Vỉa hè nước ngoài: Vẫn có chỗ cho ẩm thực đường phố Nếu Singapore mở phố ẩm thực vỉa hè, chính quyền Thái Lan cấm hàng rong hoạt động giờ cao điểm, thì hàng quán tại Pháp chỉ được bày bàn ghế gọn trong phần mái hiên đã quy định. T ừ những năm 1970, chính quyền Hong Kong đã ban hành luật hạn chế các gian hàng ẩm thực đường phố vì lo ngại vấn đề tắc nghẽn giao thông và vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Asia Trend. Vào thời điểm đó, các gian hàng đều phải có giấy phép hoạt động và mỗi gia đình chỉ được cấp một giấy phép. Tuy nhiên những điều luật này bị đánh giá là cứng nhắc và có thể sẽ "giết chết" nền ẩm thực đường phố Hong Kong. Ảnh: Flickr. Những món ăn đường phố đa dạng như dim sum, chả cá viên, đậu phụ thối... rất có thể sẽ không còn đất sống nếu chính quyền Hong Kong không tìm ra cách cân bằng giữa trật tự đô thị và văn hóa vỉa hè. Ảnh: Borneoboy. Trong khi đó, với mục đích vừa gìn giữ ẩm thực đường phố, vừa đảm bảo trật tự giao thông đô thị, giải pháp của chính phủ Singapore là thành lập các trung tâm ăn uống tách biệt khỏi những con đường có nhiều phương tiện giao thông di chuyển. "Đảo quốc sư tử" có 107 trung tâm ẩm thực với 15.000 gian hàng trên khắp đất nước. Ảnh: Huffington Post. Tại Bangkok (Thái Lan), tất cả các xe, quầy, hàng ẩm thực bày bán trên đường phố đều phải có giấy phép kinh doanh và được điều hành bởi Cục Quản lý Đô thị Bangkok. Các gian hàng này không được hoạt động vào thứ hai cách tuần vì đây là ngày dọn vệ sinh đường phố. Ảnh: Bangkok Video Productions. Tại một số khu vực ở Thái Lan, các gian hàng bày bán trên vỉa hè không được hoạt động trong giờ cao điểm (từ 17 đến 19h) để nhường không gian cho người đi bộ. Ảnh: Nomadic Matt. Tại New York (Mỹ), xe đẩy bán các loại thức ăn nhanh có mặt trên khắp các đường phố. Quy định dành cho các loại xe đẩy này rất nghiêm khắc, nhằm hạn chế tình trạng cản trở người đi bộ. Ảnh: Pinterest. Người buôn bán không được đặt xe đẩy cách quá 45 cm từ mép vỉa hè giáp với lòng đường, cũng không được bán trong vòng 6 m quanh cổng ra vào của các tòa nhà. Ảnh: Bali- Sam Richards. Tại Paris (Pháp), các quán cà phê tại một số khu vực được phép bày bàn ghế ra ngoài vỉa hè nhưng bắt buộc phải chừa khoảng trống cho người đi bộ. Nhiều con phố và các ngã tư được quy hoạch dành riêng cho việc này. Ảnh: Ride25. Phần lớn quán cà phê chỉ được phép bày bàn ghế nằm gọn trong phần mái hiên quy định dài khoảng 3-6 m. Khách đến quán có thể vừa nhâm nhi cà phê vừa nhìn ngắm phố phường. Đây là một hình ảnh rất quen thuộc không chỉ ở Paris mà tại nhiều thành phố khác ở châu Âu. Ảnh: Pinterest. Tại nhiều đô thị lớn, ngoài ẩm thực thì biểu diễn đường phố cũng là một nét văn hóa hấp dẫn. Ở London (Anh), chính phủ tạo điều kiện cho những nghệ nhân đường phố biểu diễn với điều kiện họ không được tạo đám đông cản trở người đi bộ, gây ồn ào quá mức quy định hoặc làm mất trật tự an ninh. Ảnh: YouTube.
Bọn tây lông rất hay ở chỗ là xe đẩy cũng toàn phải có giấy phép hết chứ ko như bên mình. Lệch sóng là nó thu giấy là hết mần ăn. Còn châu á thì hẳn 1 khu riêng nhìn đẹp vl.
nói chung vẫn là quy hoạch , bên mình dẹp vỉa hè thì chết hết từ chỗ để xe cho đến chỗ buôn bán , mong mấy tay to có thể dành một khu phố như HK chẳng hạn , hoặc cấp giấy phép buôn bán hàng rong cho đảm bảo vệ sinh + mỹ quan
Thằng lều định xỉa xói gì à. Nc ngoài nó quy hoạch gom hết vào để gần khu du lịch chứ có để tràn lan như VN éo đâu.
Ở Anh lợn ta chứng kiến tận mắt vụ 1 con trông như sinh ziên bê tranh các kiểu tự vẽ ra vỉa hè khu trung tâm ngồi bán. Khoảng 30p sau (từ lúc ta vào đến lúc ta trở ra) thấy 4 thằng dạng như cảnh sát (nhưng không thấy sau lưng áo nó ghi Police) nên ta đoán bọn này kiểu như trật tự đô thị bên mình, ra giựt hết tranh đang treo, hất bạt đang trải (khá thô bạo ) và yêu cầu em này nhanh chóng di chuyển, tiền nó bán tranh bị tịch thu(?) vì ta thấy 1 thằng cầm cái khay đựng tiền của con này đổ vào 1 túi ni lông dạng như túi đựng tang chứng á. 5p sau khi lên bus ta thấy em ý đang đứng khóc sưng húp mắt ở gốc cây cách địa điểm lúc nãy 1 quãng 300m. Có mấy chú da đen đứng lại hỏi chuyện Ông lái xe bảo là con này tự nhiên ở đâu đến buôn bán mà k giấy phép như nhiều busker ở khu Center nên bị đuổi. Ta nghe nói riêng bọn biểu diễn rong ở ga tàu điện của London khi xin phép biểu diễn ở đây còn phải đưa ra 1 vài chứng chỉ âm nhạc nhất định (kiểu như đòi hỏi trình độ) cho cơ quan công quyền nữa cơ. Chứ không phải là ất ơ nào cũng vào đó hát được.
CÁi vụ hát hò bên mình thấy đúng tào lao thật, ngồi đâu k ngồi, cứ kéo nhau ra ngã 3 ngã 4, xe cộ nói chuyện nghe còn khó mà ngồi thổi sáo! DM!