“Con cá sấu tên Saturn, thuộc loài bản địa Mississippi, đã qua đời vì già yếu”, Sở thú Moscow thông báo trên mạng xã hội hôm 23.5, theo Hãng tin Ruptly hôm 24.5. Saturn được cho khoảng 84 tuổi khi chết, mức tuổi thọ ấn tượng đối với loài này, vốn chỉ sống trung bình từ 30 – 50 năm trong điều kiện hoang dã. Không giống như đồng loại tận hưởng sự tự do trong môi trường tự nhiên, Saturn trải qua cuộc đời đầy sóng gió. Chào đời ở Mỹ vào năm 1936, nó được tặng cho Sở thú Berlin, nơi lãnh tụ phát xít Đức thường đến thăm. Một số người tin rằng con cá sấu thuộc bộ sưu tập cá nhân của nhà độc tài, trong khi những người khác cho rằng Saturn đơn giản chỉ được ông yêu thích so với những con vật khác trong sở thú. Đối với những người tìm cách chỉ trích nguồn gốc của con cá sấu trên, Sở thú Moscow nhanh chóng khẳng định quan điểm của mình: “Động vật chẳng dính dáng gì đến chính trị. Thật là lố bịch nếu kỳ thị chúng vì tội lỗi của con người”. Vào năm 1943, Sở thú Berlin trúng không kích của quân đồng minh, với một trong các quả bom phá hủy khu thủy cung của vườn thú. Hơn 20 con cá sấu các loại thiệt mạng, nhưng một số may mắn sống sót, trong đó có Saturn. Đến năm 1946, quân Anh quyết định giao con vật cho Liên Xô và cá sấu Saturn chuyển nhà đến Moscow cho đến khi qua đời vào cuối tuần qua. Thông tin thêm từ wiki: 1. Trong WW2, khi sở thú Berlin bị phá hủy, chỉ có 96/16000 sinh vật sống sót. 23/9/1943 khi khu bể cá bị trúng bom, 20/30 cá sấu đã chết nằm rải rác trên con đường gần đó, cá sấu Saturn nằm trong số may mắn thoát chết. 2. Ba năm sau, 1946, lính Anh phát hiện Saturn và tặng Saturn tới Leipzig, từ đó Hồng quân chuyển Saturn tới sở thú Moscow vào tháng 7 năm 1946 cùng với 1 con trăn Ấn Độ. Saturn trở nên nổi tiếng ở đó vì lúc bấy giờ chỉ có 2 con cá sấu ở sở thú. Lúc đầu vì Saturn tới từ Đức nên người ta đặt nickname là Hitler sau đó đổi thành Saturn. 3. Năm 1903 xảy ra khủng hoảng hiến pháp ở Nga, những chấn động xung quanh đã làm Saturn kêu khóc lớn, người giữ sở thú nói rằng Saturn đang nhớ lại ngày tháng chiến tranh ở Berlin. 4. Năm 1950, Mỹ quốc tặng Liên Xô một con cá sấu cái để bầu bạn với Saturn. Con này tên Shipka, trẻ hơn Saturn 13 tuổi, và những quả trứng đẻ ra lại không nở thành con được. Sau đó Shipka chết, Saturn bỏ ăn một thời gian. Năm 2005, Saturn có bạn mới, là một con cá sấu 30 tuổi. 5. Thời gian ở Nga, Saturn nhiều lần sống sót qua một số vụ việc. Năm 1980, một mảng bê tông rớt trúng khu cá sấu nhưng Saturn đã trú ẩn dưới 1 hốc tường an toàn. Năm 1990, khu bể cá được xây mới, Saturn không chịu đi, không chịu ăn 4 tháng tưởng như chết rồi. Có 1 lần khách tham quan ném đá vào đầu Saturn nhằm đánh thức Saturn, sau đó các bác sỹ thú y phải chiến đấu để giữ lại mạng sống của Saturn hàng tháng trời. Cũng có lần du khách ném chai lọ gây thương tích cho Saturn. Năm 2010, Saturn không ăn cả năm trời, người ta phải tiêm vitamin để cầm hơi. May mắn là cuối cùng Saturn đã chịu ăn trở lại. 6. Những năm gần đây, Saturn dành phần lớn thời gian để ngủ. Một tuần ăn hai lần với thực đơn là cá, thỏ, chuột. 7. Vladimir Kudryavtsev, trưởng khu bò sát ở sở thú Moscow nói rằng ít ai biết về lịch sử biến động của Saturn, các nhân viên sở thú chỉ giới thiệu nguồn gốc từ Đức của Saturn cho những nhóm học sinh tới tham quan. Người ta cho phép các em học sinh thọc đầu chổi vào khu của Saturn, vì Saturn khá hiền lành. Chỉ có 1 lần vào năm 1970, Saturn đã cố gắng cắn vào tay của 1 nhân viên thiếu kinh nghiệm đang định đút Saturn ăn bằng tay. 8. Năm 2015, sở thú được cải tạo, Saturn được show trước công cộng trở lại. Cũng năm này, hãng Lacoste (logo cá sấu) đã tài trợ cho Saturn. 9. Saturn mất ngày 22/5/2020, thọ 83-84 tuổi trở thành cá sấu sống lâu nhất thế giới chỉ sau con Muja ở vườn thú Belgrade, cá sấu Missipisi thường chỉ sống 30-50 tuổi. Có thông báo Saturn sẽ được độn bông gòn để trưng bày tại bảo tàng State Darwin tại Moscow. Video: https://twitter.com/moscowzoo/status/1264144771020439552 https://thanhnien.vn/the-gioi/ca-sa...t-hitler-da-chet-o-so-thu-moscow-1228595.html
Tùy loại, loại nước ngọt tầm 70 năm, loại ở sông Nile tầm được 100 năm. Cá biệt có vài con sống cực thọ, con thọ nhất hình như 130 năm được cứu sống sau khi bị bắn 2 lần.