[Tàu nhanh] Này thì học không áp lực!!!

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi anhlongheo1992, 14/10/20.

  1. anhlongheo1992

    anhlongheo1992 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    4,485
    https://vnexpress.net/vi-sao-cai-cach-giao-duc-o-nhat-ban-that-bai-4176077.html
    Mặt trái của triết lý 'giáo dục hạnh phúc'

    Nhiều người đang hiểu nhầm khái niệm "giáo dục hạnh phúc" là cho trẻ "chơi nhiều hơn học" thay vì giúp trẻ tìm ra niềm vui và hạnh phúc ngay trong việc học tập.

    Năm 2002, Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh chương trình cải cách giáo dục theo triết lý "giáo dục hạnh phúc" nhằm ươm mầm tài năng sáng tạo, nhưng kết cục lại rất bi đát.

    Chương trình cải cách này thể hiện rõ nhất ở các thay đổi như giảm 30% nội dung chương trình học, không xếp loại học lực, không công bố kết quả học tập... Nói một cách dễ hiểu là tạo điều kiện cho trẻ "chơi nhiều hơn học".

    Trước đây khi chưa áp dụng phương pháp giáo dục này, Nhật Bản luôn đứng đầu về Toán trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Nhưng khi triển khai "giáo dục hạnh phúc", nước này nhanh chóng tụt xuống vị trí thứ 6.

    Hơn nữa, những đứa trẻ được hưởng nền giáo dục này khi lớn lên sẽ chỉ biết hưởng thụ, hoàn toàn không quan tâm tới tương lai. "Chúng chỉ quan tâm đến những thứ trong bán kính 3 m tính từ tâm vòng tròn, nghiện Internet và game. Không những không muốn làm việc mà còn lười nói đến chuyện yêu đương khi trưởng thành", một nhà giáo dục của Nhật khi đó đã nhận xét.

    [​IMG]










    Kết quả của việc từ bỏ giáo dục nhất định là một bi kịch với trẻ. Ảnh: qq.

    Cuối cùng chính phủ Nhật Bản đã phải nói lời chia tay với phương pháp giáo dục này sau khi trải qua bài học cay đắng.

    Vậy tại sao gọi "giáo dục hạnh phúc" là bất hạnh?

    1. Trẻ dễ hình thành thói lười biếng

    Khả năng tự chủ của trẻ còn yếu, việc học vốn đã là một điều nhàm chán. Thói quen chỉ được trau dồi thông qua sự giáo dục và đốc thúc liên tục. Nếu thực hành kiểu "giáo dục hạnh phúc" khi còn nhỏ, nhiều đứa trẻ sẽ nuông chiều bản thân, lâu dần trở nên lười biếng và phóng túng. Như vậy trẻ không thể tĩnh tâm trải nghiệm việc học tập cũng như trau dồi kiến thức từ sách vở của mình.


    2. Thiếu đam mê làm việc chăm chỉ

    Áp lực thích hợp sẽ luôn là động lực, khiến mọi người phát triển tốt và nhanh hơn. Môi trường học tập không căng thẳng quả thực rất thư giãn, nhưng một khi sự dễ dãi trở thành thói quen, ý thức cạnh tranh và khả năng chống lại căng thẳng của trẻ chắc chắn sẽ giảm sút.

    Có lẽ ở trường học, trẻ em không phải lo lắng về thứ hạng nhưng các công ty sẽ không nhận nhân viên yếu kém. Cái gọi là "giáo dục hạnh phúc" chỉ có thể khiến trẻ vui trong khuôn viên trường nhưng trong phần đời còn lại, ai có thể gánh vác trách nhiệm này cho chúng?

    Vì thiếu kiến thức, trẻ sau này có thể làm những công việc tay chân hoặc kỹ thuật thấp, lương thậm chí không đủ nuôi sống gia đình, liệu lúc đó chúng có cảm thấy hạnh phúc?

    3. Không tạo được chỗ đứng trong xã hội

    "Giáo dục hạnh phúc" có vẻ như để giảm bớt gánh nặng cho trẻ, nhưng lại không tính đến việc làm thế nào để trẻ có chỗ đứng trong xã hội.

    Xã hội hiện đại là xã hội của thông tin. "Cuộc sống không dễ dàng, phải đa tài và đa năng" không chỉ là khẩu hiệu của những người nổi tiếng trên mạng mà còn mô tả thực tế. Thế hệ trẻ sau này phải học hỏi nhiều hơn, phải liên tục đổi mới, sáng tạo nếu không sẽ sớm bị thay thế bởi robot. Bởi vậy cho dù là một thiên tài, nếu không làm việc học tập chăm chỉ, cuối cùng cũng chỉ là một kẻ thất bại.

    Điều cha mẹ có thể làm nhất định không phải là cho con tuổi thơ "vô lo vô nghĩ". Không cần phải làm quá nhiều bài tập về nhà, mà là để trẻ tự tìm ra giá trị và thành quả của mình, từ đó hướng đến hạnh phúc thực sự thuộc về trẻ.


    Quảng cáo

    [​IMG]
    Khi sự dễ dãi trở thành thói quen, ý thức cạnh tranh của và khả năng chống lại căng thẳng của trẻ chắc chắn sẽ giảm sút. Ảnh: qq.

    Giáo dục hạnh phúc thực sự là gì?

    Trên thực tế, "giáo dục hạnh phúc" đã bị nhiều người hiểu sai.

    Khái niệm này lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà giáo dục người Anh Herbert Spencer, ông nói: "Mục đích của giáo dục không phải đáp ứng những yêu cầu cứng nhắc nhất định, mà là làm cho trẻ em trở thành một con người hạnh phúc, và quá trình học tập trẻ cũng nên được hạnh phúc".

    Sau khi hiểu định nghĩa ban đầu, không khó để thấy rằng "giáo dục hạnh phúc" không cho phép trẻ em ngừng học tập. Kết quả của việc từ bỏ giáo dục nhất định là một bi kịch.

    Giáo dục hạnh phúc đúng đắn là để trẻ em cảm nhận được niềm vui học tập, kích thích sự tò mò bên trong và khiến trẻ học với một niềm say mê. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải sử dụng các kỹ năng để nắm bắt, không áp dụng cách giáo dục dàn trải cho trẻ, chỉ học tập để đạt điểm cao mà phải tạo cho con cái được học tập thực sự. Quan trọng nhất là quá trình này phải tràn đầy niềm vui.

    • 7 năm đầu đời, quyết định 80% tương lai trẻ17
    • 9 quy tắc dạy con của Tổng thống Obama 14
    • Với con cái, cha mẹ nên buông tay?
    Vy Trang (Theo sohu
     
  2. XileRo56

    XileRo56 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/08
    Bài viết:
    4,417
    Nơi ở:
    Planet Earth
    cách để giáo dục trẻ tốt => hãy là người có giáo dục, còn nếu bạn như hồ bách thảo thì đừng mong con cái nó ngon lành =))
     
  3. langtu12i

    langtu12i Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/3/10
    Bài viết:
    236
    Nơi ở:
    Hư Vô
    Cái này đúng này. Giáo dục gia đình quan trọng cực kỳ luôn. Nó ở trường căng lắm 8 tiếng mỗi ngày , 12 năm nhưng mà nó ở gia đình gần như toàn bộ thời gian còn lại. Bố mẹ nó không có giáo dục thì nó sao lên người được.
     
  4. Ayo

    Ayo Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/07
    Bài viết:
    2,670
    Nơi ở:
    Lost Heaven
    Trẻ con bây giờ đến lớp có cô giáo, về nhà có nanny, giúp việc,... giáo dục chứ bố mẹ làm gì có thời gian.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  5. ColdRain

    ColdRain Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    27/1/10
    Bài viết:
    1,377
    Nơi ở:
    Sài gòn
    Rất thích bài viết này.

    Nhớ ngày xưa lứa 8x đi học phải tự giữ vệ sinh, tự trực nhật, tự phân công để quản lớp và trường, vì vậy mà đa phần HS ngăn nắp, nề nếp và có kỷ luật.

    Còn bọn trẻ con bây giờ rất lười biếng và bừa bộn, xả rác bừa bãi, tập vở vất linh tinh, cái lớp không khác gì cái bãi rác vì bọn nó đã có Lao Công với Bảo Mẫu làm hết.

    Đúng kiểu vô ưu vô lo. Ngày xưa rất sợ bị thầy cô trách mắng vì không làm bài tập, chứ HS bây giờ không hề biết lo. Không làm vẫn trơ trơ ra, nói kiểu "Con không làm, có sao đâu?". Thật đáng sợ!
     
    vivi412, N00bforever, cnak08 and 15 others like this.
  6. toila13

    toila13 The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    17,961
    cái nước công việc áp lực cạnh tranh kinh khủng tự tử quá trời lại đi giao dục giảm áp lực cho con trẻ? xong đến khi lên lớp lớn cày sml éo kịp đám thường thì ra đơi éo kiếm được việc thì chả bất hạnh.:-(||>

    nó phải sửa từ chỗ đâu ra xong rồi mới lo sửa đám đầu vào được.:-"
     
    scuuby, nhatanh and giangnam like this.
  7. [DNG].Rookie

    [DNG].Rookie Legend of Zelda GameOver

    Tham gia ngày:
    12/12/09
    Bài viết:
    1,045
    Nơi ở:
    Somewhere among stars
    Cuộc đời ta từ học tiểu học đến trung học đến đại học rồi ra trường kiếm việc rồi đi làm là 1 chuỗi ngày try hard và ko có đường lùi. Nếu éo phải nhờ mẹ ta ép học từ nhỏ, ép cái tính làm việc học hành thi cử có trách nhiệm, thì giờ ta đang đi làm công nhân rồi.

    Học tập cái chốt cùng ko phải vì điểm, mà là để rèn cái tính trách nhiệm và nỗ lực của bản thân. Ngoại trừ sinh ra ở vạch đích, còn nếu ko rèn đc cái tính trách nhiệm và tính nghị lực cho con nít thì ra đời nó chết, ko nơi nào chứa.

    Bởi vậy, giáo dục ta thấy ko nên đánh giá cao 1 đứa nhỏ làm bài tập đúng hết, tuyên dương những đứa làm đc bài khó làm gì, chỉ cần đánh giá cao và khuyến khích 1 đứa nhỏ làm đầy đủ bài tập và công việc được giao là đã thành công. Có thể có đứa không thông minh bằng bạn bè nhưng nó cần cù siêng năng chăm chỉ là nó đã có thể tồn tại.
     
  8. anhlongheo1992

    anhlongheo1992 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    4,485
    thằng con mình 5 tuổi nhiệm vụ hiện tại mỗi tối của nó là quăng đủ 25 lần bóng vào rổ, không cho xài TV điện thoại luôn, chỉ có chơi lego với đọc truyện cổ tích trong sách, mẹ nó đọc rồi nó đọc theo, lúc nào ba mẹ bận thì nó tự mở ra nhìn tranh rồi tự nhớ tự đọc( chưa biết chữ).Mốt đi học rồi rèn thói quen tự đọc sách ,tự giác làm bài tập luôn.
     
    cnak08, neyugnhl, Hakbit and 7 others like this.
  9. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    Do bố mẹ thôi.

    Con tôi giờ tôi đầy lần vẫn bắt đi lên đi xuống 3 tầng lầu vì quên thứ abc gì đó! Lớp 1 luôn.

    Chứ giờ cô giáo là ko dám làm gì bọn học sinh rồi
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  10. ChocoboLinh

    ChocoboLinh Chuyên trị xaolonist ⚔️ Dragon Knight ⚔️

    Tham gia ngày:
    3/5/17
    Bài viết:
    17,163
    đéo học thì đi hốt đặc sản
     
  11. aramir

    aramir In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,461
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Làm đếu còn đặc sản mà hốt
     
  12. tieulykzc

    tieulykzc Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    6,281
    Giờ đặc sản cũng lên giá rrò :(
     
  13. [K]++

    [K]++ Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/10/20
    Bài viết:
    258
    Con bạn thân tôi dọa thằng nhà nó như thế nhé. Xong giờ nó ra đường nó bảo làm gì có đặc sản mà hốt =))))))
    Còn sang truyền cả kinh nghiệm cho con bé nhà mình nữa chứ. Cười sản xuất với 2 con giời =))
     
    neyugnhl and scuuby like this.
  14. ChocoboLinh

    ChocoboLinh Chuyên trị xaolonist ⚔️ Dragon Knight ⚔️

    Tham gia ngày:
    3/5/17
    Bài viết:
    17,163
    bị bọn khác "sản xuất" lên đầu phải đi "hốt đặc sản" cho tụi nó ko, thằng nào ra đời chả bị sản xuất lên đầu, mà tốt nhất bị sản xuất ít rồi sản xuất lại một đám bọn khác hơn là làm culi chỉ bị sản xuất hiểu ko
     
    Fantasma Negro thích bài này.
  15. [K]++

    [K]++ Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/10/20
    Bài viết:
    258
    Thế thì đóng nháy kép vào.
     
  16. ChocoboLinh

    ChocoboLinh Chuyên trị xaolonist ⚔️ Dragon Knight ⚔️

    Tham gia ngày:
    3/5/17
    Bài viết:
    17,163
    ok khó chịu quá mấy ông nội
     
  17. langtu12i

    langtu12i Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/3/10
    Bài viết:
    236
    Nơi ở:
    Hư Vô
    5 tuổi thì dạy dần nhân Tự cho tụi nhỏ đi. Tự chơi, tự giác gọn đồ chơi, tự tư duy quan sát các đồ vật xung quanh.... bắt đầu cho tụi nhỏ làm việc nhà, làm quen với các giới hạn đi ông bạn ơi. Con tôi tôi đang áp dụng giáo dục với nó đây. Ông bà ban đâu kêu quá trời đất nhưng thấy cháu tự làm, tự chơi, tự ăn, tự học, lại quan sát kỹ hơn nên giờ khỏi ý kiến luôn.
     
    neyugnhl and anhlongheo1992 like this.
  18. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    45,495
    ai cũng chọn làm giám đốc, rồi ai sẽ làm công nhân đây
     
    HuyBerserker and N00bforever like this.
  19. bjnl0v39x

    bjnl0v39x Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/6/10
    Bài viết:
    22
    đúng tinh thần dạy con của tôi đấy, ép học nhưng cố gắng hướng tới niềm vui trong học, kiên trì cố gắng là được, không cần top của lớp, chỉ cần không bỏ cuộc.
     
    anhlongheo1992 thích bài này.
  20. badboy5891

    badboy5891 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    8/4/06
    Bài viết:
    1,497
    Đời là cạnh tranh. Làm đéo gì có chuyện thoải mái mà vẫn thành đạt, trừ 1 vài trường hợp rất ít đầu thai thành công
    Cái lũ con cái của trung lưu hiện nay nếu tiếp tục được giáo dục theo định hướng thoải mái quá thì sớm muộn cũng ăn l thôi ;)). Bọn thượng lưu thì k tính vì nó có bao h đói đâu :))
     

Chia sẻ trang này