phần trong quá trình ghi hình hiện trường. So với chụp ảnh, việc phác họa sẽ dễ dàng mô tả hiện trường trên quy mô toàn cảnh hơn, bởi một bức vẽ có thể lược qua một vài căn phòng và tập trung vào nơi xảy ra vụ việc. Mục đích chính của bức ảnh là chỉ ra được vị trí của bằng chứng và mỗi bằng chứng có liên quan thế nào đến phần còn lại của hiện trường. Người phác họa cũng có thể chỉ ra những chi tiết như chiều cao của cánh cửa, kích cỡ chính xác của căn phòng, khoảng cách từ cửa sổ đến cửa phòng hay đường kính cái lỗ ở trần nhà ngay trên đầu nạn nhân.
    [​IMG]

    Quay phim
    Việc ghi lại hiện trường bằng cách quay phim cho phép người phân tích có được hình dung cụ thể về cách tiếp cận hiện trường – đặc biệt là trong những vụ giết người hàng loạt. Nó giúp người quan sát có được cảm nhận về cách bố trí hiện trường – sẽ mất bao lâu để đi từ phòng này đến phòng khác? Quãng đường nào sẽ là lộ trình mà hung thủ vạch ra? Và chúng sẽ tẩu thoát như thế nào? Không kém phần quan trọng, việc quay phim rất có thể sẽ hé lộ những chi tiết mà những người làm phần việc chụp ảnh đã bỏ sót.
    Thu thập bằng chứng
    Sau khi đã có được những dữ liệu đầy đủ về hiện trường, giờ là lúc chạm tay vào bằng chứng. Mục tiêu tối cao của giai đoạn này là tìm kiếm, thu thập và bảo quản toàn bộ những thứ có thể giúp tái tạo tội ác và chỉ ra nghi phạm. Bằng chứng có thể xuất hiện dưới bất kỳ dạng nào:
    Những vết tích còn sót lại: Thuốc sung, bụi sơn, mảnh kính vỡ, thuốc hay hóa chất còn vương lại…
    Những vệt in: vân tay, vết dày…
    [​IMG]

    Dịch cơ thể: máu, tinh dịch, nước bọt, chất nôn…
    Tóc và các loại sợi quần áo
    Hung khí và các chứng cứ có liên quan: dao, súng, lỗ đạn…
    Các tài liệu có nghi vấn: nhật ký, thư tuyệt mệnh, danh bạ, điện thoại…
    [​IMG]

    Lúc này, bạn cần đặt mình vào vị trí tên tội phạm. Hãy tư duy như một kẻ đang chuẩn bị gây án – bạn sẽ đột nhập vào lối nào? Lộ trình của bạn là gì? Bạn sẽ làm gì? Đâu là đường tẩu thoát? Những câu hỏi đó sẽ cung cấp cho bạn một phương hướng rõ ràng trong việc thu thập chứng cứ giữa một rừng những vết tích.
    Khám nghiệm tử thi
    Đây là phần việc của chuyên viên y khoa. Bạn có thể chạm vào tử thi trước khi họ đến, nhưng nếu không được phép làm việc này – bạn cần ít nhất QUAN SÁT.
    Có bất kỳ vết ố, hay dấu vết nào trên quần áo?
    Quần áo có xộc xệch về một hướng cụ thể nào không? Nếu có, cái xác hẳn đã bị kéo đi.
    [​IMG]

    Có vết bầm, vết cắt nào trên cơ thể? Có vết thương nào chỉ ra đã có sự chống cự? Bất cứ thương tích nào phù hợp hoặc không phù hợp với nguyên nhân cái chết?
    Có thứ gì đó dường như đã biến mất? Vệt da sáng màu nơi đeo đồng hồ hay đeo nhẫn?
    Nếu có quá nhiều máu, liệu chiều máu chảy có đúng theo hướng trọng lực? Nếu không, cái xác hẳn đã bị dịch chuyển.
    Nếu không hề có máu xung quanh cơ thể nạn nhân, liệu điều đó có phù hợp với nguyên nhân cái chết?
    Có dịch cơ thể nào khác ngoại trừ máu?
    Có sự hiện diện của ký sinh trùng trên tử thi? Nếu có, một chuyên viên sẽ được cử đến – đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định thời gian tử vong.
    [​IMG]

    Sau khi tử thi đã được phép dịch chuyển, hãy quan sát những góc còn lại. Lúc này, họ cũng có thể lấy thân nhiệt tử thi, đồng thời so sánh với nhiệt độ phòng để đưa ra thời gian ước tính tử vong. Dấu vân tay cũng có thể được ghi nhận, nhằm nhận diện chính xác nạn nhân.
    Sau khi đã hoàn thành công việc với tử thi tại hiện trường, một vài kỹ thuật viên sẽ được cử đến, đóng gói xác chết, trùm kín quá mặt và chân rồi chuyển thẳng đến nhà xác để thực hiện công tác giải phẫu tử thi. Công việc này cần được tiến hành rất thận trọng, bởi, một lần nữa, sự toàn vẹn của các bằng chứng tại hiện trường luôn là ưu tiên số 1.

    Những công đoạn cuối cùng

    Khám nghiệm hiện trường
    Có khá nhiều cách tiến hành công việc này:
    Tìm kiếm theo hướng xoắn trôn ốc hướng vào trong: Nhà điều tra bắt đầu ở rìa ngoài hiện trường và đi theo hình vòng cung vào trong. Đây là giải pháp tốt nếu chỉ có một mình bạn tại hiện trường.
    Hoàn toàn tương tự với vòng xoắn trôn ốc hướng ra ngoài.
    [​IMG]

    Tìm kiếm theo hướng song song: Những thành viên của đội điều tra di chuyển theo những đường thẳng song song, từ đầu đến cuối hiện trường vụ án
    [​IMG]

    Tìm kiếm theo kiểu kẻ ô: Đơn giản là những hướng song song vuông góc với nhau. Hướng này sẽ được tiến hành sau khi bạn hoàn thành xong hướng kia.
    [​IMG]

    Tìm kiếm theo khu vực: Hiện trường vụ án được chia thành những vùng nhỏ. Mỗi thành viên trong đội phụ trách từng vùng.
    [​IMG]

    Khi tìm kiếm, hãy luôn để tâm đến mọi dấu vết.
    Cửa ra vào và cửa sổ có khóa hay không? Đóng hay mở? Có dấu vết nào cho thấy việc phá cửa?Căn phòng có gọn gàng ngăn nắp hay không? Nếu không, đó là do hung thủ hay thói quen của nạn nhân?
    Có bức thư nào vương vãi xung quanh? Nó đã được mở ra chưa?
    Bếp có gọn gàng ngăn nắp hay không? Có thức ăn nào còn dang dở? Bàn ăn đã được chuẩn bị chưa? Nếu có, bữa ăn đó được ước tính cho bao nhiêu người?
    Có dấu hiệu nào của một bữa tiệc vừa diễn ra hay không? Những chiếc ly còn vết rượu, những chai bia dang dở?
    Nếu gạt tàn còn sót lại vài chiếc đầu lọc, loại thuốc lá nào còn sót lại đó? Có vệt son môi, hay vết răng trên đầu lọc hay không?
    [​IMG]

    Có thứ nào dường như không nằm đúng chỗ của nó? Một chiếc kính còn vết trang điểm trong căn hộ của một người đàn ông độc thân, hay nắp bồn cầu được lật lên ở căn hộ của một người phụ nữ? Một chiếc ghế chặn ngang lối ra vào?
    Có rác trong thùng rác hay không? Có dấu vết gì chứng tỏ có người vừa lục tung thùng rác lên hay không?
    Đồng hồ có chỉ đúng giờ hay không?
    Phòng tắm có ẩm ướt hay không? Có gì cho thấy vừa có người sử dụng chúng hay không? Có dấu vết của một cuộc dọn dẹp ở đây hay không?
    Nếu tay tội phạm đã nổ súng, chính xác hắn đã bắn bao nhiêu lần? Khẩu súng, viên đạn, vỏ đạn và lỗ đạn đều phải được định vị.
    Có vết máu nào loang trên tường, sàn hay trần nhà?
    [​IMG]

    Đây là một quá trình cần được tiến hành với sự thận trọng tối đa. Những giác quan của bạn cần được huy động hết công suất – vì vấn đề đặt ra ở đây không phải là việc bạn tìm thấy gì, mà là bạn có thể đã BỎ SÓT những gì.
    Đối mặt với tòa án
    Công việc của một nhà điều tra hiện trường chưa dừng lại ở việc thu thập bằng chứng. Nó thậm chí chưa dừng lại khi đã có kết quả từ phòng xét nghiệm. Một phần công việc không thể không kể đến, đó chính là sự góp mặt của anh ta trước tòa án, về bằng chứng mà anh ta đã thu thập được, về phương pháp anh ta đã sử dụng, về tất cả những ai đã có tiếp xúc với nó. Và công việc của luật sư bên bị đơn là phản bác chứng cứ, đồng nghĩa với việc nhắm vào người đã thu thập nó. Đây cũng chính là lý do tại sao những thứ như trát khám xét, sổ ghi chép bằng chứng, những bức ảnh và những báo cáo cực kỳ chi tiết lại hệ trọng đến như thế trong quá trình điều tra hiện trường. Bên bị đơn sẽ tìm mọi cách để gạt những bằng chứng đó ra khỏi phiên xét xử. Tính hợp pháp của vụ khám xét, mức độ bảo quản bằng chứng, những tài liệu không thể bị bác bỏ - đó là những yêu cầu tối cao của đơn vị điều tra hiện trường.
    [​IMG]

    Điều tra hiện trường – từ phim đến đời thực
    Khi được hỏi về tính chân thực của series Crime Scene Investigations, Joe Clayton, sĩ quan đã có 14 năm làm việc tại đơn vị điều tra hiện trường thuộc cục điều tra liên bang trả lời ngắn gọn “Không”. Nó không hoàn toàn diễn tả chính xác những khía cạnh của công việc tại hiện trường – đó là điều dễ hiểu – sự thật 100% hoàn toàn không tồn tại ở Hollywood. Người xem chắc chắn không thể thỏa mãn với cảnh tượng một đống nhân viên điều tra vô công rồi nghề chỉ để ngồi chờ 1 tờ trát khám xét. Họ cũng sẽ vô cùng thất vọng nếu như không được đối diện với các nhân chứng.
    [​IMG]

    Nói một cách chính xác, series này đã làm sai lệch nhiều chi tiết quan trọng. Trong thực tế, bạn không thể có mặt tại hiện trường trong khoảng thời gian chỉ 2 tiếng sau tử vong. Bạn cũng không đơn giản chỉ ném một dấu vân tay vào máy tính và chờ nó phun ra bức ảnh nghi phạm. Thực tế, phần mềm nhận diện dấu vân tay chỉ có thể cho ra vài nghi can thích hợp nhất, sau đó các chuyên gia sẽ phải ngồi lại và thống nhất xem đâu là mẫu vân tay phù hợp.
    Trong thực tế, không bao giờ có chuyện bạn có thể ập vào khám xét nhà một ai đó mà không có trát từ tòa án. Ngoại lệ duy nhất, đó là khi chủ nhân căn nhà chính là nạn nhân, sống một mình, không ở chung với bất cứ ai, tại bất cứ thời điểm nào. Điều này đồng nghĩa với hàng đống thời gian chờ đợi vô ích – bạn cần liên hệ với công tố viên, người sẽ liên hệ với thẩm phán, người sẽ ký công văn cho phép việc khám xét diễn ra. Chỉ khi giấy khám xét có mặt tại hiện trường, đó mới là lúc công việc bắt đầu.
    [​IMG]

    Và công việc của họ hầu hết chỉ liên quan đến các bằng chứng. Nhân chứng, nghi phạm, những người hàng xóm, những người vô tình hay cố ý có mặt tại hiện trường không nằm trong phạm vi này. Họ không thẩm vấn, không hỏi cung bất cứ ai – đó là công việc của các thanh tra. Và cũng rất hiếm khi một nhân viên điều tra hiện trường thực hiện công việc từ đầu đến cuối – dù là công việc với bằng chứng. Có một đội, với nhiều nhân viên chuyên biệt sẽ đảm trách công việc này – nhân viên điều tra hiện trường, nhân viên pháp y, thanh tra, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không một ai có thể thông thạo tất cả các lĩnh vực trên.
    Tham khảo: Howstuffworks
     
  2. metalkid274

    metalkid274 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/05
    Bài viết:
    3,937
    Nơi ở:
    HN
    Lằng nhằng quá xá, cứ đến VN và TQ học các "Thần thám" tỷ lệ phá án 99% trong vài ngày ấy :2cool_confident:
     
  3. VileZXC

    VileZXC The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    22/8/08
    Bài viết:
    2,474
    Thắng nào đầu mình đen thui thằng đó là hung thủ,lằng nhằng thiệt :1onion75:
     
  4. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,093
    sốt ruột, vào công an phường là có hết bằng chứng + thủ phạm ngay, khám xét làm gì nhiều :4cool_baffle:
     
  5. 0oShuuo0

    0oShuuo0 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    13/3/10
    Bài viết:
    569
    Nơi ở:
    TXGC
    đã bắt dc Con Thỏ hả =))
     
  6. Fire Emblem

    Fire Emblem Keliena Mintha Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/4/03
    Bài viết:
    4,760
    Việt Nam cứ hỏi hàng xóm, sẽ có hàng loạt thông tin về đối tượng nổi cộm + info nhà nó ba má làm gì, quê ở đâu, thu nhập bao nhiêu, gái gú thế nào :5cool_big_smile:
     
  7. Daedalus_10

    Daedalus_10 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/5/12
    Bài viết:
    333
    ỡ vn thì thấy khó thật chứ ở mỹ thì đứa nào nó thông minh 1 tí mà nó có kế hoạch chu đáo là đa phần chả ai làm gì được nó :9cool_pudency:
     
  8. My Wish

    My Wish Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/12/05
    Bài viết:
    738
    Nói gì thì nói,muốn thoát dễ thì phải có kinh nghiệm + chuẩn bị kĩ để mà biết xóa dấu vết những chỗ như như vết máu trong nòng súng hay như nếu thủ công chơi rìu mà cái cán gỗ dỏm ko có weatherproof thì máu có thể thấm vào lớp gỗ bên trong, lau chùi bên ngoài vô ích.
    Mà thí dụ như vết máu ko thì cũng lắm việc như xác định loại rồi tính góc tới rồi kẻ chỉ dựng lại vị trí xuất phát. Nói chung nhiều thứ lắm.
     
  9. zZigxZagz

    zZigxZagz Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/12
    Bài viết:
    3,991
    Cơ bản là coi Cô Văn Nan với phim là đủ biết khám nghiệm hiện trường ra sao, phải giết người như thế nào, tiêu hủy chứng cứ ra sao, đối phó với tình huống bất ngờ giới tới đâu (giếp thằng sắp tìm ra chứng cứ, nhất là trong Kindaichi, nhiều khi chỉ muốn giết 1 tên, 2, 3 thằng phải giếp tiếp vì tội tọc mạch...)

    Bài báo cũng không cung cấp thêm chiêu gì mới :4cool_hungry:
     

Chia sẻ trang này