Hướng dẫn về quản lý và chiến thuật trong Total War: Rome II

Thảo luận trong 'Total War' bắt đầu bởi MrBinBin, 30/6/15.

  1. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    Vì box chưa có guide nào cho Rome 2 nên mình xin phép được đóng góp một cái để hướng dẫn những bạn mới chơi dễ dàng tiếp cận với game hơn. Mình chưa chơi bản này nhiều nên kinh nghiệm mình có vẫn còn hạn chế, nếu có sai sót gì mong mọi người góp ý chỉnh sửa để guide được hoàn thiện hơn.

    Credit:

    - honga
    - gamepressure
    - General skill guide: Pink
    - Economy guide: Dark Side
    - Diplomacy guide: wealthyempire
    - Bác Aomari.

    Rome 2 Total War

    [​IMG]

    Mục Lục:
    I. Lời mở đầu
    II. Các quốc gia và bộ tộc trong game
    III. Quản lý kinh tế - lãnh địa
    IV. Agent
    V. Ngoại giao - Nội Bộ
    VI. Quản lý quân đội và hải quân

    VII. Mods

    I. Lời mở đầu

    Total War: Rome II ( R2 ) là phiên bản thứ 8 trong dòng game chiến thuật Total War và là “nâng cấp” của bản Total War: Rome I huyền thoại ăn khách một thời. Game được ra mắt vào ngày 3 tháng 9 năm 2013 và đã nhận rất nhiều chỉ trích và thái độ không hài lòng từ người chơi do gặp quá nhiều lỗi kỹ thuật trong khâu thiết kế lẫn lập trình khiến R2 là một trong những phiên bản bị đánh giá là xấu nhất dù sau patch 15 Emperor Edition ( E.E ) game đã được cải thiện rất nhiều. Tuy không thành công bằng Napoleon Total War và Shogun 2 Total War nhưng game vẫn là bản được bán chạy nhất và số lượng người chơi tham gia mục Online Battle vẫn còn rất đông.

    [​IMG]

    R2 đưa bạn quay về thời kì cổ đại vào năm 272 TCN và tham gia vào các cuộc chinh phạt chống lại đế quốc Carthage và người Barbarian của đế quốc La Mã hùng mạnh một thời hay tham gia vào các cuộc chiến mở rộng bờ cõi của các vương quốc phương đông như Baktria, Parthia… Với nhiều vương quốc khác nhau, bản đồ rộng khắp, nhiều chủng loại unit đa dạng với các lối chơi khác nhau, R2 sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị trong công cuộc “tô màu” bản đồ thế giới.

    Online Encyclopedia: bạn có thể tra mọi thứ thông tin về Rome 2 mà không cần vào phải game:

    honga: chuyên về thông tin các unit trong game của mỗi quốc gia.

    II. Các quốc gia và bộ tộc trong game

    1. Các quốc gia - bộ tộc

    Có 26 trong tổng số 117 quốc gia và bộ tộc mà bạn được phép chơi. Các quốc gia và bộ tộc này được chia ra theo khu vực của mình bao gồm:

    - Rome
    - Carthage
    - Balkan Tribes: Odrysian Kingdom, Getae, Ardiaei, Tylis
    - Successor Kingdoms: Seleucid, Egypt, Macedon, Baktria
    - Greek States: Massilia, Sparta, Athens, Epirus, Syracuse
    - Nomadic Tribes: Roxolani, Massagetae, Royal Scythia
    - Eastern Empires: Parthia, Armenia, Pontus
    - Black Sea Colonies: Pergamon, Cimmeria, Colchis
    - Gallic Tribes: Arverni, Boii, Galatia, Nervii
    - Brittanic Tribe: Iceni
    - Germanic Tribes: Suebi
    - Iberian Tribes: Arevaci, Lusitani

    2. Đặc điểm của mỗi quốc gia và bộ tộc

    A. Rome

    [​IMG]

    House of Julia

    [​IMG]


    + Romanisation: +6 tốc độ chuyển hoá khi chuyển nền văn hoá sang Latin
    + Barbarian Subduers: +20% morale khi đánh nhau với các bộ tộc Barbarian

    House of Junia

    [​IMG]


    + Founding Fathers: tăng ( nhiều nhất là 4 ) Public Order vì có sự hiện diện của văn hoá Latin
    + Agrarian Wisdom: +30% wealth từ các công trình nông nghiệp

    House of Cornelia

    [​IMG]


    + Cultural Assimilation: -50% PO bị giảm do có sự hiện diện của các nền văn hoá khác
    + All Will Serve: -50% upkeep cost cho các unit auxiliary.

    B. Carthage

    [​IMG]


    Barcid Dynasty

    [​IMG]


    + Loyal Troops: +15% morale cho tất cả các unit mercenary
    + Pioneers: +15% quãng đường khi di chuyển cho quân bộ và hải quân

    Hannonid Dynasty

    [​IMG]


    + Statesmen: quan hệ tốt với các quốc gia khác ( văn hoá tương đồng )
    + Administrators: +5% tax rate

    Magonid Dynasty

    [​IMG]


    + Iron Fist: -50% chống đối ( tăng Public Order ) khi chiếm đóng vùng đất lạ
    + Phoenician Prowess: +3 exp cho tàu chiến khi mua

    C. Balkan Tribes

    [​IMG]


    Odrysian Kingdom

    [​IMG]


    + Dealy Aim: +2 exp cho các unit sử dụng vũ khí từ xa
    + Looter: +100% income khi raid và sack

    Gatae

    [​IMG]


    + Our Gods: tăng Public Order ( tối đa là 8 ) khi có sự hiện diện của văn hoá Balkan
    + Fiercely Independent: 210% melee defence khi tham chiến ở đất mình hoặc đồng minh

    Ardiaei

    [​IMG]


    + Pirates: + 250% income khi raid
    + Expert Seafarers: +2 slot khi mua tàu chiến

    Tylis

    [​IMG]


    + Plunderers: +150% income khi sack
    + Live by the Sword: +2 exp cho bộ binh khi mua

    D. Successor Kingdoms

    [​IMG]


    Seleucid

    [​IMG]


    + Satrapies: tăng số lượng unit unit Levy thuê được từ Satrapy của mình
    + Royal Estates: +20% wealth cho các công trình nông nghiệp

    Egypt

    [​IMG]


    + Ptolemaic Enlightment: +20% tốc độ research
    + Nile Valley: +1 Food cho tất cả các Province

    Macedon

    [​IMG]


    + Thessalian Pride: +20 charge bonus cho các unit kỵ binh
    + Barbarian Subduers: +20% morale khi đánh nhau với các bộ tộc Barbarian

    Baktria

    [​IMG]


    + Silk Road: +20% wealth từ các công trình kinh tế
    + Multiculturalism: tăng PO ( tối đa là 4 ) do có sự hiện diện của các văn hoá khác nhau

    E. Greek States

    [​IMG]


    Massilia

    [​IMG]


    + Great Traders: +20% income khi trade
    + Local Dominance: quan hệ tốt với các quốc gia khác ( văn hoá tương đồng )

    Sparta

    [​IMG]


    + Helot Repression: -5o% chống đối từ nô lệ
    + Spartiate Warriors: +3 exp cho tất cả bộ binh khi mua

    Athens

    [​IMG]

    + Naval Prowess: +3 exp cho các tàu khi mua
    + Centre of Culture: +20% income từ các nền văn hoá khác nhau

    Epirus

    [​IMG]


    + Village Confederation: +20% wealth cho các Minor Settlement
    + Guardians of Dodona: tăng Public Order ( tối đa là 4 ) khi có sự hiện diện của văn hoá Hellenic

    Syracuse

    [​IMG]

    + Archimede's Euraka: +20% tốc độ research
    + Flowering Culture: +20% wealth từ nền văn hoá của mình

    F. Nomadic Tribes

    [​IMG]

    Roxolani

    [​IMG]


    + Peregrine Conqueror: +20% melee attack khi tham chiến trên vùng đất của kẻ thù
    + Migrant Traders: +15% wealth cho các công trình kinh tế

    Massagetae

    [​IMG]


    + Pastoral Lifestyle: +40% wealth từ các công trình chăn nuôi
    + Tribal Ferocity: +15% morale khi tham chiến trên đất mình hoặc của đồng minh

    Royal Scythia

    [​IMG]


    + Archery Masters: +25% lượng đạn dược cho tất cả unit
    + Scythian Craftmanship: +20% wealth từ các công trình công nghiệp

    G. Eastern Empires

    [​IMG]


    Parthia

    [​IMG]


    + Cavalry Master: -25% giá tiền khi mua các unit kỵ binh
    + Multiculturalism: -25% Public Order bị giảm do có sự hiện diện của văn hoá khác

    Armenia

    [​IMG]


    + Brigde Builders: quan hệ tốt với các quốc gia theo văn hoá Hellenic và các vương quốc phương đông ( văn hoá tương đồng )
    + A Proud People: +20% morale cho tất cả unit khi tham chiến trên lãnh thổ mình hoặc đồng minh

    Pontus

    [​IMG]


    + Philhellenes: quan hệ tốt với các quốc gia theo văn hoá Hellenic ( văn hoá tương đồng )
    + Shrewd Operators: -50% giá tiền cho các hành độn của agent

    H. Black Sea Colonies

    [​IMG]

    Pergamon

    [​IMG]


    + Great Builders: -25% giá khi xây dựng công trình
    + Town Growth: +4 growth mỗi turn

    Cimmeria

    [​IMG]

    + Normadic Archers: +25% lượng đạn dược cho tất cả unit
    + Bosporian Fertile Lands: +25% wealth cho các công trình nông nghiệp

    Colchis

    [​IMG]


    + Trade Crossroads: +15% income khi trade
    + Golden Legacy: +2 mức độ ảnh hưởng của văn hoá Hellenic lên tất cả các vùng

    I. Gallic Tribes

    [​IMG]


    Arveni

    [​IMG]


    + Gallic Craftmanship: +20% wealth cho các công trình công nghiệp
    + Tribal Hegemonist: quan hệ tốt với các bộ tộc Barbarian ( văn hoá tương đồng )

    Boii

    [​IMG]

    + Migratory Urges: -75% chi phí khi chuyển đổi công trình trong cùng chuỗi ( convert )
    + Conquerors: +15% morale khi tham chiến trên đất của địch

    Galatia

    [​IMG]

    + Plunderers: +100% income khi raid và sack
    + Gallo - Graeci: quan hệ tốt với các quốc gia Hellenic ( văn hoá tương đồng )

    Nervii

    [​IMG]

    + Ambushers: +50% tỉ lệ thành công khi raid và sack
    + National Courage: +20% melee attack khi tham chiến trên đất mình hoặc của đồng minh

    J. Brittanic Tribes

    [​IMG]


    Iceni

    [​IMG]


    + Cultural Aspirations: quan hệ tốt với các quốc gia và bộ tộc không thuộc người Barbarian ( văn hoá tương đồng )
    + Pastoral Ways: +20% wealth từ các công trình nông nghiệp

    K. Germanic Tribes

    [​IMG]


    Suebi

    [​IMG]


    + Tribal Conquerors: +20% morale khi tham chiến chống lại người Barbarian
    + Marauders: +100% income khi raid và sack

    Iberian Tribes

    Arevaci

    [​IMG]

    + Horsemanship: -20% giá tiền khi mua kỵ binh
    + One People: quan hệ tốt với các bộ tộc Iberian

    Lusitani

    [​IMG]

    + Ambushers: +50% tỉ lệ thành công xuất hiện các trận đánh phục kích
    + Mighty Warriors: +2 exp cho tất cả bộ binh khi mua
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/7/15
    boykorea279 and ltxquang like this.
  2. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    III. Phát triển kinh tế - lãnh địa

    1. Giao diện quản lý

    [​IMG]
    Khi bắt đầu một campaign bất kì, nếu bật bản đồ thế giới ( nút [​IMG] , phím Tab hoặc vào mục Diplomacy ) bạn sẽ thấy các vùng lớn được phân chia ( Province ) ra với nhiều tên gọi khác nhau như Magna Graecia, Aegyptus, Dacia, Scythia… và trong các vùng đó sẽ lại được phân chia nhỏ ra thành một thành phố chính ( Provincial Capital ) được bao quanh các vùng đất phụ nhỏ hơn ( Minor Settlement ) ví dụ như đối với Italia của Rome bao gồm Roma là Provincial Capital cùng với 3 Minor Settlement bao quanh bao gồm Neapolis, Ariminum và Velathri.

    [​IMG]
    Mỗi khi bấm vào một thành phố bất kì thì bảng quản lý lãnh địa sẽ đều hiện lên. Provincial Capital của Province luôn nằm ở phía tay trái, các Minor Settlement còn lại đều là vùng phụ bao quanh. Đối với các vùng bạn nắm kiểm soát sẽ luôn hiển thị danh sách các công trình đã và đang được xây dựng. Còn đối với các vùng của quốc gia khác thì chỉ là một khung nền xám với biểu tượng của quốc gia đó. Nếu có Spy của mình gần đó, khi đưa chuột vào biểu tượng con mắt, bạn sẽ theo dõi được thông tin vùng đó có gì kể cả quân giữ thành.

    [​IMG]
    2. Các chỉ số cần thiết trong việc phát triển lãnh địa

    A. Growth

    Trong bảng quản lý của mỗi vùng, ở phía tay trái trên cùng là thanh Growth thể hiện tốc độ tăng trưởng hiện tại của Province.

    [​IMG]

    Nếu muốn phát triển mở rộng Provincial Capital cũng như các Minor Settlement, bạn cần dân số đông hơn để unlock các slot xây dựng tiếp theo.

    Các yếu tố làm tăng Growth:

    [​IMG]

    Các yếu tố làm giảm Growth:

    B. Public Order ( PO )

    Nhấn vào nút [​IMG] cho phép bạn theo dõi thông tin của Province hiện tại như wealth, income, happiness, public order, tôn giáo - văn hoá ( religion ), corruption…

    [​IMG]

    PO là chỉ số rất quan trọng, thể hiện mức độ vui vẻ ( happiness ) của người dân và tác động lên Growth của Province. Nếu chỉ số này tăng cao thì lượng wealth, tax rate ( và growth ) cũng được “hưởng lợi” theo.

    Các yếu tố làm tăng PO:

    Các yếu tố làm giảm PO:

    [​IMG]

    PO đạt mức cao nhất là 100 và thấp nhất là -100. nếu rơi xuống mức -100 sẽ xuất hiện lực lượng chống đối ( Rebellion ) và bạn buộc phải đánh bại bọn này nếu không muốn mất kiểm soát vùng đó.

    C. Culture:

    Culture thể hiện các nền văn hoá đang tác động lên vùng này theo tỉ lệ %.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Mỗi khi bạn chiếm một vùng mới sẽ xảy ra sự khác biệt về văn hoá - tôn giáo, làm giảm PO của vùng đó. Chỉ khi bạn chuyển hoá hết văn hoá của vùng này sang của mình thì việc giảm PO sẽ chấm dứt.

    D. Tax province

    Tương tự như Exempt this Province from Tax như các bản TW trước, option này cho phép bạn thu thuế hoặc ngừng thu thuế để tăng PO trong trường hợp cần thiết.

    [​IMG]

    E. Corruption

    Corruption thể hiện mức độ tham nhũng đang xảy ra ở vùng này. Khi bạn bành trướng đế chế của mình càng rộng thì mức độ tham nhũng cũng càng tăng lên và làm giảm Income của vùng đó. Chỉ có thể giảm mức độ tham nhũng bằng cách research công nghệ.

    [​IMG]

    Tips:

    - Thay vì tự mở rộng lãnh địa, hãy kết ally với các quốc gia khác hoặc bắt các quốc gia yếu hơn làm Client States/ Satrapy. Điều này làm tăng thanh Emperium của bạn và tính vào tổng số vùng bạn đã chiếm nhưng không làm tăng corruption. Hãy lợi dụng điều này.

    - Ở mid-late game khi mà corruption đã tăng lên quá cao, hãy xây các công trình tăng happiness, các công trình tăng Food rồi tăng tax của toàn lãnh địa lên tối đa để bù lại lượng tiền bị hao hụt do nó gây ra. bạn sẽ vẫn nhận được income rất cao mà chẳng phải lo gì cả.

    F. Slave

    Nô lệ là tầng lớp lao động đem lại nguồn income rất lớn cho bạn nhưng mặt trái của nó chính là gây ra sự chống đối chính quyền ( giảm PO ). Nếu lượng nô lệ quá lớn mà bạn lại không thể kiểm soát được PO thì lực lượng này sẽ nổi loạn tương tự như Rebellion.

    [​IMG]

    G. Security

    Security thể hiện mức độ an toàn của vùng đó khi chống lại các agent của địch có ý đồ phá hoại.

    [​IMG]

    Ở góc tay trái màn hình là bảng tóm tắt tình hình của vùng và cho bạn theo dõi income, PO, culture, lượng lương thực hiện tại ( Food ) và các tác động bên ngoài đang ảnh hưởng tới vùng.

    [​IMG]

    H. Food

    Tuy Food không còn là yếu tố “tối quan trọng” như Shogun 2 nữa nhưng vẫn còn đóng vị trí cần thiết trong việc phát triển lãnh địa.

    Food giúp bạn tăng Growth và giữ PO ổn định. Thiếu Food dẫn đến giảm PO, giảm Growth và quân đội sẽ bị bào mòn dần do thiếu quân nhu cung cấp khi ở đất kẻ thù. Food cũng là yếu tố cần thiết để làm tài nguyên tiêu hao khi nâng cấp một số công trình quan trọng. Food "thừa" ( Food Surplus ) sẽ đem lại cho bạn một vài bonus nhất định.

    [​IMG]

    Các yếu tố làm tăng Food:

    Các yếu tố làm giảm Food:

    I. Squalor

    Squalor là gì? Nếu chưa từng tiếp xúc với R1 hẳn Squalor là một khái niệm rất mới đối với bạn. Squalor nghĩa là sự nghèo khổ, bẩn thỉu của một vùng đất. Khi nâng cấp phát triển một vùng đất sẽ có một vài công trình làm giảm PO có kèm theo từ Squalor như chuỗi Cattle Trader, chuỗi Food ( Delicatessen ) nằm trong chuỗi công trình City Centre hay chuỗi công trình Industrial, Agricultural.

    [​IMG]

    Squalor trừ trực tiếp vào PO của vùng nhưng lại không thể giảm trực tiếp bằng các công trình tăng PO. Bạn buộc phải xây chuỗi công trình Sanitation để “trừ khử” chúng đi.

    J. Wealth & Income

    [​IMG]

    ( Province ) Wealth là lượng tiền mà mỗi thành phố, vùng phụ… làm ra. Cộng tất cả wealth của Provincial Capital và các vùng phụ lại, trừ cho mức độ corruption của vùng đó, cộng thêm lượng tiền từ Slave và Tax sẽ cho ra lượng Income của vùng đó.

    Income là lượng tiền bạn nhận được vào turn tiếp theo và cộng vào ngân khố của bạn ( Treasury ) để bạn có thể tiêu xài, xây dựng công trình, tuyển mộ quân lính…

    Ta có công thức sau:

    K. Bonus từ các loại tài nguyên

    Các loại tài nguyên đem lại một bonus nhất định cho toàn lãnh địa của mình, bao gồm:

    Amber: tăng wealth khi trade trên bộ
    Dyes: tăng happiness
    Grain: tăng food
    Leather: tăng wealth từ công nghiệp
    Iron: giáp trụ và vũ khí được phép nâng cấp
    Horses: ngực chiến được phép nâng cấp
    Lead: tăng sanitation
    Marble: giảm giá xây dựng các công trìnhbuilding cost reduction
    Timber: tăng độ bền cho thân tàu ( Hull Strength ) khi mua
    Silk: tăng wealth
    Wine: tăng happiness
    Glass: tăng tốc độ research
    Olives: tăng wealth từ nông nghiệp
    Gold: tăng wealth từ công nghiệp

    2. Phát triển lãnh địa

    Như đã đề cập ở trên, để phát triển và mở rộng một vùng, bạn cần: Growth.

    Khi dân số đã đủ bạn sẽ nhận được thông báo Population Surplus và cho phép bạn Expand City, khi này bạn đã có thể xây dựng công trình mới tuỳ ý thích. Tuy nhiên cho dù bạn xây công trình ở Provincial Capital hay Minor Settlement đi nữa thì sau khi click Expand ( [​IMG] ) thì dân số sẽ bị trừ thẳng vào của Province.

    [​IMG]

    Tips:

    - Luôn sử dụng hết các slot thừa. Nếu đã chọn Expand City nhưng vì lí do nào đó bạn không xây công trình nào ( hiết tiền hay… quên ) thì slot thừa đó sẽ tự động chuyển thành khu ổ chuột ( Slum [​IMG] ). Slum làm giảm PO và Food -> Growth. Bạn sẽ phải tốn tiền và thời gian để chuyển slum trở lại thành slot công trình như trước.

    [​IMG]

    - Tác dụng của các công trình ở Provincial Capital sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên cả vùng. Ví dụ như bạn xây Temple ở Provincial Capital, tác dụng + PO sẽ được + cho tất cả các vùng còn lại hay việc bạn xây các công trình kinh tế, giao thương ở Provincial Capital cũng làm tăng wealth cho các Minor Settlement còn lại.

    - Provincial Capital luôn có 6 slot công trình thay vì 3 hay 4 như các Minor Settlement. Có một số công trình chỉ có thể xây ở Provincial Capital và ngược lại, nếu bạn muốn Expand City mà không chắc ở đây có thể xây được gì thì save game lại trước cho an toàn nhé.

    - Đối với các công trình không cần thiết hoặc các công trình không có tác dụng ( mỗi khi chiếm vùng mới của kẻ thù, có biểu tượng [​IMG] ) hãy phá huỷ ( Dismantle [​IMG] ) hoặc chuyển ( Convert [​IMG] ) thành các công trình hữu dụng hơn cho mình, đừng tiếc tiền.

    3. Edict

    Khi chiếm được hoàn toàn một Province bao gồm Provincial Capital và các Minor Settlement, bạn được phép ban sắc lệnh ( Edict ) lên vùng đó để hưởng các lợi thế nhất định.

    [​IMG]

    Có nhiều loại Edict cho các quốc gia - bộ tộc khác nhau. Ví dụ như đối với Rome, các Edict bao gồm:

    Có một số công trình được hưởng lợi từ Edict như khi bạn chọn Edict Commercial Stimulation, Trading Port sẽ được nhận thêm bonus từ nó.

    [​IMG]

    Tips:

    - Tuỳ thuộc vào Province mà bạn nên chọn các loại Edict phù hợp. Ví dụ như các Province trọng tâm kinh tế nên chọn Edict Harvest Taxes sẽ cho income cao hơn bình thường. Các Pronvice có các cảng biển buôn bán ( như Magna Graecia ) chọn Edict Commercial Stimulation sẽ cho lợi nhuận cao hơn bình thường. Các Province mới chiếm đóng sử dụng Edict Bread and Game để tăng PO và Food, giúp ổn định nhanh hơn và khi tình hình đã được kiểm soát, bạn hãy chuyển sang Romanization để chuyển hoá Province đó sang văn hoá Latin nhanh hơn.

    - Trong trường hợp bạn không thể ban sắc lệnh xuống dù đã chiếm toàn bộ Province đó, hãy kiểm tra lại xem bạn đang ở Imperium mức nào và nó cho phép bạn ban xuống bao nhiêu Edict. Edict bị giới hạn bởi chỉ số Imperium của bạn nên không thể Province nào cũng ban Edict được.

    [​IMG]

    4. Các loại công trình

    Ở R2 có rất nhiều loại công trình đa dạng khác nhau được chia ra làm 9 nhóm. Mỗi công trình đều có một chuỗi nâng cấp cao hơn đem lại nhiều ích lợi cũng như tác hại riêng. Không phải quốc gia nào cũng có thể nâng cấp giống nhau, nó tuỳ thuộc vào vị trí, tài nguyên có được cũng như quốc gia bạn chơi là gì.

    9 nhóm công trình bao gồm:

    Ở đây mình sẽ lấy Rome làm ví dụ, các quốc gia khác cũng tương tự không có gì khác biệt nhiều.

    a. Provincial Capital ( Màu cam )

    Đây là chuỗi công trình chỉ có ở Provincial Capital, nằm ở slot đầu tiên của mỗi vùng bao gồm 2 nhánh là Civil Colonia và Garrison Colonia. Civil Colonia cho bạn nhiều ích lợi thiên về kinh tế và dân chúng hơn như tăng growth, tăng ảnh hưởng của văn hoá Latin, tăng wealth… trong khi Garrison Colonia lại cho bạn lực lượng bảo vệ thành phố tốt hơn, tăng PO.

    [​IMG]

    Chuỗi công trình này sẽ tiêu hao một lượng Food không nhỏ của bạn.

    b. Minor Settlement

    Đây là chuỗi công trình chỉ có ở Minor Settlement thay cho chuỗi Provincial Capital. Chuỗi công trình này tận dụng tài nguyên có sẵn ở vùng đó hoặc chỉ là thị trấn nếu không có tài nguyên. Những tài nguyên này rất có giá trị khi giao thương với các quốc gia khác, giúp tăng income của bạn. Các tài nguyên này bao gồm: Amber, Glass, Gold, Grain, Horse, Iron, Leather, Lumber, Olive, Purple Dye, Silk, Wine và Village nếu không có tài nguyên gì.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Riêng chuỗi công trình với tài nguyên Grain và Olive Oil ra thì các chuỗi còn lại đều tiêu hao Food của bạn.

    c. Port ( màu xanh dương đậm )

    Chuỗi công trình cảng biển chỉ có ở các vùng giáp biển cho phép bạn nâng cấp thành: Fishing Port, Trading Port, Dock. Và với các vùng có Provincial Capital giáp biển, Port ở đây còn có thêm một lựa chọn nâng cấp nữa là Military Wharf cho phép bạn mua các loại tàu chiến tốt nhất.

    [​IMG]

    Chuỗi Fishing Port giúp bạn tăng Food nhưng làm giảm PO. Chuỗi Trading Port và Military Wharf tiêu hao Food. Riêng chuỗi Dock giúp bạn tăng income và không có hại gì cả.

    Bạn có thể khởi đầu game bằng việc nâng cấp Port lên thành một chuỗi Fishing Port, sau khi đã ổn định thì convert hết bọn này sang Trading Port và để cho các vùng khác đảm nhiệm vai trò sản xuất Food. Còn Military Wharf thì bạn chỉ cần xây ở một vùng duy nhất mà thôi.

    d. Military ( Màu đỏ )

    Chuỗi công trình quân sự cho phép bạn unlock các unit mới để tham gia vào các trận chiến mở rộng hay bảo vệ lãnh thổ. Có 3 chuỗi chính bao gồm: Barracks, Training và Siege. Barracks ( hay Field of Mars ) giúp bạn mua được các unit bộ binh, kỵ binh mới. Training giúp bạn tăng các chỉ số nhất định cho quân lính tuỳ theo hướng nâng cấp. Còn Siege ( hay Workshop ) cho phép bạn mua các unit cơ khí như Onager, Ballista, Scorpion…

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chuỗi công trình Barracks và Training tiêu hao Food của bạn trong khi chuỗi Siege làm giảm PO.

    Bạn có thể xây các công trình này ở vùng biên giới giáp với kẻ thù để điều động nhanh hơn.

    e. City Centre/ Town Centre ( Màu vàng )

    Chuỗi công trình City Centre chỉ có thể xây ở Provincial Capital, còn Town Centre thì chỉ xây được ở các Minor Settlement. City Centre có nhiều hướng nâng cấp hơn và cho hiệu quả cao hơn trong khi Town Centre thì ít hơn.

    City Centre có 6 chuỗi nâng cấp bao gồm: Slave Trader, Library, Food ( Delicatessen ), Cattle Trader, Amphitheatre, Wine Trader.

    [​IMG]

    Các chuỗi công trình này đều tác động ít nhiều đến các yếu tố như PO, slave, growth, income, tốc độ research… nên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho income của bạn. Bạn có thể xây Amphitheathre trước ở những vùng mới chiếm để tăng PO, sau khi ổn định rồi có thể convert sang các công trình hỗ trợ kinh tế hoặc giáo dục.

    Chuỗi Amphitheatre, Wine Trader, Library tiêu hao Food của bạn trong khi các chuỗi còn lại làm giảm PO.

    Town Centre có 2 chuỗi nâng cấp bao gồm: Trader và Auditorium.

    [​IMG]

    Chuỗi Trader cho bạn wealth nhưng lại tiêu hao Food của bạn trong khi Auditorium là một “món hời” cho bạn: tăng wealth và tăng PO nhưng không tiêu hao gì cả.

    f. Industrial ( Màu nâu )

    Nhánh Industrial gồm 2 nhánh chính là Pit Mine chỉ xây được ở Minor Settlement và Suburbia ở chỉ xây được ở Provincial Capital. Chuỗi công trình này đem lại cho bạn một lượng wealth “kha khá” nhưng cũng đồng thời làm giảm PO ( Squalor ) “kha khá” theo. Kết hợp với các chuỗi công trình thuộc Ports, hay các vùng phụ có tài nguyên đặc biệt để tận dụng Edict sẽ cho bạn một lượng wealth cao.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cá nhân mình thấy bọn này không hữu dụng lắm, nếu thừa slot thì xây cho đa dạng cũng được, không thì có thể bỏ qua.

    g. Agricultural ( Màu xanh lục )

    Một trong những chuỗi công trình quan trọng nhất không thể thiếu: Nông Nghiệp. Chuỗi này cung cấp Food cho bạn cũng như wealth cho vùng. Có 3 chuỗi phụ bao gồm: Farm, Grain Pits, Cattle Herd ( Herding Ground ).

    [​IMG]

    Farm cho bạn lượng Food nhiều nhất nhưng ít wealth hơn và làm giảm PO ( Squalor ), Cattle Herd ngược lại, cho bạn nhiều income hơn nhưng ít Food hơn và cũng làm giảm PO ( Squalor ). Riêng chuỗi Grain Pits không gây hại gì cho bạn mà còn giúp bạn hồi phục quân đội nhanh hơn.

    h. Sanitation ( Màu xanh da trời )

    Chuỗi công trình này chỉ có thể xây được ở Provincial Capital. Nó giúp bạn “trừ khử” squalor và tăng PO cho vùng đó kèm theo các tác dụng đặc biệt khác. Có 3 nhánh công trình phụ bao gồm: Water Tank, Latrines và Fountains.

    [​IMG]

    Water Tank và Fountains tiêu hao Food của bạn trong khi Latrines lại tiếp tục là một “món hời” cho bạn vì không tiêu hao gì cả.

    Đối với các vùng có Growth tăng chậm, hãy tận dụng 1 slot cho chuỗi công trình này để tăng tốc độ phát triển nhanh hơn, sau đó bạn có thể convert sang các công trình khác tuỳ ý thích.

    i. Religion ( Màu hồng )

    Chuỗi công trình này giúp bạn tăng một lượng lớn PO, tăng income, tăng morale cho quân đội và nhất là tăng tốc độ chuyển hoá nền văn hoá khác sang văn hoá của mình.

    [​IMG]

    Có tất cả 5 chuỗi phụ trong chuỗi Religion: Shrine of Jupiter/ Minerva/ Vulcan/ Mars/ Neptune. Mỗi chuỗi đem lại một lợi ích riêng khác nhau. Nếu PO đang giảm và văn hoá đang xung khắc nhau nặng nề, bạn hãy nhanh chóng xây Shrine of Jupiter để áp chế điều này lại. Sau đó nếu thích có thể convert thành Shrine of Minerva để tăng tốc research, Shrine of Mars để có lính “trâu hơn”, Shrine of Neptune nếu vùng đó có nhiều Trading Port giúp tăng wealth nhiều hơn… kết hợp với Edict để cho kết quả tốt nhất.

    Chuỗi công trình này “ăn” Food của bạn khá nhiều, duy chỉ có chuỗi Shrine of Neptune là không tiêu hao gì cả, khá là “hời”.

    5. Nghiên cứu công nghệ

    Tương tự như các dòng TW khác, R2 cũng có cây Công Nghệ ( Technology: [​IMG] ) để bạn research unlock các unit mới, các công trình mới, đem lại các lợi nhuận cho lãnh địa…

    Tech có 2 mảng như các dòng TW khác: Civil và Military. Mỗi mảng được chia ra làm 3 mảng phụ:

    [​IMG]

    Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ research:

    Đối với R2, bạn nên ưu tiên mảng Military trước vì các tác dụng của mảng Civil chỉ thật sự hiệu quả vào mid-late game khi mà đế chế của bạn đã khá rộng rồi. Việc ưu tiên mảng Military giúp bạn sở hữu các unit “xịn” hơn, unlock Champion để train lính, tăng lượng đạn dược giúp bạn mở rộng cũng như bảo vệ lãnh thổ dễ dàng hơn. Sau khi cảm thấy cần nhiều Food hơn, cần giảm corruption… thì hẵn bắt đầu quay sang mảng Civil.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/7/15
  3. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    6. Kinh Tế - Giao Thương

    a. Taxes

    Bật bảng quản lý kinh tế ( Tax & Finance: [​IMG] ) lên để theo dõi và quản lý kinh tế và giao thương của lãnh địa.

    [​IMG]

    Trong tab thứ nhất là bảng Taxes, bạn sẽ thấy một thanh là Tax Level cho phép bạn chỉnh mức thu thuế của toàn lãnh địa. Kế bên là Tax Effects nêu ra những mặt lợi/ hại mà bạn sẽ nhận được khi tăng/ giảm thuế. Tăng thuế giúp bạn nhận được nhiều income hơn nhưng lại làm giảm Growth, PO và ngược lại.

    b. Trade

    Trong tab thứ hai là bảng Trade giúp bạn theo dõi tình hình giao thương, xuất/ nhập khẩu tài nguyên với các quốc gia và lợi nhuận thu được.

    [​IMG]

    Ở tab cuối cùng bạn dễ dàng so sánh income mình sẽ nhận được ở turn này ( this turn ) và income ở turn trước đó ( last turn ), qua đó bạn sẽ nắm được lí do vì sao income mình tăng/ giảm so với trước.

    [​IMG]

    Bảng này chủ yếu là để tăng/ giảm tax cũng như theo dõi income nếu cần. Thường thì bạn chỉ cần tick vào phần Tax Province để thu/ miễn thuế ở bảng quản lý vùng đất nếu muốn tăng PO ở những vùng mới chiếm chứ không cần vào đây giảm tax vì tax ở đây là tax của cả lãnh địa, nó sẽ tác động trực tiếp lên income của bạn.

    7. Objectives và Missions

    Bật bảng Objectives and Missions ( [​IMG] ) lên để theo dõi các mục tiêu và nhiệm vụ bạn cần đạt được để hoàn thành campaign.

    [​IMG]

    Tương tự như các dòng TW khác, trong quá trình chơi bạn sẽ từ từ hoàn thành các mục tiêu này nên không cần quá quan tâm, mình sẽ bỏ qua phần này.

    Đối với các nhiệm vụ, chỉ cần làm những nhiệm vụ đơn giản như research một tech bất kì, tuyển agent nào đó… còn các nhiệm vụ phức tạp như đánh bại một đạo quân nào đó… thì bạn có thể bỏ qua vì số tiền bạn nhận được thường không xứng đáng tí nào.

    IV. Agent

    Game có tất cả 3 dạng agent với nhiều tên gọi khác nhau nhưng về nhiệm vụ thì vẫn giống nhau: Spy, Dignitary, Champion.

    Spy theo thiên hướng cunning, Dignitary theo thiên hướng authority còn Champion là zeal. Thứ tự khắc chế nhau là Spy > Dignitary > Champion. Tuy nhiên không nhất thiết phải theo chuỗi khắc chế mà còn phụ thuộc vào tỉ lệ % thành công của mỗi hành động nên vẫn có trường hợp Dignitary “xử” Spy như thường.

    Để tuyển agent mới, bạn chỉ việc click chọn vào mỗi vùng, click vào icon [​IMG] rồi chọn agent nào mình thích. Chi tiết về mỗi agent bạn chỉ việc đưa con trỏ chuột vào icon màu vàng góc phải để xem các bonus của agent này được hưởng.

    [​IMG]

    Sau khi đồng ý tuyển agent này, bạn chỉ việc click Recruit là xong.

    A. Spy

    [​IMG]


    [​IMG]

    Nhiệm vụ của Spy:

    Khi ở trên đất địch

    - ( Kích hoạt skill ) Intelligence: tăng khả năng phát hiện các agent hoặc các đạo quân đang lẩn trốn trong khu vực. Giảm khả năng bảo vệ của thành trì chống lại các hành động sử dụng cunning.

    Đối với lãnh địa của mình

    - ( Kích hoạt skill ) Counter-Intelligence: tăng khả năng phát hiện các agent hoặc các đạo quân đang lẩn trốn trong khu vực. Tăng khả năng bảo vệ của thành trì chống lại các hành động sử dụng cunning.

    Đối với thành trì của địch

    - ( Authority ) Incite Unrest: làm rối loạn trật tự, giảm PO và dẫn đến Rebellion.
    - ( Cunning ) Poison Wells: đầu độc binh lính giữ thành, làm giảm số lượng lính gác.
    - ( Zeal ) Commit Arson: Gây hoả hoạn, phá huỷ một công trình tuỳ chọn.

    Đối với quân đội của mình

    - Military Intelligence: Tăng chỉ số cunning của tướng mình. Bảo vệ cho quân đoàn đi cùng khỏi các hành động phá hoại của agent địch.

    Đối với quân đội của địch

    - ( Authority ) Intercept Orders: hiện các unit, agent vẫn còn ẩn trong hàng ngũ quân địch. Vô dụng nếu bạn đã biết hết rồi.
    - ( Cunning ) Poison Provisions: đầu độc binh lính giữ thành, làm giảm số lượng lính gác.
    - ( Zeal ) Wreck Baggage Train: làm giảm bonus từ trang bị ( upgrade từ từ chuỗi công trình Training )

    Đối với tướng địch ( Assassination )

    - ( Authority ) Solicit Traitor: ám sát thông qua người hầu thân cận với mục tiêu.
    - ( Cunning ) Poison: ám sát bằng thuốc độc thông qua đồ ăn hoặc thức uống.
    - ( Zeal ) Concealed Blade: ám sát bằng cách trực tiếp đối đầu.

    Đối với agent địch ( Manipulation )

    - ( Authority ) Persuade: mua chuộc mục tiêu bằng cách thuyết phục.
    - ( Cunning ) Tempt: mua chuộc mục tiêu bằng cách dụ dỗ.
    - ( Zeal ) Coerce: mua chuộc mục tiêu bằng cách ép buộc.

    B. Dignitary

    [​IMG]


    [​IMG]

    Nhiệm vụ của Dignitary:

    Khi ở trên đất địch

    - ( Kích hoạt skill ) Corruption: làm giảm tax rate. Giảm khả năng bảo vệ của thành trì chống lại các hành động sử dụng authority.

    Đối với lãnh địa của mình

    - ( Kích hoạt skill ) Administration: tăng PO, tăng tax rate. Tăng khả năng bảo vệ của thành trì chống lại các hành động sử dụng authority.

    Đối với thành trì của địch

    - ( Authority ) Spread Cultural Tension: giảm PO do có sự hiện diện của nền văn hoá khác. Vô dụng nếu không có văn hoá khác biệt.
    - ( Cunning ) Merchant Payoff: giảm wealth của các công trình kinh tế
    - ( Zeal ) Spread Cultural Propaganda: truyền bá văn hoá của mình lên vùng này. Vô dụng nếu văn hoá của mình đã lấn át hòan toàn.

    Đối với quân đội của mình

    Military Administration: giảm upkeep của quân đội đi cùng. Tăng authority cho tướng.

    Đối với quân đội của địch

    - ( Authority ) Undermine Authority: làm giảm authority của tướng địch.
    - ( Cunning ) Mislead Command: làm giảm cunning của tướng địch.
    - ( Zeal ) Threat of Destruction: làm giảm zeal của tướng địch.

    * Các stat không thể giảm vượt quá 1.

    Đối với tướng địch ( Assassination )

    - ( Authority ) Hire Assassins: ám sát thông qua việc thuê sát thủ.
    - ( Cunning ) Betrayal: ám sát thông qua việc phản bội mục tiêu.
    - ( Zeal ) Provocation: ám sát thông qua hình thức khiêu khích kẻ thù.

    Đối với agent địch ( Manipulation )

    - ( Authority ) Persuade: mua chuộc mục tiêu bằng cách thuyết phục.
    - ( Cunning ) Tempt: mua chuộc mục tiêu bằng cách dụ dỗ.
    - ( Zeal ) Coerce: mua chuộc mục tiêu bằng cách ép buộc.

    C. Champion

    [​IMG]


    [​IMG]

    Nhiệm vụ của Champion:

    Khi ở trên đất địch

    - ( Kích hoạt skill ) Guerilla Action: gây áp lực lên dân chúng, làm giảm PO. Giảm khả năng bảo vệ của thành trì chống lại các hành động sử dụng zeal.

    Đối với lãnh địa của mình

    - ( Kích hoạt skill ) Military Fervour: tuyên truyền về các chiến công của quân đội, tăng PO. Tăng khả năng bảo vệ của thành trì chống lại các hành động sử dụng zeal.

    Đối với thành trì của địch

    - ( Authority ) Rally Slaves: kêu gọi tầng lớp nô lệ nổi dậy chống đối, tạo Slave Rebellion. Vô dụng nếu vùng này không có tầng lớp nô lệ.
    - ( Cunning ) Raid: phá huỷ một công trình tuỳ chọn, làm giảm dân số cũng như nô lệ của vùng đó.
    - ( Zeal ) Assault Town Watch: gây thiệt hại cho một trong số các unit canh giữ thành trì.

    Đối với quân đội của mình

    - Military Training: huấn luyện binh lính, làm tăng exp ( rank ) cho các unit đi cùng. Tăng zeal cho tướng.

    Đối với quân đội của địch

    - ( Authority ) Show of Force: giảm morale và charge bonus của unit địch.
    - ( Cunning ) Harrash: giảm melee stat và rate of fire của unit địch.
    - ( Zeal ) Assault Patrol: gây thiệt hại cho một unit bất kì trong quân đội địch.

    Đối với tướng địch ( Assassination )

    - ( Authority ) Single Combat: ám sát mục tiêu bằng cách thách đấu.
    - ( Cunning ) Marksmanship: ám sát mục tiêu từ xa.
    - ( Zeal ) Slaughter: ám sát mục tiêu bằng vũ lực.

    Đối với agent địch ( Manipulation )

    - ( Authority ) Persuade: mua chuộc mục tiêu bằng cách thuyết phục.
    - ( Cunning ) Tempt: mua chuộc mục tiêu bằng cách dụ dỗ.
    - ( Zeal ) Coerce: mua chuộc mục tiêu bằng cách ép buộc.

    V. Ngoại Giao - Nội Bộ

    1. Ngoại Giao

    a. Các lựa chọn ngoại giao

    Bật bảng Diplomacy ( [​IMG] ) để theo dõi “tình hình thế giới” và tiến hành ngoại giao với các quốc gia khác.

    [​IMG]

    Chọn một quốc gia bất kì, bạn sẽ thấy được lãnh địa quốc gia đó hiện tại như thế nào, quan hệ của quốc gia đó với các quốc gia khác như thế nào. Bên tay phải là thông tin về quốc gia đó: kẻ thù, đồng minh, độ tin cậy, các tài nguyên quốc gia đó có.

    Các lựa chọn ngoại giao cũng như các bản TW trước:

    [​IMG]

    - Payments: gửi lời đề nghị trao đổi bằng tiền bạc.
    - Military Access: gửi lời đề nghị được đưa quân qua lãnh địa của nhau.
    - Non-aggressive Pact: gửi lời đề nghị trung lập, tăng điểm quan hệ với nhau.
    - Defensive Alliance: gửi lời đề nghị được kết đồng minh phòng thủ.
    - Military Alliance: gửi lời đề nghị được kết đồng minh quân sự.
    - Declaration of War: tuyên chiến với quốc gia đó.
    - Make Client State/ Satrapy: gửi lời đề nghị quốc gia này trở thành chư hầu của mình.
    - Form Confederation: chỉ có khi bạn chơi các bộ tộc Barbarian. Đề nghị bộ tộc đó cùng liên kết với mình trở thành một liên minh các bộ tộc lớn.
    - Trade Agreement: gửi lời đề nghị được giao thương.
    - Mark Target ( icon ): đánh dấu mục tiêu tấn công cho các đồng minh/ client state/ satrapy biết hướng tấn công của mình để đưa quân sang hỗ trợ. Cực kì hữu dụng nếu bạn muốn bọn này hỗ trợ bạn đánh nhau thay vì chỉ ngồi im một chỗ.

    *Military Alliance vs. Defensive Alliance*

    Vậy điểm khác nhau giữa 2 dạng đồng minh này là gì?

    Giả sử bạn là quốc gia A, đồng minh của bạn là B và kẻ thù của bạn là C
    - Military Alliance khó xin hơn Defensive Alliance.
    - Defensive Alliance sẽ “lôi kéo” B vào tham chiến với C nếu A bị C khiêu chiến. Nhưng nếu A khiêu chiến ngược lại C thì B không bị kéo vào tham gia. Tất nhiên là B có quyền phá vỡ đồng minh không tham gia cuộc chiến chống C.
    - Military Alliance sẽ “lôi kéo” B vào tham chiến với C cho dù là A bị C khiêu chiến hoặc A khiêu chiến ngược lại C. Tất nhiên là B có quyền phá vỡ đồng minh không tham gia cuộc chiến chống C.

    *Client State vs. Satrapy*

    Cả 2 hình thức chư hầu này đều giống nhau ở điểm:

    - Phải cống nạp một phần Income của mình vào Income của chủ.
    - Chủ phải có trách nhiệm bảo vệ chư hầu của mình nếu bị tấn công.
    - Chư hầu phải tham chiến với chủ khi chủ bị tấn công.
    - Bạn có thể tuyển lính “cùi” từ lãnh thổ của chư hầu mình thành quân của mình. ( bạn chỉ việc tuyển quân khi đang ở đất của chư hầu )
    - Đất của Client State/ Satrapy vẫn được tính vào Objective lẫn Imperium nhưng không tính vào corruption.

    Vậy còn điểm khác nhau giữa 2 hình thức này là gì?

    - Về cơ bản thì: Client State = Defensive Ally + “cống tiền” cho mình. Satrapy = Vassal như S2.
    - Client State > Satrapy: Client State “tự do” hơn Satrapy. Client State có thể kết đồng minh với các quốc gia khác trong khi Satrapy thì không thể. Việc Satrapy có thể làm chỉ là xin giao thương với các quốc gia khác mà thôi.
    - Satrapy không thể declare war lên các quốc gia khác trừ chủ của mình và các quốc gia là kẻ thù của chủ mình ( tương tự như Vassal của S2 ) trong khi Client State thì có thể tự do declare war lên các quốc gia khác.
    - Client State có quyền phủ quyết không tham chiến nếu chủ declare war lên một quốc gia bất kì. Còn Satrapy bắt buộc phải tham chiến cùng chủ.
    - Các quốc gia như Rome, Carthage, Greek States chỉ có thể bắt Client State. Các quốc gia thuộc Eastern Empires, Seleucid, Egypt, Baktria… chỉ có thể bắt Satrapy.

    *Form Confederation*

    - Chỉ có thể thực hiện với các bộ tộc có cùng huyết thống ( Same Blood ).
    - Bạn sẽ “hấp thụ” bộ tộc đó trở thành của mình bao gồm lãnh địa, quân đội, agent, thuỷ quân ( Tất nhiên là không vượt quá giới hạn Imperium đặt ra cho bạn ).
    - Chỉ có các bộ tộc Barbarian mới thực hiện được việc này ( Gallic, Iberian, Germanian, Britannic Tribes, Nomads, Thracian Tribes ).

    Nhìn chung thì để bắt một quốc gia - bộ tộc trở thành Client State/ Satrapy hay Form Confederation với mình thì bạn buộc phải “cày nát” họ và khiến họ không còn đường nào để thoát thì mới có thể thành công được, cũng như S2 vậy. Chẳng có lý nào một quốc gia - bộ tộc giàu có, hùng mạnh và có quan hệ với bạn ở mức bình thường lại sẵn sàng quỳ gối trước mặt bạn cả ( À tất nhiên đôi khi cũng xảy ra vài tình huống rất bất ngờ mà bạn cũng chả thể ngờ tới ).

    b. Mối quan hệ giữa các quốc gia

    Mối quan hệ giữa các quốc gia ( Relations ) là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong lúc ngoại giao. Như trong trường hợp bạn muốn xin Trade Agreement với quốc gia B nhưng lại liên tục thất bại dù bạn đã Offer một lượng tiền khá lớn, đó là vì quan hệ giữa bạn và quốc gia B đó không tốt, đưa con trỏ chuột vào khung tên quốc gia đó để theo dõi lý do gây ra. Nó thường do bạn gây chiến với quốc gia C là đồng minh của quốc gia này, hay do bạn phản đồng minh của mình khiến các quốc gia khác nghi ngờ về độ tin cậy ( Reliablity ) của mình hay do bạn dẫn quân đội qua đất quốc gia này mà không xin phép... rất nhiều các yếu tố tác động tới quan hệ giữa quan hệ của các quốc gia với nhau nên bạn không thể làm ngơ phần này được. Nếu không thì việc kết đồng minh, xin giao thương sẽ trở nên cực kì khó khăn và thậm chí là bạn có thể bị bao vây bởi toàn bộ kẻ thù xung quanh.

    [​IMG]

    Tips:

    - Thường nếu bạn xin giao thương, xin kết đồng minh... nhưng không thành công thì hãy thử ngoại giao thông qua quốc gia thứ ba hay thứ tư có quan hệ tốt với quốc gia này. Sau đó hãy quay lại ngoại giao với quốc gia đó thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

    - Khi xin ngoại giao, tỉ lệ thành công được xếp theo mức Low/ Moderate/ High. Nếu là High, hãy thử đòi quốc gia đó trả thêm một khoảng tiền nữa ( Demand ), bạn có thể sẽ thu được cả ngàn gold chỉ với một lần xin giao thương. Và ngược lại, nếu tỉ lệ thành công là Low, hãy Offer thêm một lượng gold để tăng tỉ lệ thành công lên.

    - Khi liên minh của bạn trở nên lớn mạnh, các quốc gia nhỏ lẻ sẽ có xu hướng "run sợ" bạn. Hãy tranh thủ cơ hội này bắt các quốc gia này trở thành Client State/ Satrapy của bạn ngay. Sau vài turn thì các quốc gia nhỏ này có thể sẽ từ chối việc này. Và ở late game, hãy thử yêu cầu các thành viên thuộc liên minh mình trở thành Client State/ Satrapy của mình, nếu chung lý tưởng thì họ sẽ nhanh chóng chấp nhận.

    - Hãy cẩn trọng với các bộ tộc Barbarian, liên minh với họ sẽ nhanh chóng kéo bạn vào các cuộc chiến vô nghĩa với các quốc gia khác vì tính hiếu chiến của mình. Ngược lại với họ là các quốc gia văn minh theo văn hoá Hellenic như Athens, Sparta, Macedon... sẽ có quan hệ tốt hơn với các quốc gia khác.

    - Nếu muốn dễ xin kết đồng minh với quốc gia B hơn, hãy tìm một kẻ thù yếu của quốc gia đó và đồng thời mình cũng có quan hệ xấu với kẻ thù đó, sử dụng hành động ngoại giao Join War Against... để được tăng điểm quan hệ, như vậy kết đồng minh sẽ dễ hơn vì 2 quốc gia đều có chung kẻ thù. Thỉnh thoảng thì quốc gia B kia cũng sẽ gửi lời mời bạn tuyên chiến với quốc gia C với một khoảng tiền nhỏ, hãy tận dụng cơ hội này và kết đồng minh nếu được.

    - Hãy chờ khoảng 10 turn trước khi bạn đưa ra bất kì quyết định dừng ngoại giao như huỷ đồng minh, tuyên chiến... với quốc gia B. Tức là khi bạn vừa huỷ đồng minh xong, hãy chờ thêm 10 turn nữa rồi hẵn tuyên chiến. Việc này giúp độ tin cậy của bạn luôn được giữ ở mức Steadfast và sẽ dễ ngoại giao với các quốc gia khác hơn. Nếu độ tin cậy của bạn là Dependable, bạn sẽ tốn kém nhiều gold hơn để thương lượng và sẽ tăng lên thêm nếu là Trustworthy. Và nếu độ tin cậy của bạn chỉ là Untrustworthy hay Unreliabe thì việc thương lượng hầu như là không thể.

    [​IMG]

    2. Chính trị - Nội bộ

    Trước khi bước vào phần này, bạn cần biết rằng cho dù bạn có hay không quan tâm đến phần này đi nữa thì nó vẫn sẽ tác động lên campaign của bạn. Nếu bạn chọn quản lý tốt phần này thì tình hình chính trị nội bộ giữa các đảng phái sẽ luôn được giữ ở mức cân bằng, cho phép bạn có nhiều thời gian để chuẩn bị cho cuộc Nội Chiến ( Civil War ) sắp xảy ra. Còn nếu bạn chọn bỏ mặc nó “sao cũng được” thì Nội Chiến sẽ xảy ra bất thình lình khi bạn ít ngờ nhất. Đảng phái đối lập sẽ nhanh chóng áp đảo bạn và “nuốt trọn” lãnh địa của bạn khiến bạn không kịp trở tay, nhất khi vào late game khi thanh Imperium đã gần đạt tới đỉnh điểm.

    Tuy phần hệ thống này của R2 vẫn chưa được đặc sắc như đàn em tiền nhiệm Attila đã thể hiện ( hệ thống family tree ) nhưng đây vẫn được xem là một bước tiến đáng kể cho việc quản lý chính trị trong nước cho dòng TW thay vì rất mờ nhạt như trước đây, kể cả S2.

    Vì phần này khá là rắc rối nên mình sẽ không đi vào quá sâu để tránh phiền hà.

    Bấm vào nút [​IMG] ở ngay giữa thanh lệnh để mở bảng quản lý

    a. Các thành viên và đảng phái đối lập

    Trong R2, người chơi sẽ đóng vai trò là lãnh đạo của quốc gia mình và đồng thời là người đứng đầu một đảng phái. Tuỳ vào quốc gia và bộ tộc mà các đảng phái chính trị dao động từ 2 đến 4, nhất là đối với Rome và Carthage khi đây là 2 đế chế hùng mạnh nhất của game, sẽ có nhiều đảng phái khác nhau trong nội bộ. Đối với 2 quốc gia này, trước khi bắt đầu campaign bạn được lựa chọn đảng phái bạn muốn ( với các ích lợi/ hại khác nhau ) như House of Junia, House of Cornelia… hay Barcid Dynasty, Hannonid Dynasty… Còn với các quốc gia và bộ tộc còn lại bạn chỉ có thể chấp nhận lựa chọn mặc định của game và sẽ có duy nhất một đảng phái đối lập với bạn.

    Việc quản lý tầm ảnh hưởng của đảng phái mình với các đảng phái đối lập không khó nhưng lại khá lằng nhằng, nếu bạn không quen thì đối với Rome hay Carthage bạn sẽ rối mù lên với 4 đảng phái khác nhau. Cho nên thường để làm quen với phần này thì bạn nên bắt đầu với các quốc gia khác để đơn giản hoá vấn đề này vì chỉ có 2 đảng duy nhất: bạn và đảng đối lập.

    b. Important Characters: Generals, Admirals, Statesmen

    Khi vừa mở giao diện của phần quản lý lên, bạn sẽ thấy ngay phần Important Characters ở phía tay trái bảng bao gồm các General và Admiral mà giúp bạn tham chiến. Ngoài ra còn có các Statesmen đóng vai trò là các General trên “mặt trận” chính trị thay vì quân sự như các General và Admiral bình thường nên bạn không thể tương tác được trên campaign map, họ chỉ có mặt ở thủ đô của bạn mà thôi. Họ sẽ giữ vị trí Statesmen trong chính trường cho đến khi bạn cần phát triển thêm một đạo quân mới và muốn họ trở thành General, hay một đạo quân cần có một vị tướng mới do vị tướng cũ đã hi sinh hoặc bạn muốn chủ động thay thế. Việc chủ động thay thế này được thực hiện trong bảng thông tin General/ Admiral, bấm vào nút Replace để chọn Statesmen bạn muốn, sau đó người được thay sẽ trở thành Statesmen.

    [​IMG]

    Đối với các General và Admiral, họ dễ dàng nhận được Gravitas hơn so với Statesmen nhờ vào các trait khi lên level. Cho nên việc chuyển đổi vai trò giữa các General/ Admiral với Statesmen là điều khá cần thiết nếu bạn muốn Gravitas được phân bố giữa các nhân vật một cách đồng đều.

    [​IMG]

    Tuỳ vào tình huống của bạn mà việc thuyên chuyển vai trò của các nhân vật này với nhau diễn ra thế nào nhưng thường là không đơn giản như vậy. Giả sử như có tình huống như sau: bạn đang ở late game và đế chế của bạn đã rất rộng rồi. Bạn đang phải đánh nhau với một quốc gia rất “cứng đầu” và ở rất xa thủ đô của mình. Không may cho bạn là vị tướng lãnh đạo của bạn đã hi sinh và bạn cần một vị tướng tốt thứ nhì để thay thế người cũ, giúp bạn vượt qua cuộc chiến này. Nhưng người “tốt thứ nhì” đó lại là một Statesmen của đảng đối lập với Ambition và Gravitas đều rất cao. Nếu bạn đưa người đó trở thành lãnh đạo cho quân đội của bạn thì những chiến công ông ta lập được sẽ khiến đảng đối lập có sức ảnh hưởng lớn đến chính trường. Rồi tác động đến sự cân bằng giữa các đảng phải và Civil War sẽ sớm muộn nổ ra ở thủ đô của bạn khi mà bạn chẳng thể nào động binh kịp để đánh dẹp phe đối lập cả. Nhưng bạn lại cần một tướng level cao để lãnh đạo quân đội, biết làm thế nào bây giờ?

    Political Actions phần nào sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này ( mình sẽ đề cập bên dưới ). Đây chỉ là một trong những vấn đề “nhỏ nhặt” sẽ thường xảy ra trong campaign của bạn nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn tới chính trường trong nước mà bạn sẽ không thể nào ngờ tới được.

    c. Gravitas và Ambition

    Bạn đã và đang thắc mắc Gravitas và Ambition là cái gì mà rắc rối vậy đúng không?

    Chuyển sang tab Characters trong bảng quản lý chính trị để theo dõi các chi tiết về nhân vật của mỗi đảng phái.

    [​IMG]

    Gravitas là “sức mạnh” của nhân vật đó trong giới chính trịnh gia, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ ảnh hưởng của nhân vật này ( Influence ) đến chính trường.

    Ambition là yếu tố tác động lên Gravitas rồi qua đó tác động lên Influence cho đảng phái của mình. Ambition nhận được thông qua các trận chiến giành thắng lợi và Ambition càng cao thì Gravitas mỗi turn nhận được cũng càng tăng theo, qua đó Influence của đảng đó cũng tăng lên. Càng “tham vọng” thì càng nguy hiểm, nhân vật có Ambition cao nếu là thành viên đảng đối lập thì có xu hướng dùng Political Actions lên đảng của bạn và chống lại bạn nhiều hơn.

    d. Influence và Support

    Vậy Influence là gì?

    Influence là mức độ ảnh hưởng của một đảng phái so với các đảng phái còn lại trên chính trường theo thước đo %. Đơn vị của Influence là số ghế đại biểu hoặc người dân ủng hộ ( Support ) đảng của bạn như Senators, Tribal Elders, Court Nobles, Citizens. Cho nên việc tăng hay giảm support sẽ ảnh hưởng đến Influence của đảng đó so với đảng đối lập. Qua đó cần phải cân nhắc sử dụng Political Actions cẩn trọng để không làm mất quá nhiều support.

    Chỉ số Influence được thể hiện trực tiếp ngay phần tên mỗi đảng phái và ở phần thước đo trong tab Politics.

    [​IMG]

    Influence được chia ra làm 8 mức độ từ -4 đến 4 và đem lại những bonus bao gồm:

    +/- % tốc độ research
    +/- PO cho toàn lãnh địa
    +/- tax rate
    + % morale cho toàn quân

    Chi tiết phần này thì bạn vào game đưa con trỏ chuột vào các chấm tròn để xem nhé.

    [​IMG]

    e. Political Actions

    Như vậy ta đã hiểu rằng để giữ mức cân bằng Influence giữa các đảng phái với nhau ta cần tác động lên làm tăng giảm Gravitas của các nhân vật ở mỗi đảng phải. Khi đang ở tab Politics hay Characters, bạn sẽ thấy các nút có tên như Secure Promotion, Assassinate… chúng là các Politcal Actions. Những hành động này bao gồm:

    - Secure Promotion

    Secure Promotion chỉ có thể thực hiện đối với thành viên thuộc đảng phái của bạn. Hành động này giúp vị tướng của bạn có chỗ đứng cao hơn trong cánh chính trị gia ( tăng Gravitas -> Influence cho bạn ). Ở lần promote đầu tiên bạn không tốn gì cả nhưng từ lần thứ hai trở đi thì bạn sẽ tốn một lượng gold nhất định. Bạn có thể promote tướng của mình thoải mái, đem lại nhiều lợi ích rất lớn cho lãnh địa cũng như quân đội, miễn là bạn đủ level và đủ tuổi ( age ) để đáp ứng yêu cầu promote mà thôi.

    - Assassinate

    Đúng như tên gọi, Assassinate sẽ triệt hạ nhân vật đó và “đá đít” nhân vật đó ra khỏi chính trường. Giả sử đảng của bạn đang có một tay Statesmen với Ambition là 3 ( 3 là nhiều lắm rồi đấy ) với số Gravitas cao, tác động lên Influence rất lớn khiến đảng của bạn đang lấn át đảng đối lập một cách chóng mặt, tội gì mà không thủ tiêu hắn để trả lại cân bằng quyền lực.

    Nhân vật với Gravitas càng cao thì càng khó ám sát hơn và tốn kém hơn, mỗi lần thực hiện bạn sẽ bị trừ số bớt ghế ủng hộ đảng mình ( Support ) . Assassinate thực hiện được lên hầu hết các nhân vật trừ lãnh đạo quốc gia, bộ tộc của mình. Bạn không thể giết sạch toàn bộ thành viên của đảng đối lập để xoá sổ đảng đó được, cho dù bạn làm thế đi nữa thì turn tiếp theo AI sẽ tự động đưa một Statesmen mới lên đại diện cho đảng đó.

    - Marriage/ Divorce

    Cưới hỏi là hành động “lợi hại” nhất trong số các Political Actions và chỉ có tác dụng đối với các thành viên chưa có vợ ở đảng đối lập. Nhân vật được chọn sẽ được sắp xếp một cuộc hôn nhân với họ hàng thuộc gia đình của bạn, sau đó Influence sẽ được chia đều ra giữa hai đảng phái, rất hiệu quả nếu đảng của bạn đang bị “lép vế” so với đảng đối lập. Còn nếu đảng của bạn đang mạnh hơn đảng đối lập thì việc này sẽ có lợi hơn cho họ, giúp họ vượt lên ngang bằng với bạn.

    Và cưới hỏi xong tất nhiên sẽ có… ly hôn. Bắt nhân vật đó ly hôn đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi một lượng Support cho đảng mình và mục tiêu sẽ bị mất Gravitas.

    - Spread Rumors

    Tung tin đồn “nhảm” khiến đối tượng bị mất Gravitas, hành động này ít tốn kém hơn và có phần nhẹ nhàng hơn so với việc ám sát.

    Nhân vật có Gravitas càng cao thì càng tốn gold nhiều hơn, tương tự như ám sát.

    - Adopt

    Nếu bạn lo rằng một trong số các vị tướng tài của mình đang ở đảng đối lập có sức ảnh hưởng lớn lên Influence của đảng đó và gây bất lợi cho bạn? Việc nhận nuôi hắn sẽ giúp bạn giải quyết việc này một cách nhanh chóng. Gravitas của nhân vật đó cũng sẽ được giữ nguyên và cộng thêm vào Influence cho đảng của bạn.

    Tuy vậy bạn chỉ có thể nhận nuôi các thành viên không phải là lãnh đạo của đảng đối lập.

    - Bribe

    Tương tự như Adopt, mua chuộc thành viên của đảng đối lập về đảng mình giúp bạn làm giảm Gravitas của đảng đối lập xuống và tăng lên cho bạn, tuy nhiên thành viên bị mua chuộc sẽ bị mất một ít Gravitas. Nhân vật có Gravitas càng cao thì càng tốn gold và Support của bạn hơn.

    f. Political Events

    Thỉnh thoảng khi đang chơi, bạn sẽ nhận được các event dilemma buộc bạn phải chọn 1 trong 2 hành động để giải quyết vấn đề, đó chính là các sự kiện chính trí ( Political Events ). Các sự kiện này có dạng như Block Adoption, Block Promotion, Counter Rumour… tuỳ thuộc vào cách giải quyết của bạn mà bạn sẽ mất đi Support, Gravitas của mình, gold…

    [​IMG]

    g. Thanh Imperium

    Chuyển sang tab Summary, bạn sẽ thấy một thanh dài có 2 phần màu vàng và trắng.

    [​IMG]

    Tương tự như thanh Fame trong S2 và FOTS, thanh Imperium tăng lên khi lãnh địa của bạn ngày được mở rộng ra và có các tác dụng đặc biệt tuỳ theo mỗi mức độ nhất định. Giả sử bạn đang ở Imperium mức 4, sẽ có các tác dụng như sau:

    [​IMG]

    Imperium càng cao thì các tác dụng xấu càng trở nên nặng hơn nên việc bành trướng cũng không nên quá vội vàng khi bạn chưa thể kiểm soát lãnh địa mình tốt được, nhất là nguy cơ xảy ra Civil War càng cao hơn. Imperium tăng cũng giúp tăng số lượng agent, quân đội và hạm đội bạn được phép có để đáp ứng “nhu cầu” bành trướng của mình.

    h. Civil War

    Quay trở về tab Politics bạn sẽ thấy một cái ống nhỏ màu trắng có dòng chữ Civil War ở trên. Thanh Civil War này là một thước đo cảnh báo cho bạn biết nguy cơ nó sẽ xảy ra khi nào, thường thì khi Imperium càng cao nguy cơ xảy ra càng lớn.

    [​IMG]

    Từ đầu bạn đã nghe đến nó rồi nhưng thắc mắc chả hiểu nó là cái gì mà ghê gớm như vậy đúng không?Mục đích chính của các hành động chính trị nãy giờ bên trên đều tóm lại chung với một mục đích duy nhất: kìm hãm Nội Chiến - Civil War.

    Khi event Civil War xảy ra, sẽ xuất hiện một “quốc gia” mới chống lại bạn trong đó quân đội lẫn các hạm đội đó chẳng là ai khác mà chính là các vị tướng và đô đốc thuộc các đảng đối lập với bạn còn phần đất mà các đạo quân đó đang hiện diện ( hoặc ngẫu nhiên AI lựa chọn ) cũng sẽ trở thành lãnh địa của “quốc gia” đó. Các agent ở vùng xảy ra Civil War hoặc đang đi theo cùng đạo quân tham gia Civil War cũng sẽ quay sang chống lại bạn. Ngoài ra cũng có thể xảy ra tình trạng tướng mà bạn đã Adopt trước đó cũng quay sang đảo chính.

    Civil War không thể tránh được dễ dàng như trước đây nữa, dù thế nào đi nữa cũng sẽ xảy ra và bạn phải dập tắt nó nếu không muốn lãnh địa của mình từ từ bị nuốt chửng từ bên trong. Sẽ có các thông báo Low/ Medium/ High chance of Civil War được gửi đến bạn để bạn lưu ý và chuẩn bị trước. Đặc biệt nó có thể xảy ra nhiều lần trong campaign của bạn nếu bạn không quản lý tốt mảng chính trị trong nước.

    Có một mẹo khá vui là hãy đánh bật “quốc gia” này khỏi lãnh địa của bạn và chỉ cần chừa một Minor Settlement nhỏ cho “quốc gia” đó, để bạn quân canh gác liên tục thì Civil War sẽ không xảy ra nữa ( vì Civil War hiện tại chưa chấm dứt, nó chỉ kết thúc khi bạn tiêu diệt “quốc gia" này thôi ).
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/7/15
  4. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    VII. Phát triển quân đội và hải quân

    1. Quân Đội

    A. Xây dựng và quản lý quân đội

    a. General

    Như bao dòng TW khác, General luôn là nhân vật quan trọng nhất đóng vai trò vừa là lãnh đạo quân đội, vừa là lãnh đạo của quốc gia mình. Sự hi sinh của General trong trận chiến sẽ để lại hậu quả rất lớn về morale cho quân lính nên việc giữ unit này được an toàn là một điều bắt buộc.

    [​IMG]

    Khi bắt đầu campaign, bạn sẽ khởi đầu với 1 hoặc nhiều General khác nhau với các skill khác nhau. Thông qua các trận chiến, từng General sẽ lên level và học được skill mới hỗ trợ nhiều quân cho quân mình. Mỗi General sẽ không có khả năng hành động độc lập như các agent được mà đóng vai trò là chỉ huy quân đội, các skill của General sở hữu được chia ra làm 3 mảng:

    [​IMG]

    Tuỳ theo hướng bạn chọn mà các General sẽ có thêm các ability khác biệt nhau:

    Các ability của general:

    [​IMG]

    - Inspire: tăng khả năng chiến đấu của một unit mình bất kì được chỉ định: melee stat, shooting stat.

    - Inspire Group: tăng khả năng chiến đấu của nhiều unit mình trong tầm ảnh hưởng của General.

    - Rally: tăng morale của các unit mình xung quanh trong tầm ảnh hưởng của General.

    - Rally & Inspire: là sự kết hợp giữa Inspire và Rally cho nhiều unit xung quanh trong tầm ảnh hưởng của General.

    - Raise Banner: mở rộng vùng ảnh hưởng của General, tăng melee defence cho các unit trong tầm ảnh hưởng.

    - Second Wind: "reset" độ mệt mỏi của một unit bất kì được chỉ định.

    - Second Wind Group: "reset" độ mệt mỏi của các unit trong tầm ảnh hưởng của General.

    - Battle Rhythm: tăng melee stat của các unit trong tầm ảnh hưởng của General nhưng sau khi hết thời gian thì melee stat sẽ bị giảm đi.

    - Brace: tăng melee stat và khả năng brace của một unit bất kì được chỉ định.

    *Brace: là khái niệm để chỉ trạng thái "đứng vững" của các unit trước những cú charge của kỵ binh và voi. Unit bị charge nếu brace từ trước thì thiệt hại sẽ ít hơn và sẽ đánh bật lại kỵ binh/ voi hơn.

    - War Cry: làm giảm morale của một unit địch bất kì trong phạm vi vùng ảnh hưởng của General.

    - War Cry Group: làm giảm morale của các unit địch trong phạm vi vùng ảnh hưởng của General.

    - Push: giảm melee defence và khả năng brace của một unit địch bất kì được chỉ định.

    - The Fear: ngăn một unit địch bất kì được chỉ định sử dụng ability khi đang đứng trong tầm ảnh hưởng của General đó trong thời gian ngắn.

    - Intimidate: tương tự như The Fear nhưng không giới hạn trong phạm vi tầm ảnh hưởng của General.

    - Into the Breach: tăng cường khả năng charge của unit được chọn ( charge bonus, tốc độ charge ) và sát thương vũ khí ( Weapon Damage ) trong thời gian ngắn.

    Dưới đây là các Ability đặc biệt của các General trong camp Caesar in Gaul:

    - Loyalty of the 10th ( Caesar in Gaul/ Caesar ): tăng melee defence và tăng morale lên mức cực đại không thể phá vỡ. Chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất trong trận đánh.

    - Presence ( Caesar in Gaul/ Caesar ): tăng vùng ảnh hưởng của Caesar lên quân đoàn của mình, giảm thời gian hồi các ability của các unit đi 60 giây. Chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất trong trận đánh,

    - Unity of Tribes ( Caesar in Gaul/ Vercingetorix ): tăng morale của các unit trong tầm ảnh hưởng rộng. Chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất trong trận đánh.

    - Relentless ( Caesar in Gaul/ Vercingertorix ): giảm mức độ mệt mỏi của binh lính mình trong vòng 60 giây vởi tầm ảnh hưởng rộng. Chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất trong trận đánh.

    - Pride ( Caesar in Gaul/ Ariovistus ): Tăng độ xuyên phá giáp ( armour-piercing ) cho các unit trong tầm ảnh hưởng. Chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất trong trận đánh.

    - Fast Charge ( Caesar in Gaul/ Ariovistus ): tăng hiệu quả của cú charge ( tốc độ charge, charge bonus ) cho một unit bất kì được chỉ định trong vòng 45 giây. Sau khi kết thúc, sẽ có một tỉ lệ nhỏ ability này được truyền sang 1 unit khác bất kì của mình trong tầm ảnh hưởng của unit cho. Chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất trong trận đánh.

    - Force Concentration ( Caesar in Gaul/ Boduognatus ): tăng melee attack và tăng morale lên mức cực đại không thể phá vỡ cho một unit bất kì được chỉ đình trong vòng 60 giây. Sau khi kết thúc, sẽ có một tỉ lệ nhỏ ability này được truyền sang 1 unit khác bất kì của mình trong tầm ảnh hưởng của unit cho. Chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất trong trận đánh.

    - Fighting Spirit ( Caesar in Gaul/ Boduognatus ): tăng tầm ảnh hưởng của General, tăng melee defence và tăng morale lên mức cực đại không thể phá vỡ. Chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất trong trận đánh.

    Tips:

    - Vì các ability có thời gian hồi khá lâu, càng xịn thì càng lâu nên bạn chỉ dùng trong trường hợp cần thiết nhất, không nên lãng phí vì có khi chỉ với một lần kích hoạt sẽ thay đổi toàn bộ cục diện trận đánh.

    - Brace rất hữu dụng để chống lại các quốc gia có kỵ binh mạnh như các quốc gia thuộc Eastern Empires, Nomadic Tribes, Successor Kingdoms. Sử dụng lên các unit Spear sẽ giúp bạn "luộc" tốt các unit kỵ đó.

    - Với một số General thuộc dạng unit kỵ binh. Sau khi chạy vòng vòng charge và fatigue của bạn rơi xuống mức Very Tired rồi. Hãy bật Second Wind lên và bạn sẽ nhanh chóng trở lại Fresh như ban đầu. Cực kì hữu dụng vào giai đoạn cuối của trận chiến khi tất cả các unit đều đã rã rời.

    - Khi rear charge hoặc charge flank, hãy kết hợp với War Cry để cho hiệu quả tốt nhất. Morale địch sẽ bị tuột thê thảm.

    Để xem chi tiết về General, bạn hãy bấm vào icon [​IMG]. Ở tab thứ hai bạn sẽ thấy các mục bao gồm:

    [​IMG]

    Ở bên góc trái màn hình cũng sẽ là bảng tóm tắt thông tin về General này tương tự như các Province. Bạn sẽ theo dõi được thông tin về:

    [​IMG]

    Tips:

    - Tướng theo hướng Authority thích hợp để mua quân vì Authority + exp có sẵn cho lính, bạn sẽ dễ dàng có các unit Silver Chevron ngay lúc mới tuyển. Tận dụng tướng theo hướng này để xây mua quân cho các quân đoàn khác. Bạn cũng có thể chuyển đổi vị trí tướng này thành Statesman nếu thích vì nhiệm vụ chính chỉ là mua quân mà thôi.

    - Tướng theo hướng Cunning thích hợp để cướp phá trên đất địch và tham gia chiến trận ở xa nhà nhờ vào khả năng giảm giá tiền khi mua quân và giảm upkeep, đặc biệt là đối với các unit mercs.

    - Tướng theo hướng Zeal lại là đối tượng hoàn hảo để chỉ huy trên trận chiến. Các bonus hướng này đem lại giúp các unit chiến đấu hiệu quả hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với bình thường.

    b. Xây dựng quân đội mới

    Để xây dựng một quân đội mới, đầu tiên bạn cần một General mới vì đối với R2 trở đi, các unit trong quân đội ( trừ General ) không thể di chuyển được hay được mua mà không được thông qua General. Bạn cũng không thể tách các unit đã mua rồi ra thành từng stack nhỏ được mà phải di chuyển 2 General lại gần nhau và trao đổi quân cho nhau.

    [​IMG]

    Tương tự như việc tuyển agent mới, chỉ việc click vào icon [​IMG] để tuyển General mới. Kiểm tra các bonus mà General đó được hưởng bằng cách đưa con trỏ chuột vào ngôi sao vàng ở góc phải.

    [​IMG]

    Sau khi đồng ý thì bấm Raise Army và chọn chủng loại unit cho General mà bạn muốn dùng.

    [​IMG]

    c. Tuyển unit, Mercenary, Levy Troops

    Để mua quân, bạn chỉ việc bấm vào icon [​IMG] rồi chọn các unit muốn mua. Số lượng mua được tuỳ thuộc vào độ phát triển của Province và skill của General. Và nếu có 2 tướng cùng mua quân ở chung 1 Province thì tướng mua sau sẽ không thể mua cùng lúc được mà phải chờ các turn tiếp theo, điều này giúp giới hạn việc bạn spam quân cao cấp ở trên cùng một vùng.

    [​IMG]

    Đã bao giờ khi đang chơi NTW hay S2 mà bạn rơi vào trường hợp sắp bị địch tấn công nhưng không thể điều động quân về kịp hoặc không thể mua quân kịp chưa? Vậy thì chịu chết sao? Ở R2, tất nhiên là không khi mà đã có sự hỗ trợ từ lính đánh thuê ( mercenary ). Mercenary là các unit đặc biệt của vùng mà bạn có thể mua được và sử dụng ngay thay vì phải chờ mua như bình thường. Tuy vậy tiền mua và upkeep của bọn này thì rất chát nên bạn chỉ mua trong trường hợp cấp bách nhất thôi, sau trận đánh hãy disband luôn để đỡ bị "ăn" upkeep nhé.

    [​IMG]

    Để thuê mercenary, bạn chỉ việc bấm vào icon [​IMG] và chọn các unit mình thích rồi bấm Hire là được.

    Trong một số trường hợp bạn không thể thuê mercenary, đó là vì:

    Nếu bạn có Client State/ Satrapy, bạn sẽ được nhận thêm lựa chọn tuyển lính Levy khi đang ở đất của họ. Unit bạn mua được là gì thì phụ thuộc vào độ phát triển của Province đó nên thường thì bạn chẳng có mấy cơ hội mua được các unit xịn. Tuy vậy bọn này rẻ hơn so với mercenary nhiều nên dùng làm meat shield cũng rất tốt vì dễ dàng thay thế.

    [​IMG]

    Để thuê lính levy, bạn chỉ việc bấm vào icon [​IMG] và chọn unit mình thích, sau đó bấm Hire là được. Tuy nhiên nhớ rằng chỉ khi bạn ở trên đất của Client State/ Satrapy mới xuất hiện nút này nhé.

    d. Merge, Disband, Upgrade, Re-train

    Khác với NTW và S2, việc gộp các unit bị thiệt hại sau trận đánh lại có phần rắc rối hơn. Thay vì bạn chỉ việc chọn unit đó rồi kéo thả vào unit muốn gộp như trước thì bây giờ, bạn buộc phải chọn 2 unit muốn gộp đó rồi bấm Ctrl + M. Ngoài ra bạn có thể gộp nhanh bằng cách bấm Ctrl + A để chọn toàn bộ unit rồi bấm Ctrl + M, game sẽ tự động gom cách unit lại với nhau. Tuy nhiên nếu bạn có các unit rank cao thì không nên làm vậy vì sẽ làm "tuột" rank đấy.

    Để disband, re-train và upgrade unit, bạn chỉ việc đưa con trỏ chuột lên thẻ unit đó đến khi xuất hiện icon disband, re-train và upgrade, click vào là được. Upgrade cho phép bạn tăng melee stat, shooting stat, riding stat... nếu bạn có xây chuỗi công trình Training trong Province ( đây chính là phần equipment mà trong phần skill Wreck Baggage Train của Spy đã đề cập ). Còn Re-train cho phép bạn "nâng cấp" unit đó lên một unit mới có chất lượng cao hơn sau khi đã research và unlock unit mới đó. Ví dụ như Triarii có thể re-train lên được Legionaries rồi re-train lần nữa lên Legionary Cohort.

    [​IMG]

    d. Stance

    Một trong những điểm mới mà mình rất thích của những dòng TW sau này, đó chính là các "kiểu" khi di chuyển quân đội và hạm đội.

    [​IMG]

    Có tất cả 5 dạng Stance chính cho quân đội:

    - Default: không có tác dụng tốt lẫn xấu gì.

    [​IMG]

    - Forced March: tăng gấp đôi quãng đường di chuyển cho bạn nhưng khiến hiệu suất đánh nhau giảm đi. Bạn bị giảm tầm nhìn trên campaign map, dễ bị ambush hơn, giảm morale. Nếu bị tấn công bất ngờ thì xác suất các trận đánh đó là ambush cao hơn. Và lưu ý là bạn không thể ra lệnh tấn công stack địch nếu đang ở Forced March này. Chỉ dùng khi bạn cần chuyển quân ra tiền tuyến hoặc vượt qua những vùng quá rộng nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

    [​IMG]

    - Raiding: giảm upkeep cho quân đội, tăng morale cho quân lính. Không thể kích hoạt nếu bạn đã di chuyển quá nửa thanh movement point. Raiding khiến bạn bị giảm quãng đường di chuyển được, giảm khả năng phòng vệ nếu bị tấn công, đồng thời gây giảm PO cho Province đó nên bị xem là hành động gây hấn, làm giảm điểm quan hệ giữa hai quốc gia ( tuy nhiên đây không phải là hành động gây chiến ). Số tiền bạn kiếm được từ raiding phụ thuộc vào số quân bạn có trong stack và income của Province đó.

    [​IMG]

    - Ambush: khi kích hoạt, bạn không thể di chuyển tiếp được nữa và trở nên "tàng hình" trên campaign map ( có biểu tượng con mắt trên stack quân ). Không thể kích hoạt nếu bạn đã di chuyển quá nửa thanh movement point. Tỉ lệ phục kích thành công phụ thuộc vào địa hình bạn đang đứng, tất nhiên là phục kích trong rừng luôn hiệu quả hơn ở ngoài đồng trống rồi. Khi vào trận, quân địch sẽ di chuyển theo một hàng dọc và quân bạn sẽ bao vây từ hai phía, thích hợp nếu bạn muốn tập kích trên đường hành quân của địch.

    [​IMG]

    - Fortify: khi kích hoạt, bạn không thể di chuyển tiếp được nữa, sẽ có một vòng tròn các chông gai bao quanh dưới chân bạn. Không thể kích hoạt nếu bạn đã di chuyển quá nửa thanh movement point. Tăng cường khả năng bảo vệ cho quân đoàn của bạn với một căn cứ bao quanh bằng gỗ, bạn cũng được sử dụng cọc gỗ, hàng rào... để cản bước tiến của địch ( nhất là kỵ binh ). Sử dụng Fortify khi bạn muốn ngăn chặn kẻ thù không được bước vào lãnh địa của mình hoặc khi bạn có nguy cơ bị địch bao vây, giúp bạn đảo ngược tình thế.

    [​IMG]

    Ngoài 5 dạng Stance chính, còn 3 dạng Stance phụ nữa mà bạn sẽ thường gặp khi chơi:

    - Mustering: xuất hiện khi bạn đang tuyển quân. Bạn không thể di chuyển được tiếp nữa và giúp bạn tăng tốc độ hồi quân.

    [​IMG]

    - Garrison: khi bạn di chuyển tới thành trì của mình thì quân đoàn đó sẽ có lựa chọn được phép đóng quân ở đó. Garrison tăng tốc độ hồi quân và tăng morale nếu xảy ra trận chiến nào mà bạn đóng vai trò quân giữ thành. Còn nếu bạn bị vây thành ( under siege ) thì quân đòan đó lẫn kẻ thù vây thành sẽ bị attrition và tổn hao từ từ. Quân đoàn đóng quân trong thành cũng giúp làm tăng PO, hữu dụng mỗi khi bạn vừa chiếm một thành mới từ kẻ thù.

    [​IMG]

    - Attrition: xuất hiện khi bạn vây thành địch, gặp dịch bệnh ( event Plague ), thiếu Food, thiếu tiền để duy trì upkeep ( treasury âm ), di chuyển quân qua các vùng có khí hậu khắc nghiệt như núi tuyết lạnh giá, sa mạc nóng bức hay biển to sóng lớn. Attrition khiến bạn bị mất lính từ từ và nếu không chú ý thì sau vài turn, bạn sẽ chẳng còn bao nhiêu lính cả.

    [​IMG]

    e. Auto-resolve

    Lựa chọn quen thuộc với dòng TW, xuất hiện mỗi khi một trận đánh bắt đầu. Ở R2, auto-resolve đa dạng hơn với 3 lựa chọn: Aggressgive, Balance và Defensive. Nên chọn loại nào thì bạn có thể kiểm tra tỉ lệ % hiển thị trên bảng mỗi khi đưa chuột tới mỗi loại, đây chính là tỉ lệ % quân bạn còn lại sau trận chiến. Thường Defensive cho bạn ít số kill hơn, quân địch còn sót sẽ nhiều hơn và bạn sẽ bị thiệt hại ít hơn, có lợi khi AI có nhiều missile unit hơn bạn và ngược lại cho Aggressive. Còn Balance là cân bằng giữa hai loại trên.

    [​IMG]

    Nếu đây là dòng TW bạn chơi đầu tiên thì Auto-resolve là phần hệ thống giúp bạn tự động tham gia trận đánh và cho ra kết quả ngay thay vì phải đánh một trận dài. Rất hiệu quả nếu bạn áp đảo số lượng quân AI hoặc có chất lượng quân tốt hơn. Tuy nhiên auto-resolve lại thường khiến các unit có số lượng lính/ unit ít bị tiêu diệt hoàn toàn sau trận chiến nên nếu có các unit như Chariot, Elephant, Artillery... thì sẽ không hay cho lắm ( dù thỉnh thoảng vẫn có ngoại lệ ).

    f. Siege Battle

    Nếu chưa chơi R1 và M2 bao giờ thì bạn sẽ cảm thấy rất lạ lẫm với Siege Engines. Đối với các trận đánh vây thành, đôi khi bạn sẽ gặp các Provincial Capital với lớp thành trì vững chắc bao quanh, việc tấn công các thành này sẽ rất khó và bạn sẽ chịu rất nhiều thuơng vong nếu chỉ phá cửa xông vào. Cho nên mới xuất hiện thứ gọi là Siege Engines để hỗ trợ bạn vượt qua các trận đánh kiểu này. Siege Engines là các công trình như Siege Tower, Battering Ram, Tortoise, Ladder... giúp bạn công thành dễ hơn. Các công trình này xuất hiện để bạn xây dựng mỗi khi bạn bắt đầu các trận đánh công thành.

    [​IMG]

    Các công trình này sẽ mất từ 1 đến vài turn để thi công và cần lưu ý rằng vì chúng làm bằng gỗ, lại cần có lính đẩy đi nên sẽ di chuyển rất chậm, chưa kể dễ bắt lửa và bốc cháy nếu bị archer sử dụng Flaming Arrow tấn công. Chú ý điều này chút nếu bạn có ý định đổ quân bằng Siege Tower/ Ladder nhé.

    Thời gian vây thành có thể giảm xuống nhờ vào research tech hoặc sử dụng agent hỗ trợ. Sau thời gian vây thành, nếu phe thủ thành không phản công thì thành đó mặc định sẽ rơi vào tay phe vây thành, cái này nếu bạn chơi S2 rồi thì chắc biết nhỉ.

    g. Experience - Chevron, Tradition

    Phần Chevron và Exp thì chắc không xa lạ gì nếu bạn ít nhất từng chơi S2, mình sẽ không để cập gì nhiều tới phần này.

    Ở rank 1-3, Chevron được thể hiện các vạch màu nâu ( còn gọi là Bronze Chevron ) nhưng khi từ rank 4-6 lại được thể hiện bằng cách vạch màu bạc ( còn gọi là Silver Chevron ), và từ rank 7-9 thì được thể hiện bằng các vạch màu vàng ( còn gọi là Gold Chevron ).

    Bảng bonus Stat khi được tăng Chevron:

    [​IMG]

    Sau mỗi trận đánh, ngoài được nhận exp để up rank thì bạn cũng được nhận thêm exp vào phần Tradition. Tradition là một phần mới trong R2, đem lại các bonus cho quân đoàn của mình giúp binh lính chiến đấu hiệu quả hơn hoặc hưởng các bonus trên campaign map. Bạn có thể xem Tradition trong phần thông tin về General ở ngay tab đầu tiên.

    [​IMG]

    Điểm đặc biệt của Tradition ngoài các bonus được cộng rất xịn thì khi quân đoàn của bạn bại trận và bị tiêu diệt hoàn toàn, bạn vẫn có lựa chọn được phục hồi Tradition đó mỗi khi xây dựng một quân đoàn mới với lựa chọn Reinstate Legacy, quân đoàn mới sẽ được "kế thừa" các Tradition từ quân đoàn cũ thay vì phải bắt đầu lại từ đầu.

    [​IMG]

    Vậy cũng như skill, bạn phải chọn Tradition nào bây giờ? Câu trả lời là tuỳ thuộc vào đặc tính của quân bạn và của quốc gia. Ví dụ như vào giai đoạn đầu game, Slingers/ Archer tỏ ra rất hiệu quả, nhất là khi chơi các bộ tộc Barbarian nên hãy đầu tư vào đó. Về sau thì vai trò của Missile unit không còn được như trước nữa khi đã có sự xuất hiện của heavy cav và heavy infantry nên hãy đầu tư vào melee stat cho melee infantry. Còn riêng với các bộ tộc Nomad và Eastern Empires thì hướng Missile lại đóng vai trò cực kì quan trọng với lối chơi thuần Horse Archer và Missile unit nên hãy tăng Tradition theo hướng này.

    B. Unit và Ability

    a. Các chủng loại quân

    - Spear Infantry: Spearmen sử dụng thương làm vũ khí chính và là xương sống của hầu hết quân đội các quốc gia và bộ tộc ở thời cổ đại. Spearmen có thể chỉ là những lính levy nông dân bình thường cho đến các đơn vị tinh nhuệ "siêu nhân" như Heroes of Sparta. Spearmen có các ability đặc biệt giúp di chuyển cơ động hơn trên chiến trường ( Rapid Advance ), tăng bonus khi đánh nhau với kỵ binh ( Expert Charge Defence ) và đối với các quốc gia Hellenic thì còn có khả năng dựng Hoplite Phalanx giúp unit này trở nên cực kì "trâu bò" và giữ thế trận "câu giờ" cực tốt.

    [​IMG]

    - Melee Infantry: Melee infantry bao gồm 2 loại chính là Axemen ( rìu ) và Swordmen ( kiếm ). Đây là loại unit có sức sát thương cao và gây thiệt hại nhiều hơn so với Spearmen. Đặc biệt Axemen rất hữu dụng với vai trò flank để chống các unit giáp dày. Tuy nhiên đa phần Melee infantry của các quốc gia và bộ tộc khác không được trang bị giáp dày ( trừ đám legion của Rome ra ) nên không chống missile và charge từ kỵ binh tốt. Rome và các bộ tộc Barbarian nổi tiếng với các unit swordmen rất mạnh như Oathsworn, Berserkers, Legionary Cohort, Praetorian Guard...

    [​IMG]

    - Pike Infantry: Pikemen được trang bị loại giáo dài và có khả năng dựng Pike Phalanx để giữ khoảng cách với kẻ địch thay vì xáp lá cà như Spearmen. Pike Phalanx có khuyết điểm là xoay chuyển rất kém nên rất dễ bị flank bởi kỵ binh và bộ binh nhẹ, một cú charge flank vào đây đồng nghĩa với việc vỡ đội hình. Hơn nữa đây là mục tiêu béo bở cho missile unit nhắm tới vì unit trong Pike Phalanx không thể dựng khiên chống đỡ như Hoplite Phalanx được. Tuy vậy nếu có sự bảo vệ tốt từ Missile infantry của mình ở trung tâm và kỵ binh lẫn bộ binh khác ở phía cánh thì Pike Phalanx rất khó để phá vỡ. Các quốc gia Hellenic như Macedon, Seleucid, Egypt... có các unit Pikemen rất xịn như Silver Shield Pikemen, Foot Companions, Hellenic Royal Guard...

    [​IMG]

    - Missile Infantry: Missile infantry được chia ra làm 3 nhóm dựa vào loại vũ khí mình sử dụng: Javelinmen, Slingers và Archer. Hầu hết Missile infantry là bộ binh nhẹ và không được trang bị giáp dày hay khiên chắn nên thường là mồi cho bị kỵ binh hay Chariot. Tuy nhiên cũng có một số unit late game được trang bị giáp dày như các unit Syrian Archers, Peltast...

    [​IMG]

    - Melee Cav: Melee cav đóng vai trò phá rối Missile infantry của địch nhờ vào tính cơ động của mình và có khả năng xáp lá cà tốt với các loại bộ binh. Tuy nhiên không nên cù nhây với Spearmen và Heavy infantry vì Melee cav charge bonus không cao, các unit này lại có khả năng melee tốt, Spearmen lại có bonus vs. Large. Citizen cav, Median cav, Noble Horse, Equites... là các unit Melee cav điển hình trong game.

    [​IMG]

    - Shock Cav: trái ngược với Melee cav, Shock cav là kỵ binh được trang bị giáp dày "tận răng" và sử dụng thương dài làm vũ khí. Shock cav với charge bonus rất cao nên có khi chỉ với một cú charge chí mạng từ phía sau bạn đã rout ngay được unit đó. Tuy nhiên vì trang bị giáp dày và nặng nên Shock cav di chuyển chậm, dễ mệt nếu phải chạy liên tục đường dài nên thường rất khó sử dụng nếu bạn không quen cycle charge ( charge xong - rút ra - charge lại ). Hơn nữa Shock cav không thể xáp lá cà tốt như Melee cav được, đặc biệt là khi phải đối đầu với Spearmen nên cần chọn thời điểm charge hợp lý. Royal Cataphract của Parthia hay Hellenic Cataphracts của là các unit Shock cav nổi tiếng và quen thuộc.

    [​IMG]

    - Missile Cav: cực kì cơ động so với bộ binh chậm chạp, Missile cav đóng vai trò phá rối ở hai cánh rất tốt và là sẽ là một cơn đau đầu cho địch nếu quân đội chỉ toàn là bộ binh nặng và kỵ binh nặng. Điểm yếu của Missile cav là số lượng lính/ unit ít, trang bị nhẹ không có giáp ( trừ các loại Armoured Horse Archer ) nên sẽ dễ bị Missile infantry hạ gục. Kèm theo khả năng melee kém nên tuyệt đối không được để Melee cav bắt kịp. Missile cav được bắt gặp nhiều khi bạn chơi các quốc gia thuộc Eastern Empires, Nomadic Tribes với các loại unit như Horse Archer, Armoured Horse Archer...

    [​IMG]

    - Chariot: còn được biến đến với cái tên "xe tăng" cổ đại, Chariot được bảo vệ với lớp giáp dày, cơ động và có khả năng ném Javelin vào quân địch. Chúng đặc biệt hiệu quả khi charge vào các unit giáp mỏng như Missile infantry, Axemen..., gây sát thương rất lớn. Tuy nhiên khuyết điểm của Chariot là vì số lượng lính/ unit ít nên không thể cù nhây melee được và nếu charge vào một đống "bùi nhùi" bộ binh mà không tiếp tục ra lệnh di chuyển, nhất là bộ binh và kỵ binh nặng thì rất nguy hiểm, cho nên cần được Cycle Charge liên tục như Shock cav. Scythed Chariot là unit khá phổ biến với các quốc gia ở phương đông như Egypt và Seleucid.

    [​IMG]

    - War Dogs: chó là một unit rất khó sử dụng. Bạn cần phải chờ đúng thời khi hai bên đã xáp lá cà rồi tung ra để phá Missile infantry của địch, nếu không sẽ hoàn toàn vô dụng vì các unit Heavy infantry trong trạng thái brace sẽ làm gỏi sạch bọn cún con này. Cách đơn giản nhất để tiêu diệt chúng là tấn công người điều khiển bằng kỵ binh vì đám này không có khả năng cận chiến, hoặc đơn giản là bạn sử dụng kỵ binh để tiêu diệt bọn chó này. Unit này không phổ biến lắm, chỉ có Rome và các tộc người Barbarian mới sở hữu.

    [​IMG]

    - Elephant: tương tự như Chariot nhưng được tăng cường thêm khả năng càn quét khi charge, voi chiến là cơn ác mộng của bộ binh nếu bị charge flank hoặc từ phía sau. Tuy vậy chúng không thể cù nhây melee được giống như Chariot, nếu bị bộ binh bao vây và "phát điên" thì chúng rất dễ bị bộ binh hạ gục, nhất là bộ binh nặng. Ngoài ra chúng cũng rất dễ bị hạ bởi Heavy Arrow và Javelin, thứ khiến chúng "phát điên" và mất kiểm soát là Flaming Arrow hoặc chịu quá nhiều sát thương, khi đó chúng sẽ quay sang tấn công mọi thứ không thể kiểm soát được. Voi được chia ra làm 2 nhánh dựa vào nguồn gốc xuất xứ của mình là Ấn Độ và châu Phi, các quốc gia sở hữu voi bao gồm Baktria, Seleucid, Carthage, Egypt và Parthia. Baktria và Seleucid là 2 quốc gia may mắn khi sở hữu unit Indian Armoured Elephants giúp chống chịu missile tốt hơn.

    [​IMG]

    - War Machine: cuối cùng nhưng không thể thiếu là các unit cơ khí "pháo binh" như Onager, Ballista, Scorpion. Các unit này đóng vai trò rất lớn trong các trận công thành nhờ vào hoả lực cao giúp phá huỷ tường thành để bộ binh tràn vào, cũng nhờ vào hoả lực đó mà cũng gây thương vong đáng kể cho bộ binh. Khuyết điểm của chúng là chính xác kém và di chuyển chậm chạp nên cần có sự bảo vệ của bộ binh trước kỵ binh địch.

    [​IMG]

    *Điểm khác biệt giữa Slingers/ Archers/ Javelinmen là gì?*

    Range: Slingers > Archer > Javelinmen ( 150 > 125 > 80 )
    Damage: Javelinmen > Archers > Slingers

    Archers có khả năng bắn cầu vồng nên ít gây Friendly Fire hơn. Có khả năng chuyển sang Fire Arrow để trị Elephants, Siege Engines, gây giảm morale hay chuyển sang Heavy Shot để trị các unit giáp dày hơn. Tuy nhiên các unit Archer thường không được trang bị shield hay giáp ( trừ các unit late game ) nên dễ bị thịt bởi Slingers.

    Slingers có rate of fire rất cao, range xa hơn so với Archer và có lượng đạn rất nhiều. Tuy nhiên Slingers khó có thể bắn qua đầu bộ binh tốt được, khả năng phá giáp kém nên hầu như không mấy xi nhê với các unit giáp dày ở late game như các đơn vị Hoplite của Sparta hoặc bộ binh nặng của Rome.

    Javelinmen range thấp, không thể bay qua đầu lính mình nếu đặt sau lưng nên dễ gây Friendly Fire, số lượng đạn dược ít. Bù lại với khả năng phá giáp ( Armor Piercing ) cao nên nếu sử dụng để flank các unit giáp dày và kỵ binh thì rất tuyệt vời.

    *Điểm khác biệt giữa Pikemen trong Pike Phalanx và Spearmen trong Hoplite Phalanx là gì?*

    Giống: Đều giúp tăng khả năng brace để hứng charge từ kỵ binh, voi lẫn bộ binh.

    Khác:

    - Về cơ bản Hoplite có thể được xem là một phiên bản của Swordmen với giáp dày hơn, khiên to hơn, dùng thương chứ không phải kiếm, khả năng phá giáp ( armour-piercing ) thấp hơn.

    - Pike Phalanx chặn unit từ xa nên sẽ bảo đảm an toàn cho unit này hơn khi phải đối đầu với các loại bộ binh chuyên Melee. Trong khi Hoplite Phalanx lại buộc 2 unit phải xáp lá cà với nhau.

    - Pike Phalanx không thể chặn tên từ Missile unit được trong khi Hoplite Phalanx thì làm tốt việc này.

    - Pike Phalanx rất yếu ở hai cánh và phía sau trong khi Hoplite Phalanx chỉ yếu ở phía sau.

    *Kích cỡ của unit - Mass*

    Có 5 loại kích cỡ của các unit trong game, trải dài từ bộ binh cho đến kỵ binh:

    - Very Light/ Light.
    - Medium.
    - Heavy.
    - Very Heavy.
    - Super Heavy.

    Càng nặng unit đó càng "trâu bò" vì được trang bị giáp dày hơn và khả năng xáp lá cà cao hơn, charge sẽ có lực mạnh hơn nhưng tuy nhiên unit đó sẽ di chuyển, xoay trở chậm hơn và dễ bị mệt hơn.

    b. Các loại Ability và Attribute

    Mỗi unit đều có các Ability và Attribute ( đặc tính ) khác nhau tạo nên sự đa dạng và khác biệt của mỗi unit của mỗi quốc gia. Các Attribute có thể xem là các Ability "bị động" vì không thể kích hoạt được nhưng nếu khai thác chúng tốt thì trận chiến sẽ trở nên dễ dàng với bạn hơn. Còn việc sử dụng các ability cần được cân nhắc kĩ lưỡng vì chúng sẽ đem lại thuận lợi nhất định trong trận chiến và có khi giúp bạn xoay ngược thế cục.

    [​IMG]

    Danh sách các Ability:

    Các loại Arrow ( Javelin ):

    Cantabrian Circle:

    + Missile cav sẽ di chuyển thành vòng tròn và bắn liên tục về phía địch, khó bị Missile cav khác hoặc Missile infantry khác bắng trúng hơn.
    - Khi đang trong trạng thái này sẽ di chuyển rất chậm và là mồi thơm cho Melee cav.

    Cavalry Counter-tactics:

    + Tăng cường khả năng hứng chịu cú charge của unit trong thời gian ngắn.

    Cavalry Testudo Formation:

    + Giúp chống đỡ missile tốt hơn.
    - Không thể di chuyển

    Chant:

    + Tăng morale của các unit xung quanh unit này trong bán kính nhất định.

    Diamond Formation:

    + Unit sẽ chuyển đội hình sang Diamond. Tăng charge bonus và melee attack.
    - Giảm khả năng chuyển hướng và melee defence.

    Draco:

    + Làm giảm khả năng chống kỵ binh của các unit địch gần đó trong khoảng thời gian ngắn. Giảm bonus vs cav, elephants và tăng khả năng brace của địch.

    Flying Wedge Formation:

    + Là phiên bản "Roman hoá" của Wedge Formation, tăng charge bonus, melee attack.
    - Giảm khả năng chuyển hướng và melee defence.

    Frenzied Charge:

    + Tăng hiệu quả của cú charge: tốc độ charge, sát thương, khả năng chuyển hướng trong thời gian ngắn.
    - Sau khi hết hiệu lực: Giảm melee defence và unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Frenzy:

    + Tăng cường sát thương cho cú charge và tăng sát thương cho vũ khí ( Weapon Damage )
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Headhunt:

    + Tăng melee attack và morale.
    - Giảm melee defence.

    Hoplite Phalanx Formation:

    + Tăng cường khả năng phòng thủ: brace, melee defence, shield strength.
    - Giảm tốc độ di chuyển, khả năng chuyển hướng.

    Kill Elephants:

    + Sử dụng mũi dùi giết voi ngay lập tức nếu chúng "phát điên" và tấn công hàng ngũ mình.

    Killing Spree:

    + Tăng sát thương cho vũ khí trong thời gian ngắn ( Weapon Damage ).
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Loose Formation:

    + Tăng khoảng cách giữa các lính/ unit, giúp giảm tỉ lệ trúng đạn hơn, khi bị kỵ binh charge sẽ ít nhận sát thương hơn.
    - Khả năng chiến đấu bị giảm đi đáng kể.

    Pike Phalanx Formation:

    + Tăng bonus vs cav, khả năng brace.
    - Giảm tốc độ di chuyển.

    Precision Shot:

    + Tăng sát thương của tên ( Missile Damage ) trong thời gian ngắn.
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Quick Reload:

    + Tăng rate of fire của unit trong thời gian ngắn.
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Rapid Advance:

    + Tăng tốc độ di chuyển, tốc độ charge và khả năng chuyển hướng.
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Rapid Volley:

    + Tăng rate of fire của unit trong thời gian ngắn.
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Shield Screen Formation:

    + Tăng brace, melee defence, shield strength.
    - Không thể di chuyển.

    Shield Wall Formation:

    + Tăng armour, bracing, melee defence, shield strength
    - Giảm tốc độ di chuyển.

    Square Formation:

    + Unit di chuyển thành đội hình khối vuông. Tăng brace, morale và melee defence.
    - Không thể di chuyển.

    Stampede:

    + Tăng Charge Bonus
    - Unit sẽ mệt hơn khi abilty kết thúc.

    Steady:

    + Tăng cường khả năng hứng chịu cú charge: armour, melee defence.
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Testudo Formation:

    Trample:

    + Tăng charge bonus.
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Use the Whip:

    + Tăng melee attack, sát thương vũ khí ( weapon damage ) và giảm khả năng mệt mỏi xuống trong thời gian ngắn.
    - Unit sẽ mệt hơn khi ability kết thúc.

    Wedge Formation:

    + Tăng charge bonus và melee attack.
    - Giảm melee defence và khả năng chuyển hướng.

    Danh sách các Attribute:

    Immune to Attrition: unit không bị thiệt hại do tác động từ thời tiết trên campaign map. Chủ yếu là ở các unit cao cấp.

    Disciplined: unit không bị ảnh hưởng morale nếu General hi sinh. Nếu bị rout thì có xác suất quay trở lại cao hơn ( Rally ).

    Mount/ Dismount: một số unit kỵ binh có khả năng lên/ xuống ngựa. Tuy nhiên khi xuống ngựa, nếu ngựa bị các tác động từ quân địch gây sợ hãi thì chúng sẽ bỏ chạy và unit này phải chiến đấu như bộ binh.

    Resitant to Fatigue: unit này "dai" hơn và lâu bị mệt hơn.

    Encourage: unit này tăng morale cho các unit xung quanh mình trong phạm vi nhất định.

    Hide ( Forest/ Long Grass/ Scrub ): unit này có khả năng trốn trong rừng/ các bụi cây, cỏ cao và rất khó để phát hiện trừ phi kẻ địch tiến đến quá gần.

    Stalk: unit có khả năng duy trì trạng thái ẩn trên chiến trường khi đi bộ.

    Berserk: unit có khả năng "hoá rồ" trong trận chiến và tấn công các unit địch xung quanh. Unit trong trạng thái này sẽ mất kiểm soát khỏi tay người chơi.

    Campaign Stealth: unit có khả năng di chuyển trên campaign map mà không bị phát phát hiện.

    Cannot Run: unit chỉ có khả năng đi bộ, không thể chạy.

    Guerrila Deployment: unit có khả năng được bố trí ngoài vùng sắp xếp ban đầu, bao gồm cả hai cánh và sau lưng địch.

    Ignore Terrain: unit có khả năng di chuyển trên địa hình mà không bị bất cứ ảnh hưởng gì.

    Mighty Knockback: unit có khả năng gây thêm sát thương cao hơn khi đẩy lùi unit khác, điển hình là voi chiến.

    Fire Whilst Moving: unit có khả năng vừa di chuyển vừa bắn.

    Parthian Shot: unit có khả năng bắn trong phạm vi xung quanh mình ( 360 độ ) thay vì chỉ bắn về phía trước.

    Resistant to Cold/ Heat: unit sẽ không bị thiệt hại trên campaign map ở vùng có khí hậu lạnh/ nóng và khi di chuyển trong battle map sẽ lâu mệt hơn.

    Scare: unit có khả năng gây sợ hãi lên các unit khác. Một số là lên toàn bộ unit, một số chỉ gây lên voi hay ngựa.

    Immune to Fear: ngược lại với Scare, unit này sẽ không sợ hãi trước yếu tố gì cả.

    Snipe: unit có khả năng "tàng hình" khi bắn, khá giống với Fire Whilst Moving nhưng sẽ bị phát hiện nếu di chuyển.

    Expert Charge Defence: unit có khả năng hứng chịu cú charge tốt hơn và "phản" lại cú charge với sát thương cao hơn.

    Run Amok: voi chiến nếu bị áp lực quá nặng nề như bị bộ binh nặng bao vây hay bị tấn công bởi Flaming Arrow sẽ "phát điên" và tấn công mọi thứ xung quanh, bất kể là ta hay địch.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/7/15
  5. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    C. Điều khiển quân đội trên Battle Map

    Phần này mình sẽ đi lướt nhanh vì nó tương tự như các dòng TW trước, mình chỉ tập trung vào những mảng đặc biệt thôi.

    D. Cơ chế hoạt động của stat - Game Mechanic

    Sang R2 thì phần này có phần "đau đầu" hơn so với S2. Mình sẽ đi sơ qua những phần thật sự cần thiết thôi vì Game Mechanic thật sự rất nhiều và phức tạp, chỉ có người làm game mới nắm hết được phần này. Nếu muốn nghiên cứu thêm thì bạn có thể tham khảo tại đây:

    Playlist của Maximum Decimus Meridius:
    Playlist của HeirofCarthage:
    a. Stat

    [​IMG][​IMG]

    Khi xem stat của 1 unit bất kì, bạn sẽ thấy các khái niệm như sau:

    Khi đưa chuột vào bảng stat và xem Missile Damage và Weapon Damage bạn sẽ thấy xuất hiện thêm 2 khái niệm mới nữa:

    [​IMG]

    Khi đưa chuột vào phần Melee Defence và Armour xuất hiện thêm 2 khái niệm mới:

    [​IMG]

    Còn ở phần Health, bạn sẽ thấy thêm 2 khái niệm nữa:

    [​IMG]

    Melee Attack của bạn càng cao và Melee Defence của địch càng thấp thì tỉ lệ đánh trúng của bạn sẽ nhiều hơn, gây nhiều thiệt hại hơn. Còn đối với Missile unit thì Accuracy đóng vai trò quyết định điều này, càng gần trong tầm bắn thì chính xác càng cao và ngược lại.

    Một khi đã đánh trúng, ta cần biết sát thương gây ra là bao nhiêu. Armour và Weapon/ Missile Damage là yếu tốt quyết định điều này. Như đã đề cập bên trên, AP damage là phần sát thương gây ra bỏ qua Armour nên các unit như Axemen, Clubmen, Javelinmen sẽ rất hiệu quả với vai trò flank, nhất là ở sau lưng địch, vì khi này Shield không thể bảo vệ cho unit này được. Tất cả vũ khí của các unit đều có AP damage, chỉ là các chỉ số này cao thấp khác nhau tuỳ loại thôi.

    Health ( HP ) ám chỉ độ "trâu bò" của lính/ unit thay vì như trước đây đối với các dòng TW khác mặc định là 1. HP giúp lính/ unit hấp thụ phần damage nhận vào và nếu tuột về 0 thì lính đó sẽ chết, rồi làm giảm tổng số lính/ unit đó. Bạn cứ hiểu nó như thanh HP trong các game RPG thường thấy, hết HP -> chết, đơn giản là thế. Cho nên các unit có thú cưỡi như voi sẽ trâu bò hơn vì có thêm Mount HP và trụ lâu hơn.

    b. Charge Bonus - Charge

    [​IMG]

    Đây là một trong những stat thú vị nhất trong R2. Charge bonus càng cao đối với các unit có động lựơng khi va chạm lớn như voi, Chariot, V/SHeavy cav và cũng có thể áp dụng với VHeavy infantry như Legionaries của Rome.

    Charge bonus làm tăng Weapon Damage và Melee Attack của unit đó trong vòng 30 giây đầu tiên tính từ lúc bắt đầu va chạm cho nên tỉ lệ trúng và sát thương gây ra cũng sẽ được tăng cao, nếu kỵ binh có một cú charge hoàn hảo vào bộ binh thì bạn sẽ thấy số lính/ unit tuột một cách đáng sợ, cảnh người bay như lá mùa thu cực kì đã mắt.

    Lực charge bạn có thể hiểu đơn giản theo công thức:

    F = ma

    với:

    Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả cú Charge bao gồm:

    [​IMG]

    Thường khi charge Shock cav vào VHeavy/ Heavy infantry, bạn cần chờ khoảng 8-10 giây sau rồi hãy rút ra để hưởng một phần bonus Weapon Damage và Melee Attack đã rồi mới rút ra để cycle charge. Rút ra quá sớm thì bạn không thể tận dụng hết được phần bonus này, còn rút ra quá trễ thì bạn sẽ bị chịu thiệt hại không ít do bộ binh địch phản công. Việc canh 8-10 giây này cũng nhằm giúp bạn dễ dàng rút ra và ít nhận thương vong hơn vì bộ binh khi bị charge sẽ bị té văng xuống đất, chúng sẽ mất vài giây để đứng lên rồi phản công bạn, khi này nếu rút ra bạn sẽ bắt đầu nhận thương vong. Thời gian trên sẽ giảm xuống 5 giây cho Medium infantry vì trong số này có unit Levy Freeman vừa rẻ lại vừa nguy hiểm với javelin trong tay.

    Lưu ý nhỏ là nếu bạn ra lệnh di chuyển unit ra phía sau lưng hoặc xuyên qua một unit bất kì thì bạn sẽ không được hưởng bonus nào và sát thương bạn gây ra cũng chẳng bao nhiêu cả, bạn buộc phải ra lệnh tấn công unit đó mới được. Nếu đưa chuột vào xem trạng thái unit đó bạn sẽ thấy dòng 'Charging'.

    2 clip minh hoạ sau của Maximus sẽ cho bạn hiểu được độ nặng - kích cỡ của kỵ binh ảnh hưởng tới cú charge lớn đến thế nào:


    b. Game Mechanic

    1/ Điều khiển Chariot - Tiêu diệt Chariot

    Khá giống với Pike Phalanx một chút nhưng không cần phải click 1 lần, khi ra lệnh tấn công thì bạn nên click LIÊN TỤC ra phía khoảng trống sau lưng unit địch, khi này Chariot sẽ chạy xuyên qua và sẵn sàng cho cú charge tiếp theo. Nếu ra lệnh tấn công trực tiếp lên unit địch thì Chariot sẽ charge rồi giữ nguyên vị trí tấn công, sẽ không sao nếu AI không ra lệnh cho toàn quân "bu" lấy bạn rồi khoá chân bạn lại, lúc này thì xem như tiêu rồi vì rất khó để thoát khỏi một đám "bùi nhùi" Heavy infantry. Chariot nên được sử dụng như Shock cav với vai trò là charge flank và cycle charge LIÊN TỤC chứ đừng sử dụng làm quân tiên phong vì như đã đề cập, bị "bu" lại thì xem như bạn vứt đi cả unit đắt tiền của mình rồi.

    [​IMG]

    Để tiêu diệt Chariot thì bạn có thể dùng một trong các cách sau:

    - Khoá chân: Chariot không có khả năng melee tốt nên nếu bị khoá chân giữa một đống "bùi nhùi" Heavy infatry hoặc bị chặn đứng bởi Pike Phalanx, Hoplite Phalanx, Defensive Testudo, Shieldwall... thì sẽ có nguy cơ bị tiêu diệt sớm. Kết hợp với 2 nhân tố phía dưới để cho kết quả tốt nhất.

    - S/ VHeavy cav: kẻ thù số 1 của Chariot. VHeavy Shock/ Melee cav đều có khả năng chặn đứng Chariot sau khi charge đối đầu mà hầu như không chịu thiệt hại gì dù là đứng yên melee.

    - Missile unit: Javelin cực kì hữu dụng để trị Chariot, Archer ( không dùng Heavy Shot ) sẽ mất thời gian nhiều hơn, còn Slingers thì hầu như là không thể.

    2/ Điều khiển Pike Phalanx Formation

    Bạn cần nhớ một điều quan trọng nhất khi điều khiển Pike Phalanx: Nếu đã bật Pike Phalanx lên thì không bao giờ được ra lệnh tấn công bằng cách double click chuột phải như bình thường và chỉ click 1 lần duy nhất. Việc double click chuột phải để ra lệnh tấn công thì unit đó sẽ chạy thay vì đi bộ nên Pikemen sẽ không thể giữ nguyên đội hình được, unit này sẽ thu giáo lại xông vào xáp lá cà như Melee infantry.

    Hoặc một cách tương tự là thay vì ra lệnh tấn công thì bạn ra lệnh di chuyển tới đằng sau unit địch ( click 1 lần thôi hoặc drag chuột phải ) thì đội hình sẽ từ từ tiến tới trước rồi dừng lại cho đến khi mũi giáo tiếp xúc với địch. Khi đó bạn hãy ra lệnh dừng lại ( halt - backspace ) rồi cứ để Pikemen từ từ hạ unit đó.

    [​IMG]

    Pike Phalanx dãn đội hình bao nhiêu hàng cho hiệu quả? Câu trả lời là tuỳ vào mục đích của bạn. 2 hàng giúp bạn bao quát được một khu vực rộng khiến địch khó flank hơn nhưng sát thương gây ra lại không cao. 3 hàng là lý tưởng nhất vì Pike Phalanx hoạt động với cả 3 hàng, nếu địch lọt qua được hàng 1 và 2 thì hàng 3 sẽ mau chóng đâm hắn. 4 hàng thì không cần thiết vì hàng thứ 4 sẽ không tham gia giết địch. Nếu sử dụng 2 hàng bạn có thể dùng chiến thuật Pike chồng Pike, tức là sử dụng 1 hàng vài unit Pikemen ở trước, phía sau thêm 1 hàng vài unit Pikemen nữa từ từ tiến lên phía trước rồi đứng trùng lên hàng đầu. Pikemen không gây sát thương lên quân mình nên Pike chồng Pike sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa khỏi bộ binh "siêu nhân" của Rome, tuy nhiên nếu địch dùng Missile unit nhiều thì lại không có lợi vì nhiều unit chồng vào nhau sẽ nhận thương vong nhiều hơn.

    Có một trò khá vui với Pikemen là... Pikemen Charge. Đầu tiên bạn cho Missile infantry lên để thu hút hoả lực của địch, đồng thời diệt bớt archer nếu có, sau đó cho unit Pikemen chạy thật nhanh về phía trước và khi gần tiếp xúc gần với địch thì ra lệnh dừng lại rồi lập tức kích hoạt Pike Phanlanx. Thường AI sẽ bị đánh lừa và cho Melee infantry hoặc kỵ binh xông lênh chặn bạn lại nên cách này vô cùng hữu hiệu để buộc AI xông lên đánh bạn thay vì chỉ ngồi im một chỗ. Tuy nhiên trò này rất khó để canh thời điểm chính xác bật Phalanx, bật quá sớm thì AI sẽ rút quân ngược về còn Pikemen của bạn sẽ ăn tên vào mồm, bật quá trễ thì bạn sẽ bị luộc bởi Melee infantry và kỵ binh địch, cho nên tốt nhất không nên sử dụng nếu bạn chơi chưa quen.

    Ngoài ra cũng có một trò rất thú vị giúp Pikemen giết unit địch nhanh hơn mà không chịu thiệt hại đáng kể. Đầu tiên, bạn cần tắt Formation Attack đi ( xem thêm ở dưới ), sau đó là... spam click chuột phải để ra lệnh tấn công LIÊN TỤC lên unit địch. Cho dù không phải lúc nào bạn cũng có thời gian làm vậy nhưng đây là một thủ thuật rất thú vị và bạn có thể áp dụng lên AI để giải trí cho vui. Việc này khá giống với cách spam click chuột liên tục ra lệnh di chuyển khi bạn sử dụng voi hoặc Chariot để thoát khỏi đống "bùi nhùi" bộ binh. Bạn có thể tham khảo clip minh hoạ này nếu không hiểu.


    3/ Phá Pike Phalanx Formation

    Đã có cách sử dụng nó thì phải có cách phá nó. Ngoài việc cho quân flank hoặc sử dụng Missile infantry để diệt như truyền thống thì còn 1 cách nữa đó là sử dụng bộ binh đánh trực diện. Vâng, bạn không nghe lầm đâu, chính là đánh trực diện Pike Phalanx. Thủ thuật ở đây là bạn phải:

    - Bật ability Loose Formation nếu có.
    - Tắt ability Formation Attack đi.
    - Kéo dãn đội hình ra sao cho dài hơn Pike Phalanx.

    Việc này giúp bạn ít bị Pikemen đâm trúng hơn và với đội hình dài hơn giúp lính của bạn ở phía cánh ôm trọn lấy phần cánh, chỗ hiểm của Pike Phalanx. Bạn có thể xem clip minh hoạ nếu không hiểu.

    Tuy vậy đối với các trận đánh lớn, khi địch sử dụng 1 hàng dài Pike Phalanx vững chắc thì thủ thuật này chỉ sử dụng được ở phía cánh mà thôi. Tuy nhiên đây cũng là một cách hay nếu bạn không còn cách nào để phá Pike Phalanx khi thiếu Missile unit hay kỵ binh.


    4/ Sử dụng javelin của Melee infantry

    Một số unit Melee infatry như Oathsworn của Arveni và Legionaries của Rome đều có khả năng ném lao ( Javelin, Pilum... ) vào quân địch tới gần mình. Bán kính ném sẽ không hiện trên battle map nên chỉ có chơi nhiều thì bạn mới để ý được điều này. Tuy lượng đạn không nhiều nhưng nếu sử dụng đúng chỗ thì chúng cực kì nguy hiểm. Như khi bạn flank AI, trước khi charge thì hãy cho unit mình phóng hết lao trước rồi charge, hay sử dụng chúng để tiêu diệt kỵ binh hoặc voi chiến của địch có ý định flank bạn...

    [​IMG]

    Có 3 điều bạn cần nhớ rằng:

    - Nếu sử dụng ability như Attacking Testudo hay Shieldwall thì unit đó không thể phóng lao được.

    - Lao của Melee infantry cũng tương tự như javelinmen, không thể bay xuyên qua đầu unit khác đứng trước được nên nếu General của bạn có khả năng này thì phải tắt Fire at Will đi ( Royal Peltast chẳng hạn ), nếu không thì chính lính của bạn sẽ hứng toàn bộ mớ lao đó thay vì địch.

    - Unit trong trạng thái Fire at Will sẽ không có khả năng brace. Cho nên đừng thắc mắc vì sao quân đoàn Legionaries của mình lại bị cày nát bởi S/ VHeavy cav dù là charge front nhé.

    5/ Bật/ tắt Formation Attack

    Đối với các quốc gia sử dụng bộ binh nặng như Rome, Carthage, Greek States thường có ability Formation Attack mặc định bật [​IMG], vậy nó chính xác là gì?

    Formation Attack giúp quân bạn luôn giữ vững đội hình theo từng khối khi chiến đấu chứ không "bát nháo" như các bộ tộc Barbarian. Nếu để ý kĩ hơn thì lính/ unit cũng sẽ không có xu hướng xông vào đội hình địch để tấn công, giúp người lính này sẽ không bị bao vây bởi địch => thiệt hại của toàn unit sẽ ít hơn. Điều này rất có lợi nếu bạn cần "câu giờ" để mình có thời gian khai triển kỵ binh ra sau lưng địch để bắt đầu charge. Pike Phalanx và Hoplite Phalanx cũng có thể xem là hai dạng của Formation Attack.

    Vậy khi nào cần tắt ability này?

    - Khi charge rear hoặc flank, tắt nó đi sẽ giúp nhiều lính/ unit của bạn bao quanh unit địch quanh cả 3 phía, tiếp xúc với địch hơn => giết được nhiều địch hơn.

    - Khi unit bạn là một unit cao cấp như Praetorian Guard và unit địch yếu thế hơn mình nhiều ( Eastern Spearmen ), bạn muốn tàn sát một cách nhanh chóng? Tắt Formation Attack đi và thưởng thức màn chém giết đã mắt này.

    6/ Cách trị voi chiến - Bug Flaming Shot

    War Elephants và nhất là Armoured Elephants là những cỗ máy cực kì khó trị và phụ thuộc rất nhiều vào may mắn. Cách trị chúng đơn giản nhất là: sử dụng Horse Archer các loại kết hợp dùng Heavy Shot hoặc sử dụng Skirmisher cav dùng Javelin. 2 loại đạn này có bonus vs. Large ( kỵ binh, voi, chariot đều là Large ) nên chúng sẽ diệt voi nhanh hơn và an toàn hơn vì bọn này cơ động hơn bộ binh.

    [​IMG]

    Nguyên nhân vì sao voi Run Amok thì chưa rõ, Flaming Arrow là hiển nhiên, ngoài ra thì cũng có thể do chịu quá nhiều vết thương do bị bao vây bởi bộ binh hoặc do trúng quá nhiều tên. Flaming Shot có tác dụng là khiến voi "nổi điên" ( Run Amok ) nhưng không còn gây sát thương đáng kể lên bọn chúng như trước nữa nên không thật sự mấy hữu dụng nếu AI ném thẳng voi vào quân bạn. Mừng thay AI khá "ngu" khi voi Run Amok sẽ tự động kích hoạt ability Kill Elephant nên nhiều khi bạn lại tưởng nhầm là "ôi vl, Slingers của mình hạ đám voi kìa", thật ra không phải đâu nhé, thật tế thì Slingers chả làm được gì đám voi cả.

    Vậy bug Flaming Shot là gì? Chỉ có Missile infantry và một số unit Horse Archer ( HA ) trừ của Parthia, unit mercenary Samartian HA... khi dùng Flaming Shot được hưởng bonus vs. Large cho nên mới có khả năng khiến voi Run Amok nhanh như vậy, HA của Parthia từ Light cav cho đến Heavy cav như Noble HA bạn có bắn rất nhiều loạt cũng chưa thể khiến chúng nổi điên vì không được hưởng bonus này. Cho nên như mình đã nói ở trên, sử dụng Heavy Shot sẽ cho bạn kết quả tốt nhất mình muốn nếu muốn trị voi bằng HA.

    Đây là clip minh hoạ test nhanh của Maximus, bạn có thể xem để hiểu thêm về bug này.


    E. Các chiến thuật tham khảo

    Nếu bạn không biết nên bố trí xếp quân như thế nào trong trận đánh cho hợp lí thì phần này sẽ giúp bạn hình dung được mình cần phải làm gì. Phần này chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu bạn có chiến thuật nào hay hơn thì cứ việc thoải mái sử dụng, không cần cứng nhắc rập khuôn làm gì.

    a. Hammer and Anvil: Strong Center, Weak Flank

    [​IMG]

    Hammer and Anvil là chiến thuật "truyền thống" của dòng TW qua các phiên bản, tận dụng khả năng "trâu bò" và giữ thế trận tốt của đội hình Phalanx để bạn có thể rảnh tay sử dụng Missile unit và kỵ binh ở cánh.

    Ở giữa sẽ là dàn Pikemen với Pike Phalanx để giữ trận, đóng vai trò là Anvil. Sát hai bên cánh sẽ là Hoplite cơ động giúp chống kỵ binh flank. Đằng sau sẽ là dàn Missile unit đóng vai trò diệt Missile unit của địch để bảo vệ Phalanx ở giữa, ngoài ra bạn có thể dùng thêm Onager hay Ballista cũng được. Cuối cùng là lực lượng kỵ nặng đóng vai trò là Hammer, có thể là Shock cav, có thể là Melee cav tuỳ sở thích của bạn. Sau khi hai bên đã tham chiến thì nhiệm vụ của bạn là đưa kỵ binh di chuyển ra sau lưng địch đang được Pike Phalanx chặn lại và bắt đầu charge vào đó để dập nát bộ binh địch. Đây chính là nguyên do vì sao chiến thuật này có tên là Hammer and Anvil. Nếu không có Pikemen thì bạn cũng có thể thay bằng các unit Hoplite trâu bò trong Hoplite Phalanx, tuy không nguy hiểm bằng Pikemen nhưng nhờ giáp dày hơn nên sẽ chịu ít thiệt hại hơn từ Missile unit của địch.

    [​IMG]

    Điểm mạnh của thế trận này là dễ sử dụng, dễ chơi nếu bạn mới làm quen lần đầu với dòng TW, thích hợp với các quốc gia có Pikemen và Hoplites mạnh như Carthage, Greek States. Khuyết điểm của nó là chậm chạp, khó xoay chuyển khi đối mặt với các quốc gia có kỵ binh cơ động như Eastern Empires, Nomadic Tribes. Nếu địch sử dụng Chariot hay voi chiến với vai trò cảm tử rồi tranh thủ lúc bạn đang rối trí thì dẫn bộ binh xông lên cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn vì Pike Phalanx xoay chuyển khá chậm.

    Còn nếu muốn phá chiến thuật này, bạn hãy tập trung đánh mạnh vào 2 cánh của địch và mặc kệ đám Pike Phalanx ở giữa và sử dụng Missile unit để tiêu diệt Phalanx. Chỉ cần 2 cánh vỡ thì số phận đám Pikemen tuỳ bạn giải quyết.

    b. Strong Flank, Weak Center

    [​IMG]

    Trái ngược với trên, chiến này sử dụng khi bạn không có Pikemen lẫn Hoplite trong tay như khi bạn chơi Rome, các bộ tộc Barbarian. Thứ mà bạn có trong tay là Spearmen, Melee infantry, Missile unit và kỵ binh nên ở giữa sẽ không có dàn Pike Phalanx để giữ trận như trước nữa. Hàng thứ nhất sẽ là Missile unit để như địch xông lên. Với hàng thứ hai, ở giữa của bạn sẽ là Melee infantry với giáp dày như Hastati hay Legionaries để giữ trận tạm thời. Sát hai bên cánh sẽ là Melee infantry khoẻ hơn như Principes hay Berserker và sau lưng có sự hỗ trợ bởi Spearmen để chống kỵ binh. Hai bên ngoài cánh là Melee cav hoặc Shock cav để hỗ trợ. Cuối cùng bạn có thể sử dụng Onager, Ballista để buộc địch tấn công mình thay vì chỉ ngồi im một chỗ chờ bạn tới.

    [​IMG]

    Khi hai bên đã tham chiến thì nhiệm vụ của bạn là nhanh chóng di chuyển bộ binh ở cánh tiến lên phá nhanh hai cánh của địch rồi quay sang chính giữa để tiêu diệt địch đang lấn át bạn. Chiến thuật này có phần hơi giống như Hammer and Anvil nhưng mục đích ở đây là đánh úp hai cánh của địch để hỗ trợ khu giữa chứ không phải là câu giờ để charge kỵ binh. Nếu ở giữa bạn đã bị chọc thủng thì hãy chia quân ở cánh ra quay sang hỗ trợ lấp chỗ lủng đó lại.

    c. Shock cav charge

    [​IMG]

    Thích hợp với các quốc gia có Shock cav mạnh như Eastern Empires. Bộ binh sẽ được đặt thành một hàng với hỗ trợ của Missile unit đằng sau ở một cánh. Kỵ binh sẽ tập trung toàn bộ ở một cánh còn lại. Sau khi bắt đầu trận đánh, tuỳ thuộc vào địch xếp quân đối phó bạn như thế nào, nếu địch sử dụng Spearmen để chặn kỵ binh của bạn thì hãy chuyển hết kỵ binh sang cánh bên kia và di chuyển hết bộ binh sang hướng bộ binh địch.

    [​IMG]

    Mục đích của chiến thuật này là sử dụng bộ binh bạn để cầm chân bộ binh mạnh của địch trong khi mục tiêu kỵ binh của bạn nhắm tới là bộ binh nhẹ và yếu hơn, rồi sau đó nhanh chóng gập cánh lại rồi charge dập nát bộ binh địch sắp phá tan quân bạn.

    Điểm yếu của chiến thuật này là nếu địch sử dụng nhiều bộ binh nặng như Hoplite với sự hỗ trợ của Missile unit tốt thì kỵ binh bạn sẽ khó lòng phá vỡ kịp thời đám này trước khi bộ binh bạn bị tiêu diệt.

    Clip minh hoạ nếu bạn không hiểu cách sử dụng chiến thuật này, ở đây có kèm theo sử dụng Chariot để quấy phá địch tốt hơn. Bắt đầu từ 7:19.


    d. Horse Archer spam

    [​IMG]

    Nỗi kinh hoàng đến từ Nomadic Tribes và Eastern Empires, cơn bão HA sẽ từ từ cày nát cả quân đoàn của bạn cho dù là xịn tới đâu đi nữa nếu bạn không có đủ Missile unit để phản công lại. Tuy nhiên chiến thuật này rất khó sử dụng nếu bạn không tập trung bao quát cả bản đồ kịp vì bạn phải liên tục di chuyển HA khói tầm bắn của Missile infantry địch và tránh không cho bộ binh/ kỵ binh địch bắt kịp. Đừng bao giờ trông cậy vào Skirmish mode, nó chưa bao hoạt động tốt cả từ các phiên bản trước tới giờ.

    [​IMG]

    Những gì bạn cần là HA, HA và HA. Giai đoạn early game khi quân đội AI chưa đầy đủ và toàn "lởm" nên HA của bạn sẽ dễ dàng luộc sạch bọn này mà không thiệt hại gì nhiều. Từ early-mid game trở đi hãy bắt đầu giảm số lượng HA xuống và tăng thêm vài unit Melee cav và Shock cav để tiêu diệt Missile infantry của địch nhanh hơn.

    Để phá vỡ chiến thuật này chỉ có một cách duy nhất: Missile infantry. Số lính/ unit của Missile infantry > HA nên chỉ cần spam Missile infantry có nhiều đạn như Eastern Slingers là bạn tha hồ làm gỏi bọn này, kết hợp với Pikemen hoặc Hoplite để bảo vệ khỏi Armoured HA hay Noble HA có ý định charge. Sử dụng kỵ binh để phản công bọn này vẫn được nhưng bắt buộc phải là Light cav, từ Medium trở lên thì bạn chỉ làm bia tập bắn cho bọn HA thôi, còn nếu sử dụng HA để phản công HA thì nên nhớ rằng bạn không bao giờ điều khiển nhanh được như AI đâu nên bạn sẽ thấy mình chẳng bắn được phát nào trong khi AI bắn bạn liên tục. Ngoài ra Onager, Ballista cũng khá hiệu quả nhưng so với Archer/ Slingers thì chẳng đáng là bao.

    [​IMG]

    Clip minh hoạ cách sử dụng HA kết hợp với Shock cav khi chơi Parthia. Bắt đầu từ 2:35


     
    Chỉnh sửa cuối: 7/7/15
  6. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    2. Hải quân

    A. Xây dựng và quản lý hải quân

    a. Admiral - Xây dựng hạm đội mới

    Tương tự như General của quân đội, Admiral ( đô đốc ) là người chỉ huy hạm đội tàu chiến. Sự hi sinh của ông ta cũng đồng nghĩa với việc các tàu đồng loạt bỏ chạy khỏi chiến trường do sự sụt giảm nghiêm trọng về morale của quân lính.

    Về skill tree, các ability của Admiral, tradition, cách xây dựng hạm đội mới, tuyển mercenary cũng tương tự như trên bộ không khác gì cả.

    Về Stance thì tác dụng cũng tương tự như quân đội nhưng có thay đổi một chút về tên gọi: Forced March => Double Time, Fortify => Patrol, còn Raid vẫn như cũ.

    Hạm đội của bạn còn được phép bao vây cảng của địch để ngăn không cho địch giao thương với các quốc gia khác ( Port Blockade ), cũng tương tự như việc vây thành vậy.

    b. Di chuyển quân đội vượt biển

    Việc này đã đơn giản hơn so với trước, bạn không cần phải sử dụng tàu chiến để mang quân vượt biển nữa mà chỉ cần đưa trực tiếp quân đội của mình xuống biển, khi đó sẽ tự xuất hiện tàu chở quân ( Transport Ship ) cho bạn. Lá cờ hiệu lớn thể hiện số tàu trong khi lá cờ nhỏ thể hiện số unit trong quân đoàn, tương tự S2.

    Tuy nhiên việc này là con dao hai lưỡi:

    Cho nên chính vì thế bạn cần có tàu hộ tống là một hạm đội đi kèm. Còn nếu xui xẻo bị bắt thì hãy cẩn trọng trong trận đánh, di chuyển chậm rãi để đổ bộ lên thuyền địch vì hầu hết thuỷ thủ đoàn trên tàu đều melee khá kém. Và nhớ là không bao giờ được để tàu mình bị húc vì thân tàu rất yếu, một phát húc duy nhất sẽ tiễn cả tàu xuống làm mồi nhắm cho Kraken nhé.

    B. Giao diện và Điều khiển trên Battle Map

    Nhìn chung thì thuỷ chiến ở R2 không khác mấy so với trên đất liền, nó còn dễ hơn so khi chơi ở S2 và NTW. Có một khác biệt nhỏ là nút Run sẽ được chuyển thành nút Ramming/ Boarding ( phím tắt: B, nhấn ra biểu tượng mũi tàu để húc, biểu tượng thanh kiếm để đổ bộ và biểu tượng hồng tâm để bắn ).

    a. Stat - Ability

    Bạn sẽ thấy 2 thông tin mới bao gồm:

    Các tàu có ability mới: Row Hard [​IMG] giúp tăng tốc tàu trong thời gian ngắn. Cực kì hữu dụng khi truy đuổi, húc hoặc chạy trốn.

    [​IMG]

    b. Boarding

    Boarding là hành động lính tàu này đổ bộ sang tàu kia để tiêu diệt thuỷ thủ đoàn của tàu địch. Nếu lính tàu nào thua thì tàu đó sẽ thuộc về bên thắng trận sau khi trận đánh kết thúc. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bạn chỉ có thể đổ bộ khi 2 thân tàu hoặc 2 mũi tàu tiếp xúc vào nhau, khi đó thuỷ thủ đoàn mới nhảy sang được. Không có tình trạng lính nhảy từ mũi tàu sang thân tàu đâu nhé.

    Để đổ bộ, bạn hãy bấm nút B liên tục cho đến khi xuất hiện biểu tượng thanh kiếm hoặc nhất nút Ramming/ Boarding, sau đó click vào tàu địch.

    Tương tự như các dòng TW trước đây, khi đổ bộ sẽ xuất hiện một thanh hiển thị tỉ lệ morale của 2 bên. Bên bạn sẽ là màu vàng trong khi của địch màu đỏ, bên nào thua sẽ chịu mất tàu.

    [​IMG]

    c. Ramming

    Ramming là hành động húc mũi tàu của bạn sang tàu địch, rất hữu hiệu nếu tàu bạn là tàu lớn với sức công phá khủng khiếp trong khi tàu địch nhỏ và kém hơn vì chỉ với một cú ram thì tàu địch sẽ về chầu hà bá mà bạn chẳng tốn công sức gì. Đây là cách dễ nhất để phá tàu địch mà không phải lo bị áp đảo về hoả lực hay quân lực gì, thậm chí ở early game khi tàu bạn chỉ là những tàu nhỏ như Raiding Hemiola nhưng bạn vẫn có thể đối chọi với tàu dẫn đầu của địch ( Admiral ) chỉ bằng cách ram tuy có mất thời gian hơn vì tàu bạn yếu hơn.

    [​IMG]

    Vị trí để ram thường là thân tàu vì chỗ này là yếu nhất. Tuy nhiên trường hợp đa phần xảy ra lại là mũi tàu, bạn cần tránh vị trí này đây chính là chỗ để đổ bộ. Chỉ cần AI ra lệnh đổ quân thì bạn sẽ bị mắc kẹt lại và quá trình đổ bộ sẽ bắt đầu không có cách nào khác để rút lui. Tuy vậy hãy tranh thủ lúc này sử dụng tàu khác để húc vỡ tàu địch, địch sẽ nhanh chóng nhảy xuống biển và mất tàu.

    d. Khả năng chịu đựng của tàu

    Mỗi tàu đều có khả năng chịu đựng khác nhau tuỳ thuộc vào lượng Health của mình. Thiệt hại được gây ra là do bị húc, bị đạn từ Artillery ship bắn trúng, bị đốt cháy bởi lửa từ Missile ship, javelin. Chỉ số chịu đựng sẽ được hiển thị khi bạn đưa chuột vào phần thông tin tàu. Khi tới mức cực đại thì tàu sẽ bị chìm và thuỷ thủ sẽ nhảy xuống biến làm mồi cho Kraken.

    [​IMG]

    C. Các chủng loại tàu

    Tàu chiến trong game được chia ra theo quốc gia với 2 mảng lớn: Greek style và Barbarian style. Barbarian style không có các tàu lớn và "trâu" như Greek style cho nên khi húc sẽ kém hiệu quả hơn, độ đa dạng cũng ít hơn. Tuy vậy tàu của người Barbarian cũng rẻ hơn và tham gia cận chiến tốt hơn.

    Còn chủng loại tàu được chia ra làm 5 nhóm:

    - Generals ( Admirals ): chủ yếu là các tàu đắt và to nhất trong mỗi loại tàu bên dưới, khả năng chịu đòn và lực húc cực mạnh nhưng bù lại cần phải bảo vệ tàu này cẩn thận trong trận đánh.

    - Melee Ship: Melee ship chuyên dùng để đổ bộ với thuỷ thủ đoàn rất khoẻ và chuyên đánh xáp lá cà.

    [​IMG]

    - Missile Ship: thuỷ thủ đoàn của Missile ship bao gồm Missile infantry như Slinger, Archer, Javelinmen... có khả năng bắn tên đạn từ khoảng cách xa và đặc biệt là sử dụng Flaming Shot để đốt tàu địch.

    [​IMG]

    - Artillery Ship: loại tàu này được gắn Onager, Ballista để bắn từ xa và phá vỡ tàu địch chỉ trong vài phát bắn, tuy nhiên chính xác khá kém và thuỷ thủ đoàn ít.

    [​IMG]

    - Transport Ship: như đã đề cập bên trên, rất yếu và phụ thuộc hoàn toàn vào loại quân trên tàu để đổ bộ. Giả sử như đây là tàu chở Legionaries thì Melee ship sẽ rất mệt mỏi với bọn này vì đám này melee cực khoẻ. Không được để loại tàu này bị húc vì bị húc đồng nghĩa với vỡ tàu.

    Tàu càng lớn khả năng húc càng mạnh và càng hứng chịu tốt, thường là các tàu Assault Ship ( Melee Ship ). Tàu mạnh nhất trong game là Carthago Sacred Band Assault Ship rất mạnh khi xáp lá cà và húc. Còn loại tàu vô dụng nhất là Fire Pot Ship, chúng không hiệu quả khi đốt tàu địch bằng Missile ship mà giá lại khá cao, thuỷ thủ đoàn lại ít. Còn nếu dùng để húc thì tất nhiên tàu nào cũng làm được.

    [​IMG]

    D. Hai chiến thuật đơn giản

    a. Locking

    Như mình đã có đề cập bên trên, sử dụng 1 tàu có khả năng melee khá để khoá tàu lớn ( nhất là tàu đô đốc ) địch lại rồi sử dụng một tàu lớn hơn để vòng qua rồi húc thẳng vào thân tàu địch. Tận dụng cách này để hạ tàu lớn của địch trước để trận đánh trở nên dễ hơn cho bạn.

    b. Kiting

    Sử dụng 1 tàu có khả năng di chuyển nhanh Missile ship để nhử địch dí theo mình rồi cho một nhóm tàu nhỏ Missile ship đuổi theo và bắn rụng tàu địch. Chiến thuật quen thuộc nếu bạn đã từng chơi thuỷ chiến trong S2.

    Tips:

    - Nếu phòng thủ, hãy chừa lại một số tàu lớn ở phía sau, chủ yếu là Artillery ship. Ngoài việc bắn hỗ trợ phá vỡ đội hình địch thì nếu có tàu địch lọt qua được thì húc khí thế bọn này vì Artillery ship là các tàu lớn có khả năng ram rất tốt.

    - Luôn giữ Admiral an toàn, morale là thứ quan trọng nhất khi đổ bộ tàu.

    - Tàu có xu hướng bị mắc kẹt lại với nhau nếu có quá nhiều tàu chung một chỗ, hãy cẩn thận việc này để tránh bị đổ bộ.

    - Trên campaign map, ngoài biển luôn có các vùng biển động sóng lớn ( High Sea ) sẽ gây thiệt hại cho thuỷ thủ đoàn lẫn binh lính thuộc quân đoàn của bạn, sẽ có biểu tượng chiếc đầu lâu màu đỏ trên đầu mỗi cụm tàu tương tự như Attrition vậy. Thiệt hại khá lớn cho nên bạn cần tránh xa các vùng này ra.

    - Tàu chỉ phục hồi thuỷ thủ đoàn khi ở vùng biển của mình và phục hồi nhanh hơn khi đậu tải cảng ( Docking ), kể cả quân đội của mình trên Transport Ships luôn nhé.

    [​IMG]

    VII. Mods

    Phần này bác Tiger-tank đã có một cái guide cực chi tiết rồi, các bạn tham khảo theo link nhé

     
    Chỉnh sửa cuối: 11/7/15
    lechehoainam3979 thích bài này.
  7. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,335
    ẬY cái này cần thiết này! Lót dép hóng. À mà bác rảnh thì làm luôn mấy phần mở rộng nhá!
     
  8. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Cái Rome 2 chả qua là vì nó chơi cái phát Emperor Editor làm cái guide ta viết trc đó vất cmn hết nửa nên cáu éo viết nữa [-(
     
  9. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    quá nhọ cho sếp, cứ tưởng ko ai viết chứ '@^@|||

    nội grand camp đã nhiều quá rồi nên mình tính chỉ làm phần này thôi chứ làm thêm camp mở rộng thì sợ dài quá. với lại mình chưa mua DLC Caesar in Gaul với Hannibal at the Gate =))
     
    RuaConHamAn thích bài này.
  10. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,776
    Xong thì PM vào cho tớ hoặc VA để sticky nhé.
     
    MrBinBin thích bài này.
  11. RuaConHamAn

    RuaConHamAn Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    1/11/13
    Bài viết:
    399
    Nơi ở:
    TP. Mặt Trăng
    Bác Bin ơi.:1cool_byebye:
    Mấy cái DLC Caesar in Gaul với Hannibal at the Gate nó có tác dụng gì vậy? Camp mới thôi hay là nó mở thêm quân, thêm faction cho Grand Camp?
     
  12. Aomari0

    Aomari0 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/10/11
    Bài viết:
    3,378
    Mở tất cả mọi thứ mà bạn post. Nếu bạn đọc bài cũ của mình thì đã ghi rõ rồi. Cơ mà tiếc là forum update lại nên form bài cũ bị mất.
     
    RuaConHamAn thích bài này.
  13. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    patch 17 sửa 1 rổ đặc biệt là tài nguyên các kiểu, RIP cái hướng dẫn :-"
     
  14. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    em cũng đang thốn, chắc để lát fix :5onion22:
     
  15. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    nó còn sửa hết faction traits nữa cơ tha hồ cười, cuối cùng thì chú thấy cảnh ta trc và sau cái EE nó như thế nào rồi đấy 8-}
     
    MrBinBin thích bài này.
  16. KaelThas_1997

    KaelThas_1997 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/9/14
    Bài viết:
    7
    Mình đang muốn viết 1 cái post hướng dẫn chơi Grand campagin của Rome để mọi người tham khảo và góp ý nhưng mà chưa được quyền tạo thread mới:(fight)
     
  17. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    erh... ý bạn là Rome 2? nếu là Rome 2 thì viết làm gì vì mình viết lù lù trên kia rồi? còn Rome thì còn ai chơi nữa đâu :-??
     
  18. trieu_0806

    trieu_0806 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    5/7/13
    Bài viết:
    13
    chơi game thôi mà, có cần hại não thế không, hèn chi dân tình kéo nhau đánh battle :d:d:d
     
    khangov2007 thích bài này.
  19. SoLoXVI

    SoLoXVI Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/7/15
    Bài viết:
    28
    thanks bạn nhiều....bài hướng dẫn của bạn hay và chi tiết quá.... mình thấy roma 2 và Attila giống giống nhau bạn có thể viết thêm phần Attila nữa được ko^^
     
  20. MrBinBin

    MrBinBin Generalissimus

    Tham gia ngày:
    8/7/08
    Bài viết:
    8,433
    Nơi ở:
    Phoenix
    chính vì giống nhau nên mình cũng định ko viết thêm, chờ Warhammer viết thì có lý hơn. Attila chỉ khác R2 ở phần chính trị thôi, còn combat, campaign này nọ đều tương đương rồi. bạn chơi quen dc R2 là sẽ quen dc Attila nhanh thôi đừng lo.

    1 phần mình ko viết là vì mình vẫn chưa làm credit card dc để mua game, ko có game nên ko viết dc.
     
    lechehoainam3979 thích bài này.

Chia sẻ trang này