TT - Phản , phản roài

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi 20/02/2020, 20/9/20.

  1. Zainor Dean

    Zainor Dean Thợ cào phân

    Tham gia ngày:
    16/6/08
    Bài viết:
    10,892
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Bảo Đại sang HK ăn chơi quên đường về và xài tiền Việt Minh cấp cho. Sau đó mật thám Pháp rải tiền cho rồi thít cổ Bảo Đại mang về để làm bình phong cho chính quyền mới.

    Bảo Đại sau viết nhật ký vẫn gián tiếp thừa nhận, nhưng đổ lỗi cho bác Hồ là ko chịu cho tham gia chính sự cứ giấu diếm Bảo Đại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/20
    Uh mày giỏi and snoopyy like this.
  2. V.A

    V.A The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/11
    Bài viết:
    2,248
    Nơi ở:
    Hà Nội
    vị trí cố vấn của Bảo Đại lúc ý thì cũng k fai là chức vụ rõ ràng gì cả, Bảo Đại nghe những gì chính phủ báo cáo, và Bảo Đại hiểu vị trí cố vấn này là vị trí bù nhìn
     
    Frederica_Bernkastel and viendu like this.
  3. quoctoan123

    quoctoan123 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/11/12
    Bài viết:
    2,802
    Cập nhật kiến thức đi :)) hiv sinh con bình thường, con cái khoẻ mạnh không mắc bệnh hẳn hoi

    còn kế thừa ngai vàng thì học lịch sử đi, Sở vương bị nhà tần giết sạch cả họ mà hạng vũ còn tìm được đứa cháu vua họ xa đại bác bắn không tới đang chăn trâu về làm vua kìa =)) thiếu gì thì thiếu chứ họ hàng hoàng gia thì bốc không hết ấy
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/20
  4. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
    HIV bệnh h cũng thường thôi, cẩn thận tí là đc. Ung thư mới kinh.
     
  5. Must

    Must Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/1/08
    Bài viết:
    5,603
    Hongkong ver 2 đây chăng?
    :(tv)

    Lo ngại biểu tình 'nhấn chìm' Thái Lan

    Biểu tình sinh viên đòi cải cách chế độ quân chủ sục sôi suốt hai tháng qua, khiến Thủ tướng Prayut lo ngại Thái Lan "chìm trong biển lửa".

    Hàng chục nghìn người đã đổ ra đường ở Bangkok vào cuối tuần qua để biểu tình, tiếp nối các cuộc xuống đường đã diễn từ tháng 7, nhằm chống lại chính quyền của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Thủ tướng Prayut là cựu lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2014 và đặt Thái Lan dưới sự kiểm soát của quân đội trong 5 năm.

    [​IMG]
    Người biểu tình Thái Lan diễu hành trên phố Bangkok hôm 19/9. Ảnh: Reuters.

    Dưới chính quyền quân sự, hiến pháp mới đã được soạn thảo trước cuộc bầu cử năm ngoái. Ông Prayut đã được bầu là người lãnh đạo chính phủ dân sự, chiến thắng mà giới phân tích cho rằng được các điều khoản hiến pháp mới hậu thuẫn.

    Người biểu tình nói rằng toàn bộ cuộc bầu cử đã bị thao túng. Theo đó, họ gửi thư tới Vua Maha Vajiralongkorn để yêu cầu cải cách chế độ quân chủ, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cùng chính phủ của ông từ chức và soạn thảo bản hiến pháp mới, dân chủ hơn, thay thế hiến pháp hiện tại.

    Người biểu tình cũng yêu cầu bãi bỏ luật phỉ báng, quy định nhằm ngăn hoàng gia bị chỉ trích. Đây được xem là một trong các điều luật khắc nghiệt nhất thế giới, có thể khiến người vi phạm phải ngồi tù tới 15 năm với mỗi tội danh.

    Làn sóng bất bình của công chúng đã âm ỉ từ tháng 2, khi giới lãnh đạo của đảng đối lập, phe được giới trẻ Thái Lan ủng hộ, bị cấm tham gia chính trị. Nhiều người nói rằng động thái chống lại đảng Tương lai mới mang động cơ chính trị.

    Ngoài ra, Covid-19, đại dịch khiến nền kinh tế Thái Lan đóng cửa và rơi vào suy thoái, đã khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo ở quốc gia Đông Nam Á này.

    Hồi tháng 6, nhà hoạt động nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit, người từng sống lưu vong ở Campuchia, bất ngờ biến mất. Giới hoạt động am hiểu về mạng xã hội Thái Lan đồng loạt đăng Twitter yêu cầu câu trả lời về vụ mất tích.

    Chiến dịch trực tuyến này đã chuyển thành biểu tình trực tiếp từ giữa tháng 7 và làn sóng biểu tình trên khắp đất nước nổ ra, với ước tính 50.000 tham dự cuối tuần qua, biến đây trở thành biểu tình lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2014.

    Thái Lan nhiều thập kỷ qua đã vướng vào vòng xoáy của biểu tình bạo lực và đảo chính quân sự. Nhưng trong quá khứ, các phong trào này thường được các thế lực chính trị và tài chính hậu thuẫn. Phong trào biểu tình của sinh viên hiện tại không có một nhà lãnh đạo duy nhất, lấy cảm hứng một phần từ làn sóng biểu tình Hong Kong.

    Việc người biểu tình lần đầu lên tiếng đòi cải cách chế độ quân chủ, một vấn đề tương đối nhạy cảm, cũng là điểm khác biệt lớn của phong trào hiện tại so với trước đây.

    Theo hiến pháp, hoàng gia, gồm Vua Maha Vajiralongkorn, thường không can thiệp vào chính trị, nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn. Kể từ khi tiếp quản ngai vị năm 2016, ông thực hiện những thay đổi chưa từng có, khi trực tiếp kiểm soát tài sản của hoàng gia và chỉ huy hai đơn vị quân đội. Hậu thuẫn cho ông là quân đội bảo hoàng và gia tộc tỷ phú quyền lực.

    Phong trào biểu tình của sinh viên đã thu hút quan tâm và ủng hộ của đông đảo người dân Thái Lan, trong đó có rất nhiều người thuộc tầng lớp lao động. Phong trào này cũng lan rộng ở nhiều trường trung học khắp cả nước.

    "Chúng tôi phải chiến thắng nỗi sợ của chính mình, bởi nếu không chiến đấu, tương lai của chúng tôi sẽ không được cải thiện", Rewat Chusub, thợ may 41 tuổi tham gia biểu tình trước Cung điện hoàng gia cuối tuần qua, nói.

    [​IMG]
    Người ủng hộ hoàng gia Thái Lan biểu tình ở thủ đô Bangkok hôm 30/8. Ảnh: AP.

    Tuy nhiên, các nhóm bảo hoàng cũng tổ chức phong trào chống biểu tình quy mô nhỏ hơn, với hầu hết thành phần tham dự là người lớn tuổi hơn.

    Thủ tướng Prayut nói rằng Thái Lan có thể "chìm trong biển lửa", nếu sinh viên tiếp tục đi quá xa, dù ông cam kết sử dụng các "biện pháp nhẹ nhàng hơn" để đối phó với làn sóng biểu tình.

    Cho tới nay, hơn 20 người biểu tình đã bị bắt, bị buộc tội nổi loạn và vi phạm quy tắc phòng chống Covid-19, nhưng đã được tại ngoại.

    Các nhà hoạt động kêu gọi tiến hành cuộc biểu tình khác bên ngoài quốc hội vào ngày 24/9, thời điểm các nghị sĩ tranh luận về thay đổi hiến pháp. Họ cũng muốn tiến hành tổng đình công vào ngày 14/10 tới.

    Paul Chambers, cố vấn đặc biệt về các vấn đề quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Cộng đồng ASEAN thuộc Đại học Naresuan, nói rằng bằng cách đề cập tới chế độ quân chủ, người biểu tình đã tạo ra thay đổi lớn ở Thái Lan.

    Nhiều nhà sử học lo ngại phong trào biểu tình sinh viên hiện tại làm dấy lên nỗi ám ảnh về vụ thảm sát tại Đại học Thammasat năm 1976. Sinh viên biểu tình bị bắn và đánh chết bởi phe bảo hoàng. Matt Wheeler, nhà phân tích cấp cao của International Crisis Group, nhóm nghiên cứu khủng hoảng toàn cầu ở Bỉ, chỉ ra đây có thể là "minh chứng rõ ràng" cho rủi ro người biểu tình ủng hộ dân chủ có thể phải đối mặt.

    [​IMG]
    Người biểu tình tập trung kín phía trước Cung điện hoàng gia ở Bangkok hôm 19/9. Ảnh: NYTimes.

    "Rất nhiều người có thể sẽ chết. Nhưng để có được tự do, chúng tôi phải chấp nhận rủi ro lớn", Panusaya Sithijirawattanakul, một trong số lãnh đạo sinh viên biểu tình cuối tuần qua, cho hay.

    Tuy nhiên, Titipol Phakdeewanich, nhà phân tích chính trị tại Đại học Ubon Ratchathani, nhận định sử dụng vũ lực không phải là lựa chọn trong tình huống này bởi Thái Lan luôn được giám sát chặt chẽ bởi các đồng minh phương Tây. Nếu họ dẹp biểu tình bằng các biện pháp bạo lực và khiến sinh viên thương vong, "đây có thể là dấu chấm hết cho tính hợp pháp của quân đội", theo Titipol.
     
  6. flame1602

    flame1602 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/1/06
    Bài viết:
    1,875
    Nơi ở:
    Fear Street
    Nếu tàu muốn xây kênh đào Kra thì đây chắc là cơ hội tốt. Tài trợ cho 1 DCS Thái Lan chăng :1cool_look_down:
     
  7. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Động đến vấn đề giai cấp đúng là phong trào có bước chuyển biến về nhận thức rồi đêý
     
  8. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
  9. nietzsche

    nietzsche Guest

    Mấy ông cứ chê Thái Lan lạc hậu, thế kỷ 21 rồi còn vua với chúa thế thì nhìn sang anh Úc đi mới thấy bựa.

    Úc 11 năm đổi 8 lần thủ tướng chỉ vì tranh cãi chính trị giữa phe cộng hòa và phe bảo hoàng kia kìa, bảo hoàng ở đây là bảo vệ hoàng gia nào? Úc làm gì có hoàng gia? Là bà Nữ hoàng Anh Elizabeth II đó.

    Tính trên lý thuyết thì bây giờ bọn Úc vẫn chưa độc lập. Trưng cầu dân ý thì có 55% k muốn độc lập mà muốn thờ Hoàng Gia nước khác cơ =))

    Thật sự mình là người Việt Nam, sinh ra lớn lên ở xã hội này thì không sao hiểu nổi có những bọn ăn học đàng hoàng, xã hội văn minh mà cứ đi thờ mấy người bù nhìn k giúp ích được mẹ gì cho đất nước cả, như trường hợp của Úc còn chẳng cả phải là hoàng gia nước nó nữa mới bựa
     
    enbeen thích bài này.
  10. ngdinhluat_2

    ngdinhluat_2 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/6/17
    Bài viết:
    1,091
    Khối thịnh vượng Anh lại chẳng quá tốt, thường ta thấy rất ít nước xin ra khỏi khối này. Nó hoạt động rất hiệu quả, khác hẳn hoa lá cành của liên hiệp Pháp
    Việt Nam ta đặc điểm khác, ngàn năm chống quân phương bắc thì tinh thần độc lập và chủ nghĩa dân tộc khác hẳn.
     
  11. snoopyy

    snoopyy Liu Kang, Champion of Earthrealm ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/1/05
    Bài viết:
    5,340
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Minh
    Tốt như thế nào vậy :3onion24:.
     
  12. wolverrin2010

    wolverrin2010 bữa giờ còn ko được mắc ị

    Tham gia ngày:
    10/3/10
    Bài viết:
    3,843
    Nơi ở:
    the force is shemale
    Được bảo kê về quân sự, hình như xin visa cũng dễ hơn với đc hưởng mấy hiệp định tự do nữa
     
    viendu and snoopyy like this.
  13. MCGH

    MCGH Kỹ nữ mua vui cho đời ➳ Sharpshooter ⌖ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    10,817
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Ổng có khi nào không phải bù nhìn không nhỉ :-?
     
  14. pikalong9999

    pikalong9999 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    19/9/17
    Bài viết:
    1,030
    Thì dân Úc vốn dĩ là bọn di dân từ nước Anh mà, cả Canada, New zealand đều coi Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia . Cả Mỹ cũng thế đều từ Anh đẻ ra nên nó xem nữ hoàng Anh là nguyên thủ chẳng có gì sai.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  15. diephvvnd

    diephvvnd Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/5/09
    Bài viết:
    2,833
    Nơi ở:
    Sakura No Ayakashi
    Anh nó rút khỏi EU 1 phần là ỷ vào cái Liên Hiệp Anh này, nhưng nhìn vào Scotland thì cũng có vẽ là khốn nạn lắm.
     
    enbeen and snoopyy like this.
  16. FFVIIIFan11

    FFVIIIFan11 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/09
    Bài viết:
    4,964
    Nơi ở:
    Hàng Châu- Cửu Long Tranh Bá.
    Tức là Thái dúi đảo chính xong, những chính sách cũ của thời tiền nhiệm mà ok thì sẽ được giữ nguyên à?
    Đảo chính nhưng ko đảo sách vcl.
     
    JediDarkLord thích bài này.
  17. XzeddyX

    XzeddyX ▶Ngự Miêu Vệ◀ Moderator ⚜ Duel Master ⚜

    Tham gia ngày:
    11/11/06
    Bài viết:
    17,482
    Nơi ở:
    sang đường quẹo trái!
    nghe phái Bảo Hoàng với phe cách mệnh sao giống thời Mạc Phủ vs Thiên Hoàng của Nhật thế nhỉ, thời đó kiếm phái vs súng ống chứ ai chơi biểu tình thế này =]]
     
  18. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    lại nhớ đến cái phim the last samurai của anh tom rune:9cool_too_sad:
     
    Uh mày giỏi thích bài này.
  19. Kylo Ren

    Kylo Ren C O N T R A

    Tham gia ngày:
    24/9/16
    Bài viết:
    1,544
    Thằng Nhật chỉ là đổi phe cầm quyền thôi chứ Mạc Phủ hay Duy Tân thắng thì ông Nhật hoàng cũng vẫn làm bù nhìn có khác gì đâu :-(||>
     
    enbeen thích bài này.
  20. firestork

    firestork Mayor of SimCity GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/09
    Bài viết:
    4,065
    Bọn úc canada nz các kiểu là quân chủ cho vui thôi. Hoàng gia cũng kiểu ngôi sao chứ làm gì có thực quyền gì.
     

Chia sẻ trang này