Chủ nhật, 16/2/2020, 19:00 (GMT+7) Sư tử trèo lên cây trốn đàn trâu trăm con KENYA Sư tử rơi vào thế yếu trước kẻ thù đông áp đảo và chỉ may mắn thoát chết khi đàn trâu bỏ cuộc trước. Sư tử tụt dần khỏi cành cây trong khi đàn trâu chăm chú theo dõi mọi cử động của nó. Ảnh: Caters News. Con sư tử đực vội vàng trèo lên cây keo khi bị 100 con trâu giận dữ truy đuổi trong vườn quốc gia hồ Nakuru, Kenya. Đàn trâu bao vây quanh gốc cây trong khi sư tử gầm gừ. Tuy nhiên, trọng lượng cơ thể khiến nó trượt chân và không thể leo cao hơn nữa. Cuối cùng, đàn trâu mất kiên nhẫn và bỏ đi, nhờ đó con mèo lớn có thể tụt xuống và trốn thoát an toàn. Nhiếp ảnh gia Neelutpaul Barua chụp loạt ảnh ghi lại màn chạy trốn ngoạn mục của sư tử. "Trâu rừng thường trở thành mồi của sư tử, nhưng lần này tình thế đảo ngược. Biết rõ bản thân không thể bám trụ lâu trên cây, sư tử liên tục nhe nanh đe dọa những con trâu rừng. Dù vậy, nó bị đàn trâu áp đảo về số lượng", Barua kể lại. Trâu rừng châu Phi hay còn gọi là trâu Cape là một trong 5 loài vật lớn ở lục địa đen (Big Five) cùng với sư tử, báo hoa mai, tê giác và voi. Loài trâu này có thể nặng 1.000 kg. Trâu rừng phân bố rộng rãi ở miền đông và nam châu Phi và không phải loài nguy cấp. Để săn trâu rừng thành công, sư tử phải phối hợp ăn ý với cả đàn mới có thể hạ gục con mồi to lớn này. Nếu sơ sẩy, sư tử có thể phải trả giá đắt, đó là những vết thương nặng hoặc bị đàn trâu giết chết. An Khang (Theo Caters News)
Bọn bị ăn thịt đang làm cách mạng lật đổ bọn ăn thịt. Hôm nay là lũ sư tử, ngày mai là tất cả bọn hổ, báo, cá sấu, gấu, ... Loài bị thịt trên toàn thế giới, đoàn kết lại!
Vụ này đúng là bị bơm vá lửa cả thế giới từ tây sang ta, luôn nghĩ sư tử cái đi săn, sư tử đực nhàn rỗi lười biếng. Thực tế thì sư tử cái chỉ đi săn với tần suất cao hơn sư tử đực 1 chút, vì sư tử đực còn trách nhiệm khác là bảo vệ lãnh thổ.