Gian hàng 0 đồng "ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho": Cảm ơn Sài Gòn và những người Sài Gòn tử tế! Chỉ một lời nhắn “Ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho” được in chỉn chu trên biển hiệu, người đến nhận không ngại mà người đem cho cũng thấy mát lòng. Những ngày qua, ai đi ngang số 387 Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình đều hiếu kỳ trước một cửa hàng quần áo 0 đồng mang tên “Ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho”. Cửa hàng đồng giá này nằm trong khuôn viên nhà thờ Tân Sa Châu, số 387 Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM. Chỉ 3-4 giá đỡ dựng lên từ thanh sắt, quần áo được treo cẩn thận bên dưới mái che là thành một cửa hàng. Các vật dụng khác như mũ nón, giày dép, đồ chơi… cũng được bày biện ngay ngắn chờ chủ nhân đến mang về. Khu chợ 0 đồng ấm tình người giữa Sài Gòn “Nguồn hàng” tại đây được nhập về từ khắp nơi, từ cá nhân đến cơ quan đoàn thể. Chốc chốc lại có người đi xe máy hoặc các anh, các chú xe ôm công nghệ đỗ xịch trong sân, mang theo bọc lớn bọc bé quần áo, vật dụng giao cho “nhân viên” cửa hàng. Gọi là cửa hàng nhưng nơi đây không nhằm kinh doanh mà đơn thuần là chỗ để ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho. Từ người bán hàng rong đến sinh viên, người đi làm..., hễ ai cần đồ gì thì đến lấy, ai có đồ dư thì mang đến ủng hộ. Hỏi ra mới biết đây là ý tưởng của Cha Phó nhà thờ Tân Sa Châu cùng các thành viên trong giáo xứ, hướng đến những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Thứ người ta cho và nhận ở cửa hàng không lợi nhuận này chính là những bộ quần áo và vật dụng cũ có, mới có. Chỉ một lời nhắn “Ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho” được in chỉn chu trên biển hiệu, người đến nhận không ngại mà người đem cho cũng thấy mát lòng. Với những người lao động nghèo nơi đây thực sự là một điều kỳ diệu Và thứ để người ta "lấy" và "cho" chính là những chiếc quần áo, cũ - mới đó. Thậm chí nhiều quần áo ở đây còn khá tươm tất, sang trọng và mới toanh. Với những người lao động hoặc đang có hoàn cảnh khó khăn, quả thật khu chợ 0 đồng này như một điều kỳ diệu với họ vậy. Giữa trưa nắng, một cụ già bị bệnh tai biến không thể tự mình di chuyển đang loay hoay chọn một đôi giày. Được biết do giày của ông bị rách nhưng hoàn cảnh không cho phép ông sắm sửa. Chỉ tay về hướng đôi giày da trên kệ, ông nhờ người lấy giúp rồi nói như phân trần: "Tôi vào mấy lần rồi hôm nay mới gặp đôi giày vừa chân. Chân tôi nhỏ quá cũng khó. Đôi giày cũ rách đã lâu, tôi cố chờ đến tận hôm nay mới được", theo Vietnamnet. Người đàn ông bị tai biến đến chọn giày (Ảnh: Vietnamnet) Những người đến chợ 0 đồng ai nấy đều nghèo, nhưng chẳng ai tham lam cả. Họ chỉ lấy đúng thứ mình cần. Cứ như thế, người thừa mang đến, người thiếu lấy đi, ngày này qua tháng nọ mà khu chợ ngày một ấm áp. https://www.yan.vn/gian-hang-0-dong-o-sai-gon-ai-thieu-den-lay-ai-du-den-cho-209489.html
Thì nó "make color " cũng tầm 5 năm nay rồi.. Sân nhà thờ sáng ngày thường làm chợ tình thương, Tối là sân chơi cho thiếu nhi.. Nếu tính gian hàng thì nó nhen nhóm khoảng từ giữa 2015 đến giờ rồi
Cái này ở đáng sống có, nhưng có bọn nào đó vào lựa hết đồ đẹp không thèm xếp đống còn lại, vứt lung tung lên. Nghe nói là bọn shop lựa để bán. Nên dẹp rồi.
Dân Chúa làm việc tốt thì chưa thấy khen nhưng mà một vài cá thể xàm chym là quy chụp cả bọn chồn ăn lúa trong khi méo biết đã sống tốt như người ta chưa nữa Thay vì cho bọn nhỏ cắm mặt ipad thì cha mẹ dắt con đi lễ rồi sinh hoạt trong cộng đoàn thấy có lý với cũng yên tâm mà lại chả tốn xu nào.