Những ngôi chùa hơn 200 năm tuổi ở TP.HCM 08:44 05/02/2017 Tổ đình chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu.... là những ngôi chùa lâu đời, nổi tiếng linh thiêng ở TP.HCM, phù hợp cho những chuyến du xuân, lễ Phật đầu năm. Tổ đình Giác Lâm (Lạc Long Quân, quận Tân Bình) còn được gọi Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự, là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam. Được xây dựng từ năm 1744, Giác Lâm là ngôi chùa lâu đời nhất TP.HCM. Công trình có kiến trúc chữ Tam với 3 dãy nhà ngang nối liền nhau gồm chính điện, giảng đường và trai đường. Trước chùa có Bảo tháp Xá Lợi hình lục giác. Sân chùa có cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka sang và trồng vào năm 1953. Chùa Giác Viên (Lạc Long Quân, quận Tân Bình) còn có tên là chùa Hố Đất. Công trình có kiến trúc tương tự với chùa Giác Lâm. Chùa có 153 pho tượng, đa số bằng gỗ. Hầu hết tượng được đánh giá là lâu đời ở Nam Bộ. Chùa Bà Thiên Hậu (Nguyễn Trãi, quận 5) còn được gọi chùa Bà Chợ Lớn được xây dựng khoảng năm 1760. Đây được xem là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP.HCM. Chùa mang đậm kiến trúc đặc trưng của người Hoa với 4 ngôi nhà liên kết nhau. Lễ hội lớn nhất của chùa là lễ vía bà Thiên Hậu (23 tháng 3 Âm lịch) hàng năm . Ảnh: Darius. Chùa Phụng Sơn (đường 3/2, quận 11) hay còn gọi chùa Gò do thiền sư Liễu Thông thành lập vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền tên của ngôi chùa gắn với việc con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng trước am cất tiếng gáy. Chùa có 40 pho tượng sơn son thiếp vàng, trong đó có một số tượng quý như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngũ Hiền thượng... Chùa Sùng Đức (Trường Thọ, quận Thủ Đức) được xây dựng từ năm 1806. Công trình được xây dựng với theo thế chữ tam, kiểu nhà tứ trụ cột gỗ, mái ngói âm dương. Hiện chùa lưu giữ nhiều cổ vật quý như đại hồng chung, tượng đức Phật Thích Ca, trống cổ, ba cặp liễn đối bằng gỗ quý...
10 ngôi chùa linh thiêng nên đi dịp đầu năm mới 14:09 19/01/2017 Theo tiếng gọi mùa xuân, hành hương viếng chùa chiền và cầu nguyện bình an bên người thân được xem là nét đẹp văn hóa của người Việt. Trong những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình thường cùng nhau lễ chùa để viếng Phật và cầu mong cho gia đình được bình an, sung túc. Nét đẹp văn hóa tâm linh ấy như một mảnh ghép không thể thiếu giúp Tết Việt thêm tròn đầy. Nếu bạn còn băn khoăn về chuyến hành hương vào dịp Tết sắp đến, hãy ghi nhớ 10 ngôi chùa linh thiêng dưới đây. Chùa Một Cột - Hà Nội Không chỉ có người dân thủ đô mà ngay cả khách du lịch cũng chọn chùa Một Cột làm nơi hành hương trong dịp đầu năm mới khi tới Hà Nội. Chùa còn có tên gọi khác là Diên Hựu tự, như một đóa sen đang nở trên mặt hồ thơ mộng. Nhiều người đến chùa ngoài mong muốn cầu tài lộc, sức khỏe còn có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính thanh thoát tưởng như lạc bước cõi Phật. Du khách vãn chùa Một Cột. Ảnh: Khoi Tran Duc Nhang khói Hương Sơn - Hà Nội Danh thắng Hương Sơn ở Hà Nội có đến 18 đền chùa, hang động trải dài khắp bốn thôn Phú Yên, Hội Xá, Đức Khê và Yến Vĩ. Mỗi ngôi chùa đều gắn liền với truyền thuyết được người dân truyền miệng, trong đó nổi tiếng nhất có chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Đến Hương Sơn hành lễ cầu may, du khách còn được tản mạn phong cảnh hữu tình. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - Quảng Ninh Tọa lạc trên vùng núi Yên Tử của Quảng Ninh, thiền viện được xem là "kinh đô" Phật giáo của nước Đại Việt cách đây 700 năm về trước. Chùa vốn rất linh thiêng nên thu hút các tín đồ Phật tử và cả khách du lịch hành hương mỗi dịp đặc biệt, nhất là vào những ngày đầu năm mới. Điểm nhấn lớn nhất không thể bỏ qua khi ghé Thiền viện Trúc lâm Yên Tử chính là ngôi chùa Đồng độc đáo nổi tiếng cả châu Á. Thiền viện trong một buổi sớm yên bình. Ảnh: Nông Thị Loan Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh Nằm ở Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngôi chùa cổ Bút Tháp vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ và bí ẩn với nhiều ngôi tượng đẹp bậc nhất Việt Nam. Đến chùa Bút Tháp vào những ngày xuân se lạnh, thắp lên nén hương thành kính để cầu an và chiêm ngưỡng nét tài hoa của nghệ thuật điêu khắc cổ là một lựa chọn lý tưởng. Chùa Bái Đính - Ninh Bình Chùa Bái Đính ở Ninh Bình được xem là trung tâm Phật giáo lớn ở nước ta và là điểm dừng chân mà nhiều gia đình lựa chọn hành hương trong dịp Tết cổ truyền. Đứng giữa ngôi chùa thiêng rộng lớn, phảng phất khói hương nghi ngút, bỗng thấy lòng an nhiên vô cùng. Khúc an nhiên ở chùa Bái Đính. Ảnh: Mỹ Lê Ngọc Chùa Thiên Mụ - Huế Chùa Thiên Mụ có kiến trúc cổ kính và thiên nhiên thơ tình như giao hòa làm một, vẽ lên bức tranh nhẹ nhàng đậm chất Huế. Du xuân vãn cảnh chùa Thiên Mụ, nghe 108 tiếng chuông vọng lại, mọi ưu phiền của năm cũ dường như tan biến, để ước nguyện năm mới được đong đầy hơn. Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng Chùa Linh Ứng nằm ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, hệt như bức tranh bồng lai bởi không gian thanh tịnh nơi cửa Phật và khung cảnh dịu ngọt của thiên nhiên. Hành hương chùa Linh Ứng dịp đầu năm để tận hưởng không khí trong lành và cầu mong tài lộc, bình an là ý tưởng tuyệt vời. Khung cảnh của chùa Linh Ứng hệt như chốn thiên đường. Ảnh: TBone Lê Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba ngôi chùa theo phái Trúc Lâm lớn nhất cả nước, nằm gần hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Du xuân tản mạn phong cảnh thành phố ngàn hoa, đưa bước chân đến ngôi chùa rộng lớn để gột sạch bụi trần, bạn sẽ tự thấy tâm hồn thư thái hơn hẳn. Chùa Bà Thiên Hậu - TP.HCM Chùa bà Thiên Hậu thờ Thiên Hậu thánh mẫu, là một trong những ngôi chùa người Hoa nổi tiếng nhất tại TP.HCM, có hơn 250 năm tuổi. Chùa mang phong cách Á Đông cổ điển, hấp dẫn cả tín đồ Phật giáo lẫn du khách xa gần. Vào những ngày Tết, lư hương trong chùa lúc nào cũng nghi ngút khói, người cầu bình an, người cầu sức khỏe, người cầu duyên, người cầu tài lộc... mang đến hơi thở mùa xuân ngay cả trong chùa. Nhang thơm tỏa ra ở chùa Bà Thiên Hậu. Ảnh: Darius Chùa Vĩnh Nghiêm - TP.HCM Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa khác cũng nổi tiếng ở TP.HCM. Nơi đây không chỉ thu hút các gia đình đến lễ chùa hái lộc đầu năm mà còn là điểm đến để các tăng ni Phật tử nghiên cứu Phật học. Theo tiếng gọi mùa xuân, còn gì bằng khi được cùng người thân hành hương viếng chùa và cầu nguyện bình an để thấy Tết về trong tim.
Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức ở Đồng Nai. Chùa ni, toàn nhà giàu cúng dường, chùa vừa đẹp vừa to, nấu đồ ăn ngon.
Chùa Bái Đính vừa google xong , nhìn ngon vãi ... Chùa xây hồi nào éo biết nhỉ , chưa nghe bao h
Cũng phải xem kiếm lợi từ ai với làm có hợp lý không nữa . Trắng trợn như vậy dễ phản cảm lắm . Muốn đọc báo thôi thì thiếu gì chỗ , đâu cần vô đây chi .