Giáo viên cấp 2 VS Ths.Úc VS GS.Mẽo

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi lehmanbear, 21/5/19.

  1. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,771
    https://vnexpress.net/giao-duc/co-giao-vat-ly-da-sai-hay-toi-sai-3926267.html

    Cô giáo Vật lý đã sai hay tôi sai?

    Là giảng viên sư phạm Vật lý, tôi đã hướng dẫn bé hàng xóm vẽ đồ thị nhiệt độ theo thời gian và bị cô giáo chấm 0 điểm.

    Tôi là giảng viên sư phạm Vật lý, từng học thạc sĩ Vật lý, dạng nghiên cứu thực nghiệm tại một trường đại học danh giá của Australia. Vừa rồi bé hàng xóm gặp rắc rối với cách vẽ đồ thị nhiệt độ theo thời gian từ số liệu thực nghiệm trong thí nghiệm về sự chuyển thể của chất nên tôi hướng dẫn bé.

    Sau khi bé đã chấm và dóng hết các điểm đồ thị, bé hỏi tại sao các điểm không nằm trên các đường thẳng như dạng đồ thị mẫu trong sách giáo khoa, nếu nối các điểm đã vẽ lại sẽ có dạng đồ thị cong, gãy khúc? Tôi bảo bé tìm dạng đồ thị nào phù hợp nhất mà đi qua hoặc gần qua được hầu hết điểm, bởi vì thực nghiệm luôn có sai số.

    Bé đã dóng các đường thẳng theo dạng của sách giáo khoa, đi qua và gần qua các điểm chứ không nối từng điểm lại với nhau. Kết quả, cô giáo cho bé 0 điểm, bảo rằng phải nối từng điểm lại với nhau mới đúng! Thậm chí, đoạn cao nhất của đồ thị các điểm đã gần sát nối với nhau thành đường thẳng, cô giáo vẫn bắt phải nối ziczac các điểm lại với nhau.

    [​IMG]
    Bài làm của học sinh bị cho điểm 0.

    Tôi vô cùng bất mãn và đau lòng với cách dạy học và chấm điểm học sinh như vậy. Giáo viên phải là "người học" và "chịu học" trước khi dạy. Học sinh trả lời khác so với mình thì phải kiểm tra xem các em ấy có suy luận hợp lý không chứ đừng mạnh tay cho 0 điểm kiểu này.

    Vì thực sự là đồ thị thực nghiệm không phải nối điểm lại mà phải vẽ xuyên qua các ô sai số, thậm chí có một vài số liệu nhiễu sẽ nằm lệch hẳn bên ngoài do sai số ngẫu nhiên, nếu cần phải biết "lọc nhiễu"!

    Thậm chí, nếu phân bố thang điểm trong "giới hạn kiến thức" của cô giáo, nếu giáo viên "có tâm" thì ít nhất bé phải nhận được các điểm sau:

    1) Điểm vẽ đúng các điểm số liệu trên đồ thị;

    2) Điểm vẽ đúng đoạn đồ thị trong lúc quá trình chuyển thể đang diễn ra, với đồ thị đi ngang.

    Tôi có hỏi bé "Con có muốn cô đối chất với cô giáo của con không? Cô có đủ bằng chứng và cơ sở để cãi thắng, tuy nhiên hậu quả có thể là việc cô giáo của con sẽ ghét con vô cùng...". Bé không thể quyết định được vì còn quá non nớt. Xin mọi người cho lời khuyên giúp ạ!
    Đỗ Thị Phương Thảo


    "Cô giáo Vật lý đã sai hay tôi sai?"
    https://vnexpress.net/…/co-giao-vat-ly-da-sai-hay-toi-sai-3…

    Đọc bài báo này (hình 1), bạn cho là giảng viên sư phạm vật lý Đỗ Thị Phương Thảo sai hay cô giáo vô danh sai?

    Hầu hết độc giả cho rằng lời giải của giảng viên Phương Thảo đúng nhưng trình độ quá cao đối với em bé. Nếu bạn cũng nghĩ vậy thì... nên xét lại.

    Thực ra, cô giáo đúng, và bà Phương Thảo sai ở những điểm sau đây:

    - Người làm khoa học phải luôn luôn đặt THỰC NGHIỆM trên hết. Cô giáo bảo vẽ đường đi qua các điểm data là đúng tư duy và phương pháp khoa học.

    - Đường thẳng gãy mà bà PT bảo em bé vẽ không phải là đường biểu diễn của kết quả thí nghiệm, mà chỉ là đường biểu diễn của một mô hình lý thuyết.

    - Đường gãy của bà PT là một mô hình lý tưởng (idealised model), không thể có trong thực nghiệm. Chắc chắn là bà PT chỉ thấy nó trong sách, bài vở giáo khoa, chưa bao giờ thấy nó trong thực tế (xem giải thích thêm ở dưới).

    - Bà PT bảo rằng các điểm data vẽ trong hình có sai số nên không cần theo sát chúng. Làm sao bà biết sai số là bao nhiêu để có thể áp đặt những đường thẳng cách xa data như vậy?

    - Giả dụ là có sai số đi nữa thì cách vẽ đường thẳng sát nhất (best fit) của bà PT cũng sai, không đi qua giữa các điểm data.

    Nói tóm lại, bà PT đã phạm những lỗi cơ bản nhất trong tư duy khoa học và sư phạm khoa học, đặt định kiến lên trên thực nghiệm.

    Rất tiếc, tư duy kém khoa học này (và tự tin quá đáng) lại có trong một giảng viên đại học!

    GIẢI THÍCH THÊM VỀ CHUYÊN MÔN

    Thực ra, muốn có đường thẳng gãy như PT vẽ (và hay thấy trong sách giáo khoa) thì phải hâm nóng cực chậm, tức là đường gãy chỉ là giới hạn (limit) khi tốc độ hâm nóng tiến đến zero và thời gian hâm tiến đến vô cực. Trong thực tế, như ở trường hợp này (chỉ có vài phút), thì đường nhiệt độ đo lường không thể biến chuyển gãy khúc mà phải chuyển từ rắn sang lỏng bằng những đường cong. Lý do là dụng cụ đo lường (nhiệt kế, thermocouples…) nằm phía trong vật rắn, không nằm ngay mặt, nên nhiệt độ của nó thay đổi từ từ (gradual) do tác dụng cách nhiệt của vật rắn. Xem hình 2 (từ http://www.ksonfoodtech.com/…/Thawing-in-Superchilling-Appl…). (Nếu để dụng cụ đo lường ngay mặt thì sẽ gây ra những sai khác.). Ngoài ra, muốn có đường thẳng như bà PT vẽ thì phải giả thiết có tốc độ hấp nhiệt cố định (constant heat absorption rate) và nhiệt dung riêng cố định (constant specific heat), mà hai điều kiện này ít khi có trong thực tế.
    [​IMG]

    Muốn hiểu rõ thêm, mời đọc cuốn sách này [​IMG]https://www.springer.com/gp/book/9781493905560

    Nguồn: https://www.facebook.com/pham.q.tuan.940
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/5/19
  2. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    CLGT
     
    Hakbit, s3mk and Tai_Mei_Ha like this.
  3. Chức Điền Tính Trường

    Chức Điền Tính Trường Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    20/11/18
    Bài viết:
    898
  4. yatweii

    yatweii Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    256
    dm clg mà mới cấp 2 học mấy cái này rồi ghê vậy =))

    Mấy bài này bọn đại học nó học Thí nghiệm vật lý mà dạng lười học không chịu nghe giảng nó vẽ còn trật lất và không hiểu bản chất nữa kìa.
     
  5. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    19,602
    Nơi ở:
    Venice
    ĐM tao xin thua, giờ mình còn ko bằng thằng cấp 2
     
  6. squall9588

    squall9588 Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/05
    Bài viết:
    15,385
    Sao hồi xưa mình tốt nghiệp được cấp 2 nhỉ???
     
  7. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,093
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Thằng cháu đang học lớp 3 ở trường quốc tế quần gì đó trong SG, nó dạy về nguyên từ, electron, bản chất dòng điện, bản chất của truyền nhiệt luôn kìa.

    Con nít h cao siêu vl @@
     
  8. [MAX]Gear

    [MAX]Gear Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/12/10
    Bài viết:
    3,575
    clgt?
     
  9. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    Tldr: cô giáo giao bài vẽ sơ đồ 2 trục, số liệu và thời gian. Nối nó lại như sgk. Bài này là bài dễ, cho các cháu làm quen là chính..

    Giảng viên thể hiện sự thượng đẳng của mình và lờ đi yêu cầu bài giao, bảo là thực tế nó ko chạy xéo 1 phát thế và hướng dẫn học trò làm sai yêu cầu của bài.

    Fber: giảng viên nói vậy vẫn sai. Đến đoạn này mình éo hiểu gì..
     
  10. gin-1994

    gin-1994 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/7/09
    Bài viết:
    42,160
    nani ?
     
  11. tronghieu906

    tronghieu906 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    3,957
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    [​IMG]
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  12. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    Clgtn

    Đm giờ học sinh cấp 2 siêu nhân vạy học cả cái này cơ à
     
  13. Asakim

    Asakim Sith Lord Revan ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/12/11
    Bài viết:
    10,561
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    trường đào tạo toàn mấy thằng trọng sinh à
     
  14. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,771
    Chỉ cần nối các điểm lại thôi, cấp 2 làm thí nghiệm này rồi mà.

    Cái đg thẳng bà thạc sĩ Úc vẽ nằm hết về 1 phía (bên dưới) của các điểm đo được, là sai đáng nhẽ phải cho nằm giữa.
    Và thực tế nó phải là đg cong (cái này thì ko hiểu lắm).

    Tưởng mình giỏi nhưng hóa ra ko giỏi lắm.

    Bài học rút ra là:
     
    JediDarkLord thích bài này.
  15. zhangthang

    zhangthang Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/08
    Bài viết:
    2,514
    2 đứa già khoe mẽ chứ cái của nợ này là 1 bài thí nghiệm cấp 2 đơn giản vl chứ có gì đâu, 1 đứa đứng bấm đồng hồ, 1 đứa ngồi nhìn nhiệt độ (có khi cả 2 cái đấy 1 đứa làm cũng đc), đám còn lại ngồi tám, cuối giờ thì kẻ đường gạch nối các điểm lại với nhau:)
    Lên đại học thì mới là từ kết quả đo vẽ sao cho ra cái đường cong, từ đường cong suy ngược ra giá tri của các thông số chưa biết
     
  16. yatweii

    yatweii Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    256
    Có mẹ gì đâu.

    Vẽ nối các điểm thành hình ziczac thì như cô giáo cấp 2 thì với các bước đo lớn nó không chính xác, và cũng không thể hiện được đặc tính lý thuyết của bài học ví dụ như phương trình/công thức tính.

    Còn vẽ như giảng viên là kiểu vẽ để rút ra phương trình gần đúng nhằm phục vụ cho việc tính toán. Mà ở đây là các phương trình đường thẳng trong các khoảng giá trị. Dùng để tính toán khi yêu cầu độ chính xác không cần cao. Cũng là dạng bài toán thực tế hay gặp.

    Còn cái phân tích cuối cùng cãi giảng viên sai rồi cô giáo đúng rồi cũng có phần hơi tào lao. Ở đây ý nó nói là cách vẽ của cô giáo nếu áp dụng các bước đo vô cùng nhỏ, thu được vô số giá trị san sát nhau thì nối các giá trị đó lại sẽ ra đường đặc tuyến chính xác và biểu thị chính xác từng điểm.

    Thật ra tùy vào yêu cầu về độ chính xác mà người ta sẽ dùng mô hình gần đúng của giảng viên hay dùng các giá trị "tra bảng" chính xác tới 1 phần bao nhiêu đó.

    Quan trọng ở đây là, đứa con nít cấp 2 sau khi được mấy người này dạy xong cũng đéo hiểu clg cả. Mà đéo hiểu thằng nào soạn giáo trình đưa luôn cái này vào cấp 2.
     
    Hakbit, doremon4ever, Vouu3 and 11 others like this.
  17. Flashpoint.

    Flashpoint. Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    26/4/19
    Bài viết:
    1,288
    Cho dù có nối sai thì cũng không đáng 0 điểm.
     
    Mephistopheles thích bài này.
  18. yatweii

    yatweii Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    256
    Hồi xưa ta học cấp 2 làm gì có cái trò này. Mà bọn cấp 2 học hàm số với phương trình đường thẳng còn ù ù cạc cạc kêu đi học cái này hoang đường bỏ mẹ.

    Cái này sai lè nhé. Phương trình đó là phương trình đường thẳng hay phương trình đường cong là tùy vào đặc tính và mô hình gần đúng mà người tính toán muốn sử dụng. Học đại học có học môn Thí nghiệm vật lý không?
     
    Dũng nv thích bài này.
  19. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    Cái đoạn fit fit gì đó ông giáo kia nói thì mình chưa nghe bao giờ. Dự là nếu muốn xây dựng mô hình thì nối điểm ở giữa chứ ko được lệch về 1 phía như vậy. Đại khái là nếu data gồm các điểm cực hạn đồ thị hình sin hay cos thì mô hình của nó phải là trục hoành chứ ko phải 1 đường nào đó ở trên điểm cực đại hoặc dưới cả cực tiểu..
     
  20. Nihil

    Nihil Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    25/2/08
    Bài viết:
    1,445
    ???:D????
     

Chia sẻ trang này