Harvard chuẩn bị xây trường đại học tại Việt Nam ( không phải ở chùa láng )

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Tương lai, 18/8/15.

  1. Tương lai

    Tương lai T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    12/12/12
    Bài viết:
    693
    Harvard chuẩn bị xây trường đại học tại Việt Nam
    [​IMG]

    Bộ Ngoại giao Mỹ đã tài trợ 2,5 triệu USD cho Trường Đại học Harvard nhằm chuyển đổi một chương trình học bổng chính phủ danh tiếng thành trường Đại học tư nhân, phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam.
    Trường Đại học này sẽ đặt trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết với các trường Đại học Mỹ.

    Theo kế hoạch, trường Đại học Fulbright Việt Nam sẽ mở rộng đào tạo dựa trên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, học bổng chính phủ mà trung tâm Ash ở trường Kennedy của Harvard thành lập năm 1994 với sự liên kết của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Học bổng Fulbright cũng nhận được một phần kinh phí tài trợ từ Phòng Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

    Trường Đại học mới này dự kiến được ra mắt vào tháng 09/2016, gồm ba trường: trường Quản lý và Chính sách công, Trường kỹ thuật và khoa học ứng dụng và trường Fulbright theo hướng các trường Liberal Arts của Mỹ (tập trung đào tạo toàn diện nhằm phát triển các kỹ năng nói, viết, và lý luận). Trường Quản lý và Chính sách công sẽ bắt đầu tuyển sinh khóa học Thạc sĩ đầu tiên vào mùa thu năm 2016.

    Đại học Harvard sẽ không trực tiếp quản lý hoạt động của trường Đại học mới, nhưng sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và nghiên cứu tại đây.

    Ông Daniel B. Harsha, phát ngôn viên trung tâm Ash cho biết: “Bước tiếp theo mà Đại học Harvard cảm thấy thực sự cần thiết đối với học bổng Fulbright chính là việc phát triển một ngôi trường Đại học tư nhân, giảng dạy Chính sách công”. Trường Đại học mới sẽ mở rộng cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam, nơi các trường Đại học tư nhân bị chi phối bởi lợi nhuận trong khi các trường Đại học công thì thiếu khả năng nghiên cứu. Ông tin tưởng rằng Đại học Fulbright sẽ phát triển và tiếp cận được nhiều sinh viên hơn nữa trong tương lai.

    Về phần mình, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ ca ngợi trường Đại học mới là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ ngoại giao và giao lưu học thuật giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
    . Ngoại trường Mỹ John F. Kerry trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 8 cho biết nhờ có tự do học thuật, cùng sự tâm huyết và hợp tác đến từ Đại học Harvard, trường Đại học Fulbright sẽ là một “tài sản” vô giá, giúp trình độ học vấn của Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.

    Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt thành lập trường Đại học tư nhân Fulbright vào năm ngoái, và hiện trường đang trong quá trình gây quỹ. Mục tiêu của Đại học Fulbright là gây quỹ 100 triệu USD và tuyển sinh 2.000 sinh viên trong 5 năm đầu tiên. Cho đến nay đã có khoảng 40 triệu USD cam kết tài trợ cho trường.

    Trường Đại học Harvard đã có thâm niên trong việc tham gia phát triển giáo dục Đại học tại Việt Nam. Trường đã thành lập học bổng Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1 năm trước khi Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995, và thậm chí trong một thời gian, Harvard đã trực tiếp quản lỹ quỹ học bổng Fulbright tại Việt Nam, vai trò thường là của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Ông Harsha cũng cho biết thêm Harvard đã đóng một vai trò quan trọng giúp bình thường hóa quan hệ giữa các quốc gia và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thực sự cảm thấy thực sự biết ơn vì điều đó.

    Với chương trình giảng dạy đến từ trường Kennedy nổi tiếng, trường Fullbright hi vọng trở thành một điểm sáng của giáo dục Đại học Việt Nam.

    Ngọc Quân

    Theo Trí Thức Trẻ/The Harvard Crimson
    http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-d...ng-dai-hoc-tai-viet-nam-20150818092812023.chn
    Đào tạo bộ sậu thân mẽo à ? :-?
     
  2. Bít búp

    Bít búp Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/5/09
    Bài viết:
    475
    Nơi ở:
    Trà Vinh, Vietn
  3. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    đào tạo batman ~^o^~~^o^~~^o^~
     
  4. o0Amen0o

    o0Amen0o Ôi lạy Chúa tôi!!! GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/5/09
    Bài viết:
    5,518
    Nơi ở:
    SHINee World
    Mình khá thích cái trong ngoặc =))))))))))))))
     
  5. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    12,909
    đang tính cmt =))))
     
  6. thitavipho

    thitavipho Liu Kang, Champion of Earthrealm GameOver Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    5,230
    Cái đỏ sai nhoé, trường đh tư phi lợi nhuận đầu tiên ở Vn phải là ĐH Y Vinmec :-"
     
  7. Bít búp

    Bít búp Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/5/09
    Bài viết:
    475
    Nơi ở:
    Trà Vinh, Vietn
    RMIT trước đây cũng là đại học tư phi lợi nhuận nha :3
     
  8. herowinb

    herowinb Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    13/2/07
    Bài viết:
    4,763
    Nơi ở:
    <(") GayVN
    :8onion13:Ơ thế cái harvard chùa láng là hàng nhái ah
     
    residentevilcode thích bài này.
  9. Tương lai

    Tương lai T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    12/12/12
    Bài viết:
    693
    Là hàng OEM :1onion75:
     
  10. residentevilcode

    residentevilcode Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/12/05
    Bài viết:
    14,209
    để xem bọn chùa láng còn tự tin 1000$ nữa ko...:2cool_hell_boy:
     
  11. Johnny Walker

    Johnny Walker Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    7/7/10
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    HOPE
  12. lBatMan

    lBatMan Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    24/10/13
    Bài viết:
    2,843
    40 k , 50 k 1 năm mà nhiều thằng tàu khựa qua havard học đã xong , cái mua nhà mua xe ở bơston luôn , éo ở ký túc xá

    nhiều bạn trẻ có gia đình giàu gớm :))
     
  13. MARfan

    MARfan The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/12/06
    Bài viết:
    2,368
    Nơi ở:
    Tầng hầm nhà chứa
    tụi tàu nó đủ tiền cho con học ở Ha vớt chẳng lẽ lại k cho nó cái nhà tử tế mà lại bắt ở ktx :3c.
    Mà đọc báo nc ngoài thấy tụi TQ học ở Hv là dính khá nhiều phốt mua bài làm sẵn :))
     
  14. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,102
    đại học tư nhân FulBright này có trong đề án từ những năm 9x, tiền thân của nó là học bổng Ful Bright, ng có tiếng nhất từng nhận học bổng này là ô Nguyễn Thiện Nhân, đáng ra đại học đc xây dựng từ lâu nhưng các cụ thấy tư bản quá nên hoãn mãi đấy chứ :2cool_confident:

    k biết đại học này có khoa lí luận chính trị Mác - Lê nin k nhỉ :2cool_misdoubt:
     
  15. Blackowl

    Blackowl Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/04
    Bài viết:
    3,199
    Nơi ở:
    The Hell
    ếu theo VN thì có,theo nước ngoài thì ko.Bác Lê Văn Ninh đối với VN mình là savior chứ với nước ngoài bác là tyrant.
    Ở HCM nên ko rành,có ai giải thích tại sao gọi là Havard chùa Láng ko?
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/15
  16. lovelybear

    lovelybear The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    19,846
    1 trường VN nào đấy có địa chỉ ở Chùa Láng (HN) và SV ở trường đấy tự tin tuyên bố trường mình sánh ngang với Havard của Mỹ, và ra trường thì lương dưới 1000$ (ở VN) thì đừng hòng họ chịu làm
     
  17. Johnny Walker

    Johnny Walker Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    7/7/10
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    HOPE
    Tại sao trường này được gọi là Havard Chùa Láng ?

    A. Trường này tập chung nhiều sinh viên hoang tưởng về tương lai bản thân
    B. Yêu cầu mức lương khởi điểm là 1000 đô
    C. Trường có địa điểm tại Chùa Láng
    D. Cả 3 đáp án trên

    ------------------------------------

    Trường Đại học Ngoại thương
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Trường Đại học Ngoại thương
    [​IMG]
    Thành lập 1960
    Loại hình Đại học công lập
    Hiệu trưởng PGS. TS. Bùi Anh Tuấn
    Địa chỉ 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
    Vị trí Hà Nội , Việt Nam
    Trang mạng http://www.ftu.edu.vn
    Trường Đại học Ngoại thương (tên tiếng Anh: Foreign Trade University, tên viết tắt: FTU) là một trường đại học kinh tế chuyên ngành thương mại quốc tế của Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.



    Mục lục
    [ẩn]


    Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
    Giai đoạn 1960-1963[sửa | sửa mã nguồn]
    Ngành học Đại học Ngoại thương chính thức ra đời vào năm 1960. Sơ khai là bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, nhưng đặt tại trường Đại học Kinh tế-Tài chính (nay là trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Chủ nhiệm Khoa đều do Bộ Ngoại giao cử về. Trong Khoa Quan hệ quốc tế có 2 bộ môn: bộ môn Ngoại giao và bộ môn Ngoại thương. Khóa 1 sinh viên Ngoại thương với 42 sinh viên được tuyển vào năm học (1960-1966) và Khóa 3 (1962-1967) sinh viên Ngoại thương vẫn do Khoa Quan hệ quốc tế trực tiếp quản lý. Như vậy, có thể nói Khoa Quan hệ quốc tế của trường Đại học Kinh tế-Tài chính trước đây là tổ chức tiền thân của trường Đại học Ngoại thương.

    Giai đoạn 1964-1965[sửa | sửa mã nguồn]
    Năm 1964, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ quốc tế tách khỏi trường Đại học Kinh tế-Tài chính để thành lập Trường Đại học Cán bộ Ngoại giao- Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trụ sở của trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương đặt tại phường Láng Thượng trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Quan hệ Quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao).

    Tuy tên gọi là trường Cán bộ, nhưng nhiệm vụ trường được giao là đào tạo cán bộ có trình độ đại học cho Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương. Do vậy, trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương, ngoài các Phòng chức năng ra chỉ có 2 Khoa đào tạo là: Khoa Ngoại giao và Khoa Ngoại thương. Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành lập không được bao lâu thì phải đi sơ tán ra khỏi Hà Nội để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Tại nơi sơ tán – huyện Phổ Yên, tỉnhThái Nguyên, thầy trò trường lại tiếp tục giảng dạy và học tập.

    Trong thời gian này, Khoa Ngoại thương trực tiếp quản lý 3 khóa sinh viên cũ và tuyển thêm khóa 4 và khóa 5. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của Khoa Ngoại thương đều do Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương) điều động từ Bộ về. Ngoài việc đào tạo sinh viên các khóa chính quy, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Ngoại thương con làm nhiệm vụ mở các lớp bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ Ngoại thương cho các cán bộ từ Phó Phòng nghiệp vụ trở lên của các Tổng công ty xuất nhập khẩu, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan.

    Giai đoạn 1965-1983[sửa | sửa mã nguồn]
    Năm 1965, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương). Tên hiệu chính thức của trường Đại học Ngoại Thương bắt đầu có từ thời gian này. Ngay sau khi thành lập, trường Đại học Ngoại Thương chuyển về địa điểm sơ tán mới ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, còn trường Đại học Ngoại giao ở lại nơi sơ tán cũ. Trong thời gian này, trường Đại học Ngoại thương còn 5 khóa sinh viên (từ khóa 3 đến khóa 6), còn sinh viên khóa 1 và khóa 2 đã tốt nghiệp ra trường.

    Năm 1968, lần đầu tiên trường Đại học Ngoại thương mới chính thức có Hiệu trưởng là đồng chí Lưu Văn Đạt và Phó Hiệu trưởng là đồng chí Lê Văn Ngọ. Một vài năm trước đó, Ban Giám Hiệu chỉ có chức Phó Hiệu Trưởng. Ngoài một số Phòng chức năng, Trường đã có các đơn vị chuyên môn như Khoa Nghiệp vụ Ngoại thương; Khoa Ngoại ngữ, Khoa Tại chức và Bộ môn Chính trị.

    Công tác đào tạo bắt đầu tăng quy mô và đa dạng loại hình đào tạo. Trước đây, mỗi khóa chỉ tuyể trên dưới 50 sinh viên, đầu những năm 70 trở đi quy mô mỗi khóa đã tăng lên 75-100 sinh viên. Ngoài việc đào tạo sinh viên hệ chính quy, Trường còn mở rộng đào tạo hệ tại chức và phát triển hình thức bồi dưỡng cán bộ.

    Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày càng mở rộng và ác liệt. Điều này có gây ra những khó khăn nhất định cho các hoạt động của Nhà trường. Tuy nhiên, công tác giảng dạy, học tập và các sinh hoạt khác của Nhà trường vẫn diễn ra bình thường tại nơi sơ tán.

    Cuối năm 1967, tình hình chiến sự tạm yên ổn, Đảng ủy và Ban Giám hiệu quyết định chuyển Trường từ nơi sơ tán về lại trụ sở cũ tại Hà Nội. Từ thời gian này đến năm 1983, trường Đại học Ngoại thương tập trung sức lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất và tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo (trừ năm 1972Trường lại phải sơ tán lần thứ 2).

    Giai đoạn 1984 - đến nay[sửa | sửa mã nguồn]
    Năm 1984, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Thời gian này, phần lớn các Trường Đại chọn chuyển từ các Bộ ngành chủ quản sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trực tiếp quản lý. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp. Cho đến cuối những năm 80, cơ cấu tổ chức của Trường như Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các Phòng chức năng, các Khoa và Bộ môn… tiếp tục được củng cố.

    Năm 1993, xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Cơ sở II) đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Hiện nay, Đại học Ngoại thương được nhiều trường đại học quốc tế công nhận chương trình đào tạo và thiết lập quan hệ đào tạo, trong đó có Đại học La Trobe, Queensland, Úc; Đại học Vân Truyền, Đài Loan; Đại học Asia Pacific, Nhật Bản; Đại học Tổng hợp Colorado (CSU), Hoa Kỳ; Đại học Bedforshire, Anh; Đại học Rennes, Pháp.

    Sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương làm việc trong nước cũng như ở nước ngoài đều được đánh giá cao cả về kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt từ 98-100% [1]. Đặc biệt, sinh viên Đại học Ngoại thương còn nổi tiếng năng động, sáng tạo và tự tin. Số lượng sinh viên xuất thân từ Đại học Ngoại thương giành được học bổng du học đại học và sau đại học tại nước ngoài luôn chiếm ưu thế trong số sinh viên các trường đại học tại Việt Nam. Chính nhờ những kết quả đó, Trường Đại học Ngoại Thương đã được Liên hiệp Hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VUSTA) trao tặng Cúp vàng "Thương hiệu Việt" năm 2006 và Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới vào tháng 05 năm 2010 và Huân chương Độc lập hạng Nhất vào tháng 09 năm 2012.

    Cơ sở đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
    Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]
    • Ban giám hiệu:
      • Hiệu trưởng - Bí thư đảng ủy: PGS. TS Bùi Anh Tuấn
      • Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, PGS. TS Bùi Ngọc Sơn, PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, TS Đào Thị Thu Giang
    • 14 Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Cơ bản, Lý luận chính trị, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Anh chuyên ngành, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Nhật, Đào tạo quốc tế, Sau đại học, Đào tạo tại chức.
    • 10 phòng ban: Quản lý đào tạo, Tổ chức hành chính, Kế hoạch tại chính, Quản trị thiết bị, Công tác chính trị sinh viên, Hợp tác quốc tế, Quản lý dự án, Quản lý khoa học, Truyền thông và quan hệ đối ngoại, Y tế.
    • Các trung tâm: Trung tâm bồi dưỡng kinh tế đối ngoại, Trung tâm ngôn ngữ và hợp tác quốc tế, Trung tâm phát triển quốc tế, Trung tâm hợp tác Việt - Nhật, Trung tâm Thông tin và Khảo thí, Trung tâm E-Learning
    • Viện nghiên cứu: Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế (iEIT)
    Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
    Cao đẳng[sửa | sửa mã nguồn]
    • Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế
    Đại học[sửa | sửa mã nguồn]
    • Ngành Kinh tế:
      • Kinh tế đối ngoại;
      • Thương mại quốc tế.
    • Ngành Quản trị kinh doanh:
      • Thương mại điện tử;
      • Quản trị kinh doanh quốc tế;
      • Kế toán;
      • Quản trị du lịch và khách sạn (Quảng Ninh)
    • Ngành Tài chính - Ngân hàng:
      • Tài chính quốc tế;
      • Phân tích và đầu tư tài chính;
      • Ngân hàng.
    • Ngành Ngoại ngữ thương mại:
      • Tiếng Anh thương mại;
      • Tiếng Pháp thương mại;
      • Tiếng Trung thương mại;
      • Tiếng Nhật thương mại;
    • Ngành Kinh tế quốc tế:
      • Kinh tế quốc tế;
      • Kinh tế và phát triển quốc tế;
    • Ngành Kinh doanh quốc tế
    • Ngành luật:
      • Luật Thương mại quốc tế.
    Thạc sĩ[sửa | sửa mã nguồn]
    • Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế;
    • Quản trị kinh doanh;
    • Thương mại;
    • Tài chính - Ngân hàng.
    Tiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]
    • Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
    Tại chức[sửa | sửa mã nguồn]
    • Ngành Kinh tế - Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại;
    • Ngành Quản trị kinh doanh - Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế;
    • Ngành Ngôn ngữ - Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại.
    Điểm chuẩn dự kiến của Đại học Ngoại thương
    [​IMG]
     
  18. Blackowl

    Blackowl Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/04
    Bài viết:
    3,199
    Nơi ở:
    The Hell
    Tui xin sử dụng quyền hỏi ý kiến khán giả :))
     
  19. longlatao

    longlatao C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/7/08
    Bài viết:
    1,870
    Thế này thì khỏi phải qua Lào học ĐH Ha-Vẹc rồi.
     
  20. Nanaya Shiki

    Nanaya Shiki ミキ☆マイスター Moderator

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    8,182
    May quá từ giờ đỡ mang tiếng :2cool_misdoubt:.
     

Chia sẻ trang này