Những câu chuyện ý nghĩa !!!

Thảo luận trong 'Tâm sự' bắt đầu bởi tini_lam, 17/7/04.

  1. tomhdty

    tomhdty Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/4/14
    Bài viết:
    0
    Đặt dép trang này đọc dần :)) Lâu lâu ko đọc những chuyện này.
     
  2. NgàyĐầuNăm

    NgàyĐầuNăm Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    54
    HAM MUỐN: NHU CẦU MUỐN CÓ NHIỀU HƠN Thức tỉnh mục đích sống – Eckhart Tolle
    [spoil]Bản ngã luôn tự đồng nhất nó với chuyện sở hữu một cái gì, nhưng cảm giác thỏa mãn của bản ngã khi có được vật gì đó thì rất cạn cợt, và chóng phôi pha. Vì ẩn giấu rất sâu kín ở trong bản ngã của bạn là một cảm giác chưa thỏa mãn, chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ. Khi bản ngã nói “Tôi chưa có đủ”, thì thực ra bản ngã muốn nói rằng: “Con người của Tôi chưa hoàn thiện”.Như ta đã thấy, “sở hữu một cái gì” chỉ là một câu chuyện do bản ngã thêu dệt nên với mục đích cốt làm cho tự thân của bản ngã có vẻ chắc chắn và vững bền hơn, làm cho nó nổi bật lên, hay đặc biệt hơn, vì thực ra bạn không thể tìm ra được chính mình qua chuyện sở hữu vật chất. Tuy nhiên, trong bạn luôn có một sự thôi thúc rất mạnh mẽ đẩn dưới việc muốn tìm kiếm đó; sự thôi thúc này có liên quan đến chính cấu trúc của bản ngã. Đó là nhu cầu muốn có nhiều hơn, mà ta có thể gọi là lòng ham muốn. Không bản ngã nào có thể tồn tại lâu dài nếu không có ham muốn được có nhiều hơn. Vì thế lòng ham muốn có vai trò giúp cho bản ngã của bạn sống sót nhiều hơn là chuyện bạn sở hữu một cái gì. Do đó, bản ngã của bạn luôn ham muốn để có được nhiều hơn, hơn là ham muốn để sở hữu một thứ gì. Vì vậy mà sự thỏa mãn trở nên rất nông cạn: khi bạn đã có được một cái gì đó thì sự thỏa mãn đó sẽ rất nhanh chóng được thay thế bởi ham muốn có thêm nhiều hơn nữa, một đòi hỏi không bao giờ có thể thỏa mãn được. Có thêm nhiều hơn nữa để bản ngã của bạn có thể tự đồng nhất nó với những thứ đó. Đó là một nhu yếu có tính nghiện ngập hơn là một nhu yếu đích thực.

    Trong nhiều trường hợp, nhu yếu muốn có nhiều hơn, hay cảm giác chưa đầy đủ rất đặc trưng của bản ngã được chuyển thành một nhu yếu của cơ thể và trở thành những cơn đói khát không thể nào thỏa mãn. Những người bị chứng bulimia (chứng cuồng ăn vô độ) cảm thấy đói khát ăn uống một cách không thể kiểm soát, do đó họ thường tìm cách để nôn ra những gì đã ăn, cốt để cho dạ dày có chỗ trống để họ có thể tiếp tục ăn thêm nữa. Cái đầu của họ cảm thấy đói khát, chứ không phải là cơ thể của họ thực sự đói khát. Sự rối loạn trong cách ăn uống này sẽ được chữa lành nếu người bệnh, thay vì đồng nhất mình với những thèm khát thức ăn ở trong đầu, thì họ có thể tiếp xúc với cơ thể của họ và cảm nhận được nhu cầu thật sự của cơ thể chứ không phải là nhu cầu giả tạo có tính bản ngã ở trong đầu họ.

    Có thứ bản ngã biết mình ham muốn thứ gì và theo đuổi mục đích đó cho đến cùng mà không chút xót thương hoặc nhân nhượng: Thành Cát Tư Hãn, Hitler… là những ví dụ điển hình trong đời sống. Tuy nhiên năng lượng đằng sau tham vọng quyền lực đã tạo nên một lực đối nghịch, có cùng cường độ với tham vọng quyền lực của họ, rốt cuộc sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính họ. Cùng lúc đó, họ đã tạo ra bao nhiêu bất hạnh cho chính mình cũng như những người chung quanh, hoặc tạo ra địa ngục như trong những trường hợp trên. Hầu hết bản ngã đều có những ham muốn rất mâu thuẫn nhau. Họ ham muốn những thứ khác nhau vào những lúc khác nhau, thậm chí nhiều khi họ không biết họ đang ham muốn thứ gì, ngoại trừ một thứ mà họ chắc chắn là không muốn: phút giây hiện tại. Kết quả của lòng ham muốn bất tận này là sự bất an, chán chường, cảm giác đâu lo và nôn nóng. Lòng ham muốn của bản ngã thuộc về cấu trúc nên không có sự sở hữu nào có thể thỏa mãn dài lâu cho bản ngã, chừng nào mà cấu trúc của bản ngã vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta thường nhận thấy lòng ham muốn mãnh liệt nhưng không có mục tiêu cụ thể thường bộc lộ ở bản ngã còn đang phát triển của những thanh thiếu niên, trong đó một số các em thường xuyên ở trong một trạng thái bất mãn và tiêu cực.

    Những nhu cầu vật chất như thức ăn, nước uống, chỗ ở, áo quần và những thứ căn bản khác có thể được đáp ứng dễ dàng cho mọi người trên quả đất, nếu không vì sự mất quân bình trong tài nguyên tạo ra bởi nhu cầu điên rồ và tham lam của bản ngã, luôn muốn mình có nhiều hơn người khác. Lòng tham lam đó được biểu hiện ra trong cơ cấu kinh tế của thế giới này, chẳng hạn như các tập đoàn kinh tế lớn mà thực ra chỉ là các thực thể có tính bản ngã đang đấu tranh lẫn nhau để giành giật được nhiều hơn. Mục tiêu mù quáng duy nhất của họ là lợi nhuận. Họ theo đuổi mục tiêu đó mà không chút xót thương. Thiên nhiên, loài vật, con người và ngay cả công nhân của họ, tất cả chẳng qua cũng chỉ là các con số trong bảng kết toán, chỉ là những thứ vô tri để sử dụng và loại bỏ.

    Những cách tư duy như “Tôi”, “của Tôi”, “Nhiều hơn”, “Tôi muốn”, “Tôi cần”, “Tôi phải có”, “Tôi chưa có đủ” không nằm ở những vật sở hữu của bạn mà ở cấu trúc của bản ngã. Hình thức của những vật sở hữu của bản ngã thì không quan trọng, vì nó có thể thay thế cho nhau. Chừng nào mà bạn còn chưa nhận ra những kiểu suy nghĩ như thế ở bản thân, chừng nào mà chúng chưa lộ rõ ra dưới ánh sáng nhận thức thì bạn sẽ còn tin vào chúng, bạn sẽ bị buộc phải hành xử theo những kiểu suy nghĩ như thế, bạn buộc phải đi tìm thêm, vì khi những hình thái tư tưởng như thế tồn tại ở trong bạn thì không có nghề nào, nơi nào, người nào hay hoàn cảnh nào có thể làm cho bạn thỏa mãn được. Không có vật sở hữu nào thỏa mãn được bạn, chừng nào mà cấu trúc của bản ngã vẫn đang còn. Dù có sở hữu được một bảo vật quý giá đi nữa thì bạn vẫn luôn cảm thấy không hài lòng. Bạn luôn đi tìm một cái gì khác hứa hẹn sự thành công lớn hơn, hứa hẹn sẽ làm cho cảm giác bất toàn ở trong bạn được toàn vẹn hơn và lấp đi cảm giác trống vắng, thiếu thốn ở trong bạn.

    VAI TUỒNG VÀ TÍNH NHIỀU MẶT CỦA BẢN NGÃ

    Một bản ngã khi muốn có được cái gì từ người khác – kể cả những thứ nó không thật sự muốn – thường thích đóng vai một nhân vật nào đó để làm cho nhu cầu của nó được đáp ứng. Nhu cầu đó có thể là lợi lộc vật chất, cảm thấy có quyền hành, thấy mình cao trội, đặc biệt hơn người khác, hoặc một nhu cầu thỏa mãn nào đó về thể chất hay tâm lý. Thông thường người ta không ý thức được vai tuồng mà họ đang diễn bởi vì họ chính là vai diễn đó. Một số vai thì rất tinh tế và khó nhận biết, nhưng một số vai khác lại rất hiển nhiên đối với người khác, ngoại trừ người đang diễn. Một số vai diễn chỉ cốt gây được sự chú ý của người khác. Vì bản ngã sống được là nhờ sự chú ý của người khác, mà sự chú ý này chung quy là một dạng năng lượng của tâm mà bản ngã bạn cần để được nuôi sống.

    Bản ngã không biết rằng tất cả năng lượng mà bạn cần đều phát sinh từ bên trong bạn, nên nó thường chạy đi tìm kiếm ở bên ngoài. Bản ngã không cần loại chú ý không mang hình tướng tức là năng lực của sự hiện diện, vì loại chú ý bản ngã cần là loại khiến nó cảm thấy đang được thừa nhận, được ngợi khen, khâm phục, hay để bản ngã bạn được thừa nhận là nó đang tồn tại.

    Một người có tính nhút nhát, sợ hãi trước sự quan tâm của người khác không phải là người đã thoát ly khỏi sự khống chế của bản ngã; mà thực ra bản ngã của những người có cá tính nhút nhát như thế là thứ bản ngã có hai chiều: một mặt họ vừa muốn được chú ý, mà lại vừa sợ người khác quan tâm đến họ. Họ cảm thấy sợ vì sự quan tâm của người khác có thể là ở dạng chê bai hay bài bác, tức là hạ thấp cảm nhận của họ về chính bản thân họ hơn là điều giúp củng cố cho bản ngã ở trong họ. Cho nên đối với một người nhút nhát, cảm giác sợ hãi sự chú ý của người khác lớn hơn nhu cầu được người khác quan tâm. Tính nhút nhát thường đi kèm với một quan điểm về bản thân mà quan điểm này chủ yếu là tiêu cực, ví dụ người đấy tin rằng mình yếu kém, chưa đạt yêu cầu. Nhưng bất kỳ cảm giác nào về bản thân – tức là xem mình là người có cá tính này hay cá tính kia – đều chỉ là biểu hiện của bản ngã, dù cho cảm giác đó chủ yếu là tích cực (“Tôi là người giỏi nhất!”) hay tiêu cực (“Tôi là một kẻ chẳng ra gì!”). Đó là vì đằng sau mỗi khái niệm về bản thân có tính tích cực là một nỗi sợ hãi rằng mình chưa đạt so với yêu cầu, và đằng sau khái niệm về bản thân mang tính tiêu cực là niềm mong ước rằng mình giỏi nhất hoặc hơn người khác. Đằng sau cái bản ngã rất tự tin, luôn ham muốn không ngừng để vượt trội, ưu việt hơn người là một nỗi sợ hãi rằng mình chỉ là một kẻ thấp hèn, thua sút người khác. Ngược lại, đằng sau cái bản ngã rất nhút nhát và nhiều mặc cảm tự ti là một con người có ham muốn ngấm ngầm để vượt trội hơn người khác. Nhiều người thường dao động giữa hai thái cực này: cảm giác tự tôn và mặc cảm tự ti, điều này tùy thuộc vào tình huống hay mỗi người mà họ tiếp xúc. Điều mà bạn cần và quan sát ở trong chính mình là: khi nào bạn cảm thấy siêu việt hay thua kém ai thì đó chỉ là sự biểu hiện của bản ngã ở trong bạn.

    ĐÓNG VAI KẺ ÁC, NẠN NHÂN, HAY NGƯỜI BAN PHÁT TÌNH YÊU
    Một số bản ngã nếu không nhận được những lời ngợi khen hay thán phục từ người khác thì nó sẽ tự đóng một vai nào đó để thu hút sự chú ý. Nếu chúng không nhận được những lưu tâm tích cực thì chúng sẽ hài lòng với những lưu tâm tiêu cực, ví dụ như gây chú ý với người khác bằng cách làm cho người khác phản ứng một cách tiêu cực. Một số trẻ con đã hiểu rõ và sử dụng lối cư xử tiêu cực này, nghĩa là chúng trở nên hư đốn cốt chỉ để có được sự chú tâm của người khác. Các vai diễn tiêu cực này trở nên rõ nét hơn khi bản ngã của “diễn viên” bị phóng đại lên bởi một khối khổ đau sâu nặng nào đó đang hoạt động, tức là nỗi đau khổ trong quá khứ bây giờ đang vươn mình sống dậy, vì nỗi khổ cũ ấy muốn tạo thêm những khổ đau mới để làm cho nó được mạnh thêm. Một số bản ngã gây nên tội ác chỉ vì muốn được người khác biết danh tiếng của mình. Chúng tìm kiếm sự chú ý của người khác bằng cách gây tai tiếng và chịu sự chỉ trích của người khác. Những bản ngã ấy như muốn nói rằng: “Hãy cho tôi biết rằng tôi vẫn còn đang hiện diện trong cuộc đời, rằng tôi không phải là một điều gì vô nghĩa”. Các biểu hiện bệnh hoạn như thế của bản ngã chỉ là các phiên bản thái quá của những bản ngã bình thường.

    Một vai diễn rất phổ biến là vai làm nạn nhân, và hình thức của sự lưu tâm mà vai nạn nhân tìm kiếm là sự đồng cảm, lòng thương hại, hay sự chú ý của người khác đến vấn đề “của Tôi”, đến “Tôi và những câu chuyện thương tâm của tôi”. Tự xem mình là nạn nhân là một trong nhiều mô thức hoạt động của bản ngã như than vãn, cảm thấy bị xúc phạm, bị làm nhục, v.v. Dĩ nhiên khi bạn gán cho mình vai trò là nạn nhân, thì bạn không bao giờ muốn những vấn đề của mình được kết thúc, như các bác sĩ chuyên khoa tâm thần đều biết, và vì vậy mà bản ngã cũng không muốn có một kết thúc tốt đẹp cho những “vấn đề” của nó, vì những vấn đề này là một phần làm nên tư cách nạn nhân. Dù cho không đai muốn nghe câu chuyện thương tâm của bạn, bạn sẽ tự kể trong đầu với chính mình, kể đi kể lại, và cảm thấy tiếc thương cho chính mình và thế là bạn tạo nên một nhân cách, một con người bị cuộc đời và mọi người đối xử bất công. Nó giúp cho bản ngã có một định nghĩa cho cái hình đảnh tự thân mà bạn tự tạo cho mình, và đối với bản ngã thì đó là một điều quan trọng.

    Ở vào giai đoạn đầu của những quan hệ lãng mạn, những vai tuồng là điều rất thông thường để thu hút và nắm giữ bất kỳ người nào mà bản ngã bạn cho rằng: “đây là người sẽ làm cho tôi hạnh phúc, sẽ làm tôi cảm thấy mình đặc biệt, thỏa mãn mọi nhu cầu của tôi”. “Tôi sẽ đóng vai người mà anh muốn, và anh sẽ đóng vai người mà tôi muốn”. Đó là một thỏa hiệp ngầm mà nhiều khi cả hai bên cũng không ý thức về điều này. Tuy vậy, đóng tuồng là công việc thật khó khăn và vì thế mà các vai tuồng đó không được duy trì được dài lâu, nhất là khi bạn bắt đầu sống chung với người kia. Vậy khi các vai diễn đó bị trượt đi, thì bạn sẽ nhìn thấy gì? Không may là trong hầu hết các trường hợp, bạn chưa hề nhận ra bản chất chân thực của người bạn đời của mình, điều mà bạn nhìn thấy chỉ là những gì che đậy cái bản chất chân thực đấy: Đó là cái bản ngã trần trụi khi bị tước bỏ khỏi những vai tuồng mà người đó đang trình diễn, cái bản ngã có đầy khối khổ đau sâu nặng từ quá khứ, cái bản ngã với những mưu cầu đang bị cản trở nên giờ đây đang trở thành những cơn giận dữ và rất có thể hướng cơn giận đó vào người tình hay người phối ngẫu của mình. Bạn giận vì người ấy đã thất bại, không tháo gỡ được cho bạn nỗi sợ hãi và cảm giác thiếu thốn sâu kín vốn là một phần căn bản bên trong của bản ngã.

    Những gì thường được gọi là “tiếng sét ái tình” hầu hết đều là sự phóng đại của những đòi hỏi và nhu cầu cần có nhau của bản ngã. Bạn trở nên nghiện người kia hay đúng hơn là nghiện hình ảnh của người kia trong bạn. Điều này chẳng có liên quan gì đến tình yêu đích thực, vì tình yêu đích thực không hề có đòi hỏi dưới bất kỳ hình thức nào. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ phản ảnh trung thực nhất về tình yêu thông thường: “Te quiero” vừa có nghĩa là “anh yêu em” và đồng thời cũng có nghĩa là “anh muốn có em”. Còn từ “Te amo” chỉ mang thuần nghĩa “anh yêu em” thì lại ít khi được dùng, có lẽ vì tình yêu chân chính cũng hiếm hoi như thế.

    BUÔNG BỎ NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VỀ MÌNH

    Khi văn hóa bộ lạc phát triển thành các nền văn minh cổ xưa thì con người bắt đầu phân hóa thành những chức năng nào đó: kẻ cai trị, giáo sĩ, binh lính, nông dân, nhà buôn, người lao động,… Hệ thống giai cấp bắt đầu hình thành. Chức năng của bạn hầu hết là do hoàn cảnh xuất thân của bạn quyết định. Nó quyết định tư cách nghề nghiệp của bạn, quyết định bạn là ai trong cách nhìn của người khác cũng như trong cách nhìn của chính bạn. Chức năng của bạn trở thành một vai trò nhưng lại không được nhìn nhận là một vai trò: Nó trở thành con người của bạn, hay ít ra là cách bạn nghĩ về chính bạn. Chỉ có những người hiếm hoi như Đức Phật hay Chúa Jesus là nhận ra sự thiếu phù hợp của chế độ đẳng cấp, giai cấp xã hội như thế, họ nhận thức rằng khi chúng ta làm như thế tức là chúng ta tự đồng nhất mình với những biểu hiện của hình tướng ở bên ngoài. Ngài nhận thức rằng tự đồng nhất với hình tướng, với những điều kiện sống tạm bợ ấy sẽ làm che mờ những gì trong sáng, vĩnh hằng vẫn luôn chiếu soi ở trong mỗi con người.

    Ngày nay, cấu trúc xã hội của chúng ta đã bớt khắt khe hơn, bớt bị quy định hơn ngày xưa. Mặc dù hầu hết mọi người vẫn còn bị quy định bởi môi trường sống nhưng họ không còn tự động bị giao phó một chức năng và đi kèm theo đó là một tư cách. Thật ra, trong xã hội hiện đại càng ngày càng nhiều người bị bối rối, không rõ chức năng của họ là gì, mục tiêu của họ là gì, và thậm chí họ là ai.

    Tôi thường chúc mừng khi nghe một người nào đấy thú thật với tôi rằng trong hành trình đi vào con đường tâm linh, họ không còn biết họ là ai nữa. Lúc đó trông họ rất bối rối và ngạc nhiên khi hỏi lại tôi: “Ông bảo rằng bối rối, và lẫn lộn là một điều tốt?”. Tôi yêu cầu họ nhìn sâu hơn, xem sự bối rối ấy có nghĩa là gì. Vì câu nói “Tôi thực không biết tôi là gì” không phải là biểu lộ của sự bối rối. Bối rối là khi bạn nghĩ “Tôi thực không biết tôi là gì, nhưng tôi nên biết câu trả lời đó là gì” hoặc “Tôi thực không biết tôi là gì, nhưng tôi rất cần biết”. Bạn có thể buông bỏ ý nghĩ rằng bạn nên biết bản chất của mình không? Hay nói khác đi, bạn có thể buông bỏ sự tìm kiếm một khái niệm để giúp cho bạn có một cảm nhận về con người mình không? Bạn có thôi đi tìm chính mình qua suy tư? Khi bạn buông bỏ ý nghĩ rằng bạn nên hay cần biết bạn là gì thì bạn có còn cảm thấy bối rối không? Bất thần bối rối không còn nữa. Khi bạn hoàn toàn chấp nhận rằng bạn thực không biết bản chất chân thật của mình là gì, bạn đi vào một trạng thái yên bình và sáng tỏ, điều này rất gần với bản chất chân thật của bạn hơn là dùng suy nghĩ để cố hình dung ra. Dùng ý nghĩ để cố xác định về mình tức là bạn tự giới hạn chính mình.

    NHỮNG VAI DIỄN ĐÃ XÁC LẬP SẴN

    Dĩ nhiên là trên thế giới này mỗi người có mỗi chức năng khác nhau. Đây là điều tất nhiên. Xét về năng lực thể chất hay tinh thần – kiến thức, kỹ năng, tài năng và sức lực – mỗi người đều rất khác nhau. Nhưng điều quan trọng ở đây không phải là bạn hoàn thành chức năng gì trên thế gian này mà là bạn có đồng nhất với chức năng đó đến độ nó chiếm hữu lấy bạn và bạn trở thành một vai diễn hay không? Khi đóng một vai nào đó, bạn trở nên vô thức. Khi bắt gặp mình đang đóng một vai gì, nhận thức này tạo ra một khoảng cách giữa bạn và vai diễn. Đây là phút khởi đầu để bạn có tự do, thoát ra khỏi vai diễn. Khi bạn hoàn toàn đồng nhất mình với vai diễn, bạn nhầm lẫn khuôn mẫu hành xử bó buộc của mình với bản chất chân thật của mình thì bạn sẽ trở nên thiếu uyển chuyển. Bạn cũng tự động gán vai diễn cho người khác, tương ứng với vai diễn của bạn. Ví dụ, khi bạn đến gặp một vị bác sĩ mà người này hoàn toàn đồng nhất với vai diễn của họ, thì đối với họ, bạn không còn là một con người mà chỉ là một bệnh nhân hay một trường hợp lâm sàng

    Mặc dù cấu trúc xã hội trong thế giới đương đại của chúng ta ít khắt khe hơn so với những nền văn hóa cổ xưa, vẫn còn khá nhiều chức năng hay vai diễn được xác lập sẵn mà người ta sẵn sàng đồng nhất với chúng và vì thế mà trở thành một bộ phận của bản ngã. Điều này làm cho quan hệ giữa người với người trở nên thiếu chân thực, xa lạ và phi nhân tính. Những vai diễn được xác lập sẵn đó có vẻ như cho bạn một cảm giác dễ chịu về chính mình, nhưng rốt cuộc bạn tự đánh mất mình ở trong đó. Những chức năng mà một người nào đó nắm giữ trong một hệ thống có thứ bậc như quân đội, giáo hội, hay các tập đoàn rất dễ bị biến thành những vai diễn. Quan hệ đích thực giữa người với người trở nên bất khả khi bạn tự đánh mất mình qua một vai diễn.

    Đây là một số vai diễn đã định sẵn mà ta có thể gọi là điển hình: vai một người phụ nữ đảm đang của tầng lớp trung lưu (vẫn còn thịnh hành dù không nhiều bằng trước đây), vai một người đàn ông rắn rỏi đầy nam tính, vai một người phụ nữ đa tình, vai một người nghệ sĩ “lập dị”, hoặc vai một nhà “văn hóa” (vai này khá phổ biến ở châu Âu), những người này thích phô diễn kiến thức về văn học, âm nhạc, nghệ thuật,… như người ta khoe một chiếc áo đẹp hay một chiếc xe đắt tiền. Kế đó là vai người lớn, rất phổ biến. Khi bạn diễn vai người lớn, bạn rất nghiêm nghị với chính mình và với cách bạn nhìn đời sống. Sự hồn nhiên, nhẹ nhàng và niềm vui sống trong con người bạn không còn được biểu lộ qua vai diễn này.

    Phong trào hippi xuất phát đầu tiên từ những tiểu bang phía Tây nước Mỹ trong thập niên 1960 và sau đó lan ra khắp các nước phương Tây xuất phát từ sự bác bỏ của giới trẻ đối với những khuôn mẫu xã hội, những vai diễn, những khuôn mẫu ứng xử cũ kỹ, đã được đóng khung,… cũng như các cấu trúc kinh tế và xã hội dựa trên bản ngã.
    Giới trẻ thời ấy từ chối đóng những vai trò mà bố mẹ và xã hội muốn áp đặt cho họ. Đáng chú ý hơn là phong trào này lại trùng hợp với nỗi ám ảnh về sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam, trong đó hơn 57.000 thanh niên Hoa Kỳ đã thiệt mạng, khiến cho sự điên cuồng của hệ thống và tâm thức gây chiến được phơi bày rõ cho thế giới mục kích. Trong khi vào thập niên 50, hầu hết người Mỹ đều là những người tuân thủ phép tắc trong ý nghĩ và hành động, thì đến thập niên 60 hàng triệu người bắt đầu rút ra khỏi sự đồng nhất giữa họ với cách suy tư của tập thể người Mỹ vì tính chất điên rồ của tập thể đó đã được biểu lộ quá rõ ràng. Phong trào hippi tượng trưng cho sự nới lỏng các cơ cấu khắt khe của bản ngã trong tâm thức con người. Tuy phong trào này cuối cùng cũng thoái hóa và chấm dứt, nhưng nó đã để lại đằng sau một cánh cửa không riêng cho những người đã tham gia phong trào. Nó đã tạo khả năng cho các tư tưởng và tâm linh phương đông thâm nhập vào phương Tây và đóng vai trò trọng yếu trong quá trình tỉnh thức của tâm thức toàn cầu.

    NHỮNG VAI DIỄN TẠM THỜI

    Nếu bạn có đủ tỉnh thức, có đủ nhận thức và có thể quan sát cách bạn giao tiếp với người khác thì bạn có thể nhận ra những thay đổi rất vi tế trong cách bạn nói chuyện, trong thái độ, và cách bạn cư xử,… tùy thuộc vào người mà bạn đang tiếp xúc. Lúc đầu thì bạn dễ nhận thấy điều này ở người khác hơn, sau đó thì bạn mới có thể nhận thấy ở trong chính bạn. Cách bạn nói chuyện với chủ tịch của một công ty có thể rất khác so với cách bạn nói chuyện với một người lao công. Cách bạn nói chuyện với một đứa trẻ rất khác với cách bạn nói chuyện với một người lớn. Tại sao? Là vì bạn đang diễn một vai tuồng. Bạn không còn là con người thực của bạn khi bạn đang tiếp xúc với ông chủ tịch hay với người lao công, hay với đứa bé. Khi bạn đi vào một cửa hàng, nhà hàng, ngân hàng, hoặc bưu điện, bạn có thể bắt gặp mình đang rơi vào những vai diễn đã được xã hội quy định. Khi là một khách hàng thì bạn phải ăn nói và xử sự như thế. Khi bạn là một khách hàng, thì cô bán hàng hay anh bồi bàn sẽ tiếp đãi bạn một cách tương ứng, vì họ là những người cũng đang diễn những vai tương ứng với vai mà bạn đang diễn. Một số các khuôn mẫu cư xử đã được quy định sẽ diễn ra giữa hai con người quyết định bản chất của sự giao tiếp này. Thay vì là sự giao tiếp giữa người với người thì ở đây các khuôn mẫu cư xử đã-được-khái-niệm-hóa đang giao tiếp với nhau. Con người càng đồng nhất với những vai diễn đặc thù của mình thì quan hệ của họ càng trở nên thiếu chân thực.

    Bạn lưu giữ trong đầu một hình ảnh, một cách hiểu của bạn về người kia, và ngay cả về chính con người của bạn, đặc biệt trong tương quan giữa bạn với người mà bạn đang giao tiếp. Vì thế “bạn” không đang thực sự giao tiếp với người kia mà chỉ là suy nghĩ của chính bạn về bạn đang giao tiếp với suy nghĩ của bạn về người kia và ngược lại. Ở phía bên kia cũng có một quá trình tương tự, vì thế mọi quan hệ bản ngã giữa hai người trong thực tế đã trở thành một quan hệ giữa những khái niệm hư cấu của ta về người khác. Vì thế chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy có rất nhiều xung đột trong các quan hệ vì trong đó không có một quan hệ đích thực

    NHÀ SƯ VỚI BÀN TAY ƯỚT

    Kasan, một Thiền sư đang làm lễ tại đám tang của một người rất cao quý. Khi ngài đứng đó đợi ông Chủ tịch tỉnh và các ông bà có chức sắc khác đến, ngài nhận thấy bàn tay của mình đang rươm rướm mồ hôi. Ngày hôm sau ngài cho gọi đệ tử đến và thừa nhận là ngài chưa sẵn sàng để làm một vị thầy thực sự. Ngài giải thích với họ rằng ngài vẫn chưa đối xử bình đẳng đối với mọi người, dù đó là một kẻ ăn xin hay là một ông vua. Ngài vẫn chưa vượt lên trên những vai trò xã hội và những hình ảnh có tính chất khái niệm để thấy được sự bình đẳng giữa mọi người. Sau đó ngài rũ áo ra đi và tìm đến thọ giáo với một vị thầy khác. Tám năm sau, ngài trở về với những người học trò cũ, lúc bấy giờ ngài đã giác ngộ.

    HẠNH PHÚC CHÂN THỰC SO VỚI ĐÓNG TUỒNG HẠNH PHÚC
    “Cậu khỏe không?”, “Ồ tớ thì nhất rồi, không thể nào tốt hơn nữa”. Liệu câu trả lời này có chân thật không?trong nhiều trường hợp, hạnh phúc chỉ là một vai mà người ta diễn kịch thôi, vì đằng sau vẻ tươi cười bề ngoài đấy là vô số khổ đau nằm ở bên trong. Trầm cảm, suy sụp tinh thần và phản ứng thái quá là những điều thường xảy ra khi trạng thái sống không có hạnh phúc của bạn được che đậy dưới vẻ tươi cười bề ngoài – khi bạn tự dối mình dối người rằng bạn không phải là không hạnh phúc.

    “Tớ được lắm!” là vai diễn của bản ngã rất phổ biến ở mỹ hơn là ở những nước khác (những nơi mà sự khốn khó và việc biểu lộ vẻ khốn khổ ấy ra hầu như là một chuẩn mực cư xử và vì thế mà dễ được chấp nhận hơn). Có thể điều này hơi phóng đại một chút, nhưng tôi nghe rằng tại thủ đô một nước Bắc Âu, bạn có nguy cơ bị bắt giữ như bạn đang phạm tội say rượu, nếu bạn vô ý mỉm cười với những người lạ mà bạn gặp ở trên phố.

    Nếu thấy có sự bất hạnh ở trong bạn thì trước hết bạn hãy thừa nhận là bạn đang có cảm giác bất hạnh, khổ sở ở đó. Nhưng bạn không cần phải nói: “Tôi là một kẻ bất hạnh”. Vì sự bất hạnh không có liên quan gì đến bản chất chân thật của bạn. Hãy nói rằng “Ở trong tôi, lúc này đang có một cảm giác khổ sở”. Rồi suy gẫm xem tại sao bạn lại có cảm giác này. Có thể bạn đang gặp phải một tình huống nào đó gây nên cảm giác này. Có thể bạn cần phải hành động để thay đổi tình trạng đó hay bạn phải giúp cho mình thoát ra khỏi tình trạng đó. Nếu bạn không thể làm gì được thì hãy đối diện với những gì đang xảy ra và nói “À, bây giờ thì tình trạng nó đang như vậy. Hoặc tôi phải học chấp nhận rằng tình huống này đang như thế, hoặc chống đối thì chỉ tự chuốc khổ vào mình”. Nguyên nhân chính của nỗi bất hạnh ở trong bạn không bao giờ là tình trạng nào đó mà bạn đang gặp phải mà chính là những suy nghĩ của bạn về tình trạng đó. Hãy ý thức những ý nghĩ gì đang xảy ra ở trong bạn. Tách bạn ra khỏi những ý nghĩ về tình huống đó. Nên biết là tình huống mà bạn đang gặp phải luôn trung hòa và không thể nào khác đi được, ít ra là trong lúc này. Bạn nhận rõ đâu là tình huống mà bạn đang gặp phải và đâu là những suy nghĩ của bạn về tình huống đó. Thay vì thêu dệt trong đầu những câu chuyện không có thật, bạn hãy tập chú tâm vào những dữ kiện có thật. Ví dụ nếu bạn có ý nghĩ “Chết, mình đã khánh kiệt” là bạn vừa tạo nên một câu chuyện lâm ly, nhưng không có thật. Nó sẽ giới hạn và ngăn cản bạn có những động thái có hiệu quả. Nhận thức “Tôi chỉ còn 50 xu trong túi” là một nhận thức khách quan về tình huống này. Đối diện với sự kiện một cách khách quan luôn tạo cho bạn có sức mạnh và khả năng giải quyết vấn đề. Hãy ý thức rằng những gì bạn đang suy nghĩ sẽ tạo nên những cảm xúc ở trong bạn. Hãy quan sát sự liên hệ giữa những suy nghĩ của bạn và những cảm xúc mà bạn đang có. Đừng trở thành những suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực, mà hãy là nhận thức sáng tỏ đứng đằng sau những biểu hiện đó.

    Đừng cố gắng để đi tìm hạnh phúc. Nếu cố tìm thì bạn sẽ không thể tìm ra, vì tìm kiếm là một phản đề của hạnh phúc. Dù hạnh phúc là thứ bạn khó có thể nắm bắt, nhưng thoát ra khỏi cảm giác bất hạnh là điều bạn có thể làm được trong phút giây này bằng cách đối diện với những gì đang xảy ra trước mắt bạn, hơn là thêu dệt nên những câu chuyện lâm ly về tình huống đó. Ý nghĩ rằng bạn là “một kẻ bất hạnh” sẽ che phủ trạng thái an nhiên và thanh bình ở bên trong - nguồn gốc của hạnh phúc chân thực ở trong bạn.[/spoil]

    Trí tuệ không có nghĩa là thấy Pháp như thế nào mà trí tuệ là trả Pháp lại cho Pháp. Trí tuệ là không để bản ngã xen vào để có ý kiến này ý kiến kia, giải quyết kiểu này kiểu nọ đối với Pháp mà hoàn toàn trả Pháp lại cho Pháp, để tự nó vận hành. Thực ra khi trả Pháp lại cho Pháp để tự Pháp vận hành thì mình mới thực sự học được sự vận hành của Pháp. Khi học được sự vận hành của Pháp thì lúc đó mới là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã, luân hồi sinh tử.
    Viên Minh
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/14
  3. NgàyĐầuNăm

    NgàyĐầuNăm Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    54
    Tham ái: Chướng ngại của tâm từ

    Nơi nào tình thương thống trị, sẽ không có sự tham muốn quyền lực. Và nơi nào quyền lực thống trị, sẽ không có mặt tình thương. Cái này là bóng tối của cái kia.

    - Carl Jung

    Tham ái - sự dính mắc, bám víu, ham muốn - là một trạng thái tâm thức quyết định những gì ta tưởng là cần có để được hạnh phúc. Chúng ta đặt hết kỳ vọng, mơ ước của mình vào một đối tượng nào đó mà ta chú ý. Nó có thể là một vật, một người, một hành động hoặc một kết quả nào đó. Bị mờ mịt vì sự mê hoặc của nó, chúng ta nhìn thế giới bằng một con mắt phiến diện, đầy thiên kiến. Ta cho rằng đối tượng ấy, và chỉ có mỗi mình nó mà thôi, mới có thể đem lại cho ta hạnh phúc. Ta có thể đắm đuối với một vật, hoặc một người nào đó, để rồi chừng vài tháng sau, ta giật mình nhìn lại và tự hỏi: “Tại sao lại có chuyện này xảy ra? Tại sao mình lại say mê nó đến thế?”

    Kinh Phật có ví dụ tâm của người tham ái cũng giống như một hồ nước vẩn đục. Chúng ta không còn nhìn thấy đáy hồ được nữa. Nhãn quan của ta bị giới hạn. Ngược lại với tâm từ, trong khi tình thương có một sức mạnh phá tan mọi sự ngăn cách và làm trong sáng tâm ta, lòng tham ái lại gây thêm chia rẽ và làm lu mờ nó vì sự dính mắc. Cũng vì vậy mà tham ái còn được xem như một chướng ngại của tâm từ.

    Muốn hiểu rõ tham ái, ta hãy tự hỏi mình câu này cho thật sâu: “Ta thật sự muốn gì và cần gì để có hạnh phúc?” Tham ái là một cảm xúc rất tự nhiên, nhưng khi ta dựa vào nó để tìm hạnh phúc thì đó là một điều khá nguy hiểm. Trong khi cố gắng thỏa mãn lòng tham ái của mình, ta có thể vô tình gây khổ đau cho người khác, hoặc cho chính ta. Ta có thể bị thôi thúc phải chiếm hữu một số đối tượng nào đó, và muốn chúng không bao giờ đổi thay. Ta nghĩ rằng thỏa mãn lòng tham ái sẽ mang lại cho ta một cái gì, mà thật ra là không thể và cũng không bao giờ có được.

    Đôi khi chúng ta mù quáng, sẵn sàng hy sinh tất cả để mong đạt được đối tượng mình ham muốn. Ta bỏ hình để bắt bóng, mà nhiều khi chiếc bóng kia lại rất xa vời và huyễn ảo. Lòng tham ái khiến ta bị mê mờ, chúng ta quên đi những gì đang thật sự có trong tay để đuổi bắt những gì mình không có. Cuối cùng, ta có chăng chỉ là một chuỗi dài những mất mát mà thôi. Và sự mất mát to tát nhất lại chính là hạnh phúc của ta.

    Sự tham ái còn khiến ta tách rời, lìa xa những người chung quanh. Ta tranh giành hạnh phúc với người khác như thể là nó có rất ít, như hạnh phúc chỉ có mặt trong một vật, một người, hay một kinh nghiệm nào đó mà thôi. Và muốn có hạnh phúc ta phải chiếm đoạt chúng cho kỳ được. Ta cho rằng những gì mình ưa thích là rất hiếm hoi và có giới hạn. Ta chống đối bất cứ ai hoặc sự việc gì cản trở ta. Ta cảm thấy ganh tỵ và ghen tức với tất cả. Trong tâm trạng ấy ta rất là cô đơn và khổ đau, ta không còn biết gì hơn ngoài ta ra và đối tượng tham ái của mình!

    Chúng ta không những đánh mất sự nối liền với người khác mà đôi khi còn đánh mất cả lòng trắc ẩn nữa. Vài năm trước đây, tôi có người bạn đầu tư một số tiền lớn vào thị trường chứng khoán. Sau một thời gian ngắn, thị trường bị khủng hoảng lớn. Bạn của tôi hằng tuần cứ chăm chú theo dõi tin tức trên đài phát thanh và báo chí, xem có biến cố nào trên thế giới có thể ảnh hưởng đến những chứng khoán của anh không. Anh ta thấy rằng, mỗi khi nghe những tin về các nạn thiên tai, chiến tranh, đói khát trên thế giới, anh chỉ có mỗi một sự quan tâm mà thôi: “Không biết vụ này có làm tăng giá những chứng khoán của mình không?” May mắn thay, cuối cùng anh ta đã bán hết những cổ phiếu của mình. Anh rất mừng vì được tự do, thoát khỏi sự ràng buộc của tham ái, và nối liền lại được với những người chung quanh.

    Khi ta cho rằng số lượng hạnh phúc trên cuộc đời này rất giới hạn, ta sẽ khư khư bảo vệ chúng. Cái thấy nhỏ nhen ấy không những trói buộc ta trong một ý thức quá hẹp hòi, mà còn hạn chế cả những gì ta nghĩ rằng mình có thể có được.

    Rất may cho tôi là khi đến Ấn Độ lần đầu tiên vào thập niên 70 của thế kỷ trước, tôi không mang theo danh sách nhu cầu nào hết, ví dụ như nước nóng, thời tiết, đồ ăn, thức uống... Bằng không, tôi nghĩ tôi đã không bao giờ có thể ở lại để có được kinh nghiệm lớn lao nhất trong đời mình. Lòng tham ái có lẽ đã ngăn chặn tôi lại, không cho phép tôi liều lĩnh. Khi bám víu vào những gì ta nghĩ mình cần phải có mới được hạnh phúc, cuộc sống của ta sẽ bị thu hẹp lại. Mà bản chất của lòng tham ái và sự dính mắc là vậy, nó được thúc đẩy bằng sự tích trữ và chiếm đoạt. Chúng ta tích trữ tài vật. Chúng ta thâu phục người khác. Ta nói: “nhà cửa của tôi”, “sự nghiệp của tôi”, “chồng con của tôi”, “bạn bè của tôi”...

    Và chúng ta cũng mang thái độ hẹp hòi ấy vào lãnh vực của kiến thức và niềm tin của mình. Chúng ta có những ý kiến và quan điểm riêng, và chúng định nghĩa con người ta. Thế giới của ta cũng vì vậy mà bị chia cắt ra thành những nhóm riêng biệt, ngăn chia thành quốc gia, chủng tộc, chủ nghĩa...

    Chúng ta cũng xem thân và tâm này như là những sở hữu của riêng mình. Ta nghĩ mình là chủ của thân, như thể ta có quyền bắt nó không bao giờ được đổi thay. Ta nghĩ mình là chủ của tâm, như là ta có quyền quyết định những gì sẽ khởi lên trong tâm. Thân này và tâm này là “của tôi”. Vậy mà thân này cứ bất chấp ta, nó vẫn cứ già, cứ bệnh, cứ chết. Và tâm ta lại có bao giờ chịu tuân theo lệnh của ta đâu! Ta bảo nó vui, nhưng nó cứ buồn; muốn nó suy nghĩ việc này, nó lại lo nghĩ chuyện khác. Nhưng dù vậy, ta vẫn muốn tin rằng ta có thể kiểm soát
    được nó. Chúng ta nghĩ sự sống này như là một vật gì mà ta hoặc là có, hoặc là không. Nhưng bạn hãy thử nhìn cho sâu sắc đi, có thật sự là như vậy không? Đôi khi chúng ta muốn nắm giữ sự sống của mình, nhưng chính sự nắm bắt ấy sẽ làm nó mất đi.

    Có lần, trong buổi tiệc mừng nhà mới, tôi được tặng một món quà thật đơn sơ là một ấm trà bằng thủy tinh. Tôi quý nó lắm, nó trở thành một trong những món đồ tôi ưa thích nhất. Một hôm, tôi dùng cái ấm ấy để nấu nước sôi. Khi tôi đang đặt ấm trên lò nấu thì nó nứt ra và vỡ toang thành nhiều mảnh nhỏ, văng nước sôi tung toé lên tay và người tôi, làm phỏng nhiều nơi. Phản ứng đầu tiên của tôi là cảm thấy như mình vừa bị phản bội. Chiếc ấm trà bằng thủy tinh này đã bạc đãi tôi. Tôi nghĩ: “Mình thích nó quá mà. Nó là một trong những món đồ mà mình yêu quý nhất. Tại sao nó lại có thể làm như vậy được?”

    Khi chúng ta tự cho mình là chủ của một vật gì, ta sẽ có ý muốn kiểm soát nó, và rồi cảm giác bị phụ rẫy tiếp theo sau sẽ rất mãnh liệt. Ta lúc nào cũng theo dõi cẩn thận những gì ta nghĩ mình là chủ, để ý đến từng sự thay đổi nhỏ nhặt của chúng. Thái độ ấy phát xuất từ một sự bất an, nó tạo nên nhiều căng thẳng trong ta. Khi ta nghĩ rằng mình làm chủ một vật gì, là ta đang tự dựng lên một bức tường ngăn cách giữa “ta” và “vật khác.” Điều đó, tự nó cũng chính là đầu mối của sự chia rẽ. Chúng ta bắt đầu đào một hố sâu giữa người sở hữu và vật sở hữu. Và càng cảm thấy sự cách biệt giữa “ta” và “vật khác” sâu đậm đến đâu, ta lại càng cố gắng để kiểm soát “vật khác” đến chừng ấy. Và rồi chúng ta chỉ còn biết quan tâm đến việc làm sao để nắm giữ được chúng, hơn là tiếp xúc với chúng.

    Có nhiều trường hợp để ta có thể tự cho mình là một sở hữu chủ. Có thể chúng ta đang giúp đỡ hoặc đang chữa bệnh cho một người nào. Lúc ấy, ta dễ có kỳ vọng muốn người kia phải đáp ứng theo lối mình muốn. “Tại sao anh lại không cảm thấy khỏe hơn?” “Tại sao chị lại không cảm thấy vui hơn?” Mà thường thì đâu phải lúc nào người ta cũng phản ứng hay hành xử như ý ta muốn. Và ta lại cảm thấy mình bị phản bội rồi trở nên bất mãn.

    Chúng ta cũng thường có thói quen đi tìm hạnh phúc, ý nghĩa của cuộc đời bằng cách gom góp và bảo vệ một số đối tượng tham ái nào đó. Nhưng rồi chính thái độ ấy lại càng làm ta xa cách với sự sống hơn. Hạnh phúc có được qua việc chiếm hữu, thoả mãn tham ái chỉ là tạm bợ và hão huyền mà thôi. Có điều gì ta có mà sẽ không bị mất đi? Vì vậy mà sợ hãi lúc nào cũng có mặt. Chúng ta cứ chạy theo sự vật, cố gắng thu thập cho nhiều và thật nhiều, và cuối cùng ta sẽ được những gì? Cái “ta” này rồi cũng sẽ chết, bỏ lại tất cả. Còn sự phụ bạc nào lớn hơn!

    Đức Phật dạy: “Tham ái đưa đến sự bất an và sợ hãi.” Thật ra, tham ái và sợ hãi là hai vòng tròn lúc nào cũng ôm chặt lấy nhau. Sợ hãi thường khơi dậy trong ta một sự dính mắc mãnh liệt. Khi ta sợ mất đi một vật gì, ta sẽ cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ nó. Và ngược lại, tham ái đem đến sự sợ hãi, vì ta không thể tìm được hạnh phúc vững bền trong thế giới bấp bênh, luôn biến đổi này. Chúng ta như một người đang bị lún sâu trong vũng lầy, lại còn tự làm khổ mình vì cứ than thân trách phận. Ta trách mình sao không tìm được sự an ổn nào trong cuộc đeo đuổi điên rồ và hão huyền giữa cuộc sống này.

    Trong đạo Phật, tham ái được xem là nguồn gốc của khổ đau vì hai đặc tính của nó: tìm kiếm và bảo vệ. Sự tìm kiếm thì vô tận, sẽ không bao giờ ngừng nghỉ, không bao giờ chấm dứt. Còn bảo vệ có nghĩa là ta gắng giữ cho mọi thứ không thay đổi, không hư hoại. Nhưng điều đó chỉ tạo nên sự sợ hãi và bất an mà thôi, vì bất cứ những gì ta có thể nhận thức được qua thân và tâm này đều là vô thường.

    Khi tôi mới thực tập thiền quán, sau giai đoạn khó khăn buổi ban đầu, tôi trải qua giai đoạn kinh nghiệm một cảm giác thư thái, nhẹ bỗng trong thân, và tâm tôi cảm thấy thật an lạc, tĩnh lặng. Tôi bắt đầu nghĩ: “Phải chi mình có thể sống trọn cuộc đời còn lại trong trạng thái này thì tuyệt biết mấy!” Tôi tưởng tượng ra mình, năm, mười năm sau, sẽ nhẹ bồng bềnh đi trên đường phố New York, lúc nào cũng mỉm cười thật tươi, mang một cảm giác tuyệt vời như trong giờ phút này đây.

    Nhưng lẽ dĩ nhiên, không có gì là vĩnh viễn hết. Chỉ chưa đầy hai mươi phút sau là chân tôi bắt đầu đau, tôi cảm thấy buồn ngủ hoặc bứt rứt. Mỗi khi việc này xảy ra là tôi tự trách tại vì mình mà nó thay đổi: “Mình đã làm gì sai mà cảm giác an lạc ấy không còn nữa?” Nhưng thật ra nó mất đi không phải vì tôi đã thực hành sai. Nó mất đi chỉ vì một lý do đơn giản là cái gì rồi cũng phải đổi thay. Không ai có thể ngăn chặn được dòng vô thường này để bắt giữ lại một kinh nghiệm dễ chịu nào mãi mãi.

    Khi nhìn cuộc đời qua ánh mắt của tham ái, ta nghĩ rằng nó sẽ mầu nhiệm, mang đến cho ta toàn những việc tốt lành, sẽ không bao giờ có một việc gì xấu, một việc gì đau đớn xảy đến cho ta. Mà thật ra thì cuộc đời có mầu nhiệm thật đấy, nhưng điều ấy không có nghĩa là sẽ không có những đớn đau. Bạn nên nhớ, sự đau đớn không phải là dấu hiệu cho thấy ta đã làm điều gì sai trật. Thật ra, cuộc sống này là một chuỗi dài liên tục của hạnh phúc và khổ đau, có được điều mình muốn và rồi xa lìa nó. Ta sẽ kinh nghiệm những ngày mưa, những tháng nắng, những buồn vui, được mất, khen chê, danh vọng và tiếng xấu. Chúng luôn thay đổi và nằm ngoài vòng kiểm soát của ta. Đó là những sự kiện rất tự nhiên mà cuộc đời này dâng tặng, và dù vậy ta vẫn có thể sống hạnh phúc.

    Chúng ta cần gì mới được hạnh phúc? Chúng ta có thật sự cần những điều mà xã hội này bảo ta không? Lắm khi, điều mà chúng ta nghĩ là mình cần để có được hạnh phúc lại chỉ là một kiến tạo của người khác. “Samsara”, tên một loại nước hoa của Pháp, là một thí dụ rất cụ thể. Trong tiếng Phạn, samsara có nghĩa là thế giới vô thường này, là vòng sinh tử luân hồi, khổ đau này. Nhưng những nhà thương mại thì quảng cáo Samsara như là “một sự ngào ngạt và dài lâu, một niềm thỏa mãn vô cùng tận”. Đó là điều mà chúng ta ai cũng muốn. Mà thật ra có phải vậy không, Samsara có thật sự là một “niềm thỏa mãn vô cùng tận” không?

    Trong chúng ta dường như ai cũng nghĩ rằng nếu có thật nhiều tiền thì sẽ có hạnh phúc. Nhưng thật ra, cái mà ta muốn không phải là có được thật nhiều những tờ giấy bạc màu xanh đỏ, hoặc ngay cả những gì mà tiền bạc có thể mua được. Điều chúng ta thật sự muốn chính là cái mà việc có nhiều tiền biểu thị! Có thể nó biểu thị rằng ta có quyền lực hoặc có được sự an ổn. Có thể nó nói lên một khả năng được tự do lựa chọn, hoặc ám chỉ rằng ta có nhiều thì giờ để vui chơi... Đó mới chính thật là những gì ta muốn.

    Nhìn cho kỹ, ta thấy sau khi những nhu cầu cơ bản đã được đầy đủ, cái ta muốn chính là một số trạng thái tâm thức nào đó. Khi ta muốn có nhiều tiền, thật ra là ta muốn có được những trạng thái tâm thức mà ta nghĩ rằng tiền bạc sẽ mang lại, như là sự an ổn, quyền lực hoặc là tự do. Nhưng khi đã có thật nhiều tiền trong tay rồi, vẫn chưa chắc ta sẽ có được những gì mình muốn. Ta vẫn cảm thấy bị ràng buộc, yếu đuối và bất an.

    Chân lý này sẽ giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn: những trạng thái tâm thức của ta là một chức năng của chính con người ta. Điều ấy có nghĩa rằng chúng không hề tùy thuộc vào những gì ta có, hoặc số lượng nhiều hay ít. Có biết bao nhiêu điều chúng ta có thể có, hoặc đang có, mà không hề phải sợ bị khổ đau vì dính mắc hoặc mất mát. Chúng là những đức tính trong ta như tình thương, niềm tin và tuệ giác. Những trạng thái ấy đâu phải phát sinh nhờ sự tích lũy thật nhiều, hay một sự tìm cầu nào đâu?

    Khi chúng ta kẹt trong tham ái là ta đang bị cuốn theo dòng thời gian trôi chảy liên tục và kế tiếp nhau. Chúng ta chỉ biết có mỗi một điều là thu thập những gì mình chưa có, và giữ chặt những gì mình đang có. Trong dòng chảy liên tục này, ta chỉ còn biết nghĩ đến tương lai mà thôi. Trạng thái này trong đạo Phật gọi là bhava, tức là sự trở thành, lúc nào cũng đang trở thành một giai đoạn sắp tới. Cũng như khi hơi thở này vừa mới sắp sửa, chưa hoàn toàn chấm dứt, là ta đã lo nghiêng tới cố gắng nắm bắt hơi thở kế tiếp rồi.

    Bạn thử tưởng tượng xem, nếu chúng ta đi đứng mà lúc nào cũng nghiêng người tới phía trước, thân ta sẽ đau nhức đến chừng nào? Lưng ta, cổ ta, chân ta chắc chắn sẽ mệt mỏi lắm. Và con tim ta cũng vậy, nó sẽ nhức nhối lắm nếu ta lúc nào cũng đuổi theo tương lai, tìm kiếm, lệ thuộc vào vật này hay người kia... cho dù đó có là một niềm tin về hạnh phúc. Trong cuộc sống, cứ mỗi khi ta kinh nghiệm một sự mất mát hoặc đổi thay, cảm thấy bất an, là ta lập tức chạy đi tìm kiếm và nắm bắt một cái khác.

    Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, người ta định nghĩa sự từ bỏ (renunciation)biết chấp nhận những gì đến với mình và buông xả những gì rời bỏ chúng ta mà đi. Trong ý thức đó, sự từ bỏ có nghĩa là đạt đến một trạng thái hiện hữu đơn thuần. Chúng ta có một giây lát để nhìn, để nghe, để xúc chạm, để ngửi, để nếm, để suy nghĩ - chỉ trong phút chốc đó thôi và rồi nó qua đi. Nếu ta đi tìm một hạnh phúc trường cửu trong giây phút phù du ngắn ngủi này, ta sẽ đánh mất đi niềm an lạc của một sự hiện hữu đơn thuần. Bạn hãy thử tưởng tượng một giây phút tĩnh lặng nhờ ta không còn ngả tới phía trước nữa, cho dù đó là để nắm bắt một hơi thở kế tiếp. Đó chính là sự có mặt thay vì là sự trở thành. Đó cũng là năng lượng và sự tràn đầy của một tâm từ trong ta.

    Tâm từ lúc nào cũng có mặt trong ta. Với tình thương, ta sẽ thật sự có mặt trong giây phút hiện tại này, ta không chỉ nhắm đến tương lai - đến những gì ta muốn, những gì ta sợ hãi, hay những gì ta phải giữ chặt. Trong giây phút này, ta có thể thật sự để cho sự vật hiện hữu đúng như bản chất tự nhiên của chúng. Tâm từ giúp ta thoát ra ngoài lãnh vực của thời gian, của hy vọng và thất vọng.

    Tâm từ không hề lệ thuộc vào sự mua chuộc hay đổi chác. Tham ái thì nói rằng: “Tôi thương anh, tôi sẽ chăm sóc cho anh, tôi sẵn sàng cho anh tất cả, nhưng với điều kiện là anh phải làm đúng theo kỳ vọng của tôi và thỏa mãn những nhu cầu của tôi.” Tình thương đó rất giới hạn, vì nó chỉ dành cho những ai có thể đáp ứng lại những gì ta muốn mà thôi. Ta thương một người nào, và nếu người ấy làm ta thất vọng, ta sẽ không còn thương nữa. Thứ tình thương hạn hẹp ấy được đặt trên nền tảng của sự tham ái và dính mắc.

    Nhiều khi ta tưởng rằng mình đang có tâm từ đối với một người nào, nhưng thật ra là ta đang có lòng tham ái và bị dính mắc với người ấy. Vì lý do đó mà tham ái còn được xem như một “kẻ thù gần” của tâm từ. Tham ái có thể đem lại cho ta một cảm giác tương tợ, nó có thể giả trang thành tâm từ - cho đến khi nào ta đụng đến mức giới hạn của nó. Tâm từ thì không có giới hạn, rộng mở và ban phát đến tất cả một cách vô điều kiện. Tâm từ không phân biệt giữa chủ thể và đối đượng; không cố gắng kiểm soát hoặc giam giữ đối tượng; và cũng không bị đe dọa vì những mất mát hoặc bất cứ một sự sợ hãi nào.

    Tâm từ được đặt trên nền tảng của sự vô tham. Sự vô tham - không bị dính mắc - ở đây không phải là một trạng thái thờ ơ, lạnh lùng, không để ý đến những gì đang xảy ra chung quanh. Không bị dính mắc cũng không phải là một sự cau có tránh né hay là một thái độ dửng dưng, mặc kệ. Ngược lại, nó là một trạng thái rất sinh động, rất cởi mở và tràn đầy. Năng lượng của sự vô tham được biểu hiện thành tình thương. Thánh Mohandas Gandhi gọi đó là “ năng lực xảo diệu nhất trong vũ trụ.” Nó xảo diệu vì có thể tự tại đi đến khắp mọi nơi, như không khí lan tràn ra khắp chốn - ngược lại với tham ái, bị kẹt vào một đối tượng duy nhất và rồi không còn xoay xở gì được nữa. Chúng ta đạt được sự vô tham bằng cách thanh lọc tâm khỏi sự kiềm tỏa của ái dục. Có vài phương pháp có thể giúp ta thực hiện được việc này.

    Một phương pháp để thanh lọc tâm mình khỏi năng lực của ái dục là đừng cố gắng kiểm soát những gì ta không thể kiểm soát. Có một lần, đứa con gái bảy tuổi của một người bạn tôi, nửa đêm giật mình thức giấc la khóc om sòm. Bạn tôi chạy sang hỏi: “Con sao vậy? Chắc con nằm mơ thấy gì ghê lắm hả?” Nó đáp: “Dạ, con nằm mơ thấy mình chạy chơi đuổi theo con chó ra ngoài vườn, rồi có một bầy ong khổng lồ bay lại bao vây tấn công con, và con chết.”

    Bạn tôi thấy khó tin, hỏi lại nó: “Con chết thật hả! Thường thì má chỉ nằm mơ thấy mình sắp chết thôi chứ chưa bao giờ thấy mình thật sự chết. Lúc ấy như thế nào?” Đứa bé gái suy nghĩ một hồi rồi đáp: “Con thấy khổ đau lắm, và rồi con thôi không chống cự nữa, và con thấy yên trở lại.”

    Chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân nào đã khiến ta chống cự, và làm thế nào để ta chấp nhận được chuyện sinh tử. Buông bỏ những cố gắng vô ích chống lại sự đổi thay là một trong những năng lực của vô tham, của một tình thương chân thật.

    Ta cũng có thể thanh lọc tâm mình khỏi năng lực của ái dục bằng cách thực hành bố thí. Tham ái là một năng lực hướng nội, nó chỉ biết lôi kéo mọi vật về phía mình, cho riêng mình. Chúng ta cần phải chuyển đổi thái độ ấy theo chiều hướng ngược lại, cởi mở và ban cho. Bố thí không chỉ đơn giản là một hành động ban tặng cho người khác tài vật. Nó còn có nghĩa là một sự chăm sóc, bảo vệ, ân cần và thương yêu. Bố thí cũng không chỉ là một hành động giữa hai người, mà nó còn là một trạng thái của nội tâm, một thái độ rộng lượng đối với chính mình như đối với người khác.

    Chúng ta cũng có thể thanh lọc tâm mình khỏi năng lực của ái dục bằng cách thực tập lòng biết ơn. Thay vì cứ mang mặc cảm là ta không được đầy đủ, hoặc sẽ không bao giờ đủ, ta có thể ý thức rằng thật ra thế giới này đã ban tặng cho ta quá nhiều, và những gì chúng ta đang có đã là quá đầy đủ.

    Chúng ta cũng có thể thanh lọc tâm mình khỏi năng lực của ái dục bằng cách chọn một lối sống đơn giản, nhận biết những gì thật sự cần thiết cho hạnh phúc. Hạnh phúc chân thật không thể tìm thấy ở bất cứ một nơi nào hoặc một người nào khác. Vì cái gì rồi cũng thay đổi, nên hạnh phúc nương tựa vào chúng sẽ chỉ là tạm bợ mà thôi. Sống đơn giản là khả năng có được một con tim thương yêu trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    Sống với sự vô tham, không dính mắc, có nghĩa là ta thể nhập vào sự sống của mình một cách thật tự nhiên, không cần một sự dụng công nào. Khi đức Đạt-lai Lạt-ma được giải Nobel Hòa bình, có người nhận xét rằng trao cho ngài giải thưởng hòa bình cũng giống như ban cho bà Mẹ thiên nhiên một giải thưởng về nghệ thuật vậy! Đối với tất cả chúng ta, thương yêu là một trạng thái rất tự nhiên. Chúng ta bao giờ cũng tự tại và có thể tiếp xúc được với tất cả, vì đó chính là phản ảnh con người thật của chúng ta.
     
  4. kirachan

    kirachan Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/11/13
    Bài viết:
    0
    Ý nghĩa quá, cám ơn thớt nhé ^^
     
  5. faceinteraction1

    faceinteraction1 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    6/8/14
    Bài viết:
    0
    tính thuê người lo cho trẻ mà coi clip này đang đắn do suy nghĩ
    youtube.com/watch?v=sFp_HbwD0bA
    Các bạn cho mình thêm kiến nha
     
  6. viethanphutien

    viethanphutien Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/8/14
    Bài viết:
    0
    Cảm ơn bạn. Mình đọc thấy rất ý nghĩa
     
  7. nguyenhien2buy

    nguyenhien2buy Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    23/10/14
    Bài viết:
    0
    Bạn hãy chọn những hạt giống tốt nhất và phù hợp cho tâm hồn của mình. Hạt giống của niềm tin, lòng can đảm, đức độ, khát vọng và tình yêu cuộc sống chính là những hạt giống quan trọng nhất.
     
  8. tambabylovelove

    tambabylovelove Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/5/12
    Bài viết:
    26
    Đọc để khai phá được rất nhiều điều ý nghĩa! Cảm ơn chủ top nhé :D
     
  9. shipcaptainno1

    shipcaptainno1 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/14
    Bài viết:
    5
    Để nhận thức được giá trị của một tháng
    Hãy hỏi bà mẹ vừa sinh con chưa đầy tháng tuổi.
    Để nhận thức được giá trị của một tuần
    Hãy hỏi biên tập viên tuần báo.
    Để nhận thức được giá trị của một giờ
    Hãy hỏi những người yêu nhau đang chờ cuộc hẹn.
    Để nhận thức được giá trị của một phút
    Hãy hỏi người vừa trễ một chuyến xe.
     
  10. xshot.vn

    xshot.vn Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/12/14
    Bài viết:
    0
    Hay quá. Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin.
     
  11. Ngắn Củn

    Ngắn Củn Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    8/6/12
    Bài viết:
    47
    dài quá đọc mãi ko thấy hết :9cool_pudency:
     
  12. kenturo

    kenturo Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    4/9/07
    Bài viết:
    282
    Hai “ăn mày” đi dự đám cưới, câu chuyện xúc động lòng người
    --------------------------------------------------------------------------------

    Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?

    ………Sau khi đọc xong tôi đã khóc..

    [​IMG]

    Khi tôi nhìn sang, chợt thấy một ông lão đang nhìn chằm chằm về phía mình, bên cạnh còn có một bà lão. Thấy tôi nhìn sang, họ liền vội vã cúi gầm mặt xuống. Tôi không quen biết gì với cả hai người, nhưng nhìn họ cũng không giống những người ăn xin, quần áo họ mặc trông còn mới. Điều khiến mẹ nói họ giống ăn mày là vì cái lưng còng, bên cạnh còn có cây gậy.

    Mẹ bảo Thiên Trì vốn là cô nhi, bên đó vốn không có người thân đến, nếu như không phải chỗ quen biết gì thì hãy đuổi họ đi.

    - “Thời buổi này, những người ăn xin rất là xấu nết, cứ thích đợi ở trước cửa nhà hàng, thấy nhà nào có đám tiệc liền giả làm người thân đến ăn chực”.

    Tôi nói:

    - “Chắc không vậy đâu mẹ, để con gọi Thiên Trì đến để hỏi thử xem sao?”

    Thiên Trì giật mình hoảng loạn khiến cho những bó hoa tôi đang cầm trên tay rơi “bịch” xuống đất, cuối cùng anh ấp a ấp úng nói họ chính là ông chú và bà thím của mình.

    Tôi khẽ liếc mẹ một cái, ý nói rằng suýt chút nữa đã đuổi người thân đi rồi.

    Mẹ nói:

    - “Thiên Trì, con không phải là cô nhi sao? Vậy thì người thân ở đâu ra vậy?”

    Thiên trì sợ mẹ, cúi gầm mặt xuống nói đó là họ hàng xa của anh, rất lâu đã không qua lại rồi, nhưng kết hôn là chuyện lớn, trong nhà ngay cả một người thân cũng không đến, trong lòng cảm thấy rất đáng tiếc, vậy nên…..

    Tôi dựa vào vai Thiên Trì, trách anh có người thân đến mà không nói sớm, chúng ta nên đặt cho họ một bàn, nếu đã là họ hàng thân thích thì không thể ngồi ở bàn dự bị được.

    Thiên Trì ngăn lại, nói là cứ để họ ngồi ở đó đi, ngồi ở bàn khác họ ăn uống cũng không thấy thoải mái.

    Mãi đến lúc mở tiệc, ông chú và bà thím cũng vẫn ngồi ở bàn đó.

    Lúc mời rượu đi ngang qua bàn hai người ngồi, Thiên Trì do dự một hồi rồi vội kéo tôi đi ngang qua. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại, thấy họ cúi mặt xuống đất, nghĩ ngợi một hồi, tôi kéo Thiên Trì trở lại:

    - “Ông chú, bà thím, chúng con xin kính rượu hai người!”.

    Hai người ngẩng đầu lên, có phần ngạc nhiên nhìn chúng tôi.

    Đầu tóc hai cụ đều đã bạc trắng hết cả, xem ra già nhất cũng đã bảy tám chục tuổi rồi, đôi mắt của thím rất sâu, mặt tuy đối diện với tôi nhưng ánh mắt cứ lờ đờ, chớp giật liên hồi.

    Tôi lấy tay quơ qua quơ lại vô định trước mặt bà thím, không thấy có phản ứng gì, thì ra bà thím là một người mù.

    - “Ông………ông chú…. bà thím….., đây là vợ con Tiểu Khiết, bây giờ chúng con xin được kính rượu hai người!”,

    Thiên Trì đang dùng giọng quê để nói chuyện với họ.

    - “Ờ…..ờ……”,

    ông chú nghiêng nghiêng ngả ngả đứng dậy, tay trái vịn vào vai của thím, còn tay phải run run nhấc ly rượu lên, lòng bàn tay đều là những vết chai màu vàng, giữa những khe móng tay dày cộm còn dính lại bùn đất màu đen.

    Những tháng ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời khiến cho họ bị còng lưng quá sớm. Tôi kinh ngạc phát hiện rằng, chân phải của ông chú là một khoảng trống không.

    Bà thím thì bị mù, ông chú thì bị què, sao lại trên đời lại có một đôi vợ chồng như thế?

    - “Đừng có đứng nữa, hai người hãy ngồi xuống đi”.

    Tôi đi sang dùng tay dìu họ. Ông chú loạng choạng ngồi xuống, lúc ấy không hiểu tại sao bà thím lại nước mắt đầm đìa, chảy mãi không thôi, còn ông chú thì chẳng nói chẳng rằng lấy tay vỗ nhẹ vào lưng bà. Tôi thật muốn khuyên họ vài câu, nhưng Thiên Trì đã kéo tôi rời khỏi .

    Tôi nói với Thiên Trì rằng:

    - “Đợi đến khi họ về nhà hãy cho họ chút tiền đi, tội nghiệp quá. Hai người đều bị tàn tật cả, những tháng ngày sau này không biết ông bà phải sống thế nào đây”.

    Thiên Trì gật gật đầu không có nói gì cả, chỉ ôm chặt lấy tôi.



    Đêm trừ tịch đầu tiên sau ngày cưới

    Thiên Trì bảo rằng dạ dày bị đau nên không ăn cơm tối được, cứ thế đi về phòng ngủ. Tôi bảo mẹ hãy nấu chút cháo, rồi cũng theo vào phòng. Thiên Trì nằm trên giường, trong mắt vẫn còn đọng nước mắt.

    Tôi bảo:

    - “Thiên Trì không nên như vậy, đêm trừ tịch đầu năm mà không ăn cơm tối với cả nhà, lại còn chạy về phòng như thế nữa. Cứ như là cả nhà em bạc đãi anh vậy, cứ mỗi lần đến ngày lễ Tết đều bị đau dạ dày, sao lại có chuyện như vậy được? Thật ra em biết anh không phải là bị đau dạ dày, nói đi, rốt cuộc là có chuyện gì vậy?”


    Thiên Trì rầu rĩ một hồi lâu, rồi nói:

    - “Xin lỗi, chỉ là anh nhớ đến ông chú và bà thím, còn có ba mẹ đã mất của anh nữa. Anh sợ trong lúc ăn cơm không nhịn được, sẽ khiến cho ba mẹ không vui nên mới nói là bị đau dạ dày”.


    Tôi ôm chầm lấy anh, nói:

    - “Ngốc quá, nhớ họ thì khi đón Tết xong chúng ta sẽ cùng đi thăm họ là được rồi, hơn nữa em cũng rất muốn biết là hai người họ sống thế nào”.


    Thiên Trì nói:

    - “Thôi, đường núi đó rất khó đi. Em sẽ mệt, hãy đợi khi nào đường xá thông suốt, chúng ta khi đó chắc cũng đã có con cái rồi, lúc đó sẽ dẫn em đến đó thăm họ vậy”.


    Trong lòng tôi rất muốn nói:

    - “Đợi đến khi chúng ta có con rồi, chắc họ đã không còn nữa!”,

    nhưng không dám nói ra, chỉ nói hãy gửi chút tiền và đồ dùng cho họ vậy!





    Giữa kì trung thu năm thứ hai

    Tôi vừa khéo đang công tác ở bên ngoài, Tết Trung Thu ngày đó lại không về nhà được.

    Tôi rất nhớ Thiên Trì và ba mẹ, nên liền gọi điện cho Thiên Trì nấu cháo điện thoại rất lâu.

    Tôi hỏi Thiên Trì rằng những lúc nhớ tôi ngủ không được thì làm thế nào đây?

    Thiên Trì bảo là lên mạng hoặc là xem ti vi, nếu như vẫn không được thì nằm ở đó, mở to mắt mà nhớ tôi vậy.

    Buổi tối hôm đó, chúng tôi nói chuyện mãi đến khi điện thoại hết pin mới thôi.



    Vốn dĩ muốn chọc ghẹo chồng một chút, thật không ngờ……

    Nằm trên giường ngủ trong khách sạn, nhìn ánh trăng tròn bên ngoài cửa sổ, tôi làm thế nào cũng không ngủ được. Mở to đôi mắt mà nước mắt cứ chảy mãi không ngừng, tôi thất sự rất nhớ Thiên Trì, nhớ ba và mẹ.

    Nghĩ rằng Thiên Trì chắc cũng không ngủ được, nói không chừng vẫn còn đang ở trên mạng.

    Tôi liền bật dậy mở vi tính, tạo một cái nick mới tên là “lắng nghe lòng bạn”, để chọc ghẹo Thiên Trì một chút. Dò tìm một chút, quả nhiên Thiên Trì vẫn còn ở đó, tôi chủ động nhập nick của anh, anh chấp nhận.

    Tôi hỏi anh:

    - “Ngày Tết trung thu muôn nhà đoàn viên như thế này, sao anh vẫn còn dạo chơi trên mạng vậy?”


    Anh trả lời:

    - “Vì vợ tôi đang đi công tác bên ngoài, tôi nhớ cô ấy đến không ngủ được, vậy nên lên mạng xem thế nào”.


    Tôi rất vừa ý với câu nói này.

    Tôi lại gõ tiếp:

    - “Vợ không có nhà, có thể tìm một người tình khác để thay thế mà, giống như nói chuyện trên mạng vậy nè, tâm sự để tự an ủi mình một chút”.


    Một lúc lâu, anh ấy mới trả lời lại:

    - “Nếu như cô muốn tìm người tình, vậy thì xin lỗi vậy, tôi không phải là người cô cần tìm, tạm biệt”.

    - “Xin lỗi, tôi không phải là có ý đó, anh đừng giận nha”, Pa….pa…pa…Tôi vội vàng gửi tin nhắn cho anh.



    Một lát sau, anh ấy hỏi tôi:

    - “Sao bạn lại dạo chơi trên mạng vậy?”


    Tôi nói:

    - “Tôi làm việc bên ngoài, bây giờ cảm thấy rất nhớ ba và mẹ. Lúc nãy cũng vừa mới nói chuyện với bạn trai xong, nhưng vẫn không ngủ được, liền lên mạng để giải trí một chút”.

    - “Tôi cũng rất nhớ ba và mẹ tôi, chỉ có điều là người thân đang ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được”.

    - “Người thân ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được. Nói vậy là sao?”.


    Tôi lặp lại câu này rồi gửi cho anh.

    Tôi có chút khó hiểu, Thiên Trì sao lại nói những lời như thế?

    - “Bạn tên là ‘lắng nghe lòng bạn’, hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe vậy. Có một vài chuyện mà để trong lòng quá lâu thế nào cũng sẽ sinh bệnh, đem nói ra chắc sẽ dễ chịu hơn một chút, dù sao đi nữa tôi và bạn cũng không biết gì nhau, bạn cứ xem như là nghe một câu chuyện vậy”.


    Thế là, tôi tình cờ biết được câu chuyện mà Thiên Trì đã cất giấu trong lòng bấy lâu nay

    30 năm trước, cha tôi lúc ấy đã gần 50 tuổi rồi mà vẫn chưa lấy được vợ, vì ông bị què cộng thêm gia cảnh nghèo khó nên không có cô gái nào muốn gả về gia đình ông. Về sau, trong làng có một ông lão ăn xin dẫn theo cô con gái bị mù.



    Ông già đó bị bệnh rất nặng, ba tôi thấy họ đáng thương liền bảo họ vào nhà nghỉ ngơi. Thật không ngờ vừa nằm xuống thì không dậy được nữa, sau này con gái của ông già đó, cũng chính là cô gái mù kia đã được gả cho ba tôi.

    Hai năm sau thì sinh ra tôi.



    Nhà chúng tôi sống rất kham khổ, nhưng trước sau tôi vẫn không hề đói bữa nào

    Ba mẹ không thể trồng trọt được, không có thu nhập, đành phải tách hạt bắp cho người ta, một ngày lột đến cả mười ngón tay đều sưng rộp lên chảy cả máu, ngày hôm sau liền quấn tấm vải rồi tách tiếp.



    Vì để cho tôi được đi học, trong nhà ba mẹ nuôi ba con gà mái, hai con đẻ trứng bán lấy tiền, con còn lại đẻ trứng cho tôi ăn. Mẹ bảo rằng những lúc bà đi xin ăn ở trong thành phố, nghe nói những đứa trẻ trong thành đi học đều được ăn trứng gà, con nhà chúng ta cũng được ăn, sau này nhất định sẽ thông minh hơn cả những đứa trẻ khác trong thành.



    Vậy mà trước sau họ đều không ăn, có lần tôi nhìn thấy mẹ sau khi đánh quả trứng vào nồi, bà đã dùng lưỡi liếm liếm những lòng trắng còn sót lại trong vỏ trứng, tôi liền ôm chầm lấy bà khóc sướt mướt. Dù nói thế nào, tôi cũng không chịu ăn trứng nữa, ba tôi sau khi biết được đầu đuôi câu chuyện, tức giận đến mức muốn dùng gậy đánh mẹ.



    Cuối cùng tôi đã thỏa hiệp, điều kiện tiên quyết chính là chia đều quả trứng đó để ba người chúng tôi cùng nhau ăn. Tuy họ đã đồng ý, nhưng mỗi lần cũng chỉ là dùng răng nhâm nhi một hai miếng cho có vậy thôi.



    Những người trong thôn trước giờ đều không hề gọi tên tôi, mà đều gọi tôi là con của ông chồng què bà vợ mù. Ba mẹ chỉ cần nghe thấy có người gọi tôi như vậy, thì nhất định sẽ liều mạng với người đó.



    Mẹ nhìn không thấy thì sẽ lấy miếng gạch mà ném loạn xạ cả lên, miệng chửi rằng:

    - “Cái đồ trời đánh nhà chúng mày, chúng tôi tuy bị què bị mù, nhưng con chúng tôi bình thường lành lặn, nên không cho phép chúng mày gọi như thế. Sau này chúng mày sẽ chẳng có đứa nào bằng được con tao cả”.


    Kì thi trung học năm đó, đứa con trai của vợ chồng què mù kia thi được giải nhất huyện, khiến cho họ thật sự được nở mày nở mặt một phen. Mọi người trong thị trấn đã chu cấp tất cả số tiền học phí thay nhà chúng tôi, ngày tiễn tôi đi lên thành phố học, ba tôi cũng lần đầu tiền bước ra khỏi làng vùng sâu vùng xa này.

    Lúc lên xe, nước mắt tôi chảy mãi không dừng,



    Ba một tay chống gậy, một tay lau nước mắt cho tôi

    -“Vào thành phố rồi hãy cố gắng học hành, sau này sẽ tìm được việc làm và lấy vợ ở đó luôn. Người khác mà có hỏi đến ba mẹ con thì con hãy nói rằng con là trẻ mồ côi, không có ba mẹ, nếu không thì người khác sẽ xem thường con cho xem. Nhất là con sẽ không lấy được vợ, người ta sẽ chê bai con. Nếu làm lỡ việc lấy vợ của con thì ba cũng không còn mặt mũi nào để đi gặp tổ tiên nữa”.

    - “Ba!”,

    tôi bảo ông đừng nói nữa,

    - “đây là những lời gì thế, chỉ có những kẻ không ra gì mời không chịu nhận ba mẹ thôi?”


    Mẹ cũng nói:

    -“Những lời này đều đúng cả đấy, con phải nghe mới được. Con có còn nhớ lúc còn ở trong trường hay không? Chỉ cần nói con là con cái của vợ chồng què mù trong làng, mọi người thì lập tức khinh thường chế giễu con ngay. Lúc mới bắt đầu, ngay cả thầy cô trong trường cũng không thích con. Sau này nếu con dẫn vợ thành phố về thì hãy nói chúng ta chính là ông chú và bà thím của con”.


    Nói xong, bà vừa khóc vừa lau nước mắt.

    Ba nó:

    - “Tốt nhất là đừng có dẫn vợ về nhà, hễ dẫn về nhà, mẹ con lại không nhịn được, như vậy sẽ lộ tất cả thì nguy”.


    Sau đó, ông liền dúi mười quả trứng gà đã luộc chín sẵn vào lòng tôi, rồi dẫn mẹ đi mất. Tôi đứng lặng nhìn theo hình bóng của họ, nước mắt chảy mãi không thôi.

    Nghe kể đến đây, khóe mắt tôi bỗng thấy cay cay, tàn tật không phải là lỗi của họ, đó chẳng qua chỉ là số mệnh buộc họ phải thế, nhưng họ đã sinh cho tôi một Thiên Trì hoàn mỹ.



    Thiên Trì ngốc nghếch này, cha mẹ như thế này, thử hỏi còn có cha mẹ nào hoàn mỹ hơn thế nữa chứ.

    Tôi rất tức giận, sao anh ấy lại xem thường tôi như thế?

    - “Vậy sau đó, anh liền nói với vợ anh rằng họ chính là ông chú và bà thím của anh sao?”.



    Tôi gõ câu hỏi này rồi gửi cho anh

    - “Vốn dĩ tôi không tin. Người vợ tôi tìm là tôi, chứ không phải ba mẹ, tại sao ngay cả ba mẹ cũng không thể nhận chứ?

    Vậy mà tôi ở bên ngoài mười năm, ba mẹ không hề đến trường thăm tôi dù chỉ một lần.

    Năm đầu tiên làm việc, tôi muốn dẫn họ vào thành phố chơi, họ đều không chịu, nói rằng nếu chẳng may để cho người khác biết ba mẹ tôi là người tàn tật, họ sẽ bôi tro trát trấu lên mặt tôi, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc lấy vợ của tôi”.



    Người thân ở bên ngoài, con muốn tận hiếu mà không được

    Cả đời họ đều ở trong vùng núi xa xôi mà không muốn ra ngoài.

    Mẹ có nói rằng bà chính là từ thành thị đến đây, nhưng như vậy nào có ý nghĩa gì đâu.

    Sau này, tôi đã quen một người bạn gái, khi tôi cho rằng thời cơ đã chín muồi rồi, liền dẫn cô ấy về thăm nhà một chuyến.

    Nào có ngờ đâu, sau khi đến nhà, cô ấy ngay cả cơm còn chưa ăn một bữa liền bỏ đi ngay, tôi vội đuổi theo sau, cô ấy nói rằng, nếu phải sống với những người như thế, ngay cả một ngày cô ấy cũng không sống nổi. Còn nói gien nhà chúng tôi có vấn đề, con cái sau này nhất định cũng sẽ không được khỏe mạnh.

    Nghe xong những lời này, tôi tức đến nỗi bảo cô ấy rằng đi được bao xa thì cứ đi. Về đến nhà, mẹ tôi đang khóc nức nở, còn ba thì luôn miệng trách mắng tôi. Bảo tôi không nghe những lời họ nói, không muốn đứt hương hỏa nhà chúng tôi.



    Về sau, tôi đã quen bạn gái thứ hai, chính là vợ tôi bây giờ.

    Tôi rất yêu cô ấy, ngay cả nằm mơ tôi cũng sợ mất cô ấy, nhà của cô ấy lại giàu có, họ hàng thân thích đều là những người có địa vị trong xã hội.

    Đã có vết xe đổ lần trước rồi, tôi rất sợ, đành phải làm đứa con bất hiếu.



    Nhưng mỗi lần đến ngày lễ Tết tôi đều nhớ đến họ, trong lòng như có tảng đá lớn đè lên, rất khó chịu.

    - “Vậy anh trước giờ không nói cho vợ anh biết sao? Biết đâu cô ấy sẽ thông cảm chuyện này thì sao?”

    - “Tôi chưa từng nói, cũng không dám nói. Nếu như cô ấy chấp nhận, tôi nghĩ rằng mẹ vợ tôi cũng sẽ không chấp nhận. Tôi sống cùng với họ, ba vợ là người rất có tiếng tăm bên ngoài. Nếu như ba mẹ tôi đến rồi, không phải là bôi tro trát trấu vào mặt họ sao? Tôi cũng chỉ có thể tranh thủ những lúc ra ngoài công tác, học tập mà lén lén trở về thăm họ một lúc…

    - Cảm ơn bạn đã nghe tôi nói nhiều như vậy, bây giờ lòng tôi đã thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn nhiều rồi”.


    Sau khi tắt máy rồi, tôi vẫn không sao ngủ được.

    Ai cũng bảo là con cái không chê mẹ xấu, chó không chê nhà nghèo, nhưng hãy nhìn xem chúng tôi đã làm gì đây?

    Tôi hiểu được chỗ khó xử của Thiên Trì, cũng hiểu được nỗi khổ tâm của ba mẹ anh.

    Nhưng họ lại không biết rằng cả hai đã đẩy người vô tội là tôi vào trong nghịch cảnh vô tình vô nghĩa.

    ……..



    Trời vừa sáng, tôi liền đến gõ cửa phòng ban giám đốc, nói với ông ấy rằng những sự việc còn lại xin ông toàn quyền xử lý, tôi có chuyện vô cùng quan trọng cần phải làm ngay, mọi chuyện giờ đều phải trông cậy vào ông ấy. Sau đó, tôi vội thu dọn ít đồ, rồi đi thẳng ra trạm xe lửa. Cũng may, tôi đã bắt được chuyến xe lửa đầu tiên.

    Con đường núi đó quả thật là rất khó đi.



    Vừa mới bắt đầu hai chân đã mỏi đến không còn chút sức lực nào nữa, về sau bàn chân sưng phồng cả lên, không thể nào đi tiếp được nữa.

    Ngay lúc giữa trưa, trời lại nắng gắt, tôi đành phải ngồi nghỉ bên đường một lúc.



    Nước uống mang theo trên người gần như sắp uống hết cả rồi, mà tôi cũng không biết phía sau còn bao nhiêu lộ trình phải đi nữa.

    Cởi giày, bóp cho mụn nước dưới chân chảy ra, lúc đó đau đến nỗi tôi khóc bật thành tiếng, thật sự muốn gọi điện bảo Thiên Trì đến rước tôi về nhà, nhưng lại thôi tôi phải có chịu đựng.



    Tôi lấy tay tóm lấy một nắm hoa cỏ lau ở ven đường lót vào dưới chân, cảm thấy bàn chân thoải mái hơn nhiều.

    Nghĩ đến ba mẹ của Thiên Trì, bây giờ vẫn còn làm việc vất vả ở nhà, bàn chân bỗng nhiên tràn trề sức lực, đứng thẳng dậy mà tiếp tục đi tiếp về phía trước. Khi trưởng thôn dẫn tôi đến trước cửa nhà của Thiên Trì, một vùng trời kia, ráng chiều đỏ rực đang chiếu lên cây táo lâu năm trước cửa nhà họ.



    Dưới cây táo, ông chú của Thiên Trì, không phải, ba của Thiên Trì đang ngồi ở đó, nhìn ông còn già hơn nhiều so với lúc đám cưới. Tay đang bóc những hạt bắp, cây gậy lặng lẽ dựa vào cái chân tàn tật kia của ông.

    Mẹ thì quỳ ở dưới đất chuẩn bị thu dọn số bắp đã phơi xong, bàn tay bà đang gom những hạt bắp lại thành đống.



    Tựa một bức tranh, mà trong bức tranh ấy chính là người cha người mẹ hoàn mỹ nhất trên đời này

    Tôi từng bước từng bước đi về phía họ, ba vừa nhìn thấy tôi, quả bắp ông đang cầm trên tay liền rơi xuống đất, miệng há thật to, giật mình hỏi:

    - “Con, sao con lại đến đây?”


    Mẹ ở bên cạnh hỏi dò:

    - “Ba nó à, ai đến vậy?”

    -“ Vợ…vợ của Thiên Trì”.

    - “Hả. Ở đâu?”,

    mẹ hoảng hốt dùng tay sờ soạng chung quanh để tìm về phía tôi.



    Tôi khom lưng đặt hành lí xuống đất, sau đó dùng tay nắm chặt tay bà, quỳ mọp xuống đất, nghẹn ngào nói với ba mẹ rằng:

    - “Ba! Mẹ! Con đến đón ba mẹ về nhà


    Ba ho vài tiếng, nước mắt chảy dài khắp gương mặt chi chít nếp nhăn.

    - “Tôi đã nói rồi mà, thằng con của chúng ta không hề nuôi vô ích!”

    Còn mẹ thì ôm chầm lấy tôi, từng hàng từng hàng nước mắt từ trong hốc mắt của bà chảy xuống cổ tôi.



    Khi tôi dẫn ba mẹ đi, mọi người trong làng đều đốt pháo hoan hô.

    Tôi một lần nữa lại thấy tự hào vì ba mẹ.

    Khi Thiên Trì mở cửa ra, nhìn thấy ba và mẹ đứng ở bên trái bên phải tôi, không khỏi lấy làm kinh ngạc, người anh ngây như khúc gỗ, không nói một lời nào.

    Tôi nói:

    - “Thiên Trì, em chính là người đã đọc câu chuyện của anh đó, em đã đón ba mẹ chúng ta về rồi này. Ba mẹ hoàn mỹ như thế, sao anh lại nỡ để cho họ ở trong vùng núi xa xôi hẻo lánh được chứ?”


    Thiên Trì khóc không thành tiếng, ôm chặt lấy tôi, hai hàng nước mắt lăn dài xuống cổ tôi giống như mẹ anh vậy.

    Ba và mẹ, hai từ ngữ thần thánh, thiêng liêng bao quát hết thảy tình yêu trên thế gian này, thật đáng để cho chúng ta dùng cả đời để gọi.

    Tiểu Thiện, dịch từ cmoney.tw
    nguồn : tinhhoa.net
     
  13. tho pham

    tho pham Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/11/15
    Bài viết:
    7
    sống ý nghĩa, sống không phải hối tiếc, vậy là được
     
  14. Gao.MegaUltraForce

    Gao.MegaUltraForce Không

    Tham gia ngày:
    6/5/19
    Bài viết:
    5,585
    sau đó vị phụ trách và anh ta trở nên vô cùng thân thiết, anh được coi như một nhân viên nòng cốt thay vì chỉ là một tay tập sự.
    Cuối tuần đó cả hai đi nhậu, 1 2 3 dzô dzô, 1 chai rồi 2 chai, 2 kết, anh say bí tỉ lúc nào không hay.
    "Ấy chết chú em say thế này sao mà về nhà để anh gọi taxi chở về cho".
    "Dạ.. hic hic, dạ!". Loạng choạng bước ra khỏi quán nhậu anh thều thào vài tiếng.

    Có cái gì đó làm anh đau nhói, anh cố gượng dậy nhưng không thể, toàn thân èo uột không có 1 chút sức lực cả, thêm vào đó, anh cảm giác có 1 lực mạnh trên vai ấn anh xuống.
    "Ngoan. Ngoan, rồi anh thương. Anh đã mê mẩn cặp mông của chú em khi chú em cuối xuống nhặt rác trong ngày đầu gặp nhau rồi."

    Ngày 20/12/2020, Toà án nhân dân tp HCM xét xử vụ án hiếp dâm xảy ra 3 tháng trước. Trước vành móng ngựa, bị cáo cúi đầu nhận tội. Riêng anh A, nạn nhân của vụ án cúi gầm ôm mặt khóc nấc không thành tiếng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/9/20
    duyminh57 thích bài này.
  15. xinemtrovevoitoi

    xinemtrovevoitoi Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    23/3/08
    Bài viết:
    309
    CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ LÒNG TỐT CỦA TỔNG THỐNG LINCOLN DÀNH CHO NGƯỜI LÍNH BỊ THƯƠNG SẮP RA ĐI
    abraham-lincoln-la-ai-1.jpg


    Vị tổng thống vĩ đại đã bên cạnh anh lính trẻ trong suốt khoảng thời gian hấp hối, không quan tâm đến địa vị, chỉ còn lại tình cảm yêu thương và nhân ái giữa người với người, chính tay ông đã giúp anh viết những dòng thư dặn dò của anh gửi đến gia đình. Ông lắng nghe và san sẻ với nỗi niềm của người khác. Không ái khác chính là vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ Abraham Lincoln.

    Nội chiến nổ ra ngay sau khi Tổng thống Abraham Lincoln trở thành tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ khủng hoảng lớn nhất nước Mỹ ấy, có một câu chuyện cảm động được viết lại và lưu truyền qua sách báo cũng như các phương tiện truyền thông xã hội, kể về hành động nhân ái của cựu Tổng thống Lincoln đối với một người lính sắp lìa đời.

    Lớn lên trong một gia đình nghèo khó tại Kentucky, ông Lincoln đã mất mẹ khi mới 9 tuổi vì bà mắc chứng ngộ độc tremetol (thường được gọi là milk sickness). Khi còn là một cậu bé, ông cũng đã phải chứng kiến sự ra đi của chị gái trong lúc hạ sinh một bé trai bị chết non.
    Theo nhà nghiên cứu tiểu sử người Mỹ Kearns Goodwin, những nỗi đau thương mất mát ấy đã gặm nhấm ông trong suốt thời thơ ấu khiến ông hình thành một trái tim thiện lương, biết quan tâm, đồng cảm với người khác.

    Tổng thống Lincoln luôn bao dung với tất cả mọi người, kể cả những người lính bị thương đã hy sinh hết mình cho tự do của nước Mỹ.

    Tướng William T. Sherman, một tướng lĩnh của Quân đội Liên minh trong Nội chiến Hoa Kỳ, đã viết trong quyển Hồi ký của Tướng W.T. Sherman rằng ông rất ấn tượng với “bản tính lương thiện của Tổng thống Lincoln, và sự cảm thông sâu sắc, da diết của ông với nỗi khổ của người dân do chiến tranh cũng như cuộc đổ bộ của quân thù qua miền Nam”.

    Tổng thống Lincoln đã nhiều lần đi một quãng đường xa để thăm những người lính bị thương trên chiến trường và bệnh viện trong thời gian Nội chiến. Ông thường cố gắng vực dậy những người lính bằng những lời quan tâm ân cần, chu đáo của mình.
    Trong một lần đi thăm, các bác sĩ đã dẫn ông Lincoln đến chỗ một người lính trẻ đang cận kề cái chết. Tổng thống đến bên giường, hỏi anh: “Tôi có thể giúp được gì cho anh không?”

    Người lính tiều tụy không hề biết người đàn ông đứng trước mặt mình chính là Tổng thống Lincoln. Anh thì thầm với Tổng thống: “Ông có thể viết thư cho mẹ tôi được không?”

    Tổng thống Lincoln đã đồng ý và cẩn thận ghi lại trên giấy những gì người lính nói.

    “Gửi mẹ thân yêu, con đã bị thương nặng trong khi làm nhiệm vụ. Con sợ mình sẽ không qua khỏi. Xin mẹ đừng quá đau buồn vì con. Hãy hôn Mary và John hộ con. Cầu Chúa phù hộ cho mẹ và cha”, người lính nói.

    Người lính dừng lại vì đã quá yếu, không thể tiếp tục được nữa. Sau đó, ông Lincoln đã ký tên lên thư và đề rằng: “Viết cho con trai bà, Abraham Lincoln”.
    ntdvn_write-1957302-1920.jpg

    Khi người lính nhìn thấy bức thư mà Tổng thống Lincoln viết thay mình, anh đã rất ngạc nhiên vì thấy chữ ký “Abraham Lincoln’s”. Chàng trai trẻ hỏi: “Ông là Tổng thống thật sao?”

    Ông Lincoln trả lời: “Đúng vậy, là tôi đây”, sau đó hỏi anh xem liệu mình có thể giúp được gì cho anh nữa không.

    Người lính đáp lại: “Ông có thể cầm lấy tay tôi không? Hãy ở bên tôi cho đến khi tôi nhắm mắt”.

    Trong căn phòng yên tĩnh, vị Tổng thống cao lớn, dáng vẻ gầy gò nắm lấy tay chàng trai trẻ và dành cho anh những lời động viên cho đến khi anh trút hơi thở cuối cùng.

    Với tấm lòng bao dung, nhân ái, sẵn sàng lắng nghe nỗi niềm của người dân, Tổng thống Lincoln quả là một nhà lãnh đạo xuất sắc.
    Chúng ta cũng nên giống như ông, mở rộng lòng mình với người khác khi họ gặp khó khăn, trắc trở. Như vậy cuộc sống này sẽ ấm áp và tốt đẹp biết bao. Như nhà nghiên cứu người Mỹ Steve Maraboli từng viết: “Một cử chỉ tử tế có thể chạm đến nỗi đau mà chỉ tình thương mới có thể chữa lành”.
    (ST)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/2/22

Chia sẻ trang này