[z] 'Để bé gái 13 tuổi đóng cảnh nóng là hành vi xâm hại trẻ em'

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi red_strike, 19/5/19.

  1. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ シェンムー Ryo Hazuki Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    9,819
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    ủa con này xoạc với thằng tây hồi bao tuổi mà nhìn mơn mởn vậy
     
  2. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,203
    Nơi ở:
    Москва
    Vừa xem đêm qua, cho 4/10

    Bối cảnh cố làm ra vẻ giống bắc bộ VN nhưng éo giống. Cho Tây xem chúng nó éo biết nên khen chứ người Việt xem thấy xa lạ vcl
    Xưng hô loạn xạ, thoại đúng kiểu Vietkieu dịch từ tiếng Anh ra =.= Đọc Engsub cảm giác đỡ gượng hơn nghe diễn viên nói
    Diễn biến tâm lý như cl
    Cao trào éo có, đấu tranh phản kháng đéo có
    Bám vào cái trend LGBT với cảnh nóng trẻ con để câu view. Hết
     
  3. hellwind2

    hellwind2 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    2,536
    Cho tôi xem đi :4cool_baffle:
     
  4. Infinity Gao

    Infinity Gao Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/5/19
    Bài viết:
    223
    Phim này ba cái nét văn hóa nó phản ánh đều là chế biến, xàm hồ bách thảo. Đéo phải văn hóa VN, thằng nào khen phim thì t đến ạ.
     
  5. Pop Rock

    Pop Rock Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    5,411
    Nơi ở:
    TPHCM
    Èo cái clip trên vimeo là cái clip ngắn còn clip 1m78 tìm đc là clip đài cơ.:2cool_sad:
     
  6. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ シェンムー Ryo Hazuki Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    9,819
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    đâu đâu =)), cùng chúng bạn critized vụ vợ ba nè, có link cho xin làm material để war với bọn bênh phim.
     
  7. Pop Rock

    Pop Rock Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    5,411
    Nơi ở:
    TPHCM
    Tìm ko ra nữa link bên voz cũng die mịa nó rồi.:5cool_sweat:
     
  8. yallylife

    yallylife Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/3/10
    Bài viết:
    265
    Chưa coi phim này, ta nghĩ không nên để con bé 13 t đóng cảnh này, thiếu gì mấy đứa dv mạt như con nít cho nó đóng, phim là giả mà cứ đòi con nít thật đóng phim, cho dù đúng là bối cảnh VN ngày xưa thực tế đúng là vậy, phim là phim, phim không phải là thật, nên cũng đừng đòi hỏi con nít dóng thật, con nít mỹ nó đóng kệ bà nó. Tào lao. Chọn mấy cô dv đủ tuổi nhỏ con , đóng có khi còn đạt hơn, giờ thì bị kiện tùm lum, không biết mấy người trong ekip nghĩ sao mà để tùm lum vậy. Đạt giải nghệ thuật đâu chưa thấy giờ thì bị nói này nói nọ.
     
  9. kaizvn

    kaizvn Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/08
    Bài viết:
    5,064
    tao chỉ nghĩ là bạn bè nó cũng đang còn học sinh, có biết ccg đâu, xong lên trường tụi nó ghẹo vú thế này thế nọ, bị ông già bóp thế này thế nọ đm có khi tự sát.
    lỗi đéo phải do mấy đứa trêu, chỉ là nó chưa đủ nhận thức để không trêu
     
  10. Bug Catcher

    Bug Catcher Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    5/5/19
    Bài viết:
    0
    Chắc ekip định tiện tạo scandal nhỏ PR cho phim nhưng mà nó éo nhỏ như các bạn ấy nghĩ, giờ nó to lắm. Phim nổi quá nổi rồi.
    Mình chưa xem nhưng thấy mấy đứa con gái đa phần rate 8/10
     
  11. Infinity Gao

    Infinity Gao Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/5/19
    Bài viết:
    223
    Lần đầu tao coi còn đéo nghĩ con bé nayd 13 tuổi khi quay, vì nhìn nó già vl. Xong lên mạng coi báo chí đưa tin mới biết underage đưa đi đóng 18+ :))
     
  12. aramir

    aramir The Chosen Undead Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    19,237
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Gái nó bị cái bias làm vợ là khổ lọ chai các kiểu nên hay tâng bốc mấy cái kể khổ phụ nữ thôi chứ đa phần quan tâm lìn nghệ thuật với chả nội dung đâu
     
  13. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,340
    Tui ko nghỉ con bé này 13 tuổi
    Phim đã đưa tham dự liên hoan phim các kiểu, được giải thưởng này nọ giờ lùm xùm vậy như lỗi tại thằng cấp phép hay lỗi tại đoàn phim?
     
  14. Infinity Gao

    Infinity Gao Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/5/19
    Bài viết:
    223
    Đoàn phim, chứ lỗi thằng cấp phép gì. Làm gì có thằng nào gọi là thằng cấp phép ở đây. Chuyện này ko lạ trong điện ảnh quốc tế.
     
  15. lalasatalin

    lalasatalin Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/4/12
    Bài viết:
    3,107
    Nơi ở:
    Deviluke
    đoán đáy khốn nạn quá

    xem phim thấy tên đạo diễn đấy bị doạ bắt ép cũng tội

    những khi đọc truyện thì không thấy tội nữa giết luôn cũng được

    đọc god father phê phán holy wood nhiều thật
     
  16. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,056
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Lùm xùm bữa giờ mà ko để ý vào đọc.

    Nói chứ lần đầu bít ngực gái ti gái cũng là...gái tầm 13 14 tuổi, khi đó tui hình như lớp 4 5 gì đấy, dậy thì sớm mà nhỏ ng làm cho bà dì dưới quê tưởng còn nhỏ ko bít gì nên chơi chung, nó tắm quên gài cửa mình quen thói ủi vô, thấy nó mới mặc đc cái quần xong tui bay lại chọc chọc nhéo nhéo...

    Nhớ ti to oạch kiểu nguyên cái quầng là ti cmnl, mãi sau này cấp 2 coi sex mới bít ko phải.
     
  17. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    13 tuổi chọc ti bà dì.



    Hmmm...
     
  18. zikzak_000

    zikzak_000 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    3/3/05
    Bài viết:
    1,553
    Nơi ở:
    Nhà
    Thượng tôn pháp luật, nhưng nghệ thuật ngồi con mẹ nó lên đầu pháp luật. Sau anh em post công phượng lên mạng nhớ đặt tên clip theo kiểu tên phim rồi bảo đấy là nghệ thuật. Thế là đéo phải vào tù.
     
  19. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,203
    Nơi ở:
    Москва
    Một bài review chi tiết và rất chuẩn:
    NGƯỜI VỢ BA


    [​IMG]

    .

    .

    .


    Người vợ ba là bộ phim mượn bối cảnh nông thôn Việt Nam vào thế kỷ XIX để kể câu chuyện với nhân vật chính là Mây (Nguyễn Phương Trà My), cô gái mười bốn tuổi được gả vào một gia đình giàu có, trở thành người vợ thứ ba của Hùng. Cuộc sống của Mây trong gia đình mới được khắc họa chậm rãi (lề mề) thông qua tương tác giữa em và những nhân vật khác trong nhà chồng. Câu chuyện của em tồn tại song song với những tuyến truyện phụ của bà cả – mợ , bà hai – mợ Xuân, bà vú Lao, cậu Sơn con mợ Hà v….v. Nội dung của Người vợ ba rất đơn giản, không có lắt léo, không có cao trào thực sự. Đó chỉ là bức tranh trải dài qua nhiều gương mặt phụ nữ với những độ tuổi khác nhau nhưng đều chịu chung một số phận: hôn nhân không tình yêu, tồn tại để sinh con đẻ cái cho nhà chồng. Bộ phim là sự phản ánh và phê phán nạn tảo hôn, việc gả bán con cái, cuộc sống lệ thuộc, bi kịch, cùng quẫn không lối thoát của người phụ nữ trong xã hội xưa mà để thoát khỏi nó, con đường duy nhất và cũng bi kịch nhất chính là cái chết. Nội dung lẫn thông điệp của Người vợ ba không mới, không có gì đột phá, càng không có những nút thắt đòi hỏi mất nhiều thời gian suy tư. Nó có nhiều điểm tương đồng về hình thức với một tác phẩm/đoạn trích mẫu mực thuộc dòng văn học hiện thực phê phán được đưa vào sách giáo khoa, nên vấn đề là làm sao để làm mới một điều đã cũ kĩ, nhàm chán, tuyên truyền mà không phải chỉ dựa dẫm vào những yếu tố câu khách như cảnh nóng hay tình yêu đồng tính.

    Ngay từ lần đầu tiên xem trailer Người vợ ba, tôi đã có một cảm giác không lành về đài từ và mảng âm thanh của phim. Quả nhiên là như vậy. Yếu tố thoại và cách hòa trộn âm thanh là thứ gây khó chịu dai dẳng trong phim. Âm thanh giữa tiếng nói chuyện của các nhân vật cùng những hoạt động của con người hay âm thanh tự nhiên bị thu trộn lại một cách cẩu thả, lổn nhổn, không phân lớp chính phụ, to nhỏ nên cực kì rát tai. Đài từ của diễn viên tệ hại, chắc không quá lời nếu gọi đây là một thảm họa. Lần đầu tiên trong đời một người Bắc, nghe phim diễn viên nói tuyền giọng Bắc mà phải đọc phụ đề để hiểu họ đang nói cái gì (trong khi tôi chưa từng gặp bất kì một vấn đề gì với những phim lấy bối cảnh hay có nhân vật đến từ miền Trung, miền Nam). Phát âm không tròn vành rõ chữ, không tiết tấu, không cảm xúc, không khống chế hơi thở, tiếng thoát ra bị dính lại với nhau là điều gần như tất cả các diễn viên đều mắc phải, trừ vai diễn mợ Xuân (Maya đọc thoại rõ nhưng lại không có cảm xúc), vai u Lao của nghệ sĩ Như Quỳnh và vai cameo của nghệ sĩ Trung Anh. Lúc nghệ sĩ Trung Anh cất tiếng, suy nghĩ duy nhất nảy ra trong đầu là: lỗ tai được cứu rồi, thoát cảnh điếc lác rồi, đây mới là diễn, đây mới là đọc thoại này. Thu tiếng trực tiếp nếu kinh khủng thế này thì thà lồng tiếng còn hơn.

    Bên cạnh âm thanh, thứ tiếp theo gây ấn tượng với người xem là cảnh quay trong Người vợ ba. Bối cảnh chỉn chu và tất cả các cảnh quay trong phim đều được thực hiện tỉ mỉ, đa dạng nên rất đẹp, có sức gợi liên tưởng lẫn suy nghĩ. Ánh sáng và màu phim được lựa chọn hợp lý, dễ chịu. Cả phim được bao phủ bởi 2 tone màu chủ đạo: màu xanh lục nhàn nhạt cùng bóng tối quánh đặc chỉ có một vài điểm sáng leo lét khi đêm xuống như chính cuộc đời bế tắc, tù đọng của những người phụ nữ. Thỉnh thoảng, việc sử dụng những cảnh quay mang màu sắc tươi sáng hơn hé lộ vài niềm vui mừng bé mọn, mong manh của những số phận ấy. Phải thừa nhận, đạo diễn Mayfair chăm chút kĩ lưỡng cho tính biểu tượng trong từng thước phim của mình, tuy nhiên nó lại tạo hiệu ứng ngược theo hướng khéo quá hóa vụng. Những hình ảnh ẩn dụ được focus liên tục, chủ ý set-up lộ liễu trải dài trong phim từ mặt trăng tròn bị mây che mờ, con tằm, kén tằm, những chiếc vòng được đặt lồng vào nhau, hoa lá ngón, bà Lao thọc tay vào bên trong con gà… tạo ra một cảm giác sống sượng, nhiều khi lạc lõng, như thể đạo diễn đang hét to vào mặt người xem: nhìn đi, đây là ẩn ý nghệ thuật đấy, hãy tập trung ghi nhớ vào. Tôi vẫn đánh giá cao những cài cắm theo hướng ban đầu dường như chỉ là một chi tiết bình thường, đẹp đấy nhưng chẳng có ý nghĩa quan trọng, hòa tan, hòa nhập triệt để vào bối cảnh và câu chuyện phim. Chỉ đến khi nút thắt xuất hiện thì những chi tiết phục bút đó mới sống dậy và làm người xem hoặc thảng thốt, hoặc khâm phục, hoặc sững sờ đến không nói nên lời trước vai trò và thông điệp mà chúng đem lại.

    (Cái này nói ngoài lề thôi: Cảnh mợ và mợ Xuân dạy Mây về chuyện phòng the, về việc làm thế nào để cho chồng sướng vô tình làm tôi nghĩ đến 3 chị em gái cũng túm tụm nhỏ to về chuyện ấy trong Mùa hè chiều thẳng đứng của Trần Anh Hùng. Hay như cảnh mợ đỡ đẻ cho con bò chính là sự gợi nhắc sinh động, chi tiết cảnh đỡ đẻ cho ngựa của Tiểu Kiều trong Xích Bích. Tôi không cho đây là đạo nhái, chỉ là cách thể hiện này ở Người vợ ba thực sự tạo hiệu ứng kém hơn hẳn so với những phim trước đó cũng lựa chọn những tình tiết tương tự).

    Nhịp độ trong phim cũng là một vấn đề, thách thức sự tập trung lẫn hứng thú nơi người xem. Nhân vật không có nhiều thoại cũng được, cuộc sống của mấy người đàn bà trong một gia đình giàu có thực ra quanh đi quẩn lại cũng chỉ có ngần ấy chuyện cơm nước, áo quần, cung phụ người trên, giường chiếu con cái… cũng xong. Nhưng một cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, tủn mủn không đồng nhất với một nhịp phim lê thê, dông dài bằng cách sắp xếp đầy cơ học những cảnh dài ngắn tùy tiện (thậm chí là cảnh vụn) cạnh nhau. Bản thân bối cảnh không có sức nặng nên sự bức bối của người xem xuất phát từ cách thể hiện chứ không phải nội dung mà đạo diễn nghĩ là mình đang thể hiện. Nói cách khác, đời sống sinh hoạt không có thăng trầm biến cố của những nhân vật nữ là thách thức cho cách kể chuyện của nhà làm phim. Nếu kể duyên thì sẽ không ai phải liếc đồng hồ và thảng thốt nhận ra dài dòng văn tự như thế mà mới chỉ có hơn 30 phút đầu phim. Nếu kể duyên sẽ khiến người xem hiểu được những gánh nặng gì đè lên từng số phận phụ nữ ở những địa vị khác nhau, tuổi đời khác nhau. Thực sự, ngoài việc không được tự do yêu đương ra, thật khó để xác định cái khổ trong Người vợ ba là gì mà người ta có thể tuyệt vọng đến mức như đạo diễn cố hô hào.

    Việc xây dựng không-thời gian văn hóa của tác phẩm này làm cá nhân tôi phải rất nhiều lần nhíu mày vì tuy có sự lựa chọn, cân nhắc đấy nhưng khi hợp lại thành một thể thống nhất để đặt nhân vật vào thì lại lộ ra những điểm sai sai, ngang ngang, nửa nạc nửa mỡ. Trên Imdb, phim chỉ tóm tắt bối cảnh của Người vợ ba bằng một từ “rural”, trong khi thực tế ai cũng biết đồng bằng phải khác ở trung du, khác miền núi. Thứ Mayfair lựa chọn không phải đồng bằng, dường như cố nói đây là trung du nhưng cũng không chuẩn. Mặt khác, mỗi một không-thời gian văn hóa lại ấn định lên nhân vật những suy tư, những nỗi khổ khác nhau như cô Mị trong Vợ chồng A Phủ phải khác Hồ Xuân Hương, khác Đoàn Thị Điểm, khác hai cô gái trong Tỏa nhị Kiều, v…v… Vậy nên, tôi phải đặt một dấu hỏi khá to cho chính đạo diễn về độ hiểu biết lẫn nhập thân văn hóa của cô với văn hóa Việt Nam nói chung lẫn bối cảnh thế kỷ XIX mà cô tự chọn nói riêng.

    Một vài ví dụ thế này: gia đình nhà chồng của Mây lọt thỏm ở nơi thâm sơn cùng cốc, không thấy dấu hiệu hàng xóm láng giềng xung quanh. Kết cấu căn nhà giống một ngôi đình hơn là một nơi có người ở mà người đó còn là một gia tộc giàu có, như địa chủ chẳng hạn. Kết cấu nhà trên nhà dưới (chỗ nấu nướng, chăn thả gia súc, phơi quần áo) không tương hợp nhau và cũng chẳng ai xây dựng nhà tranh vách đất như thế nếu đã thực sự giàu. Rồi những cảnh thiên nhiên lúc các cô gái đi ra tắm suối, đi đường rừng… làm tôi nghĩ giờ mà có cô gái người H’Mông dắt ngựa có anh chồng say ngất ngưởng bên trên cũng hợp lý lắm. Tắm suối? Có phải gái Mường đâu? Cuộc sống phụ nữ Bắc Bộ không phải là ở dưới bếp, trong buồng và quanh cái giếng tròn hay cầu ao à? Rồi cả một màn đi picnic trong rừng nữa. Rồi từ bao giờ ở thế kỷ XIX mà đàn ông đàn bà, người già người trẻ có thể cùng ngồi ăn cơm quanh một cái bàn tròn? Đám cưới mợ ba nhưng có màn hát xướng của mợ Xuân như MC hay hoạt náo viên thời hiện đại, điệu hát cũng có hơi hướm Huế hay phòng trà gì đó chứ chưa nghe ra phong vị nào đất Bắc Hà. Dân ca hay cụ thể là các khúc hát ru được sử dụng tương vài lần nhưng không lần nào trúng và chuẩn, diễn viên cũng chẳng hiểu mình đang hát cái gì nên không khơi gợi được cảm xúc, và cũng chẳng có giá trị biểu tượng. Tấm vải có lạc hồng (máu màng trinh) treo vất vưởng trên cành trúc đặt giữa sân, trước mắt người trên kẻ dưới trong nhà – riêng chi tiết này và chi tiết húp trứng thì với vốn đọc hạn chế của tôi, hiện giờ chưa tìm thấy trong bất kì một tài liệu văn hóa nào vào khoảng thế kỷ XIX, XX nên tạm để đây như một tồn nghi để tìm hiểu thêm thôi. Những điểm không thuận về mặt văn hóa đó xuất hiện quá nhiều trong Người vợ ba, khiến người xem không thể dễ dàng nhắm mắt lờ đi được. Dường như đạo diễn quá mải mê tìm kiếm những thứ gây sốc, tạo hiệu ứng hình ảnh để kích động người xem, đánh trực diện vào cảm quan của khán giả mà quên mất những chi tiết đó có thực hợp lý và có giá trị hay không.

    Quyết định này không chỉ là sự qua loa cẩu thả, chạy đuổi theo hình thức bất chấp nội dung, mà nó còn ảnh thưởng trực tiếp đến việc tạo nền văn hóa cho mỗi nhân vật. Nhìn ba nhân vật trung tâm là Mây, Xuân, Hà cùng những người còn lại trong gia đình, trừ bà Lao và cậu Sơn ra, không có ai mang cung cách của một gia đình phú hào ở nông thôn. Mợ , mợ Xuân quá thành thị, tỉ mà nói đang trong bối cảnh Hà thành là tin luôn, không sai khác đi đâu một li một lai. Nỗi khổ chung của phụ nữ phong kiến ai cũng nói được, nhưng đi vào cái riêng trong bối cảnh cực kì cụ thể lại đòi hỏi những chau chuốt kĩ lưỡng để làm bật lên nỗi bi kịch của phụ nữ nông thôn khác với phụ nữ thị thành hay miền núi. Mayfair chỉ đơn giản dán những nhân vật nhàn nhạt của mình lên một bối cảnh cố làm cho cụ thể, để kể một câu chuyện làng nhàng, đại khái, phổ quát đến mức không có đặc trưng của tầng văn hóa làm nên nhân vật. Đạo diễn bị giằng xé giữa một bên là muốn khắc họa cái riêng, nhưng vì hụt hơi, không đủ tầm nên một bên khác đành phải thể hiện một cái gì đó chung chung đến mức nhòa nhạt, đánh mất bản ngã và dấu ấn. Chính tính nước đôi dang dở ấy làm cho Người vợ ba không có tính dứt khoát, rõ ràng, liền mạch, là sự chấm mút ăn mỗi mâm một tí như Bạch Tuyết.

    Nhân vật dở nhất và diễn viên dở nhất của Người vợ ba chính là Trà My trong vai Mây – nữ chính. Gần như không thể trả lời gãy gọn đây là nhân vật có tính cách như thế nào. Ngây thơ đơn thuần hay ranh mãnh, lanh lợi, phóng khoáng hay cầu toàn tỉ mỉ…? Không trả lời được vì dường như chính tác giả cũng không có một hình dung sắc nét về cô bé này, do còn mải đắp lên nhân vật những tình huống thật hot, thật hợp thị hiếu. Về mặt kịch bản, đến khi đọc phỏng vấn của Trà My tôi mới ngỡ ngàng nhận ra Mayfair đã phím trước cho cô bé rằng Mây là người mồ côi mẹ từ sớm nên hoàn toàn bơ vơ khi phải đi lấy chồng, đối diện với chuyện chăn gối rồi mang thai, sinh con. Đây là điều hoàn toàn không được thể hiện trong phim. Với tôi, Mây là nhân vật được vặt bừa ở đâu đó rồi đem đến đặt trước cửa nhà chồng ở nơi thâm sơn cùng cốc. Em là loại nhân vật không có gốc gác, không có nền tảng văn hóa, gia đình. Nói cách khác, đó là nhân vật không có quá khứ. Vì không có nguồn gốc nên mọi suy nghĩ, hành động của Mây đều là những cành cây được cắm bừa vào một tấm xốp theo ý muốn của tác giả kịch bản nhằm mục đích tuyên truyền, minh họa cho chủ đề tác phẩm. Thế nên, chẳng thể tìm thấy bất kì một đường dây cảm xúc hay suy nghĩ nào làm động lực cho những biểu hiện ra bên ngoài của nhân vật dù là ánh mắt, cử chỉ, lời nói hay cảm xúc. Những cảnh quay khi Mây tiếp xúc với mấy đứa con gái của Xuân, khi nghe Xuân hát ru,… đều là những cảnh dán mác đạo-diên-bảo-em-phải-diễn-thế, không lý do, không chuẩn bị trước về mặt tình cảm cho cả nhân vật lẫn khán giả, đơn thuần là một sự máy móc, dàn xếp. Mây là nhân vật rất rỗng dù diễn viên biết khóc, biết cười chứ không đến nỗi trơ hay đơ. Chẳng ai hiểu vì sao, từ bao giờ mà Mây lại có tình cảm khác lạ với Xuân khi mà giữa hai người lúc trước còn chưa đến mức là chị em thân thiết. Trừ phi ta sẽ lý giải điều này bằng việc thêm yếu tố LGBT vào phim giờ đang là xu hướng hợp thời, rằng là để tỏ ra nữ quyền đạp vào mặt đàn ông thì phải tuyên bố phụ nữ có thể tự đem lại hạnh phúc cho nhau.

    Sự bất ổn, tù mù của nhân vật Mây đến từ một kịch bản không rõ ràng, một sự chỉ đạo diễn xuất không thuyết phục, một diễn viên quá trẻ và không đủ khả năng chuyên môn để hiểu, để diễn giải và thể hiện những ý tưởng quá phức tạp, quá công kích trong một kịch bản người lớn với đầy rẫy những mâu thuẫn xã hội phức tạp. Nhìn cách Trà My diễn, em chỉ diễn được cái vỏ theo sự chỉ đạo của người ngoài, em diễn ra một sự bắt chước theo lối à những diễn viên mình từng xem khi gặp tình huống tương tự họ đã làm như thế này nên giờ mình sẽ nhại theo. Vượt qua cái vỏ đó, bên trong không có gì hết từ cảm xúc đến suy nghĩ của nhân vật. Ác cảm của tôi dành cho Mây xuất phát từ tấm poster và từ cảnh quay đầu tiên trên thuyền vượt qua hang động. Trà My mang đến cho nhân vật một vẻ mặt quá tâm cơ đến mức tôi còn nghĩ chẳng nhẽ đạo diễn và biên kịch định chơi gia đấu. Đó là thái độ của đứa ranh con mang tà tâm ác ý cực kì rõ rệt. Chẳng ai hiểu vì sao Mây lại muốn có một đứa con trai. Nếu kết hợp điều ấy với vẻ mặt ác quỷ ngay từ đầu đó thì việc trù ẻo mợ để tranh sủng và tranh địa vị trong nhà chẳng có gì là lạ. Trà My nhảy từ thái độ nọ sang thái độ kia trong nửa nốt nhạc, giữa hai trạng thái tâm lý đối chọi nhau chan chát ấy không có sự chuyển hóa, hoặc nói đúng hơn vì đã sai ngay từ đầu nên khi quay lại vẻ nhạy cảm, trong sáng khiến sai càng thêm sai, giả dối càng thêm giả dối. Tôi có thể hiểu ý tưởng kịch bản muốn thể hiện sự trong sáng, thơ ngây, tò mò rồi dần dần bị sốc, lạc hướng của một cô bé mười bốn tuổi phải chứng kiến những khía cạnh nhục dục của cuộc sống hôn nhân không mưu cầu gì ngoài đẻ và con trai. Rồi phải kể đế những cảm xúc phức tạp khi mang trong mình một mầm sống mới khi bản thân còn ham ăn ham chơi. Nhưng thực tế, Trà My không hề hiểu lẫn diễn ra được điều này. Mọi cảnh quay thiên về điểm đinh cảm xúc như khi cự tuyệt Hùng, như khi đau khổ vì mợ bị hỏng thai rồi ân hận nhỡ đâu là do mình, hay như khi đối diện với cái chết của vợ cậu Sơn… đều nhảy bổ ra trước mắt người xem mà không cần liên quan gì đến những cảnh trước đó nên chẳng tạo ra bất kì một rung động nào. Cảnh tốt nhất của Trà My chắc chắn là cảnh sinh nở, hết.

    Vai Mây có thể là một vai rất hay. Từ ý tưởng chung của kịch bản, tôi có thể hình dung ra rất nhiều cảm xúc, thái độ thú vị, ví dụ như khi Mây đối diện với hai đứa con gái chồng cũng sàn sàn tuổi mình, khi Mây bị nhắc nhở việc không được sai con gái của Xuân làm việc chân tay giúp, khi nghe Xuân nói chuyện phòng the, đặc biệt là khi có thai. Tất cả những tình huống đó đều đẩy cao trí tưởng tượng của diễn viên, cực kì có lợi trong việc thể hiện diễn xuất, có điều Trà My hoàn toàn không hề tận dụng được. Nói về tình huống tương tự, bé gái phải đi lấy chồng hay mang thai thì phim Trung Quốc có vai tiểu hoàng hậu phải lấy chú trong Mỹ nhân tâm kế, phim Mỹ thì có nhân vật bà mẹ tuổi teen Juno hay Rosie, phim Pháp có Echange des princesses. Đó mới là những vai thể hiện được cảm xúc cần có, nên có.

    Một vấn đề nhạy cảm khác liên quan đến vai Mây chính là cảnh quan hệ tình dục. Với tôi, diễn viên vẫn ở tuổi thiếu niên mà đóng cảnh giường chiếu rồi mấy lời đao to búa lớn kiểu ấu dâm, câu khách rẻ tiền… không phải là vấn đề cần bàn trong entry này. Tựu lại chỉ là câu hỏi: cảnh quan hệ tình dục có cần thiết hay không và được thể hiện như thế nào. Với chủ đề tảo hôn, đề cập đến khía cạnh tình dục nhất là trong thời buổi cởi mở hơn, Âu hóa hơn như hiện nay là chuyện gần như đương nhiên. Nhưng tôi không cho cảnh quan hệ của MâyHùng là đẹp, là đạt đủ hiệu ứng cần thiết. Từ phía Trà My, với cách diễn của em, tôi hoàn toàn không thể đọc ra nhân vật Mây trong đêm tân hôn cảm thấy gì, sợ hãi khi có người khác tiếp cận cơ thể non nớt của mình, đau đớn, tan vỡ hay mờ mịt? Chẳng có gì trong ánh mắt của Trà My hết. Dẫn dắt sau đó là những tò mò tuổi dậy thì khi thấy Xuân ân ái với người khác, quất thêm một màn thủ dâm rất Black swan, rồi lại thêm một màn lúc Hùng bảo Mây quỳ rồi bò lại, biểu cảm của diễn viên lúc đó làm tôi sượng cứng người vì không biết phải diễn giải gương mặt đó bằng cụm từ nào ngoài cụm “gái ngành”. Thái độ đó quá trải đời, như thể nhân vật lớn lên trong chốn thanh lâu phong trần, đến mức cách hành xử ấy không còn mang tính chất đàn bà nữa (chứ không nói là một đứa bé gái đang học làm phụ nữ) mà là đàng điếm. Việc sử dụng cảnh quan hệ trong Người vợ ba góp sức làm ra mớ hỗn độn trong việc xây dựng một nhân vật Mây thống nhất, có lớp lang trên dưới, chính phụ, trước sau. Những cảnh ấy đơn thuần là để thỏa mãn chủ đề, thỏa mãn sở thích chiêm ngưỡng nhục thể rất Âu Mỹ chứ không phải cho khán giả Việt Nam hay cho chính việc khai mở bản ngã nhân vật.

    Việc khai thác khía cạnh nhục dục giường chiếu luôn là một vấn đề với phim châu Á, dù người làm phim là người bản địa hay người Âu Mỹ làm phim về Á Đông. Lúc nào cũng có cảm giác sai sai, trần tục xôi thịt, trong khi có thể cũng vẫn là những tình huống đó, người xem lại có thể dễ dàng chấp nhận nếu thay người thể hiện bằng những diễn viên Tây hoặc Phi. Nghe có vẻ rất vô lý khi bản chất hành động vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi một chút về quốc tịch của nhân vật. Nhưng thực ra có lẽ là không. Tôi từng đọc được một comment về việc tại sao phim châu Á mà cứ nói đến công nghệ cao, bay vào vũ trụ, đánh nhau với người ngoài hành tinh hoặc siêu anh hùng kiểu MCU là cứ thấy sai sai; hoặc phim Việt Nam mà lại bắt chước kiểu soái ca tổng tài hay tu tiên, giang hồ như phim Trung thì rất khó để cảm thấy đúng đúng. Điều này bị chi phối bởi nền tảng hiện thực – thứ cản trở trí tưởng tượng trong phim, dù về mặt lý thuyết, trí tưởng tượng là không có giới hạn. Iron Man thì có thể bay vèo vèo ở Mỹ chứ chắc chắn không thể ở Việt Nam, hay thậm chí ở Hàn hoặc Nhật dù cho hai nước này rất phát triển về kỹ thuật công nghệ bậc cao. Ở Việt Nam, ninja lead rõ ràng phù hợp hơn rồi. Nói vui vậy thôi nhưng về bản chất, cảnh phòng the trên phim châu Á cũng vận hành y như vậy. Vì nền tảng xã hội, văn hóa Á Đông vẫn xếp những chuyện như hành kinh, như sinh đẻ, như quan hệ tình dục là chuyện kín, hoặc là không nói đến, hoặc là nói tránh, nói lái, nói bóng gió nên sự khai thác quá lộ liễu những cảnh này tự nhiên sẽ khiến mắt khán giả thấy sạn sạn, thấy tục tĩu tầm thường và bị đả kích. Cũng không nhất thiết phải núp dưới chiêu bài nghệ thuật, chiêu bài cảnh nóng nhưng không nhục thể… để bao biện cho sự không đạt hiệu quả tối ưu lẫn sự hưởng ứng của tác giả. Có những cảnh quan hệ đúng là nghệ thuật, cho thấy sự hòa hợp thể xác và tâm hồn của hai nhân vật. Có những cảnh quan hệ đúng là chỉ để quan hệ, như một hành động bình thường là ăn, uống. Có những cảnh quan hệ đòi hỏi sự thể hiện thô bạo, trực diện nếu đó là cảnh cưỡng bức, ép uổng. Cái gì như thế nào thì phải là như thế, đừng núp lùm “nghệ thuật” mãi mà khổ thân hai chữ đó ra.

    Cái kết trong phim là cách giải quyết tuy tiêu cực nhưng gần như là duy nhất để người phụ nữ thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy. Không ai biết Mây có định tự sát cùng đứa con mới sinh hay không, đây chỉ là một ý tưởng. Con bé thứ hai của Xuân cắt tóc để “làm con trai” rồi thế nào nữa? Không dẫn dắt, không phát triển, không rào giậu từ trước, thực sự hai chi tiết để kết phim ấy còn chẳng bằng 1 câu văn duy nhất của Ngô Tất Tố khép lại Tắt đèn, khi chị Dậu vùng chạy ra ngoài trời tối đen như chính cái tiền đồ của chị.

    (Và ở thế kỷ XIX, đàn ông mà còn ở nơi xa xôi thì nhất nhất vẫn còn để tóc dài, búi tóc, vấn khăn. Tây học đâu mà đòi tóc ngắn? Cắt tóc nào để thành đàn ông? Cắt cái gì đây? Hoa mỹ chọn bối cảnh, chọn chi tiết văn hóa nhưng chính những cục sạn như thế này đạp đổ toàn bộ, vạch trần sự giả hiệu, nông cạn, cẩu thả trong việc sản xuất phim. Một hình ảnh biểu tượng bám vào văn hóa mà cái văn hóa đó là sai, là giả thì cái biểu trưng kia còn định có ý nghĩa gì?)

    Người vợ ba tuy vậy vẫn có những điểm sáng nhất định đáng ghi nhận và nên được phát huy tiếp bởi những nhà làm phim khác.

    – Nhân vật Xuân đủ hay, đủ sức nặng, đến mức đôi khi tôi quên mất Mây mới là nhân vật chính. Xuân là người tỏa ra phong vị đàn bà rất rõ, trẻ trung, ngọt ngào, căng đầy nhựa sống và yêu đương. Chị mang đến một cảm giác mềm mại, dịu dàng khiến người ta yêu mến, tin tưởng. Cảnh hay nhất của Xuân là khi cắt đứt quan hệ với Sơn, ánh sáng mong manh rồi gương mặt chị khuất trong bóng tối mang thông điệp rõ ràng về sự cấm đoán, lén lút lẫn những điều phải nói trái lòng mình. Ngược lại, là người phụ nữ đoan chính, khép kín đến mức khô khan, khắc khổ. Tôi thích cảnh lúc mợ nhắc nhở Mây đừng sai mấy đứa con gái trong nhà làm việc vặt, lúc mợ sảy thai và lúc mợ cầm dao giúp Mây sinh con. cho thấy mình là người phụ nữ đảm đang, tháo vát và quyết đoán. Giữa ba người vợ, chắc chắn mợ có những điểm không thích cả XuânMây nhưng kịch bản không đẩy điều đó lên thành ghen ghét, đố kị rồi đấu nhau người sống ta chết kiểu gia đấu, cung đấu Trung Hoa. Không. Điều đáng quý, đáng khen trong Người vợ ba là dừng cảm xúc tiêu cực lại một cách đầy nữ tính, nhẫn nhịn và tuân theo đạo đức, giá trị nhân sinh. Cách ra uy trước Mây hoàn toàn đúng mực, không thể chê trách và cũng chỉ có một vài lần như thế thôi, không có sự quá đà, tranh giành ti tiện.

    – Cảnh ba người vợ quây quần bên đứa bé Mây mới sinh. Cảnh đó là cảnh có tình mẫu tử, tình người, tính nữ rõ ràng nhất.

    – Nhân vật Sơn và tình yêu drama với Xuân. Người vợ ba cho thấy bi kịch bị dàn xếp số phận, hôn nhân không tình yêu không phải chỉ với nữ giới mà còn với nam giới. Sơn là nhân vật thể hiện rõ sự yếu nhược đáng thương bộc phát thành cái điên dại tuyệt vọng không thể thoát ra khỏi số phận.

    – Mất cả một bộ phim lê thê để nói về bi kịch của Mây nhưng chẳng đi đến đâu, trong khi chỉ cần dăm phút với nhân vật vợ của Sơn đã thể hiện hoàn chỉnh, hoàn mỹ, đầy đặn toàn bộ xúc cảm cá nhân lẫn giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Vai diễn đó thậm chí còn không có thoại, nhưng từng cử chỉ, từng ánh mắt khi cô bé con đối diện với người không yêu mình; khi lạc lõng đơn côi lúc bị chính cha đẻ vứt bỏ, bị coi là nỗi nhục vì bị nhà chồng trả về… tất cả đều rất đáng đồng tiền, đều rất đắt. Nó sinh động, lưu chuyển cuồn cuộn những cảm xúc theo hướng ứng đối với hoàn cảnh nên khi em chết, đó là nhân vật duy nhất trong cả bộ phim khiến tôi thấy mắt cay cay.

    – Việc tạo ra vòng lặp, sự đối sánh trong mạch phim: Mây với cô vợ trẻ con của Sơn, u Lao với Sơn khi đều phải dằn tình yêu xuống mà lấy người khác.

    Người vợ ba là một bộ phim đẹp, không quá xuất sắc về nội dung lẫn diễn xuất nhưng vẫn có thể xem được nếu kiên nhẫn. Có điều, đây là loại sản phẩm dễ dãi, vì dễ hiểu do không đào sâu khắc họa văn hóa, tư tưởng nên dễ chiều lòng những người chỉ quan tâm đến chủ đề hot, coi tình tiết lẫn nhân vật chỉ là công cụ vô tri minh họa thông điệp xã hội, nhưng lại không có những hiểu biết căn bản về bối cảnh văn hóa lẫn những rung động khác biệt giữa những tâm hồn Đông – Tây.

    Chôt lại bằng điểm sáng tròn trịa nhất cả bộ phim này. Cảm ơn em vì đã đến, đã diễn như thế



    [​IMG]
     
  20. decothan

    decothan Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/7/07
    Bài viết:
    2,819
    ngắm gái qua coi tháng 5 để dành ngắm em main nữ xinh ngon vl, cast đâu ra em này hay thế :2onion16:
     

Chia sẻ trang này