[tuổi trẩu]Ăn nói bố láo bố toét coi chừng nghen

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ghostsos, 4/6/19.

  1. Fhantom_chaos

    Fhantom_chaos C O N T R A

    Tham gia ngày:
    9/3/09
    Bài viết:
    1,518
    không không
    chính nghĩa tất thắng, kẻ thắng là chính nghĩa
    mạnh chưa chắc đã thắng đâu, lịch sử vn là minh chứng rõ nhất
     
  2. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,925
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Có cái ngu cũng có cái nó nói đúng , không phủ được hết .
     
    viendu thích bài này.
  3. warrio16

    warrio16 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/3/12
    Bài viết:
    3,223
    thế hệ đầu tiên bị polpot nó thanh lọc sạch sẽ rồi, chỉ còn cái vỏ thôi :(tv)
     
  4. quocquang911

    quocquang911 Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/8/04
    Bài viết:
    859
    Chính nghĩa đéo gì lại cái propaganda của tụi Mẽo :))
     
    hanglomwa thích bài này.
  5. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,153
    Nơi ở:
    Москва
    Trang này lập bởi Dũng Phan, chuyên gia xào sử và vẽ sử :)) Vì vậy nên dù bài này tác giả là người khác nhưng trang đó đăng vẫn thấy ác cảm :))
     
  6. tthixk

    tthixk Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/4/06
    Bài viết:
    0
    Làm lính Mỹ 10 năm bằng đi làm 30 năm, bơm tiền như vậy thì chả hiệu quả.
     
  7. Đại học sĩ

    Đại học sĩ Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/2/18
    Bài viết:
    41
    Chính nghĩa nằm mãi trong tay La Mã, Ba Tư, Mông Cổ, TBN, v.v... mà:)) các dân tộc bị xóa sổ, tàn phad, nô dịch làm gì được đâu.
    Julius Caesar, Thành Cát Tư Hãn thắng trận lập nên những thế lực, thời đại, đế chế mới nên là vĩ nhân, chứ thua trận chắc cũng thành Hitler version cổ rồi;))
     
  8. _DarkAssassin_

    _DarkAssassin_ Lột Sịp Bịt Mồm, Hiên Ngang Bất Khuất Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/7/08
    Bài viết:
    5,521
    Sao mấy trang trước có tên cmt "lịch sử đc viết bởi kẻ chiến thắng" lại bị các người ném đá :4cool_doubt:
     
  9. tuandatle

    tuandatle Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/6/07
    Bài viết:
    6,116
    Nơi ở:
    Auburn, WA, USA
    Hóng drama Dũng Phan
     
  10. cuonglongzero

    cuonglongzero Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/8/04
    Bài viết:
    3,353
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    Nó viết cuốn sách sử gì đó, bị dân tình chửi quá trời vì sai :))
     
  11. SD_handsome

    SD_handsome Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    3,713
    Nơi ở:
    Frozen Throne
    Bài này giả vờ khách quan thui bạn ơi. Trình bày cũng rõ ràng đầy đủ như bên thứ 3 nhưng thi thoảng ko quên chêm mấy câu định hướng vào, số liệu thì bốc từ mồm của ng` dân Cam rồi tự nhục. Quan trọng nhất là nó ghét từ xưa chứ có phải từ thời Polpot đâu mà cứ đặt câu hỏi với chả tại sao thế, vì sao vậy %||:-{
     
    Odisey thích bài này.
  12. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,153
    Nơi ở:
    Москва
    ^ Có bài phản biện rồi này:

    Việt Nam "Giải phóng" hay "Xâm lược" Campuchia ? Người Campuchia "ghét" Việt Nam ?!

    1. Góc nhìn của Sihanouk

    Chính trị vốn phức tạp hơn nhiều so với những tuyên bố ngoại giao nhất thời. Sihanouk là một ví dụ điển hình.

    Cố gắng trung lập rồi bị lật đổ bởi Lon Nol (chế độ thân Mỹ), ông quay sang hợp tác cùng Khmer Đỏ (lúc này ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ) và nhận trợ giúp từ Việt Nam và Trung Quốc.

    Khmer Đỏ cầm quyền, ông trở thành tù nhân không tuyên bố, họ hàng bị Khmer Đỏ giết, bị sỉ nhục, ngồi nghe radio hóng nước nào đó sẽ mang quân đến cứu nước mình. Chỉ mỗi Cuba tố cáo, và chỉ mỗi Việt Nam đã đến.

    Khmer Đỏ ép ông đến Liên Hiệp Quốc vung vít tố cáo Việt Nam xâm lược. Tuyên bố xong thì ông nhờ cựu thù Mỹ giúp trốn khỏi tay Khmer Đỏ ngay tại New York.

    Ông xin sang Pháp tị nạn thì Pháp cho, nhưng cấm ông đến đó để hoạt động chính trị. Không chấp nhận, ông đến Trung Quốc là nơi ông gọi là "Tổ quốc thứ hai". Nhưng ông từ chối gợi ý của Trung Quốc về việc hợp tác lại với Khmer Đỏ, kẻ mà ông căm ghét nhưng lại đang được Trung Quốc bảo trợ.

    Căm ghét ít lâu, ông lại cộng tác cùng Khmer Đỏ để tiếp tục rủa xả Việt Nam xâm lược.

    Đến khi Heng Samrin (cựu thủ lãnh Khmer Đỏ, sau chống lại Polpot và sang Việt Nam nhờ hỗ trợ, cùng với 150.000 quân tình nguyện quay về tiêu diệt Khmer Đỏ, trở thành Lãnh tụ Đảng nhân dân cách mạng Campuchia) đủ mạnh để khống chế các phe phái ở Campuchia... Việt Nam rút quân theo quy ước đã bàn trước đây. Sihanouk về nước làm vua, đến lễ lạt ngoại giao lại cảm ơn bạn Việt Nam đã giải phóng cứu thoát khỏi diệt chủng.

    Mời các bạn đọc Hồi ký Sihanouk, để biết rõ: “Việt Nam đã nhân nhượng, nhưng Khmer Đỏ càng lấn tới ngay từ khi chúng còn chưa cầm quyền; và Sihanouk đã hóng gì trong những ngày đen tối nhất dưới tay Khmer Đỏ- ông không một lời đổ lỗi cho Việt Nam, không oán trách 10 năm Việt Nam có mặt tại Campuchia bởi ông hiểu rõ không có 10 năm đó thì ngai vàng của ông sẽ không bền lâu, Campuchia sẽ không bao giờ hòa bình thực sự”.

    2. Sok Touch, Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia khi còn là cậu bé 5 tuổi, chạy theo cha vào rừng và phải gia nhập Khmer Đỏ, trả lời phỏng vấn trên Khmer Times.

    Dù từng là một thành viên của Khmer Đỏ, Touch luôn ca ngợi và bảo vệ sự chính nghĩa của quân tình nguyện Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của Pol Pot.

    "Là một học giả, thông điệp rõ ràng của tôi là khi người Việt Nam vào Campuchia năm 1979, họ đã giải cứu người Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ. Nếu không có sự can thiệp của bộ đội Việt Nam, tất cả chúng ta có thể đã bị giết... Năm 1989, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia, sau khi đánh bại về cơ bản tàn quân Khmer Đỏ, củng cố chính quyền cách mạng cho nước bạn và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình”. ông Touch nói, bác bỏ các luận điệu thù địch về sự hiện diện của quân tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia.

    3. Góc nhìn HunSen

    02 tác giả Harish Mehta và Julie Mehta của cuốn “Hun Sen nhân vật xuất chúng của Campuchia” (Hun Sen: Strongman of Cambodia) cho biết ngay tại Chương 1, về phần phỏng vấn HunSen rằng: “Cuộc phỏng vấn đã diễn ra êm xuôi cho tới khi chúng tôi hỏi ông một câu, trong đó chúng tôi đã nhắc đến hành động quân sự của Việt Nam để lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot như là một “sự xâm chiếm.”

    Điều này đã khiến cho ông Hun Sen đưa ra câu trả lời đầy sôi nổi, phẫn nộ. Ông đã nhanh chóng sửa lối giải thích lịch sử của chúng tôi, ông nói điều đó không bao giờ là một sự xâm chiếm, mà là một hành động GIẢI PHÓNG khỏi chế độ diệt chủng.

    Ông hỏi lại bằng tiếng Anh với giọng phải cố uốn ép lên xuống, một ngoại ngữ mà ông thấy khó và chưa bao giờ cảm thấy cần phải thành thạo “Làm thế nào tôi, một người Campuchia lại xâm chiếm đất nước của chính mình?”

    Sau khi được bộ đội Việt Nam tiếp nhận ngày 20/6/1977, ông đã yêu cầu phía Việt Nam giúp đỡ để lật đổ chế độ Pol Pot. “Tôi đã bị từ chối,” ông thất vọng kể.

    “Việt Nam cho biết nếu họ đồng ý yêu cầu của tôi xin giúp đỡ, họ sẽ bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia Dân chủ. Khi ấy chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng đàm phán với Campuchia Dân chủ để làm dịu các căng thẳng quân sự trên biên giới chung,” ông kể với vợ chồng nhà báo Mehta.

    Ông Hun Sen khẳng định: “Việt Nam luôn luôn tôn trọng sự độc lập và chủ quyền của Campuchia, các vị lãnh đạo của Việt Nam đã từ chối lời thỉnh cầu giúp đỡ của tôi và nói điều đó có thể làm phương hại đến mối quan hệ giữa hai nước.”

    Ông Hun Sen nói, một cơ hội “vàng” đã xuất hiện khi Pol Pot tấn công Việt Nam vào năm 1977. Thái độ gây hấn của Pol Pot đã đánh dấu thời kỳ bắt đầu thay đổi chính sách của Việt Nam.

    4. “01 bộ phận người Cam” thể hiện tình cảm với Việt Nam như nào ?

    Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia ở Phnom Penh tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Các hoạt động kỷ niệm quy mô lớn sau đó do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40.000 người tham gia.

    Ngày 7/1/2019, Hàng chục nghìn người tập trung ở sân vận động tại Phnom Penh kỷ niệm 40 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Sau khi giúp chính phủ mới của Campuchia ngăn chặn những âm mưu trỗi dậy trở lại của tàn quân Khmer Đỏ, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989. Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh nghĩa cử đó của Việt Nam mãi được khắc ghi. Các hoạt động kỷ niệm quy mô lớn sau đó do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn hàng vạn người tham gia trên toàn quốc.

    Vậy “người Cam ghét Việt Nam” ? hay “01 bộ phận nào đó” người Cam ghét Việt Nam ?!

    Qua tìm hiểu các bài viết có liên quan đến chủ đề “người Cam ghét Việt Nam” đều có những luận điểu sau:

    - “một thanh niên Cam nói “17/20 người trong số bạn bè của tôi ghét VN, và cho rằng VN có âm mưu mờ ám””. Luận điểm này thường được ghi nguồn là “Một bài viết trên báo Campuchia ngày 6-9-2014 đưa lời dẫn...”, qua tìm hiểu thì đó là tờ “The Phnom Penh Post”, nếu chỉ đọc cái tên thì đa số mọi người đều “ồ, đây là 01 tờ báo của người Cam”. Tất nhiên đây là 01 tờ báo ở Campuchia, có điều chủ của tờ báo này là “nhà xuất bản Michael Hayes” và được 01 tổ chức NGOs có trụ sở tại Úc đầu tư. Và bài báo này đăng tải năm 2014 (nhớ kỹ cái năm này nhé).

    - “ nhà tù S21 nơi trưng bày hàng trăm cái đầu lâu của dân Cam bị giết, giấy trắng mực đen ở đây vẫn tuyên bố VIệt Nam xâm lược Campuchia. Tại sao người Cam coi VN là quân xâm lược?”. Luận điểm này xuất hiện trên tờ “ The Cambodia Daily” và tờ báo này do Bernard Krisher, một nhà báo Mỹ thành lập. Krisher thuê hai nhà báo trẻ và tương đối thiếu kinh nghiệm, Barton Biggs và Robin McDowell, là biên tập viên của tờ báo từ năm 1993. Đồng thời luận điểm này cũng xuất hiện trên báo từ năm 2014 (lại là năm này).

    Nói thêm thì "Invade" và "occupy" được nhắc tới trong bài Nhà tù S21 thì trong tiếng Anh không mang hàm ý xấu dù theo tiếng Việt nhiều người lại hay dịch là "xâm lược", "chiếm đóng". Bởi trong tiếng Anh người ta cũng gọi nó là The Normandy Invasion - mà nếu dịch ra tiếng Việt sẽ là cuộc xâm lược Normandy, hàm ý là bọn xâm lược là bọn xấu xa. Các lực lượng Mỹ đóng quân ở Nhật Bản hay châu Âu sau Thế chiến cũng được gọi kể cả trong văn bản chính thức là Occupation Forces - các lực lượng chiếm đóng. Hai ví dụ này là bằng chứng để mọi người hiểu và bình tĩnh lại khi phản ứng quá mạnh mẽ với những từ ngữ không có chung nội hàm trong các ngôn ngữ.

    -> Vậy nên cái cụm từ "Invade" và "occupy" xuất hiện ở các bảng hướng dẫn tại Nhà tù S21 không có ý nghĩa là "xăm lược" hay "chiếm đóng". Theo đúng bản chất tiếng Anh là "Invade" có nghĩa là "đưa quân vượt biên giới... và "occupy" có nghĩa là "duy trì sự hiện diện".

    - “Tìm hiểu ân oán Việt Nam- Cambodia” do Tiến sĩ (?) Nguyễn Mai Phương đăng tải trên facebook cá nhân và được Page The X-file of History đăng tải lại gần đây đều sử dụng nguồn từ các báo chí phương Tây, thậm chí là trích nguồn các luận điểm trên của 02 tờ báo nêu trên để cho đậm đà bản sắc Campuchia. Và cũng thật lạ là bài này được tăng tải lên mạng từ năm 2014!

    *** Lát nữa phần dưới sẽ nói về cái năm 2014 này!

    5. Vì sao Việt Nam phải đóng quân 10 năm tại Campuchia ?!

    Về việc quân đội Việt Nam ở lại Campuchia sau khi đánh đuổi quân Khmer Đỏ về vùng biên giới, Hun Sen giải thích: “Chính tôi đã nói với Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam) và những người khác rằng nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại được, thì càng nhiều người sẽ bị giết. Vào thời điểm đó, các lực lượng của Campuchia không đủ sức chống lại Pol Pot và chúng tôi cần thời gian để củng cố các lực lượng và nền kinh tế của mình.”

    Ông nói thêm: “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế. Sau đó chúng tôi đồng ý họ sẽ thử giảm bớt các lực lượng của họ vào năm 1982. Chính phủ Việt Nam giảm quân số, còn chúng tôi sẽ tăng lực lượng của mình lên. Ngay cả khi là một Bộ trưởng Ngoại giao, tôi vẫn can dự vào một chiến lược như thế.”

    “Tôi vẫn còn nhớ cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao gồm Campuchia, Lào và Việt Nam ở Hà Nội vào năm 1985, chúng tôi đã đồng ý là các lực lượng bộ đội Việt Nam sẽ rút quân từ 10 tới 15 năm nữa. Nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Campuchia, và các cuộc đàm phán (hòa bình) giữa Sihanouk và tôi, chúng tôi đã rút các lực lượng bộ đội Việt Nam sớm hơn”.

    - Còn về phía Việt Nam quan điểm như sau:

    “Năm 1979 chúng ta mới chỉ đánh tan chế độ diệt chủng Pol pot, nhưng chưa tiêu diệt hết lực lượng Khmer Đỏ và kể cả thủ lĩnh của chúng, chúng vào rừng và chạy qua Thái Lan lập chiến khu nhận viện trợ của Mỹ, Trung Quốc, Singapore rồi sẽ phản công trở lại. Nếu VN rút quân thì vài ngày sau Pol pot sẽ trở lại Phnompenh, mọi chuyện quay lại xuất phát ban đầu. Tiếp tục ở lại tiêu diệt bằng hết Khmer Đỏ và giúp Campuchia xây dựng nhà nước là điều phải làm, không có cách nào khác.”

    Ngoài ra, Việt Nam vừa trải qua cuộc kháng chiến trăm năm mới giành lại toàn vẹn độc lập, thống nhất từ tay Pháp-Nhật-Mỹ, Chiến trang biên giới với Trung Quốc cũng chỉ vừa mới lắng xuống, quan hệ giữa 02 nước vẫn đang nóng. Không thể để xảy ra tình trạng “lưỡng đầu thọ địch” như năm 1979. Đồng thời, khối ASEAN lúc đó được thành lập chủ yếu là để chống lại Việt Nam, tư duy lãnh đạo Việt Nam lúc đó thấy rõ “Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào nhưng chư hầu của Mỹ thì vẫn vây bám Việt Nam”. Nếu không thể đảm bảo tuyến phòng thủ phía Tây Nam vững chắc để duy trì sự bình ổn cho đất nước thì vĩnh viễn Việt Nam sẽ không bao giờ có thời gian xây dựng, phát triển đất nước. Ở thế bất khả kháng, Việt Nam buộc phải duy trì sự hiện diện ở Campuchia trong 01 thời gian dài.

    Thêm nữa, khi đó quân đội Cách mạng nhân dân Camphuchia mới được tái thành lập, khí tài thiếu thốn, kinh nghiệm gần như không có. Các thế lực trong nước (Cam) liên tục xuất hiện chống đối, Thái Lan đã tổ chức hàng ngàn căn cứ “kháng chiến” xung quanh biên giới “Thái-Cam” làm nơi ẩn náu không chỉ cho Khmer Đỏ mà còn cho các thế lực chống Việt Nam. Phe “Bảo Hoàng” gia tăng việc tuyên truyền hình ảnh cho Sihanouk như “01 vị cứu tinh có thể gắn kết dân tộc” chống lại việc xây dựng 01 nhà nước XHCN ở Campuchia. Vấn đề “thù trong - giặc ngoài” ở Campuchia chỉ trực nổ tung, cái hòa bình cỏn con mà người Cam mới đạt được có thể bị hủy chỉ trong 01 ngày! Tướng Heng Samrin giữ trạng thái trung lập càng gây khốn khó cho HunSen trong việc chấn chỉnh nội bộ Campuchia. Chính vì thế việc duy trì sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia đã giúp đất nước này thoát khỏi cái vấn nạn như Syria, Yemen, Libia... đang diễn ra lúc này.

    6. Vì sao có “01 bộ phận người Cam ghét Việt” và cái luận điểm này xuất phát từ đâu ?

    - Jaturapattarapong, cựu sinh viên trường Đại học Queensland trả lời BBC News (UK) như sau: “Đảng đối lập Chính phủ Hun Sen luôn duy trì chính sách bài Việt Nam. Các chương trình tuyên truyền đều nhắm vào cộng đồng người Việt, với phần lớn dân số Campuchia sống tại nông thôn, họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin truyền bá này.”

    - Năm 2012, Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) được thành lập và năm 2013 thực hiện cuộc chạy đua cuộc tổng tuyển cử năm đối đầu với Đảng nhân dân Campuchia. Để thực hiện việc “kiếm phiếu bầu”, CNRP đã tung ra chiêu bài “cây thốt nốt mọc đến đâu, đất (xưa) của người Cam trải dài đến đó” xúi giục bộ phận người dân Cam mà nòng cốt là những thành phần trước đây được hưởng lợi từ chế độ Lon Nol và Khmer Đỏ ra mặt chống phá, cũng trong quá trình chạy đua này CNRP đã nhiều lần tổ chức các cuộc “vượt biên trái phép” sang Việt Nam để cắm mốc chủ quyền, đòi lại đất của Đế quốc Khmer (trước đây), đỉnh điểm là năm 2014 số vụ xâm phạm lãnh thổ Việt Nam do CNRP giật dây ngày càng nhiều, khiến cho Việt Nam phải tăng cường mức độ cảnh báo quốc phòng.

    Tại thời điểm này (năm 2014), “Đoàn hòa bình (Peace Corps)” của Mỹ bị Cục An ninh Campuchia điều tra với lý do đứng sau việc hẫu thuận cho CNRP tổ chức các hoạt động nhằm lật đổ HunSen. Được biết việc thành lập CNRP cũng có sự “lobby” của PC đối với các chính trị gia, đảng phái khác trong chính phủ nhằm tạo ra thế cân bằng với Đảng Nhân dân Campuchia của HunSen. Đến năm 2017, “Đoàn hòa bình (Peace Corps)” bị Chính phủ Campuchia buộc phải rút khỏi Campuchia, cũng trong năm này CNRP bị Tòa án Tối cao Campuchia ra phán quyết giải thể với tội danh “PHẢN QUỐC”, âm mưu lật đổ chính quyền hiện tại một cách bất hợp pháp.

    Như vậy, Luận điểm “người Campuchia ghét Việt Nam” thực chất bắt đầu nở rổ và phát triển mạnh tạo thành “dòng tư tưởng” trong người Việt là từ năm 2014. Khi mà CNRP và Mỹ đứng sau thực hiện các âm mưu nhằm phá hoại tình đoàn kết “Việt-Cam” cũng như âm mưu lật đổ chính quyền HunSen.

    Phải chăng “tinh thần tự nhục” của người Việt đã vượt quá sự kiểm soát kể cả về mặt tinh thần khi mà chỉ cần “nghiên cứu” các tài liệu có nguồn gốc từ “Tây-Mỹ” là y rằng tin răm rắp, rồi từ đó về biên thành 01 bài dài ngoằng gắn thêm cái mác “Tiến sĩ” sau đó khiến cả ngàn người Việt “tự nhục” tin theo, để rồi trong tiềm thức cứ đinh ninh “người Cam ghét Việt Nam”.

    Tôi đảm bảo rằng, “01 bộ phận người Cam ghét Việt Nam” là có, bởi ở thời kỳ nào, đất nước hay chế độ nào luôn luôn có 01 bộ phận nào đó của dân tộc nào đó ghét những dân tộc, đất nước khác. Có điều đừng nhập nhằng ghi rằng “người Cam ghét Việt Nam”, 01 bộ phận kia không đại diện cho tất cả. Còn những người Campuchia có tiếng nói, có uy tín và đã từng tham gia Khmer Đỏ đã lên tiếng nhiều lần phản bác cái luận điểm “người Cam ghét Việt Nam”!

    Các bạn không chung tay xây dựng đất nước được thì cũng đừng góp công phá hoại ! Giữa đám đông có thể lạc quan, có điều khi còn một mình thì... lạc lối đấy!

    P/s: Ai cho tôi tỷ lệ hay con số ước lượng” người Cam ghét Việt Nam” với! Còn bạn nào muốn biết người Campuchia có ghét Việt Nam không thì cứ xác balo đi du lịch xuyên Cam 01 lần để xem có bao nhiêu nhé... đừng vội chắc chắn nếu gặp phải 01 02 trường hợp!


    https://www.facebook.com/8.baolua/posts/1168036233404740
     
    DkLx, Mrphung, redie and 17 others like this.
  13. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    lâu lâu mới có 1 bài phân tích và giải thích đúng tại sao lão lý hiển long nói vậy :

    VietTimes -- Bài phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 hôm 31/5 đã gây nên những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế và khu vực. Trang tin Hoa ngữ độc lập Đa Chiều hôm 4/6 đã đăng bài của tác giả Trữ Ân nhan đề “Phát biểu của ông Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La rốt cục nói thay cho ai?” giúp hiểu được phần nào nguyên nhân ông ta lại phát biểu như thế. VietTimes xin chuyển ngữ nguyên văn để bạn đọc tham khảo.


    [​IMG]

    Phát biểu của ông Lý Hiển Long tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La hôm 31/5 đã gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế.

    Trữ Ân là Giáo sư Khoa Quản lý Công cộng, Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc. GS Ân viết:

    “Gần đây, bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) tại Hội nghị thượng đỉnh Shangri-La năm nay đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trên các mạng xã hội tiếng Trung. Điều đáng nói là khi ông Lý Hiển Long thực hiện bài phát biểu này, thì tiếng Anh, ngôn ngữ chính thức của Singapore đã được ông sử dụng theo tập quán. Tuy nhiên, khi trang web của Văn phòng Thủ tướng Singapore đăng tải bài phát biểu, bản dịch chính thức tiếng Trung cũng được công bố với dụng ý không cần nói mọi người cũng rõ.

    Trên thực tế, nếu chỉ đơn thuần bàn về bài phát biểu thì phát biểu của Lý Hiển Long không phải là mới. Nó phù hợp với mạch quan điểm của các quan chức chính phủ Singapore trong suốt 1 năm qua. Lập luận cốt lõi vẫn là hai bên Trung Quốc và Mỹ tốt nhất là nhượng bộ lẫn nhau và hai bên Trung – Mỹ không nên ép buộc các nước thành viên ASEAN phải lựa chọn đứng về bên nào.

    Điều thực sự hấp dẫn là có hai điểm: tại sao trong số các nước ASEAN, Singapore luôn liên tiếp phát biểu thúc đẩy hai nước Trung – Mỹ giảng hòa? Và tại sao lần này Lý Hiển Long ngay khi bắt đầu bài phát biểu lại bất chấp nguy cơ gây tổn thương các nước thành viên khác khi nói về lịch sử phát triển của ASEAN?

    Trên thực tế, hai vấn đề này có liên quan đến nhau.

    Trước tiên chúng ta hãy xem xét câu hỏi thứ hai. Nếu không phải Lý Hiển Long dành thời lượng lớn để đề cập đến, e rằng sẽ không có nhiều người nhớ rằng ý định ban đầu của ASEAN là nhằm lập “liên minh quân sự chống Cộng”, để chống lại xu thế lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh; càng không ai có thể nghĩ rằng vào năm 2019 mà vẫn còn nghe nhắc đến lịch sử “Việt Nam xâm lược Campuchia” tại một diễn đàn quốc tế lớn.

    [​IMG]
    Ông Lý Quang Diệu người đặt nền móng cho sự phồn vinh kinh tế và vị thế ngoại giao quan trọng cho Singapore trên trường quốc tế
    Lý Hiển Long đương nhiên biết rằng hiện có hai quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa trong số các thành viên ASEAN; hẳn ông cũng biết rằng Việt Nam ngày nay vẫn coi việc họ đưa quân vào Campuchia là một cuộc chiến chính nghĩa. Nhưng ông cũng biết rõ những điều trên là cơ sở lịch sử để đặt cha ông và Singapore trở thành ngọn cờ ngoại giao của ASEAN. Chính vì những nỗ lực ngoại giao của ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) trong giai đoạn lịch sử quan trọng nói trên mà ông và Singapore hôm nay mới có được quyền thay mặt ASEAN phát ngôn tại diễn đàn quốc tế.

    Lần này, những chuyện cũ lại được nhắc lại. Thứ nhất là sử dụng bài học lịch sử để nhấn mạnh “dĩ hòa vi quý, hợp tác cùng thắng”, thứ hai là lợi dụng diễn đàn quốc tế để tập hợp sự đồng thuận của ASEAN về cuộc va chạm thương mại Trung - Mỹ.

    Về vấn đề va chạm thương mại Trung - Mỹ, hiện nay thái độ của các nước ASEAN thực sự khá tinh tế. Một mặt, các quốc gia như Singapore và Malaysia đã cảm thấy bị ảnh hưởng bởi va chạm thương mại Trung – Mỹ và họ đều có ý khuyên (Trung – Mỹ) giảng hòa; mặt khác, các quốc gia như Việt Nam và Indonesia cũng “im lặng phát tài”, ra sức tiếp nhận các công ty chế tạo của nước ngoài từ Trung Quốc Đại lục chuyển sang do va chạm thương mại.

    Trong chuyện này Việt Nam đã hưởng lợi nhiều nhất. Chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm nay, quy mô đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng 81% so với cùng kỳ năm trước. Vàng và bạc thật như vậy đương nhiên khiến các nước như Việt Nam có thái độ "đầu cơ" đối với va chạm thương mại. Cùng ngày mà Lý Hiển Long phát biểu, truyền thông Singapore đã đăng một tin: “Được lợi từ va chạm thương mại Trung – Mỹ, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Singapore sau 10 năm nữa”.

    Xét riêng từ góc độ kinh tế, nói riêng, Singapore có diện tích rất nhỏ, khó có thể hưởng lợi trực tiếp từ chuyển giao chuỗi công nghiệp. Tổng lượng kinh tế của Việt Nam và Indonesia tăng lên, chỉ có thể đem lại cho Singapore tăng một phần nguồn khách du lịch và các ngành dịch vụ khác, hiệu ứng lan tỏa tích cực không rõ ràng. Về chung, mặc dù một số nước ASEAN có thể hưởng lợi từ va chạm thương mại, tăng cơ hội việc làm và xuất khẩu ngoại thương, nhưng một khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái do va chạm thương mại, thì môi trường ngoại thương nói chung của ASEAN cũng sẽ xấu đi, được không bằng mất.

    Vì vậy, quay trở lại câu hỏi đầu tiên: tại sao Singapore thường xuyên “thúc đẩy (Trung – Mỹ) hòa giải”? Có điều, những cân nhắc về kinh tế chỉ là những yếu tố bề ngoài. Như ông Lý Hiển Long nhiều lần nhấn mạnh, điều Singapore lo lắng hơn là cuộc đối đầu chiến lược Trung – Mỹ theo kiểu Chiến tranh Lạnh. Nguyên nhân không có gì khác, tác động chính trị của cuộc đối đầu Trung - Mỹ sẽ làm suy yếu đáng kể vị thế quốc tế đặc biệt mà Singapore nhờ những nỗ lực miệt mài qua nhiều thập kỷ mới có được.

    Kể từ khi thành lập đất nước, ông Lý Quang Diệu đã ý thức rõ ràng, là quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nền tảng lập quốc của Singapore quyết không phải là thiện chí của các cường quốc láng giềng, mà cũng không thể nhờ sức mạnh cứng của trần nhà (thực lực của bản thân), mà là quan hệ chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và an ninh do quan hệ đó mang lại.

    Nếu không thể đại diện cho ASEAN, thì Singapore không là gì cả; nếu chỉ có ASEAN, thì Singapore cũng không là gì trong ASEAN – Lý Quang Diệu đã quán triệt nguyên tắc ngoại giao này đến cực độ; cuối cùng, ông đã trở thành trung gian và người đảm bảo giữa các cường quốc bên ngoài và ASEAN, là đồng minh an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực, là người đặt cược kinh tế của Trung Quốc và người phát ngôn ngoại giao của ASEAN, nhờ đó đã mang lại cho Singapore một vị thế ngoại giao và uy tín quốc tế vượt xa thực lực của chính mình.

    [​IMG]
    Ông Lý Hiển Long gặp khó khăn trong việc kế thừa sự nghiệp của người cha
    Thế nhưng, với sự ra đi của ông Lý Quang Diệu, mặc dù Lý Hiển Long có ý tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát do người cha để lại, nhưng ông thiếu uy tín lịch sử và các mối liên hệ quốc tế của người cha, lại phải đối mặt với ảnh hưởng do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các đối tác trong ASEAN mang lại. Đó là chưa kể áp lực của việc đối thủ Mahathir Mohamad quay lại trường đua.

    Điều không may trùng hợp là Lý Hiển Long cũng phải bắt đầu trao một bộ phận quyền lực cho cái gọi là “cốt lõi lãnh đạo thế hệ thứ tư” và bắt đầu một giai đoạn chuyển tiếp mới của chính thể đặc biệt Singapore.

    Nếu Trung Quốc và Mỹ đi đến một cuộc đối đầu toàn diện vào thời điểm này, không chỉ không gian xung quanh Singapore sẽ biến mất, mà đối với một nước theo chủ nghĩa thực dụng như Mỹ, thì vị trí chiến lược của Indonesia và Việt Nam cao hơn nhiều so với Singapore. E rằng Singapore sẽ từ vai trò ngọn cờ biến thành khán giả, thậm chí có nguy cơ trở thành quân cờ. Viễn cảnh đó rõ ràng không phải là điều Lý Hiển Long muốn thấy. Vì vậy, Singapore mới liên tiếp kêu gọi một mức độ nhiều chưa từng thấy để xoay chuyển sự thù địch giữa các nước lớn trong khu vực Đông Á; thậm chí không ngần ngại sử dụng giọng điệu tâng bốc, lấy lòng để giành được sự công nhận và hiểu biết của các nước lớn.

    Những người khôn ngoan thì có thể làm cho những điều nhỏ bé trở nên lớn lao và bài phát biểu của ông Lý Hiển Long là một biểu hiện của cuộc đấu tranh của Singapore, một quốc gia nhỏ vì lợi ích của chính mình trong tình hình quốc tế biến đổi liên tục. Thuật lại chuyện của ASEAN ở trung tâm Singapore dường như muốn làm rõ bộ mặt lịch sử của ông Lý Quang Diệu, nhưng nó cũng là một canh bạc trong chăn đối với Singapore và chính quyền họ Lý. Một khi sóng gió ập đến thì Lý Hiển Long và Singapore sẽ tích lũy một uy tín lịch sử mới và tiếp tục đóng vai trò điều phối viên Đông Á với tư thế siêu việt.
    https://viettimes.vn/ong-ly-hien-long-rot-cuc-noi-thay-cho-ai-tai-doi-thoai-shangri-la-356272.html
     
    Mrphung, redie, Bão... and 1 other person like this.
  14. Vouu3

    Vouu3 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    6/12/16
    Bài viết:
    5,367
    Mấy thằng miên khmer gần nhà tau hồi trước kể sống ở cam cực như con chó, qua đây được ông chủ xưởng gỗ vớt lên rồi cho làm việc + dạy tay nghề nên tụi nó khoái ở đây lắm. Có thằng còn nói có chặt đầu nó thì nó cũng đéo chịu về bển :))
     
  15. quocquang911

    quocquang911 Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/8/04
    Bài viết:
    859
    Trời đụ. Vậy mà toàn thấy chương trình cựu quân nhân than nghèo kể khổ '@^@|||'@^@|||
     
  16. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,806
    Geopolitics. Bài này không có ý nào mới nhưng trình bày hay, gãy gọn, ý nào ra ý đó.

    TL;DR cho chú nào không đọc, và bonus một tí:

    - ASEAN sinh ra để chống cộng, đích danh là chống VN trước rồi chống xô chống tàu. Chính 5 nước ASEAN ban đầu đã ủng hộ vũ khí và che chở cho tàn quân Polpot đánh nhau dai dẳng với VN suốt 10 năm trời.
    - Chính sách ngoại giao của Sing là chính sách ngoại giao tiểu quốc: giữ độc lập và gây dựng chỗ đứng trên trường quốc tế vượt tầm quốc gia. Giữ độc lập nghĩa là bị quốc gia nào chi phối, không phụ thuộc bất cứ ai. Chỗ đứng trên trường quốc tế đến từ quân sự, hoặc kinh tế combo cùng sự khéo léo của người lãnh đạo. Chính sách kinh tế và ngoại giao của Sing cũng khá đặc thù do lãnh đạo cầm quyền cực kỳ lâu nên khá rõ nét. Lý Hiển Long phát biểu gây sốc về bản chất cũng chỉ là tiếp nối chính sách ngoại giao do đồng chí bố vạch ra, cố gắng duy trì vị thế ngoại giao của Sing (như bài báo nói là "đại diện ASIA"), nên đứng từ góc nhìn đó thì chửi Việt Nam "xâm lược" bất chấp chính quyền cam hiện tại + VN phản đối, cũng như đá lái về 5 nước ASEAN ban đầu là phù hợp.

    Dưng hợp thì hợp chứ tớ cứ chửi đm thằng Lý Hiển Long, vì mày đang chửi máu xương của ông cha tao.
     
    enbeen, tomoboy, Mrphung and 27 others like this.
  17. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    Tùy. Ở vn đầy vùng có bọn dân tộc xuống cũng thế.

    Bao ăn ở, tháng trả 1 tr 2 tr nó cũng làm, mà làm như trâu luôn!
     
  18. tthixk

    tthixk Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/4/06
    Bài viết:
    0
    Gần nhà thì 1 thằng Mỹ trắng làm lính hết thời hạn ra quân qua VN lấy vợ, nó bảo tiền nó sống cả đời ở VN ko hết, đấy là nó còn làm lính ở Mỹ, chứ nếu đánh viễn chinh gấp vài ba lần nó.
     
  19. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    Có thằng việt f1 vào quân đội mẽo có nói đó, vừa vào binh bét dc 3k 1 tháng rồi!
     
  20. Ivalice

    Ivalice Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/9/07
    Bài viết:
    1,156
    Nơi ở:
    Acients City of Giruvegan
    Ông cha bỏ mạng nơi xứ người mà chả được cái qq gì, bây giờ lại nghe con cháu chửi mình đi xâm lược chắc đội mồ sống lại.
     

Chia sẻ trang này