Người Catalonia vỡ òa khi chính quyền tuyên bố độc lập 22:08 27/10/2017 4412 32 Hàng chục nghìn người Catalonia không kìm nén được niềm hạnh phúc sau khi nghị viện khu vực thông qua nghị quyết tuyên bố Catalonia độc lập, trở thành một nước cộng hòa. Người Catalonia ăn mừng sau tuyên bố độc lập Hàng chục nghìn người tụ tập ngoài nghị viện Catalonia nhảy múa và hò reo sung sướng, sau khi tuyên bố độc lập của khu vực được thông qua. Ngày 27/10, nghị viện Catalonia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha và trở thành một nước cộng hòa do phe ly khai soạn thảo và đề xuất. "Chúng tôi tuyên bố Catalonia là một quốc gia độc lập dưới hình thức một nước cộng hòa", các nhà lập pháp ủng hộ ly khai viết trong nghị quyết trình lên nghị viện Catalonia. Nụ cười hòa cùng nước mắt và rượu champagne khi người dân Catalonia ủng hộ tách khỏi Tây Ban Nha tụ tập phía ngoài nghị viện được thông báo kết quả. Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont cùng các đồng minh vui mừng sau cuộc biểu quyết. Nghị quyết tuyên bố độc lập nhận được 70 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Các nghị sĩ phản đối tuyên bố đã bỏ ra khỏi phòng họp nghị viện trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra. Quốc hội Catalonia gồm 135 ghế với đa số thuộc phe ủng hộ ly khai. Hàng chục nghìn người dân và nhà hoạt động đã tập trung từ sớm phía ngoài nghị viện để thể hiện sự ủng hộ với chính quyền Catalonia. Họ theo dõi cuộc bỏ phiếu qua 2 màn hình lớn và hô vang những khẩu hiệu độc lập. Người Catalonia đồng thanh hát bài hát riêng của khu vực và giơ nắm tay biểu hiện lòng tự tôn dân tộc. Huy hiệu có biểu tượng Catalonia được bày bán và phân phát. Ngay sau khi màn biểu quyết kết thúc ở Catalonia, Thượng viện Tây Ban Nha đã bỏ phiếu đồng ý cho phép chính phủ áp dụng Điều 155 của Hiến pháp, áp đặt quyền kiểm soát trực tiếp lên vùng tự trị và cách chức các thành viên chính quyền Catalonia. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cũng cho biết chính phủ sẽ có cuộc họp khẩn cấp. Nhà lãnh đạo Catalonia Puigdemont sau đó đã kêu gọi người ủng hộ ly khai giữ bình tĩnh và duy trì sự ủng hộ một cách ôn hòa. "Các bạn cần duy trì sự ủng hộ này trong những giờ tới với hòa bình, trách nhiệm và phẩm giá công dân", ông nói.
Rồi điện nước gas thằng nào lo. Thay đổi tiền tệ và định mức giá trị tiền tệ ai lo. Cả một quá trình phía trước. Thôi chúc mừng đã li khai khỏi xứ bò tót nhé.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_quốc_gia_cộng_hòa Afghanistan (theo thể chế cộng hòa từ năm 1973) Albania (từ 1946) Algérie Armenia (Lần 1: 28/05/1918, Lần 2: 25/12/1991 đến nay) Bangladesh Bénin Bolivia Botswana Bulgaria (từ năm 1946) Burkina Faso Burundi (từ năm 1966) Cameroon (là cộng hòa nhất thể 1960 - 1961 và từ 1972 đến nay, là cộng hòa liên bang từ 1961 - 1972) Cape Verde Cộng hòa Trung Phi (Năm 1958 - 1976, khôi phục lại từ năm 1979) Tchad Chile Trung Quốc Colombia (Là cộng hòa nhất thể từ năm 1886) Congo (Brazzaville) Congo (Kinshasa) Corse (1755 - 1769) Cospaia (1440 - 1826) Costa Rica Côte d'Ivoire Croatia Cuba Cộng hòa Síp Cộng hòa Czech Djibouti Dominica Cộng hòa Dominican (1801 - 1861, 1844 đến nay) Đông Timor Ai Cập (từ 1953) Ecuador El Salvador (1821 đến nay) Guinea xích đạo Eritrea Estonia (1918 đến nay) Ezo (1868 - 1869) Fiji (1987 đến nay) Formosa (1895) Franceville (1889) Pháp Gabon Gambia Gruzia Ghana Goust (từ 1648) Hy Lạp (lần 1: 1822 - 1832, lần 2: 1924 - 1935, lần 3: từ 1974) Guatemala Guinea Guinea-Bissau Guyana (từ 1970) Haiti (1806 - 1849, khôi phục lại năm 1859) Cộng hòa Hawaii (1894 - 1898) Honduras Hungary (từ 1946) Iceland (từ 1944) Indonesia (là cộng hòa nhất thể từ tháng 8/1950) Iran (từ 1979) Iraq (từ 1958) Ireland (từ 1949) Israel (tứ 1948) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ý (1943 - 1945) Ý (từ 1946) Kazakhstan Kenya (từ 1964) Kiribati Kyrgyzstan Lào (từ 1975) Liban (từ 22/11/1943) Liberia Libya (từ 1969) Litva Cộng hòa Lokot (1941 - 1943) Macedonia (1991 đến nay) Madagascar Malawi (từ 1966) Maldives (từ 1968) Mali (từ 1960) Malta (từ 1974) Quần đảo Marshall Mauritanie Mauritius (từ 1992) Menton và Broquebrune Moldova Mông Cổ (từ 1924) Montenegro (từ 1944) Mozambique Muskogee (1799-1803) Namibia Nauru Nicaragua Niger Triều Tiên (từ 1948) Pakistan (since 1956) Palau Panama Paraguay Peru Philippines (Đệ nhất Cộng hòa Philippines (1898-1901), Thịnh vượng chung Philippines đến Đệ Ngũ Cộng hòa Philippines (1934 đến nay), Đệ nhị Cộng hòa Philippines (1943-1945)) Ba Lan Bồ Đào Nha (từ 1910) Rhodesia (1970-1979) România (từ 1947) Rwanda (từ 1961) Samoa (từ 2007) San Marino (từ 301) với danh xưng "Cộng hòa đại bình yên" São Tomé và Príncipe Senegal Serbia (từ 1944) Seychelles Sierra Leone (từ 1971) Singapore (từ 1965) Cộng hòa Slovak (1939–1945) Slovakia Slovenia Somalia Nam Phi (từ 1961) Tây Ban Nha (Đệ nhất Cộng hòa Tây Ban Nha (1873–1874), Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha (1931-1939)) Sri Lanka (từ 1972) Sudan Suriname Syria Đài Loan Tajikistan Tanzania Tavolara (1886-1899) Texas (1836-1845) Togo Trinidad và Tobago (từ 1976) Tunisia (từ 1957) Thổ Nhĩ Kỳ (từ 1923) Turkmenistan Uganda (từ 1963) Ukraina Uruguay (Cộng hòa phía đông) Uzbekistan Vanuatu Cộng hòa Vermont (1777 - 1791) Việt Nam Tây Florida (1810) Yemen Zambia Zimbabwe Cộng hòa Liên bang[sửa | sửa mã nguồn] Argentina (từ 1852) Áo Brasil (từ 15/11/1889) Bosna và Hercegovina (từ 1995) Thịnh vượng chung Anh (1649 - 1653) Tiệp Khắc (1969 - 1992) Ethiopia (là cộng hòa nhất thể từ 1974 - 1994, là cộng hòa liên bang từ 1994 đến nay) Đức (từ 1918) Cộng hòa Colombia (1819 - 1886), được biết dưới tên Đại Colombia từ 1819 - 1831, bao gồm Ecuador, Venezuela, Panama ngày nay Ấn Độ (từ 26/01/1950) Liên bang Indonesia (1949 - 1950) México (từ 1917) Nepal (từ 28/12/2007) Nigeria (1963 - 1966: Đệ nhất Cộng hòa, 1979 - 1983: Đệ nhị Cộng hòa, 1993: Đệ tam Cộng hòa, 1999 đến nay: Đệ tứ Cộng hòa) Pakistan (Từ 23/03/1956), tuyên bố là Cộng hòa Hồi giáo Liên bang Nga (1917, cũng như Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga) Liên bang Xô Viết (1922 - 1991) Liên bang Thụy Sĩ (từ 1848) Liên bang Myanmar Liên hiệp các tỉnh Trung Mỹ (1823 - 1840) Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (từ 1789) Venezuela Liên bang Nam Tư (1945 - 2003) Cộng hòa Liên minh[sửa | sửa mã nguồn] Liên minh miền Nam Hoa Kỳ (1861 - 1865) Serbia và Montenegro (2003 - 2006) Thụy Sĩ (khoảng 1291 - 1848, trừ thời kỳ của Cộng hòa Helvetic, 1798 - 1803) Hoa Kỳ (dưới Những Điều khoản Liên hiệp, 1776 - 1789) Liên bang Pakistan (1962 - 1970) Cộng hòa Ả Rập[sửa | sửa mã nguồn] Ai Cập Syria Yemen Cộng hòa Hồi giáo[sửa | sửa mã nguồn] Afghanistan Cộng hòa Hồi giáo Pakistan (từ 1973) Cộng hòa Hồi giáo Iran (từ sau Cách mạng Hồi giáo) Cộng hòa Hồi giáo Mauritania Cộng hòa dân chủ[sửa | sửa mã nguồn] Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algérie (1962 đến nay) Cộng hòa Dân chủ Congo (1966 - 1971, 1997 đến nay) Cộng hòa Dân chủ Đông Timor (1975 đến nay) Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia (1991 đến nay) Cộng hòa Dân chủ Đức (1949 - 1990) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1975 đến nay) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1948 đến nay) Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe (1975 đến nay) Cộng hòa Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa Sri Lanka (1978 đến nay) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa[sửa | sửa mã nguồn] Albania (1976 - 1990) Libya Sri Lanka Việt Nam România (1965 - 1989) Ấn Độ Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư (1945 - 1992) Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (1922 - 1991) Cộng hòa Nhân dân[sửa | sửa mã nguồn] Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algérie Bangladesh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lào Libya Triều Tiên Cựu Cộng hòa Nhân dân Hungary (1949–1989) Mông Cổ (1924–1992) Albania (1946–1976) Bulgaria (1946–1990) România (1947–1965) Ba Lan (1952–1989) Nam Yemen (1967–1970) Bénin (1975–1990) Congo (1970–1992) Mozambique (1975–1990) Angola (1975–1992) Ethiopia (1987–1991)
Vậy là có thêm bạn canh giữ hoà bình thế giới rồi khoái lạc thằng cu ba dám bỏ chốt canh gác theo địch
Tây Ban Nha giải tán chính quyền Catalonia sau tuyên bố độc lập 28/10/2017 06:10 GMT+7 TTO - Nhiều giờ sau khi Catalonia đơn phương tuyên bố độc lập, chính phủ Madrid đã phế truất thủ hiến Catalonia và giải tán nghị viện xứ này. Nhà vua Tây Ban Nha phản đối Catalonia ly khai Tây Ban Nha sẽ nắm quyền Catalonia Catalonia sẽ tách khỏi Tây Ban Nha hay bị tước quyền tự trị? Pháo hoa bên ngoài trụ sở chính quyền Catalonia sau khi nghị viện khu vực này phê chuẩn quyết định tuyên bố độc lập với Tây Ban Nha - Ảnh: REUTERS Theo hãng tin AFP, ngày 27-10, trong diễn biến tiếp theo của một ngày đầy kịch tính tại Tây Ban Nha, sau khi các nghị sĩ Catalonia bỏ phiếu phê chuẩn tuyên bố một "nền cộng hòa" Catalan độc lập, thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã giải tán chính quyền cũng như nghị viện của xứ này và tuyên bố ngày 21-12 tới đây sẽ tiến hành bầu cử lại để chọn ra đội ngũ thay thế. Theo đó, ông Rajoy tuyên bố bãi nhiệm thủ hiến Carles Puigdemont, cảnh sát trưởng khu vực cũng như các phái viên ngoại giao của Catalonia ở Madrid và Brussels, đồng thời cho biết các bộ thuộc chính phủ trung ương sẽ tiếp quản Catalonia. "Tây Ban Nha đang trải qua một ngày buồn", ông Rajoy nói. "Chúng tôi tin rằng việc lắng nghe người dân xứ Catalan, lắng nghe tất cả mọi người, là điều cấp thiết, để họ có thể quyết định tương lai của mình và không ai có thể thay họ hành động trái pháp luật". Hàng ngàn người ủng hộ độc lập đã có mặt tại quảng trường Sant Jaume phía trước trụ sở cơ quan chính quyền địa phương tại Barcelona trong khi ông Mariano Rajoy phát biểu. Rõ ràng tâm trạng hân hoan với tuyên bố độc lập trước đó của họ đã bị ông Rajoy "tạt gáo nước lạnh". Trước đó, trong động thái rõ ràng có tính khiêu khích mạnh mẽ với chính phủ trung ương, nghị viện Catalonia đã bỏ phiếu trong chiều ngày 27-10 để đơn phương tuyên bố xứ này trở thành quốc gia độc lập. Bất kể cảm xúc và không khí chúc tụng râm ran trong và ngoài tòa nhà nghị viện, việc tuyên bố độc lập của Catalonia đã trở nên vô nghĩa khi rất mau chóng sau đó Thượng viện Tây Ban Nha phê chuẩn việc áp đặt quyền cai quản trực tiếp với khu vực tự trị này. Nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp và Đức, cùng Mỹ đã phản đối tuyên bố độc lập của Catalonia, nêu quan điểm ủng hộ thủ tướng Rajoy trong việc duy trì sự thống nhất đất nước. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Tây Ban Nha đã leo thang lên một cấp độ mới tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi những người ủng hộ độc lập kêu gọi một chiến dịch đấu tranh không khoan nhượng với chính phủ trung ương. "Căng thẳng chắc chắn sẽ gia tăng nghiêm trọng trong những ngày tới đây", hãng tin AFP dẫn nhận định của hãng phân tích rủi ro Teneo Intelligence. "Những người biểu tình có thể sẽ cố tình ngăn cản cảnh sát trong việc trục xuất các bộ trưởng Catalonia khỏi nhiệm sở của họ… Điều này sẽ làm tăng nguy cơ các cuộc đụng độ bạo lực", báo cáo của công ty này phân tích. Catalonia tuyên bố độc lập TTO - Nghị viện Catalonia tối 27-10 quyết định đơn phương tuyên bố độc lập và khởi động "quy trình lập hiến" về việc tách khỏi Tây Ban Nha. Thượng viện Tây Ban Nha chấp thuận đình chỉ quyền tự trị Catalonia TTO - Ngay sau khi Catalonia tuyên bố độc lập, thượng viện Tây Ban Nga ngày 27-10 nhất trí trao quyền cho Madrid nắm quyền trực tiếp Catalonia với tỉ lệ 214 phiếu ủng hộ và 47 phiếu chống. D. KIM THOA
Chưa hề có 1 nước XHCN nào cả, chỉ có bọn Bắc Âu là tiệm cận mà thôi. Còn nước TÊN có chữ XHCN thì toàn đặt cho sang, thậm chí 1 tia hy vọng cũng không có.
Cộng hoà hay dân chủ cộng hoà là được rồi, thêm dòng xã hội chủ nghĩa vào nhìn đỏ lòm cơm sườn một cách gì đó có vẻ cực đoan.