Đằng sau sự hào phóng của chủ quán bar tại New York là kế hoạch trục lợi bảo hiểm nhân thọ. Một buổi tối tháng 7/1932, Marino (ông chủ quán bar), Murphy (nhân viên quầy bar), Pasqua (nhân viên nhà tang lễ), và Kriesberg (chủ cửa hàng trái cây) tụ tập tại quán bar ở thành phố New York (Mỹ) để tìm kiếm nạn nhân tiếp theo. Trước đó, chúng vừa lừa một phụ nữ lang thang mua bảo hiểm nhân thọ rồi lừa đi vào vùng hoang dã giữa mùa đông cho chết cóng. Vụ này giúp 4 tên được hưởng khoản bồi thường khá lớn. Kriesberg (trái) và Murphy. Cả nhóm chọn mục tiêu tiếp theo là người đàn ông tên Michael Malloy, sinh năm 1873, từng làm lính cứu hỏa thành phố New York. Sau khi về hưu, Malloy nát rượu tới khuynh gia bại sản, trở thành kẻ lang thang. Bốn tên thống nhất phải làm cái chết của Malloy trông tự nhiên, nếu không chẳng những không nhận được tiền mà có thể còn bị cảnh sát hoài nghi. Trước khi gây án một tháng, bọn chúng tìm cách mua bảo hiểm nhân thọ cho Malloy với người thụ hưởng là Marino. Biết Malloy nghiện rượu nặng, Marino cho "con mồi" được uống miễn phí vô thời hạn trong quán bar để sẽ đến lúc chết vì say. Tuy nhiên, tửu lượng của Malloy quá cao khiến kế hoạch kéo dài một tháng mà không có hiệu quả. Nếu cứ tiếp tục thế này, quán bar của Marino có thể sẽ phá sản. Sau thất bại lần đầu, băng nhóm chuyển sang phương pháp đầu độc. Chúng cho thêm vào rượu các loại chất có hại cho cơ thể. Lần nào Malloy cũng uống đến bất tỉnh nhưng sáng hôm sau lại hoạt bát như thường. Thấy rượu không có tác dụng với Malloy, cả nhóm chuyển sang đầu độc qua đường thực phẩm song cũng không đạt được mục đích. Cuối cùng, chúng quay lại phương pháp cũ - làm cho Malloy chết cóng. Nửa đêm nhiệt độ âm hơn 20 độ, Malloy bị chuốc rượu say mèm, lột quần áo rồi ném lên ghế băng trong công viên. Nhưng sáng sớm hôm sau, chủ quán bar lại thấy Malloy mò tới gọi rượu uống cho nóng người. Sốt ruột vì các phương pháp trên đều không có hiệu quả, chúng thuê tài xế taxi cố ý tông vào Malloy. Kỳ lạ, sau vài tuần điều trị, Malloy xuất viện với băng gạc đầy người. Thấy Malloy trở về, bốn tên tuyệt vọng. Ngày 23/2/1933, chúng nhốt Malloy trong phòng và làm cho tắt thở. Hiện trường vụ sát hại Malloy. Kế hoạch thành công, bốn tên bỏ tiền làm giả giấy chứng tử, tuyên bố Malloy chết vì viêm phổi. Chúng vội vã mang Malloy đi chôn rồi đến công ty bảo hiểm đòi thanh toán. Công ty bảo hiểm ban đầu bồi thường một phần hợp đồng trị giá 3.500 USD (tương đương với 70.000 USD hiện nay), sau đó do nghi ngờ nên đòi khám nghiệm thi thể. Khi bị từ chối, công ty báo cảnh sát để khai quật điều tra, từ đó phát hiện Malloy chết vì trúng độc hơi gas. Bốn tên nhận án tử hình bằng cách ngồi ghế điện vào năm 1934. Liên quan vụ án, người thứ 5 là tài xế taxi nhận án tù giam. Theo Khang Diệp (Vnexpress)
Cho uống rượu nóng trong người như lò sưởi quăng ra ghế lạnh không chết cũng có lý. Sao không giả bộ cho uống rượu rồi té cầu, té sông cho lẹ.
rượu nó không có tác dụng sinh nhiệt, uống rượu tăng tốc độ máu lưu thông tăng tính dẫn nhiệt thì nó nóng người lên thôi, cơ mà nhiệt này nó lấy từ trong cơ thể, nếu không có nguồn bổ sung thì chết còn nhanh hơn là chưa uống, thằng này bị nó lột đồ ném ra ngoài trời -20 độ mà đéo chết cũng chứng tỏ số con gián rồi
Cái ông trong bài là lính cứu hỏa nên chắc thời trẻ ko được uống rượu và thể chất cũng phải rất tốt do điều kiện công việc Chứ thử là mấy bố ngồi văn phòng thì chắc chết lâu rồi
trước quen ông bác ở Nga về, ổng kể có lần ổng uống quắc cần câu bên nhà hàng xoms rồi đi về, ngã xong ngủ mẹ luôn ở hàng rào từ trưa đến tối giữa mùa đông, may mà có ng đi qua ko là chết toi rồi, lúc tìm thấy là ng đang phủ đầy tuyết. Công nhận ổng trâu vãi.
Tối qua đi nhậu thế nào mà tới tận bây giờ vẫn nôn nao khó chịu, chắc uống phải rượu đểu. Đọc bài này xong lại thấy khó chịu thêm. Từ giờ thề không uống rượu nữa đâu
Chắc hồi xưa mới có, chứ bây giờ người thụ hưởng bh phải là bố mẹ, vợ chồng, con ruột. Anh em hình như cũng ko dc.