Trôi xa quá, kéo lên khoe chút rồi chạy tiếp. Bao da ko biết làm nên làm vỏ bao bằng ống nước. Dày 3,5 , tổng chiều dài là 22cm, lưỡi dài 11cm. Đã tìm ra cách mài dao bén, cám ơn góp ý của các bác. Mở lưỡi dao càng mỏng thì lưỡi dao cũng càng yếu đi, chặt vào gỗ 1 phát là thấy bị mẻ 1 miếng. Đang tìm cách vừa bén mà vừa giữ được độ bền. [spoil] [/spoil] Bác bướm có thử miết dao trên da chưa, có tác dụng gì đặc biệt ko Thấy bọn nước ngoài làm bảo là sẽ bén hơn mà ko tổn hại lưỡi dao.
MIết trên da cũng là một cách làm bén, cái này tương tự như chặt cây, nếu chặt đúng cách, cẩn thận thì con dao không bị cùn mà càng dùng càng bén, ngày trước mấy ông thợ hớt tóc ông nào cũng có 1 miếng da để liếc dao cạo râu! MỀnh thì toàn dán miếng nhám (cỡ 800-1000) lên thanh gỗ rồi ngồi liếc thôi là vừa đủ, bén quá cũng ngán! CƠ mà con dao của bác dày bao nhiêu mà mỏng tới mức bị mẻ ghê vậy? MÀ thường thường, mẻ cũng không hoàn toàn do dày hay mỏng, mà là do độ cứng (giòn) của thép nữa, đấy là lí do tại sao phải ram lại sau khi trui để nó bền hơn! CÁi bao của bác nên có thêm 1 cái vòng dây khóa ở chỗ cán nữa, để giữ nó khỏi bị rơi ra lúc hoạt động mạnh! DẠo này mềnh k có thời gian rớ vô miếng thép luôn! ĐAng tính hôm nào nghỉ ít bữa nhót về quê làm 1 miếng damacus xem sao!
Dao dày khoảng 3,5mm. Mẻ do chém thẳng vào gỗ cứng, mình nghĩ do lưỡi dao mỏng quá nên yếu, thép bị cong gập vô 1 miếng chút xíu. Sau đó mài lại lưỡi dao dày hơn thì không còn bị nữa. Đây hình này nè, lúc đầu mài theo kiểu kiểu v-edge thì rất bén, cắt rất ngọt. Giờ đang để kiểu double beveled. Góc xuống khoảng 20 độ. Nhà ở quê có lò rèn hả bác, nghe ham quá
CHặt gỗ, tối kị là chém ngang thớ gỗ, nên chém xéo theo thớ gỗ thì mới dễ đứt cũng như k hại dao! CHém ngang kiểu đó chỉ dành cho các loại lưỡi cùn, dày (blunt) thôi! CÁi lưỡi dạng thứ 2 có ưu điểm làm lưỡi dao bền hơn, ít bị mẻ nhưng cắt gọt rất khó chịu! UHm, ngoài quê có cả 1 xóm làm nghề rèn luôn, cơ mà h cũng bỏ nghề gần hết!
thật chia buồn cùng 2 anh bướm chev, bằng lăng chung toàn bán nguyên khối, cục đổi màu thì tới lấy nó bảo giờ gấp đôi giá nên em bực quá không lấy nữa, vào sg và trắng tay
HỨc ! MÀ dạo này đang ngắm nghía qua cái món đồ đồng, với cả cũng k có thời gian mấy thành thử bữa h chẳng có thêm con nào! :(
KEo epoxy thì nên ra Kim Biên, ngoài đó nó bán sẽ tư vấn luôn cho mình là loại nào! DẠo này có con nào mới không ông Bướm? BỮa h tui k có thời gian rờ vô miếng thép luôn!
Dạo này ko có thời gian làm nữa mấy ông êi nên ko có con nào mới. Con của ông Shu nhìn ngon ếh Bột nó rắc khi làm damacus là hàn the đó
NUng (rèn) bình thường mà không gập thì đâu cần rắc hàn the vô làm chi! LÀm cán rồi ah! MÀ sao thấy miếng gỗ có vẻ hơi hụt chiều dài thì phải!
mềnh lại thấy nó quá dài nội đêm nay là xong cán cái mà thợ mộc trét lên gỗ cho bóng và cứng gỗ là cái gì hở Che
LỚp bảo vệ+lên màu cho gỗ gồm nhiều loại, từ vecni, PU, đến các loại dầu bảo quản! CÁi mà thợ mộc trét của bác hỏi chắc là PU rồi! CƠ mà mềnh k thích, vì bôi lên xong gỗ nó cứ bóng loang loáng! THường mềnh làm thì chỉ cần làm kĩ, đánh giấy nhám là nó đã bóng vừa đủ rồi, nếu cần bảo quản tránh mưa gió có thể ngâm vào dầu thực vật (như dầu cọ), hoặc xịt thẳng WD40 đẫm lên cán gỗ rồi bọc nilong ủ qua đêm cho nó ngấm vào là đủ! TRong quá trình sử sụng, phần gỗ tiếp xúc với mồ hôi, hơi tay nữa nên sẽ càng "lên nước" đẹp hơn!
Mình dùng gỗ bình thường thôi, Gỗ Lao hay Lau gì đấy, 5k 1 thanh 1m5, mua ở quê sợ nó ko "lên nước" như Che nói thôi
BẤt cứ gỗ gì nó cũng lên nước hết á, lên nước tức là nó bóng (bị mòn bởi ma sát với tay trong quá trình sử dụng) và sậm màu (do mồ hôi ngấm vào)! MIễn giữ cho nó khô ráo, lau chùi sạch sau khi sử dụng, k bị mục thì nó sẽ lên nước! :) KIểu này chắc cuối tuần làm lại quá, bữa h thèm kinh khủng!