[BDV] Châu Âu "khát" gạo thơm Myanmar

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi hgiasac, 22/6/15.

  1. hgiasac

    hgiasac snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/12/07
    Bài viết:
    8,285
    Châu Âu "khát" gạo thơm Myanmar: Myanmar không như Việt Nam
    (Thị trường) - Chúng ta đang có những bước đi sai và chậm khiến gạo Việt đang dần mất lợi thế khi Myanmar lại tiến thẳng vào thị trường EU.

    GS.TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, Tư vấn Chương trình KC-06 của Bộ Khoa học Công nghệ đã bày tỏ quan điểm trước việc Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) cho biết nước này đang nỗ lực phát triển diện tích lúa thơm để cung cấp cho thị trường EU.

    Bước đi bài bản

    Hiện Myanmar có hai loại gạo thơm là Lone Thwal Hmwe và Paw San. Trong số này Paw San được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị Lúa gạo Thế giới diễn ra năm 2011 và giá xuất khẩu khoảng 900 USD/tấn.

    Các quan chức của Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) cho biết, nông dân địa phương sẽ cần phải sản xuất thêm một khối lượng lớn gạo thơm để cung cấp cho thị trường EU do tiêu thụ nội địa đã chiếm gần hết sản lượng hàng năṃ.

    Theo MRF, Myanmar đang đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 200.000 tấn gạo sang EU trong năm nay so với 100.000 tấn hồi năm ngoái.

    Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Myanmar sang Trung Quốc, phần còn lại sẽ đến EU, Nhật Bản và các thị trường châu Phi.

    Theo GS. TSKH Trần Duy Quý, thông tin này không quá bất ngờ bởi từ trước Myanmar đã có những bước đi rất bài bản.

    "Không như Việt Nam, Myanmar thường xây dựng thị trường rất bài bản. Bước đầu họ giới thiệu mặt hàng, xây dựng thương hiệu. Khi khách hàng ăn quen và biết rõ chất lượng gạo của họ rồi, họ mới bắt đầu tung mạnh và tổ chức sản xuất", GS Quý nói.

    Thêm nữa, họ có thế mạnh đất rộng gấp 4-5 lần của Việt Nam. Không những thế họ có loại gạo thơm rất ngon, năng suất thấp nhưng chất lượng cao.

    "Từ bước đi bài bản cộng với những lợi thế vốn có thì gạo Myanmar chiếm lĩnh thị trường cũng không có gì là quá bất ngờ", GS Quý nhận định.

    Cùng chung quan điểm này, GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam, cho biết, Myanmar có lượng đất đai phì nhiêu, khí hậu tốt, cộng với khâu quản lý giống rất tốt đã giúp cho họ có gạo xuất khẩu đạt chất lượng.

    "Bước đi của Myanmar rất bài bản. Họ chú ý khâu làm thị trường và kế hoạch sản xuất nên không bị động trong việc chuẩn bị và cung ứng sản phẩm", GS Long nhìn nhận.

    Chỉ thêm sự nghiêm khắc trong quản lý giống của Myanmar, GS Long cho biết: "riêng về lúa lai họ không cho Trung Quốc đưa giống lúa vào mà phải sản xuất tại Myanmar.

    Ngược lại Việt Nam thì cho phép nhập thẳng giống vào nên có tình trạng người dân tự do trong việc lựa chọn giống lúa. Và cuối cùng là chúng ta có loại gạo phẩm cấp thấp với nhiều loại giống khác nhau", GS Trần Đình Long chỉ rõ.

    [​IMG]
    Nếu không thay đổi, việc hạ giá gạo để cạnh tranh cũng không còn là lợi thế với gạo Việt Nam​

    Phải làm lại

    Cũng chỉ ra sự lộn xộn trong khâu làm giống, GS Quý cho biết, Việt Nam không làm theo quy hoạch, trong khi đó lại trồng quá nhiều giống khác nhau.

    "Gạo xuất khẩu khi nhìn mắt thường có thể sẽ không phát hiện ra nhưng khi họ đưa vào máy phân tích mầu thì có bao nhiêu giống là lộ ra hết.

    Khi đó một là gạo Việt sẽ bị đánh giá phẩm cấp thấp, hai là họ loại và đương nhiên là không thể nào ra điều kiện với đối tác khi gạo không đạt tiêu chuẩn yêu cầu', GS Trần Duy Quý chỉ rõ.

    Riêng đối với giống lúa chất lượng cao, GS Quý cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Cụ thể như gạo Japonia hiện đã sản xuất thành công.

    "Thế nhưng nếu chúng ta làm mà không theo quy hoạch với những bước đi bài bản thì cũng khó để nói chiếm lĩnh được thị trường. Chúng ta đang có những bước đi sai và chậm khiến gạo Việt đang dần mất lợi thế khi Myanmar lại tiến thẳng vào thị trường EU", GS Quý tiếc nuối.

    Còn GS Trần Đình Long thì cho rằng,Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

    "Vai trò của doanh nghiệp lúc này rất quan trọng. Phải phối hợp với các nhà khoa học, người nông dân để có từng bước đi bài bản mới mong đưa gạo Việt chiếm lĩnh thị trường", GS Long nói.

    GS Quý cũng nhìn nhận, nếu Việt Nam không thay đổi cách làm thì ngay cả việc hạ giá để cạnh tranh cũng không còn là lợi thế vì cách này Myanmar có nhiều điều kiện để thực hiện hơn do đất rộng và giá nhân công của họ rẻ.

    "Không còn cách nào khác là phải đổi mới nếu không gạo Việt sẽ còn gặp cảnh chợ chiều giống như phiên đấu thầu với Philippines gần đây", GS Quý cảnh báo.


    Vũ khí giá rẻ của gạo Việt: 'Thất thủ' trước Myanmar?

    (Thị trường) - Gạo Việt Nam mất lợi thế giá rẻ khi Myanmar cũng chọn vũ khí này. Không những thế, họ còn tấn công các thị trường gạo cấp cao.
    Myanmar mới là đối thủ đáng gờm

    Cùng một loại gạo nhưng giá gạo Việt Nam đang thấp hơn của Campuchia 30-50 USD/tấn. Đối thủ mới của gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu 10 năm trước chỉ đủ sức trồng lúa để ăn, nhưng trong 3-4 năm tham gia xuất khẩu gạo, nước này đã có hệ thống khách hàng ở 34 quốc gia từ Á sang Âu.

    Dù vậy, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ, Myanmar - quốc gia đang nổi lên như một hiện tượng về xuất khẩu gạo, mới là đối thủ đáng gờm nhất của gạo Việt Nam.

    Thế mạnh của Myanmar chính là diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (hơn 18 triệu ha -PV), trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 7 triệu ha, gấp 1,75 lần so với diện tích đất lúa của Việt Nam.

    Theo ước tính của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản lượng lúa năm 2014 của Myanmar đạt 29,5 triệu tấn (khoảng 18,9 triệu tấn gạo), tăng 2,5% so với 28,77 triệu tấn năm 2013. Còn Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa niên vụ 2013-2014 (tháng 1-12/2014) đạt 18,68 triệu tấn (khoảng 11,96 triệu tấn gạo) và xuất khẩu gạo đạt 1,3 triệu tấn.

    Ngoài ra, chi phí nhân công của Myanmar rẻ hơn Việt nam nên giá thành sản xuất lúa gạo của nước này cũng cạnh tranh so với Việt Nam.

    [​IMG]
    Gạo Việt Nam mất đi lợi thế giá rẻ khi cạnh tranh với Myanmar​

    "Bởi những lợi thế này nên khi tham gia xuất khẩu gạo, Myanmar sử dụng vũ khí giá rẻ, vốn là lợi thế của gạo Việt Nam. Hiện Myanmar có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng gạo xuất khẩu và mức giá hầu như thấp nhất thế giới.

    Các thị trường truyền thống của gạo Việt Nam đang bị thu hẹp dần bởi Myanmar mà Việt Nam không thể chạy đua để giảm giá tiếp vì giá gạo Việt Nam không thể thấp hơn được nữa. Với mức giá hiện nay, nông dân Việt đã chẳng lời lãi được bao nhiêu", PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ cho biết.

    Không chỉ dùng vũ khí giá rẻ để tấn công thị trường gạo thông thường, Myanmar còn đang chen chân vào những thị trường xuất khẩu gạo cao cấp như Nhật Bản, EU, Singapore... Ông Đệ cho rằng, Myanmar có khả năng làm điều này bởi diện tích lúa mùa của nước này lớn, chất lượng cao hơn giống lúa cao sản của Việt Nam.

    "Đất đai Myanmar rộng, không khai thác quá mức tới 3 vụ liên tục nhiều năm như Việt Nam. Họ ít sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nên chất lượng gạo tốt, chi phí đầu vào thấp hơn Việt Nam. Với thị trường gạo cao cấp, Myanmar sử dụng lợi thế cạnh tranh về chất lượng khi dựa vào lúa mùa truyền thống, còn với thị trường gạo cấp thấp họ cạnh tranh bằng giá rẻ", ông Đệ chỉ rõ.

    Trong khi đó, GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết, cách nâng cao giá trị gạo của Myanmar là liên doanh với công ty kinh doanh lương thực nước ngoài để sản xuất lúa gạo. Tháng 9/2013, tập đoàn Mitsui của Nhật Bản đã thành lập liên doanh với và Tập đoàn Kinh doanh Nông nghiệp Công cộng Myanmar để chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo sang nước thứ ba. Dự kiến, Mitsui sẽ đầu tư 100 triệu USD cho liên doanh này, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho việc sản xuất gạo với chất lượng cao ở Myanmar.

    Không chỉ có Mitsui, hàng loạt các công ty kinh doanh nông nghiệp nước ngoài, trong đó có Wilmar của Singapore hay Cargill và DuPont Pioneer của Mỹ cũng tìm kiếm các cơ hội trong các lĩnh vực như sản xuất lúa gạo, chăn nuôi gia súc và cung cấp phân bón tại thị trường đầy tiềm năng này.

    "Campuchia cũng sử dụng cách thức này để thúc đẩy ngành nông nghiệp, chứ một mình họ không làm nổi. Các công ty lương thực của Việt Nam cũng sang Campuchia làm ăn. Việt Nam phải mua gạo cao cấp của Campuchia, mỗi năm gần 1 triệu tấn, chất lượng rất ngon", GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết.

    Việt Nam độc quyền nên thua kém?

    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), nguyên nhân chính khiến ngành xuất khẩu gạo của Campuchia, Myanmar vươn lên mạnh mẽ chính là vì các quốc gia này để cho các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh gạo.

    "Phải xem doanh nghiệp xuất khẩu là doanh nghiệp nào. Người xuất khẩu gạo ở Việt Nam là hai tổng công ty lương thực miền bắc và miền nam (Vinafood 1 và Vinafood 2), đó là những người ăn lương nhà nước. Hai tổng công ty này là hai cơ quan nhà nước vửa vời, xuất khẩu gạo để kiểm soát độc quyền chứ không phải làm kinh doanh, họ không có uy tín để đòi giá cao.

    Bán gạo giá thấp các công ty này vẫn được hưởng lợi, còn thiệt thòi họ đẩy cho tư nhân, cho nông dân. Nếu là công ty tư nhân họ không thể làm thế được, họ phải kinh doanh thật, cạnh tranh, bươn chải, tìm kiếm từng đồng lợi nhuận, nâng cao tay nghề, chất lượng sản phẩm. Chính vì thế Campuchia, Myanmar vươn lên được", PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho biết.

    Cũng theo ông Nam, khâu xúc tiến thương mại, vốn là điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam, được Myanmar, Campuchia làm tốt. Trong khi đó, hoạt động này ở Việt Nam được giao cho cơ quan nhà nước.

    "Họ làm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ, được đề bạt chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận", ông thẳng thắn

    Về chiến lược để nâng cao giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ cho rằng, Việt Nam cần đi vào chất lượng, thương hiệu để có thị trường ổn định, bán được giá cao hơn, chứ không thể chạy theo số lượng như những năm qua.

     
  2. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    20,277
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Lại 1 đống bài báo hỏi tại sao thế này, tại sao thế kia. nhưng có giải quyết dc gì đâu.
     
    kaizvn thích bài này.
  3. nghia9a

    nghia9a 30 tỷ/1m2 à??? LÊN ĐỒN!! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/07
    Bài viết:
    13,964
    Nơi ở:
    Trại gà
    mới đi nam định về mua cái gạo tám hải hậu ăn thấy ngon vãi, gạo vừa dẻo vừa thơm lại ngọt, hơn hẳn gạo ở nhà. mà gạo đó mới có 20k/cân, không biết cái gạo mà 40k/cân ở trên nó dư lào:1cool_dribble:
     
  4. alucard92

    alucard92 Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/9/10
    Bài viết:
    7,157
    Nơi ở:
    đâu kệ tui
    giải quyết được việc cho các batman tha hồ giải tòa bức xúc
     
  5. CACC

    CACC Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/2/06
    Bài viết:
    5,562
    Nơi ở:
    epic7
    những thứ độc quyền là những thứ giá cao
     
  6. Bộ-chan

    Bộ-chan Dzoãn chuyển thế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/03
    Bài viết:
    8,530
    Nơi ở:
    Đ.M aCaL
    Mang tiếng quê Hải Hậu, mà nhờ thời nghèo đói những năm 90, phải tận năm 4 tuổi mình mới biết cái cơm gạo tám nó như thế nào, ta nói nó thơm, ngon này nọ đúng thật, mà thi thoảng mới được ăn hoặc là người ốm mới được ăn.
    Mà giờ thấy gạo HH nhan nhản vl, trong khi cả cái Hải Hậu chỉ có vài xã là đất phù hợp để trồng lúa cho ra gạo tám đó.
     
  7. hoangJK

    hoangJK Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    17/6/07
    Bài viết:
    810
    Trước khi giải quyết thì phải tìm ra nguyên nhân đúng đã chứ.
    Người trong chuyên ngành thì người ta chỉ trích đúng hơn, vì nó đi kèm với công việc, lợi ích của họ, và có thẩm quyền để thay đổi. Còn dân thường batman ko phải chuyên ngành của mình mà ăn gạch thì hoặc là chỉ trích sai, hoặc là chỉ trích đúng nhưng lặp lại cái người khác đã chỉ trích rồi.
     
  8. haiduong87

    haiduong87 Knee before Eden Lord Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/5/04
    Bài viết:
    24,958
    Nơi ở:
    TP HCM
    Lúc thì bảo VN là nc công nghiệp gì gì đó tiến bộ
    h lại đi cạnh tranh xuất khẩu gạo :))
    Nông dân thì éo chăm lo, dăm bữa nửa tháng thì xây sân gôn @@
     
  9. hoangJK

    hoangJK Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    17/6/07
    Bài viết:
    810
    ^
    Vừa nói xong thì đã thấy chỉ trích sai rồi đây.
     
  10. Nihil

    Nihil Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    25/2/08
    Bài viết:
    1,445
    Các bạn bình tĩnh , không bán được giá là do còn khó khăn sau chiến tranh , thêm thiên tai và dân trí thấp chứ không phải do lãnh đạo thiếu tài [-X

    Mà Odisey nó chứ , nhiều khi muốn mua gạo đàng hoàn mà ăn cũng không có , chúng nó đem xuất khẩu hết.
    Gạo thì lúc thế này lúc thế khác , chất lượng không ổn định. Mà cái này là mua trong siêu thị , chứ không phải ra ngoài mua . Cùng một cái hãng gạo mà mỗi lần mua lại khác :-w
     
  11. Cuppid

    Cuppid Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    27/10/04
    Bài viết:
    284
    Bài bản cái Odisey, đất nước muốn giàu mạnh là phải nhảy vọt, phải đi tắt đón đầu chứ bài bản thì cả đời chạy theo bưng bô cho bọn giãy chết à ?
     
  12. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,341
    Giải quyết cái này tui nhớ ngày xưa GS Võ Tòng Xuân cũng có ý kiến rồi:
    1. Tăng diện tích cánh đồng mẫu lớn để giảm chi phí, điều chỉnh luật đất đai để người giàu có thể sở hữu nhiều đất hơn đầu tư sản xuất
    2. Thêm công ty được quyền xuất khảu, tạm trữ gạo vì hiện tại gần như chỉ có 2 công ty nhà nước có quyền (thực tế đang làm trung gian cho các công ty COCC)
    3. Nghiên cứu để có giống mới
     
  13. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,166
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    1/ Mới thử nghiệm
    2/ Chưa làm
    3/ Làm rồi nhưng nghiên cứu xếp trong tủ
     
  14. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,538
    vì tụi nó ko có quota xuất khẩu gạo =))
     
  15. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,538
    1. làm rồi, dân nó làm đầy ra, nhưng chủ yếu phần biên giới VN, campuchia
    ruộng lúa vài ba ha đến chục ha cũng có
    dân bắc ko có khả năng làm vì :
    - bản chất ganh ghét đố kị nhau, không hợp tác
    - không có khả năng tích tụ ruộng đất
    2. dù 2 thằng VinaFood có lỗ cũng éo thằng nào đặt chân vào được nhé, mơ đi em
    3. toàn giống cao sản, giống chất lượng cao thì năng suất thấp, dân ko trồng, thương lái không mua.
    vì sao ko mau thì quay lên lại điều 2
     
  16. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,166
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Ủa cánh đồng lớn bào đăng mới thử nghiệm ở miền Tây thôi mà. Hình như hợp tác với Israel hay sao ý
     
  17. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,538
    dân nó mua đất bên cam trồng đầy ra
    VN thử nghiệm chơi vậy đó :))

    cánh đồng lớn ở VN toàn thuê đất của dân làm khảo nghiệm thôi
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/6/15
  18. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    ko có cơ sở thì đi tắt đòn đầu cái khỉ gì , đâu phải cứ lôi thành quả của nước ngoài về áp dụng ở VN là dc đâu :2cool_go:
     
  19. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,538
    Vấn đề to lớn nhất của lúa gạo VN là 2 thằng VinaFood 1 và 2 =))
    có 2 thằng này, ko thằng tư nhân nào dại nhảy vào làm lúa gạo thương phẩm cả =)) =))
     
  20. King-Arthas

    King-Arthas Donkey Kong GameOver

    Tham gia ngày:
    10/7/04
    Bài viết:
    358
    do hệ điều hành lỗi
     

Chia sẻ trang này