Thứ tư, 14/6/2017 | 16:56 GMT+7 Những điểm gây nguy hiểm trong tòa tháp bốc cháy ở London Người dân từng lo ngại về mức độ an toàn của tháp Grenfell, cảnh báo nếu hỏa hoạn xảy ra, "sẽ không có lối thoát". Tháp chung cư bốc cháy ở London, ít nhất 12 người chết / Nạn nhân đám cháy ở London ôm nệm nhảy từ tầng cao xuống Lính cứu hỏa đối mặt đám cháy ở London Tòa tháp Grenfell bốc cháy ở London được xây dựng vào năm 1974, có 24 tầng, cao 68 m, gồm khoảng 120 căn hộ. Tháp vừa được tân trang vào tháng 5/2016 với chi phí 10 triệu bảng Anh (hơn 12 triệu USD). Trong giai đoạn tân trang, tòa nhà được trang bị thêm cửa sổ và tấm ốp hợp kim nhôm nhựa cách nhiệt. Ngay sau vụ hỏa hoạn, đã có tranh cãi liệu lớp ốp này có góp phần làm trầm trọng thêm vụ cháy hay không. Một cư dân tòa nhà nói với LBC Radio, rằng "vấn đề thực sự" trong vụ cháy là khi ngọn lửa lan đến lớp ốp bên ngoài. "Toàn bộ một bên của tòa nhà bốc cháy. Lớp ốp cháy rực như que diêm", người này nói. Grenfell Action Group (GAG), nhóm hoạt động được thành lập bởi cư dân tòa nhà, đã chỉ trích việc lắp đặt bình nóng lạnh mới ở hành lang của nhiều căn hộ, khiến cho lối vào vốn đã bé còn chật hẹp hơn. Hồi tháng 1/2016, GAG đã bày tỏ lo ngại về an toàn của căn hộ trong trường hợp có cháy. Theo GAG, chỉ có một lối vào và ra tòa tháp. Nếu có hỏa hoạn, "người dân sẽ bị mắc kẹt trong tòa nhà mà không có lối thoát!", nhóm này viết. Blog của GAG còn viết rằng có nhiều rác thải gia đình tích tụ ở tòa tháp, bao gồm cả những tấm nệm cũ ở tiền sảnh, gây ra nguy cơ hỏa hoạn và nguy hiểm cho cư dân. Ngoài ra, tòa nhà này còn yêu cầu trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra, người dân cần ở yên trong căn hộ cho đến khi nhận được thông báo khác. Quy định "ở yên trong nhà" khi hỏa hoạn xảy ra tại tháp Grenfell. Ảnh: Twitter "Điều này có nghĩa là trừ khi có hỏa hoạn trong căn hộ của bạn hoặc ở hành lang bên ngoài căn hộ của bạn, bạn nên ở trong căn hộ của mình. Điều này là do Grenfell được thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt về hỏa hoạn", thư thông báo của tòa tháp gửi đến người dân vào năm 2014 có đoạn viết, theo RT. Theo thư này, "cửa trước của mỗi căn hộ có thể chịu được lửa trong 30 phút, khiến cho đội cứu hỏa có nhiều thời gian để đến xử lý". Theo Guardian, tòa nhà từng bị mất điện đột ngột và có vấn đề trong hệ thống chiếu sáng khẩn cấp do dây dẫn bị lỗi. Năm 2013, một năm trước khi việc cải tạo bắt đầu, GAG còn phát hiện ra rằng các bình chữa cháy trong phòng chứa máy móc và thiết bị điện không được kiểm tra thường xuyên. "Dù đây là một suy nghĩ đáng sợ, GAG phải nói thẳng thắn rằng chúng tôi tin chỉ khi nào có sự kiện thảm khốc xảy ra, sự thiếu năng lực của đơn vị quản lý, KCTMO (Tổ chức Quản lý Nhà đất Kensington và Chelsea) mới bị phơi bày và và chấm dứt điều kiện sống nguy hiểm, sự bỏ bê quy định về sức khoẻ và an toàn mà họ gây ra cho người thuê", GAG viết tháng 11/2016. Phương Vũ link:http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...trong-toa-thap-boc-chay-o-london-3599570.html vụ này dc đăng báo mấy hôm rồi thì phải
Nói chung nếu ở chung cư thì tự cứu mình bằng cách phòng tránh trước thôi: 1. Học về an toàn phòng cháy chữa cháy để có kiến thức cơ bản. 2. Mua bình chữa cháy để trong nhà phòng trường hợp hỏa hoạn. 3. Mua mặt nạ chống khói phòng trường hợp thoát hiểm. Mà dân VN mình ý thức cũng chưa tốt đâu. Hồi tôi làm ở Big C Tô Hiến Thành lúc cả cái tòa nhà nó chuông reo ầm ĩ lên mà chỉ thấy mấy ông thầy Tây dạy tiếng Anh và tôi chạy lối thoát hiểm ra. Còn dân tình thì vẫn bình thản lạng qua lại, cười nói các kiểu rồi còn bấm thang máy đi nữa chứ .
cái tòa nhà bị cháy là nằm ở khu dân nghèo ( oái ăm ở chỗ là nó ngay cạnh khu nhà giàu).đã dc dân nghèo kêu ca với người có quyền là tòa nhà này ko an toàn nhưng bọn chính quyền lờ đi nên giờ mới có vấn đề,à tòa nhà có dc cải tạo lại nhưng dùng đồ rẻ tiền