Bóng đá Việt Nam: GA mua gói mì lẩu thái Tom Yum

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Kentiny, 16/11/18.

?

U23 có vào vòng trong không?

  1. 18.4%
  2. Chắc chắn có

    11.9%
  3. Không vào tế con phọt!

    69.7%
  1. Mishael4248

    Mishael4248 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    9/11/16
    Bài viết:
    424
    Bọn Thái build theo kiểu bọn Nhật cũ, cũng là kiểu của bọn Saudi Arabia bây giờ, là lối chơi kiểm soát bóng, kiểu này thì cầu thủ phải chơi cùng nhau 1 thời gian dài, thấm nhuần triết lý các kiểu con đà điểu nên cực mất thời gian và rất dễ gãy.

    Còn kiểu phòng ngự chủ động của Việt Nam và Nhật thì có khi VN còn làm trước cả bọn Nhật, từ thời Miura đã manh nha rồi. Nhật phải đến World Cup vừa rồi sau trận thua Bỉ mới đổi tư duy, được cái nền tảng và con người nó tốt hơn nên nó chuyển định hướng cực nhanh.

    Thực ra vẫn thích bọn Iran nhất giải này, ăn quả này quá đắng với bọn nó. Hy vọng bọn nó học được bài học gì đó để sau này cùng Nhật đưa bóng đá châu Á đi lên. Thằng Iran đóng góp cho bóng đá châu Á cực nhiều, trước là thủ lĩnh của liên đoàn Tây Á, nâng tầm khu vực vùng Vịnh. Sau tách riêng lập liên đoàn Trung Á, từ lúc đó đám U-dơ, Tuốc nơ vít stan mới có những thành tích ấn tượng.
     
    warrio16 thích bài này.
  2. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    14,177
    Nơi ở:
    Unknown
  3. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    Thank bầu đầu sút miura đi

    Nên là giao hoan đất trời mẹ cứ thàng nào hay báo chí khen lâm tặc rất cay khoái lạc song châu.
     
  4. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons GameOver

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,982
    Nhưng mà ông miu cũng có chừng rứa bài thôi. Chứ so sánh với park thì chưa biết được.
    Hơn nữa là phải cảm ơn tuấn anh. Người có công lớn nhất xây dựng lối chơi phòng ngự từ ú19
     
  5. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    Chả ai biết được bao bài.
    Cái chính miura về build từ đầu, gần như thể lực ko có nên build từ a-z. Nếu như ông nào xem bóng đá đợt ông miura luyện lứa đầu đá với tụi trung đông hồi xưa chúng nó chạy hục hục như trâu chưa từng thấy sẽ hiểu.
    Ông park về thì dàn miu build ngon lành rồi build tiếp.
    Thời gian ông miu build chưa tới 2 năm bị ăn áp lực từ đủ phía.

    https://m.thethao247.vn/296-afc-asi...cua-toi-la-nho-ong-miura-tao-nen-d173242.html

    Clb tphcm cũng mới sút miura.

    Nói chung đen thôi chứ đỏ thì bỏ qua
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/1/19
    viendu thích bài này.
  6. tuanfox5

    tuanfox5 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/3/06
    Bài viết:
    4,647
    Cái bài của VN thời Miu chính là bài mà NB nó đang áp dụng bây giờ, chỉ là dàn cầu thủ nó ngon hơn thôi, lứa U23 của VN bh phần lớn là nòng cốt từ U19 đi WC, lứa HAGL thêm lứa Hà Nội, có thể nói ông Park vừa hay vừa may, đến VN đúng lúc có lứa cầu thủ cực ngon, mà nhờ bầu Đức đưa HT lên phá hẳn 1 năm của chúng nó
    Danh sách 21 cầu thủ U20 Việt Nam dự U20 World Cup

    Thủ môn: Nguyễn Bá Minh Hiếu, Đỗ Sỹ Huy (Hà Nội), Bùi Tiến Dũng (Thanh Hóa).

    Hậu vệ: Đỗ Thanh Thịnh (SHB Đà Nẵng), Đoàn Văn Hậu, Đặng Văn Tới (Hà Nội), Hồ Tấn Tài (Bình Định), Trần Đình Trọng (Sài Gòn FC), Huỳnh Tấn Sinh (Quảng Nam), Nguyễn Trọng Đại (Viettel).

    Tiền vệ: Tống Anh Tỷ (Becamex Bình Dương), Nguyễn Quang Hải, Hồ Minh Dĩ (Hà Nội), Trần Thanh Sơn, Lương Hoàng Nam (HAGL), Dương Văn Hào, Nguyễn Hoàng Đức (Viettel).

    Tiền đạo: Nguyễn Tiến Linh (Becamex Bình Dương), Hà Đức Chinh (SHB Đà Nẵng), Trần Thành (Huế), Đinh Thanh Bình (HAGL).
     
    nordhuscarl thích bài này.
  7. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    creativealtair thích bài này.
  8. blizzard9x

    blizzard9x Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/5/08
    Bài viết:
    1,134
    quan trọng là khả năng của cầu thủ Nhật tốt vl, giữ bóng, che bóng tì đè đều tốt mặc dù người cũng nhỏ như VN chỉ có 2 trung vệ cao vượt trội thế là đủ chống bóng bổng
     
  9. ThunderChief

    ThunderChief Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/1/09
    Bài viết:
    16,659
    Nơi ở:
    Nhà lá
    Bọn nó toàn hạng xịn thi đấu ở châu Âu mà, 1 thằng nó đi bóng thì VN phải 2 3 thằng ra kè mới ngăn nổi :2cool_go:
     
  10. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    Chúng nó đầu tư bóng đá từ đầu thêm nữa nó khoa học.
    Mấy ông vn tư tưởng toàn bần nông đòi train 2 năm ra đá bọn luyện từ nhỏ với đá ở đội tuyển top thì hơn cả thạch sanh.
    Bất kể cái gì đầu tư phải đòi hỏi có thời gian rồi tới kinh nghiệm thi đấu.

    Thêm báo chí óc chó thua cái đì như cha chết. Mới đây cái vụ văn lâm đợt ko bắt đc quả sút phạt iran nó dìm sml luôn.
    Bọn óc chó chỉ quan tâm hiện tại chứ đếch quan tâm gì tới quá khứ và tương lai.
     
  11. Gaorangers.Blue

    Gaorangers.Blue Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/17
    Bài viết:
    203
    Tốc độ và sức rướn nó vẫn hơn. Cái này còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, quá trình tập luyện từ nhỏ đến lớn nữa. Cái này mình ko bằng nó đúng rồi.
     
  12. aryansely

    aryansely Youtube Master Race Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/3/07
    Bài viết:
    52
    Việt Nam và phong cách chiến thuật riêng ở Asian Cup 2019

    Thua Nhật Bản trong bài kiểm tra năng lực lớn nhất, nhưng thầy trò Park Hang-seo có lý do để thêm tin tưởng vào con đường đã chọn.

    Với nhiều nền bóng đá, thất bại chỉ đơn giản là thất bại. Nhưng với một nền bóng đá đang chập chững vươn ra biển lớn như Việt Nam, mỗi thất bại đều có những giá trị nhất định. Có thất bại mang đến những bài học. Có những thất bại giúp hiểu rõ năng lực của bản thân. Và có những thất bại nâng Việt Nam lên một vị thế mới, như trận đấu mới nhất dưới tay Nhật Bản ở tứ kết Asian Cup 2019.

    [​IMG]
    Cách Công Phượng và đồng đội chơi sòng phẳng, tự tin trước Nhật Bản là tín hiệu tích cực cho tính đúng đắn của lối chơi mà HLV Park Hang-seo gầy dựng. Ảnh: Đức Đồng.

    Sau những thành công ở các giải U23 rồi Asiad, bóng đá Việt Nam được xem như một hiện tượng thú vị của châu Á, nhưng cũng chỉ là hiện tượng mà thôi. Chức vô địch AFF Cup 2018 khẳng định sự tiến bộ của Việt Nam là có thật. Dù vậy, đó cũng chỉ là một danh hiệu ở Đông Nam Á, khu vực vốn bị xem như vùng trũng bóng đá. Phải tới Asian Cup 2019, cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ châu lục mới thực sự tin rằng bóng đá Việt Nam đã có một bước chuyển mình to lớn. Sự thay đổi ấy đến từ cách Việt Nam chơi ngang ngửa trước Iraq, không chút e sợ trước Iran, vượt qua Jordan trong một thế trận dồn ép, và khiến ứng cử viên vô địch Nhật Bản toát mồ hôi.

    Quan trọng hơn, hành trình và những gì họ thể hiện trên đất UAE còn tạo ra trong chính đội ngũ của HLV Park Hang-seo một niềm tin mới vào khả năng của bản thân. Đội tuyển ra sân chơi châu lục với những bước chân e dè, và trở về với tâm thế của những người tin rằng họ đã ở rất gần đẳng cấp cao nhất của bóng đá khu vực. Đó cũng là tâm thế của những người tin rằng những gì mà họ đang theo đuổi là đúng đắn. Bóng đá Việt Nam đã tìm thấy một phong cách riêng, và đấy là phong cách có thể mang lại thành công.

    [​IMG]
    HLV Park Hang-seo đã chọn ra một chiến thuật phù hợp nhất với bóng đá Việt Nam. Ảnh: Anh Khoa.

    Vậy phong cách ấy là gì? Chắc chắn phải là phòng ngự phản công. Những người mơ mộng nhất cũng hiểu rằng với thực tế bóng đá Việt Nam hiện tại, đội tuyển không thể chơi tấn công áp đặt. HLV Nguyễn Hữu Thắng đã lựa chọn cách chơi ấy và thất bại. Nhưng đội tuyển cũng không thể phòng ngự phản công theo cách của HLV Toshiya Miura, với quá nhiều bóng dài, quá nặng về thể lực, và về lâu dài là không phù hợp với sức vóc con người Việt Nam. Việt Nam phải phòng ngự phản công, nhưng theo phong cách của thầy Park.

    Trước tiên hãy nói về sơ đồ. Nhiều người không hiểu vì lý do gì thường đánh giá thấp các sơ đồ. Nhưng trong bóng đá, sơ đồ cũng giống như bộ khung, nếu khung không chắc, không phù hợp với những vật liệu hiện có, thì có đắp cái gì lên cũng hỏng. Park Hang-seo, người chắc chắn đã nghiên cứu rất kỹ đặc điểm của bóng đá Việt Nam trước khi chính thức tiếp quản ghế HLV trưởng, đã chọn được một bộ khung rất chuẩn. Từ đội U23, Olympic tới đội tuyển, chúng ta luôn trung thành với một bộ khung là sơ đồ năm hậu vệ, và phòng ngự theo mid-block (khối giữa).

    [​IMG]
    Sơ đồ khi có bóng của Việt Nam là 3-4-4 và khi không bóng như trong hình là 5-4-1.

    Tại sao lại là năm hậu vệ? Với sức vóc của người Việt Nam, hàng thủ bốn người là không đủ để lấp hết các khoảng trống. Trong khi đó, nếu chơi với năm hậu vệ, ngay cả khi hai cầu thủ chạy cánh đều đã dâng cao, chúng ta vẫn còn ba trung vệ án ngữ trước khung thành, nguy cơ để thua từ những pha phản công sẽ giảm đi đáng kể. Trong các tình huống đối phương tấn công, khi một trung vệ phải dâng lên gây sức ép với cầu thủ sắp nhận bóng của đối phương, sau lưng anh ta vẫn còn nguyên một hàng thủ bốn người.

    Vậy tại sao lại là mid-block? Đơn giản vì đó là lựa chọn tốt nhất. High-block (pressing trên phần sân của đối phương) quá rủi ro và tốn thể lực, chỉ thích hợp dùng trong một số thời điểm nhấn định. Còn low-block (tạm gọi là đổ bê-tông), lựa chọn thường xuyên của các đội tuyển Việt Nam khi đối mặt với các đối thủ vượt tầm trước đây, không ngăn được đối phương treo bóng vào vòng cấm, cũng rất nguy hiểm khi phải đối mặt với những đội bóng có thể hình tốt.

    Với 5-4-1 và mid-block, tuyển Việt Nam không kiểm soát được bóng, nhưng có thể kiểm soát được không gian. Định hướng di chuyển của các cầu thủ ở hàng tiền vệ là ngăn đối phương triển khai bóng qua trung lộ. Trung vệ của đối phương được phép giữ bóng, nhưng nếu một tiền vệ trung tâm của họ lùi về nhận bóng thì một tiền vệ sẽ lập tức gây sức ép. Mục đích chính là ép đối phương phải đưa bóng ra biên. Ở đó, các tuyển thủ Việt Nam có thể tổ chức vây ráp để cướp lại bóng, bởi đường biên ngang sẽ đóng vai trò như một hậu vệ, khiến không gian chơi bóng của đối phương bị thu hẹp.

    Ngoài ra, khi bóng đã ra biên, thì lựa chọn chuyền bóng của đối phương sẽ bị hạn chế. Nếu cả hệ thống có thể nghiêng một cách đồng bộ, thì đối phương sẽ rất khó tiếp tục triển khai bóng lên phía trước. Như ở tình huống dưới đây, cầu thủ ở cánh phải của Nhật Bản không có khả năng đưa bóng trở lại trung lộ, muốn tiếp tục kiểm soát thì chỉ có chuyền về. Lựa chọn tạt bóng cũng không ổn, vì bên trong, các đồng đội của anh ta đều đã bị kiểm soát.

    [​IMG]

    Tất nhiên, trong những thời điểm cụ thể và trước những đối thủ cụ thể, Việt Nam cũng có thể pressing ngay trên phần sân của đối phương, thậm chí gây sức ép với cả thủ môn. Đấy là một lựa chọn mạo hiểm, nhưng nếu làm tốt, chúng ta có thể ngăn đối phương triển khai bóng từ sân nhà và từ đó đẩy được đội hình lên cao một cách ổn định. Thêm một chút may mắn, Việt Nam có thể tìm được cả cơ hội ghi bàn, như tình huống Quang Hải và Văn Đức cướp được bóng trong chân đội trưởng Yoshida của Nhật Bản.

    Phòng ngự thông thường luôn dễ hơn tấn công. Chơi tốt khi không bóng là một chuyện, khi có bóng lại là chuyện khác. Nhưng nếu nhìn từ các trận đấu ở Asian Cup 2019, Việt Nam dường như đã xác định được một hướng đi phù hợp. Đó là sử dụng những cầu thủ cây kim - nhỏ người, xoay xở khéo léo trong không gian hẹp - để tấn công vào khoảng trống giữa các tuyến của đối thủ, cả trong những tình huống chuyển trạng thái lẫn những tình huống lên bóng ổn định.

    [​IMG]

    Đó là cách chơi không dễ thực hiện. Nó đòi hỏi cầu thủ nhận bóng phải đủ thông minh để nhận ra khoảng trống phù hợp trên sân, phải đủ nhanh nhẹn để lẻn vào đó trước khi đối thủ phát hiện ra, và phải đủ khéo léo để có thể, bằng một chạm, vừa khống chế được bóng vừa chuẩn bị cho tình huống tiếp theo. Nó cũng đòi hỏi cầu thủ chuyền bóng phải có kỹ thuật tốt (các đường chuyền vào khoảng trống thường là những đường chuyền xuyên tuyến, không gian cho đường chuyền rất chật hẹp), và giấu được ý đồ chuyền bóng.

    Nhưng đó là cách chơi phù hợp nhất với các cầu thủ của Việt Nam. Những Quang Hải, Công Phượng, Văn Đức đều là những cầu thủ cây kim điển hình, dù về trình độ có thể còn thua xa những siêu sao như Iniesta, Xavi hay David Silva, cũng là những cầu thủ kiểu cây kim. Văn Đức có thể ví như một "raumdeuter" (kẻ tìm kiếm khoảng trống, biệt danh thường được dùng để gọi tuyển thủ Đức Thomas Mueller), với khả năng phát hiện và khai thác khoảng trống tuyệt vời. Quang Hải là số một về khả năng xoay xở và thoát pressing, chưa kể anh cũng là một người chuyền bóng khai thác khoảng trống xuất sắc.

    Nhưng người phù hợp và được hưởng lợi nhiều hơn cả từ cách chơi này là Công Phượng. Không có gì phải tranh cãi về việc anh đã có một giải đấu xuất sắc. Trận đấu với Nhật Bản thậm chí có thể xem là trận đấu hay nhất trong sự nghiệp của anh. Khác biệt nằm ở cách cầu thủ người Nghệ An nhận bóng. Thay vì di chuyển ra biên và nhận bóng bên ngoài khối phòng ngự của đối phương, Công Phượng thường chủ động tấn công vào khoảng trống sau lưng tiền vệ và trước mặt trung vệ của đối thủ. Với một động tác chạm bóng và xoay người tốt, anh có thể lập tức thực hiện những pha đi bóng xộc thẳng vào vòng cấm.

    [​IMG]

    Pha bóng trên là một tình huống phối hợp điển hình của "phong cách Việt Nam". Quang Hải giữ bóng và lôi kéo các tiền vệ của Nhật Bản, trước khi thực hiện một đường chuyền xuyên tuyến cho Công Phượng. Tiền đạo của HAGL thực hiện pha thoát kèm người rất cơ bản. Anh giả vờ di chuyển xuống buộc trung vệ của đối phương của phải di chuyển theo, sau đó giật lại để thoải mái nhận bóng. Ở tình huống tiếp theo, Phượng đã có thể trả ngang rất thuận lợi cho Hùng Dũng, nhưng cú sút của Dũng lại bị đối phương chặn lại.

    Những pha giật lại của Phượng trở thành một đặc điểm quan trọng trong cách tấn công của Việt Nam ở Asian Cup 2019. Khi Phượng giật lại, trung vệ của đối phương bị đặt giữa hai lựa chọn khó khăn như nhau, hoặc là tiếp tục đeo bám, hoặc là giữ vị trí. Giữ vị trí thì Phượng có không gian và thời gian để xoay người. Đeo bám thì để lại khoảng trống. Ở trận đấu với Iran, cơ hội tốt nhất mà Việt Nam có được xuất phát từ một pha di chuyển - phối hợp như thế.

    [​IMG]
    Công Phượng giật lại, trung vệ Iran quyết định di chuyển theo, và giữa hàng thủ của họ xuất hiện một khoảng trống...

    [​IMG]
    ... chính Công Phượng đã tấn công vào khoảng trống này, nhận đường chuyền đẹp từ Văn Toàn. Nhưng pha dứt điểm sau đó của anh lại quá hiền.

    Trong trận đấu với Nhật Bản, một trong những pha phối hợp đẹp nhất của Việt Nam cũng là một tình huống khai thác khoảng trống. Hùng Dũng di chuyển vào giữa bốn cầu thủ phòng ngự của Nhật Bản để nhận đường chuyền từ Quang Hải, và sau một nhịp xử lý gọn ghẽ, đã đưa được bóng ra biên cho Trọng Hoàng đã băng xuống. Pha căng ngang của Hoàng là rất đẹp, nhưng Công Phượng lại sút hụt. Ở tình huống tiếp theo, Văn Đức cũng không thắng được thủ môn đối phương.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Có thể thấy rõ từ hình minh họa trên lợi ích của những tình huống tấn công vào khoảng trống. Khi Hùng Dũng có bóng, một cách rất tự nhiên, cả bốn cầu thủ Nhật Bản xung quanh anh đều dồn sự chú ý vào trái bóng. Tạm thời, sẽ không ai để ý tới những pha di chuyển của Trọng Hoàng và thậm chí cả Quang Hải. Sự rối loạn ấy có thể chỉ diễn ra trong tích tắc thôi, nhưng nếu khai thác tốt, Việt Nam vẫn có thể làm nên chuyện.

    Tất nhiên, để làm được như thế, thì ngoài việc nâng cao kỹ thuật và tư duy chiến thuật, các cầu thủ còn cần cả sự dũng cảm. Dũng cảm là dám di chuyển về phía một đồng đội đang cần hỗ trợ. Dũng cảm là dám xin bóng ngay cả khi xung quanh đang có rất nhiều cầu thủ đối phương. Dũng cảm là dám giữ bóng và phối hợp ngay cả khi bóng đang ở gần vòng cấm của đội nhà và đối phương đang tạo ra sức ép lớn, thay vì phá bừa. Tất nhiên, cũng có lúc Việt Nam suýt phải trả giá, nhưng phần thưởng cho sự dũng cảm cũng là rất lớn.

    "Phong cách Việt Nam" đã định hình, nhưng cũng còn rất nhiều điểm phải cải thiện.Đáng kể nhất là vấn đề liên quan tới khoảng trống giữa tuyến tiền vệ và hậu vệ. Đội luôn cố gắng khai thác khoảng trống giữa các tuyến, nhưng đồng thời, lại để lộ rất nhiều khoảng trống như thế. Ở trận tứ kết, Nhật Bản, với những cầu thủ xoay xở ở đẳng cấp còn cao hơn, đã liên tục tấn công vào các khoảng trống đó và tạo ra rất nhiều sóng gió.

    [​IMG]

    Tình huống dẫn tới quả penalty là một ví dụ. Ở đây, các tiền vệ trung tâm Việt Nam đã thất bại trong nhiệm vụ ngăn đối phương chuyền bóng theo trung lộ. Ở phía dưới, các trung vệ đều đã bị "ghim" chặt, trong khi Trọng Hoàng vì bắt bài đường chuyền ra biên của đối thủ nên di chuyển hơi sớm. Kết quả là khi tiền vệ của Nhật Bản nhận bóng, không ai kịp gây sức ép với anh ta, và anh ta có thể thoải mái tung ra cú chọc khe cho Doan Ritsu băng xuống, khiến Tiến Dũng phải phạm lỗi.

    Riêng một tình huống đó cũng cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất, là các tiền vệ không giữ được cự ly tốt, di chuyển chưa đồng bộ, nên vẫn để lộ nhiều khoảng trống. Thứ hai, sự phối hợp giữa tuyến tiền vệ và hậu vệ chưa tốt. Trong những trường hợp như thế này, các trung vệ cần nhanh chóng xác định đâu là nguy cơ trước mắt để ưu tiên ngăn chặn. Sự trở lại của một trung vệ có khả năng phán đoán và băng cắt tốt như Đình Trọng có thể giúp chúng ta giải quyết phần nào vấn đề, nhưng rõ ràng là hệ thống vẫn cần tiếp tục được tinh chỉnh.

    Nếu có một điều ước, có lẽ ông Park sẽ ước sớm tìm được một cặp tiền vệ trung tâm ưng ý. Một cặp tiền vệ vừa có khả năng đánh chặn tốt để bịt chặt trung lộ, san sẻ gánh nặng cho các hậu vệ. Vừa có thể triển khai bóng, để giảm tải cho Quang Hải. Ngôi sao của Hà Nội cần được chơi gần khung thành hơn. Ngoài ra, về lâu dài, VFF cũng cần có phương hướng đồng bộ hóa công tác đào tạo, trước hết từ các đội tuyển trẻ, sau đó tới các CLB, để có thể liên tục cung cấp cho đội tuyển những con người phù hợp với phong cách mới.

    Không đi thì không thành đường. Nhưng đi mãi mà không tới đích thì cũng cần phải thay đổi. Bóng đá Việt Nam suốt bao nhiêu năm cứ loay hoay mãi với bài toán định hình phong cách là vì thế. Nhưng với những thành công liên tiếp của các đội bóng do HLV Park Hang-seo dẫn dắt, có lẽ đã tới lúc chúng ta nghiêm túc đặt vấn đề về việc hệ thống hóa những công việc mà nhà cầm quân người Hàn Quốc và đội ngũ trợ lý của ông đã làm.

    Minh Khiêm

    https://vnexpress.net/bong-da/viet-nam-va-phong-cach-chien-thuat-rieng-o-asian-cup-2019-3874437.html
     
  13. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    Đấy đm bảo báo chí toàn óc chó với dân ngu bookoo lại six:(tv)
     
    kaizvn thích bài này.
  14. kaizvn

    kaizvn Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/08
    Bài viết:
    5,066
    lều báo auto óc chó rồi :))
     
  15. tonlamba

    tonlamba Comic Sans MS>╬ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/1/08
    Bài viết:
    3,712
    Nơi ở:
    gram
    Lều báo óc chó vl.
     
  16. dante666

    dante666 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/9/07
    Bài viết:
    413
    Vãi lolz sơ đồ bóng đá 3 4 4
     
  17. Nguồn Tia Sáng

    Nguồn Tia Sáng Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/8/13
    Bài viết:
    3,727
    Óc chó khỉ gì, quan trọng là kiếm tiền
     
    Harry Kane thích bài này.
  18. Kentiny

    Kentiny Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/10
    Bài viết:
    4,272
    Nơi ở:
    Pussies Destroyer
    Tài: Ê nhậu không?
    4 anh hậu vệ Iran: Đi đi đi

     
  19. KeXaQue

    KeXaQue Chironia, Centaur Archer ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/06
    Bài viết:
    7,955
    Nơi ở:
    SaiGon
    Iran bị Nhựt lùn đâm 3 nho
    Mà Vịt ta bị Iran đâm 2 nho.

    --> Nhựt phải đâm ta 5 nho mới phải đạo, kiến nghị đấu lại, ko VAR
     
  20. kaizvn

    kaizvn Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/08
    Bài viết:
    5,066
    Trái phạt đền ta thấy hơi quá, nó có dùng tay chặn đâu, chuồi bóng rồi vô tình trúng thôi
     

Chia sẻ trang này