[VNN] Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Đại gia dân, 29/8/16.

  1. Focus Ecoboost

    Focus Ecoboost Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    16/4/16
    Bài viết:
    0
    Đúng vậy nhưng cũng khôg hẳn :)), không phải là ngoại ngữ 2 mà là ngôn ngữ thứ hai, tức là Eng sẽ ngang tiếng việt và jap là ngoại ngữ thứ nhất
     
  2. Lezard.V

    Lezard.V SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/08
    Bài viết:
    11,109
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    Khỏi nâng tầm quan điểm văn hóa dân tộc :-j Cái thời còn dùng chữ Hán, cũng chỉ thiểu số dân Việt Nam được học và sử dụng thôi, giờ hiện đại thì số người có nhu cầu tiếp xúc mảng văn hóa liên quan đến Hán tự đó cũng vẫn y nguyên là thiểu số. Văn hóa dân tộc nó đâu có nằm gọn trong cái miệng giếng chữ tượng hình!

    Muốn giữ gìn văn hóa hả? Thời ông Trần Văn Khê họp sinh hoạt hàng tuần nói tiếng Việt ở tư gia trên đường Bùi Đình Túy, có đi không? Ngoài nhà sách cuốn "ngàn năm áo mũ" viết bằng tiếng Việt có mua chưa? Hay cụ thể hơn, cái gia phả nhà chú đã dịch sang chữ quốc ngữ mà lưu truyền tiếp hay để nguyên đó thử thách trình độ "ngoại ngữ" của con cháu?
    Đấy, đủ loại văn hóa dân tộc người ta tìm cách dùng chữ quốc ngữ để phổ cập đến đại chúng, mà hiệu quả còn chưa thấy đâu. Giờ lại có thứ văn hóa sang chảnh đòi đứng ở trung tâm bắt xã hội giáo dục phải đi ngược chiều về phục vụ nó, tỉnh đi!

    Định vị cho rõ ràng, chữ Hán từng là công cụ để thể hiện tiếng Việt trong quá khứ, còn giờ đề xuất học tiếng Hán, tức là đang học ngoại ngữ mà thôi, Người Việt Nam không có cái "gốc" nào dính tới tiếng Hán cả, có cái gốc đó, ờ thì...con lai, người Hoa, và...;))
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/8/16
    duy851993, enbeen, ren_momo2 and 10 others like this.
  3. March Four

    March Four シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/3/03
    Bài viết:
    9,697
    Nơi ở:
    Whale Island
    Ngại nhất là học hàm, học vị "PGS. TS". Đùa chứ, các vị này phát ngôn đa phần muốn nản luôn.
    Không hiểu người viết báo hay các vị giở trò lươn lẹo. Lúc cần kêu gọi anh em tình thân, mến thân, hay dân tộc abc xyz thì kiểu gì cũng dùng "Hán Nôm". Đến lúc xoè bài, trưng ra yêu sách thì chỉ có "Hán". Chính các vị ấy còn lập loè, đánh lận qua lại rồi còn đòi đi dạy thiên hạ. Mẹ của mẹ kiếp.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/8/16
  4. brain10master

    brain10master Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    6/2/04
    Bài viết:
    2,615
    Tôi không chắc bro có đang sống ở Nhật không nhưng đoạn này cần nói rõ đấy nhé.
    Nhật nó giữ hán tự, nhưng xu hướng của nó (theo tôi thấy ở khu vực quanh tôi) là ít dùng các chữ hán đi và chuyển dần sang dùng chữ phiên âm đồng nghĩa (kata) nhiều hơn.

    Về việc bảo tồn ý nghĩa các văn tự cổ trên bia đá, đền chùa,... tôi hơi bất ngờ vì tại sao những người có tâm với chữ hán như thế lại không làm những bản phiên âm, giải nghĩa đặt ngay bên cạnh các văn bia đó ? Tôi thấy trong bảo tàng lịch sử của Nhật có những bản phiên âm và giải nghĩa đó cho các văn tự, văn phạm cổ, thiết nghĩ có hiệu quả hơn là bắt học đó.
     
    LoganWayne thích bài này.
  5. Shinobi_91

    Shinobi_91 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    28/4/08
    Bài viết:
    5,101
    Nơi ở:
    Koshi Castle
    Tui là một người thực tiễn và một người thích lịch sử , Hán tự nó không giúp cuộc sống nhân dân tốt hơn mà chỉ là công cụ để một bộ phận tiếp cận được với thành tựu nước ngoài rồi truyền bá lại những người không cần Hán tự .

    Không cần phải cố gắng bám giữ một ngôn ngữ đã chết để rồi hành hạ đám học sinh .

    Cái chính là học sinh cần biết lịch sử Việt Nam nhưng thử hỏi bọn nó còn không biết huống gì cái thứ ngôn ngữ từ bên Tàu ?
     
  6. diephvvnd

    diephvvnd Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/5/09
    Bài viết:
    2,708
    Nơi ở:
    Sakura No Ayakashi
    Ta thấy tụi mi tư duy theo lối mòn quá, ta ko ủng hộ cái bánh vẽ của các ông IQ cao, nhưng ta nghĩ đưa Hán tự vào giảng dạy là sự cần thiết, trong môn Văn hiện nay là một sự hồ lốn ko thể diễn tả nổi, viết một bài luận quy chuẩn một cách kiểu cách làm tiêu chỉ để đánh giá 1 bài thi của học sinh là ko thỏa đáng, đó là thực trạng bắt 1 thằng mới ú ớ chưa ra đời phê bình và bình luận một bài thơ của những ông tác giả đã trải qua sóng gió và thăng trầm của cuộc đời, đành rằng là những ngữ pháp cú pháp hay thủ thuật văn học được học trong trường nhưng sét về kinh nghiệm và thực tiễn thì hết sức phi lý khi đưa ra những lời bình không có 1 chút sự cảm thông và hiểu biết đối với các tác phẩm văn học, đó còn chưa nói đến những tác phẩm về các thời kỳ xưa mà những học sinh chưa 1 lần tưởng tượng nó như thế nào, gây ra sự sáo rỗng cực kỳ, thay vào đó nên cho các em học về lịch sử văn học, sự hình thành của hán việt trong đó có các ý nghĩa chiết tự ngữ nghĩa của các từ hán việt để hiểu thêm về các âm hán việt mà người Việt chúng ta dùng hàng ngày, như trong các phần học về văn học cổ của TQ như các bài thơ về các thể Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật..., đều có 3 phần chữ Hán, Hán dịch, và dịch thơ, nhưng hầu như đều bị bỏ qua các ý nghĩa vận dụng các từ trong bài thơ vì ko thể đọc được Hán Tự, và cũng chả hiểu các bài Hán dịch với cú pháp đặc trưng của nó mà chỉ chú trọng vào phần dịch thơ, nên mất đi ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm đó và điều đó cũng xảy ra với các tác phẩm của các danh tác VN thời kỳ Hán Nôm, trong đó còn dính đến 1 số tác phẩm mang giá trị lịch sử như Nam Quốc Sơn hà, Hay Hịch Tướng Sỹ, đó là điều cần thiết để 1 học sinh nắm được tại sao các cụ nhà ta từ dùng Hán lại chuyển Qua nôm, và cả 1 thời kỳ quan trọng là thời kỳ Hán Nôm song nghĩa 1 bài thơ nhưng hai ngữ nghĩa khác nhau nếu hiểu theo lối Hán hay Nôm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/8/16
    Aomari0 and hoangJK like this.
  7. noname95

    noname95 Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    7/12/06
    Bài viết:
    5
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Cứ mang cái mặc cảm tự ti là chữ hán là chữ của giặc tộc thì cjar khác gì chửi ông cha là hán nô.
     
  8. ZzRaizZ

    ZzRaizZ Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/09
    Bài viết:
    3,830
    Má 1 tỷ năm mới thấy war băng wot
    :2onion16:
     
  9. noname95

    noname95 Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    7/12/06
    Bài viết:
    5
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Một lí do của việc học hán tự
    Một kết quả của việc bài tàu cực đoan
     

    Các file đính kèm:

  10. BrianChi

    BrianChi Dragon Quest ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/4/08
    Bài viết:
    1,492
    Vậy túm lại thì dân tình ủng hộ học cách sử dụng từ HV, và ý nghĩa của từ đó trong ngữ cảnh thì phải.

    Tui đang hiểu là, học HV thì bao gồm các phần:
    Học viết - Viết chữ hán - Chữ quốc ngữ
    Học đọc - Ví dụ, nhật nguyệt tinh
    Học nghĩa, Ví dụ, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao.

    Trong trường hợp là chữ hán tự, thì một âm có thể dùng cho nhiều chữ, nên trong văn bản có thể phân biệt dễ dàng ý nghĩa của từng từ.
    Nếu chỉ học đọc và học nghĩa và phổ cập không đầy đủ, thì văn bản Việt Nam mình sẽ rất loạn, người Việt cầm văn bản tiếng Việt chưa chắc đã hiểu.

    Vâỵ nên tui thấy việc cần làm không phải là dạy hán tự, dạy hán tự, dạy âm đọc, tinh nhật nguyệt, nhất nhị tam gì đó là sida, không cần thiết.
    Chỉ cần dạy cho người ta biết sử dụng đúng từ ngữ trong ngữ cảnh nào thôi.
    Nếu muốn thì trong buổi dạy, có thể phân tích thêm về chữ đó, ai chuyên sâu về ngôn ngữ mới phải học Hán Việt để đi dạy, chứ người dân thường thì cần hiểu rõ nghĩa chữ hán việt để làm gì ?, nói đùa chứ, k lẽ học xong lại nói hoặc viết

    - Cái giếng kia, - Cái tỉnh kia

    Đương nhiên thực tế là không ai viết vậy, nhưng như đã đề cập ở trên, nó có thể gây ra sữ không rõ ràng trong văn bản.

    -> Cái này thì ai ở trên thì xử, mình chỉ thấy vấn đề thế thôi, tài hèn sức mọn không có khả năng xử.

    Về vụ bịa từ mới thì kiểu nói của bác thì tui nhìn vào thấy giống kiểu bác đang nói tiếng Việt mình k có tính sáng tạo bằng các ngôn ngữ khác, điểm này theo tui nghĩ là hoàn toàn sai. Nguyên nhân thì như bên dưới.

    Ngôn ngữ thì 9 người 10 ý, tôi thì cho rằng từ chuyên ngành thì nên để nguyên, thống nhất với các nước gốc sử dụng của nó rồi từ từ sẽ quen, từ từ nó sẽ thành từ mượn, đơn cử là radio, pê dan, gà mên.
    Có ông thì lại muốn chế thành 1 từ mới, ví dụ như ông Moe, muốn VN có các từ nhìn vô thì hiểu liền,

    Ví dụ CO2 = 二酸化炭素

    Hiện tại, dân mình cũng đang sử dụng tốt các từ này, phiên âm từ tiếng anh qua - Cacbon điôxít, thì đây cũng là từ mà mọi người nhìn vào đều hiểu, hoặc đơn giản là Xê Ô hai.

    Tui đưa ra 1 ví dụ khác,
    生化学検査 - Xét nghiệm sinh hóa -> từ này sử dụng hẳn từ HV.

    Theo tui thì việc bịa ra 1 từ mới, lúc nào cũng khó khăn cả, không có việc dễ hơn hay khó hơn ở các ngôn ngữ.
    Đơn cử như tiếng Nhật, học vẫn dùng các từ mượn phiên âm của nước ngoài chứ k phải lúc nào cũng xài chữ hán tự.

    Vd: Tennis - Quần vợt - テニス

    Vậy thì tiếng Việt mình có thua gì các ngôn ngữ khác đâu ??
     
  11. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    chữ nôm là chữ ký âm mà, tượng hình gì?
     
  12. sai1000

    sai1000 Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    4/9/08
    Bài viết:
    1,243
    Sắp sát nhập rồi nên dạy tiếng tàu trước chứ gì :1cool_look_down:.
     
  13. 20 cm 30 phút

    20 cm 30 phút Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    28/1/16
    Bài viết:
    88
    Với đạo phật thì chuẩn là tiếng Phạn nhé. Hắn Nôm Latin đều là ngoại lai hết.
    Mà vote cho học tiếng Phạn, sau này cả nước học cửu âm chân kinh hết.
     
    raivor thích bài này.
  14. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    45,460
    chài ơi sao ko thằng nào summon tao - một nhà ngôn ngữ học chân chính đang trong quá trình học - vào xem cãi lộn vậy, 2 thằng xờ quần với thằng 1cm 0.2 phút
     
  15. banhbao12345

    banhbao12345 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/8/16
    Bài viết:
    17
    cho mình hỏi "hồ bách thảo" tiếng Hán Việt là gì ? :">
     
  16. sai1000

    sai1000 Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    4/9/08
    Bài viết:
    1,243
    Cửu âm chân kinh là của tàu nhóe. Tiếng Phạn là để học dịch cân kinh.
     
    20 cm 30 phút thích bài này.
  17. 20 cm 30 phút

    20 cm 30 phút Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    28/1/16
    Bài viết:
    88
    Âm đạo, tử cung ?
     
  18. sai1000

    sai1000 Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    4/9/08
    Bài viết:
    1,243
    Dâm huyệt.
     
  19. anhlongheo1992

    anhlongheo1992 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    4,485
    học cái hồ bách thảo
     
  20. noname95

    noname95 Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    7/12/06
    Bài viết:
    5
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    “Nếu những đứa trẻ An Nam, xuất thân từ các trường học của ta (Pháp), mà không biết đọc và viết chữ Hán Nôm thông dụng, thì chúng sẽ trở thành người ngoại quốc trên chính đất nước của chúng!”.
    G.Dumoutier, Giám đốc Nha học vụ Bắc Trung kỳ, năm 1886.
    “Không nhất thiết phải xóa bỏ tâm hồn, tư tưởng của dân bản xứ khi điều ấy được tổ tiên họ gây dựng và vun đắp một cách trân trọng và kiên trì. Hãy quan tâm tới phương pháp giáo dục nào là hữu hiệu nhất”. “Đối với học sinh An Nam, mỗi chữ viết đều chứa đựng ý nghĩa sâu rộng, khi đọc hoặc viết, chúng tiếp nhận được một cảm xúc mạnh. Còn sách vở của ta, họ tiếp nhận với một tâm trạng khác hẳn. Đó là những tập tục của một xã hội khác biệt với họ”.
    Toàn quyền Pasquier, năm 1906.
    Trên đây là nhận xét của các quan chức Pháp sau khi nhận thấy sự quan trọng của việc giáo dục văn tự Hán Nôm, cũng như trước sự phản kháng của dân An Nam đối với việc truyền bá chữ Quốc ngữ (1).

    Trên thực tế, người Pháp không hề phế bỏ nền giáo dục chữ Hán. Loại văn tự truyền thống này vẫn được giảng dạy song song với việc truyền bá chữ Quốc ngữ ở các trường học thời Pháp thuộc; và tiếp tục được duy trì làm môn học tự chọn đối với học sinh Trung học đệ nhị cấp (tương đương với cấp trung học phổ thông hiện nay) tại miền Nam Việt Nam thời VNCH. Giáo dục chữ Hán chỉ chính thức bị khai tử sau khi nhà nước CHXHCNVN thành lập.

    Đặc biệt, do những sang chấn tâm lý hình thành sau một chuỗi xung đột Việt - Trung kể từ năm 1979, cùng ẩn ức chính trị dồn nén bấy lâu, cơ man người Việt hiện đại có những cái nhìn thiên lệch, thiếu hiểu biết đối với văn tự Hán Nôm nói riêng, văn hóa Hán Việt nói chung. Họ đánh đồng tất cả vào một khái niệm chung nhất là TÀU, rồi liên hệ với sự phụ thuộc chính trị, nguy cơ đồng hóa văn hóa, tư tưởng cổ hủ lạc hậu... đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Trong khi với những trí thức người Việt trước đây, cũng như người Hàn, Nhật đương thời, ai cũng đều hiểu sự học chữ Hán là sự học truyền thống, là Quốc học, bên cạnh Tây học.

    Có điều, tạm chưa nói đến sự thiếu thốn đội ngũ giáo viên, giáo tài tân tiến, chỉ bằng sự khủng hoảng của nền giáo dục đương đại, việc khôi phục văn tự Hán Nôm trong nhà trường hiện nay là điều bất khả. Song việc ấy vẫn có thể thực hiện ở tương lai, chỉ sau khi thể chế chính trị, giáo dục được thực sự cải cách. Công việc khả thi trước mắt là quảng bá các tri thức Hán Nôm hữu dụng, thông qua con đường sách vở với tính chất khai minh hoặc giáo dục tự phát; ngõ hầu khiến nhiều người Việt hiểu đúng và thấy được cái hay đẹp, lợi ích từ cổ học. Còn như những cuộc tranh cãi nên hay không nên, qua dăm bữa nửa tháng lại như ném đá ao bèo, hà tất phải nhiều lời!

    1. Có thể xem thêm bài viết: Gian nan phổ biến chữ quốc ngữ tại Nam Kỳ (1862-1871). Link: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150605-gian-nan-pho-bien-chu-quoc-ngu-tai-nam-ky-1862-1871.

    Ảnh minh họa từ phải qua trái: Bút tích chữ Hán được sử dụng qua các triều đại Lý - Trần - Lê sơ - Lê trung hưng - Nguyễn.
     

Chia sẻ trang này