[VNE] Phó tư lệnh Quân khu 4 cùng 12 người gặp nạn khi đi cứu hộ

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi T&H, 13/10/20.

  1. giangnam

    giangnam cái biệt hiệu Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/02
    Bài viết:
    5,394
    Nhìn nó lở đâu không lở, lở đúng chỗ các chú tạm nghỉ mới đau :9cool_too_sad:
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  2. Kon El

    Kon El Giương mắt ếch, ngó Batman chịch Lois GameOver

    Tham gia ngày:
    10/5/20
    Bài viết:
    1,766
    LỜI HẸN CỦA TƯỚNG MAN

    "Tôi nghe tiếng mưa và giọng anh Man bập bõm. Anh bảo tình hình phức tạp hơn nên không thể về dự đại hội", đại tá Vĩnh kể lại cuộc gọi cuối, 5 tiếng trước khi phó tư lệnh gặp nạn.

    Trưa 15/10, tiếng máy xúc, tiếng người gọi nhau vang dậy cả một khoảng rừng gần lưu vực Rào Trăng (Thừa Thiên - Huế). Những cán bộ, chiến sĩ của Quân khu 4 đang chạy đua với thời gian, cùng các lực lượng không quân, công binh, thông tin dốc sức tìm những người đồng đội của mình đang bị vùi dưới hàng mét đất đá.

    Ngày 15/10 cũng là ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu 4. Vào cái ngày lẽ ra tất cả những người lính của quân khu phải tề tựu, trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Tư lệnh Quân khu 4 - đang tổng chỉ huy các lực lượng cứu hộ để tìm kiếm 13 người mất tích, trong đó có thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó tư lệnh Quân khu 4.

    Cuộc gọi trong đêm mưa
    Khoảng 19h ngày 12/10, đại tá Hoàng Xuân Vĩnh - Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình - gọi điện cho tướng Man hỏi thăm tình hình. Bên kia đầu dây có tiếng mưa và gió. Giọng vị Phó tư lệnh bị ngắt quãng do sóng điện thoại yếu.

    - "Tôi đang đi vào trong, mưa gió lắm nên khả năng không ra dự đại hội với tỉnh được".

    - "Thế thì tiếc quá anh nhỉ?".

    - "Vì nhiệm vụ nên phải vậy thôi".

    Cuộc hội thoại diễn ra chóng vánh. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man cúp máy rồi tiếp tục băng rừng cùng đoàn cứu hộ vào khu vực thủy điện Rào Trăng 3 để cứu các công nhân gặp nạn.

    Đại tá Vĩnh đã quen với hình ảnh người đồng đội của mình xông pha vào điểm nóng, ngồi chênh vênh trên chiếc canô nhỏ tí ti đi qua hết cơn lũ này đến đợt bão khác của miền Trung.

    Tôi đang đi vào trong, mưa gió lắm nên khả năng không ra dự đại hội với tỉnh được.

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Man

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Man vừa là thủ trưởng cấp trên nhưng cũng là đồng đội gắn bó với đại tá Vĩnh. Hai người đã có gần 5 năm (2015-2019) song hành trên hai cương vị Chỉ huy trưởng và Chính ủy tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình.

    "Tôi mới gặp anh Man hôm 11/10 tại TP Vinh khi đến dự buổi gặp mặt 75 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang Quân khu 4", ông Vĩnh nhớ lại.

    Trong cuộc gặp, đại tá Vĩnh nhắc về việc tỉnh Quảng Bình có mời thiếu tướng Man với tư cách nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình về dự đại hội thi đua yêu nước của tỉnh diễn ra vào sáng 13/10.

    "Tướng Man nói anh ấy đi thực hiện nhiệm vụ trong đó (Thừa Thiên - Huế), nếu có điều kiện thì anh ấy sẽ ra dự đại hội với tỉnh", đại tá Vĩnh nhớ lại.

    [​IMG]
    Tiểu khu 67 (Trạm kiểm lâm Sông Bồ, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị san phẳng sau vụ lở đất. Ảnh: CTV.

    Ngay chiều hôm đó, thiếu tướng Man có mặt tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, để chỉ huy lực lượng cứu hộ cứu nạn. Tối 12/10, ông cùng 20 cán bộ chiến sĩ băng rừng vào khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.

    Khoảng 0h ngày 13/10, khi cả đoàn đang nghỉ tại căn nhà của Trạm kiểm lâm số 7 (tiểu khu 67) thì ngọn đồi phía sau bất ngờ sạt xuống. 8 người may mắn chạy thoát khỏi căn nhà. 13 người mất tích dưới lớp đất đá.

    Trưa 13/10, tin về Phó tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man và 12 người bị mất tích khi tham gia cứu hộ các công nhân thủy điện Rào Trăng 3 được phát đi.

    Nhìn hình ảnh trạm kiểm lâm số 7 bị đất đá san bằng hoàn toàn, ông Vĩnh thốt lên "quá khủng khiếp". "Anh em ở Bộ chỉ huy vẫn hy vọng, dù rất mong manh, là sẽ cứu được các đồng chí đồng đội của mình càng sớm càng tốt. Mong sao điều may mắn sẽ đến", vị đại tá chia sẻ.

    Người chỉ huy đi hết trận lũ này đến đợt bão khác
    Từ khi biết tin thủ trưởng Man gặp nạn, không khí tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình trầm lắng hẳn, mọi người cứ nhìn nhau, ai cũng buồn. Một số cán bộ đã tập trung tại nhà riêng của tướng Man ở TP Đồng Hới để động viên tư tưởng, trấn an vợ con của ông.

    Tinh thần của người lính thôi thúc mình phải hành quân ngay, dù là đêm tối. Có lẽ suy nghĩ của anh Man lúc đó cũng như vậy.

    Đại tá Hoàng Xuân Vĩnh

    Vợ chồng tướng Man có 3 người con. Cô con gái cả vừa tốt nghiệp đại học, con gái thứ 2 đang học cấp 3 và con trai út đang học lớp 7. Từ khi nhậm chức Phó tư lệnh Quân khu 4, vị tướng càng ít có thời gian về thăm nhà.

    Nói về quyết định hành quân ngay trong đêm của thiếu tướng Man và các đồng đội, ông Vĩnh gọi đó là quyết định rất táo bạo và rất vì dân.

    "Khi nghe thông tin người dân bị nạn như thế mà mình không đi được thì trong lòng rất không yên. Tinh thần của người lính thôi thúc mình phải hành quân ngay, dù là đêm tối. Có lẽ suy nghĩ của anh Man lúc đó cũng như vậy, muốn đến được với người bị nạn càng sớm càng tốt", đại tá Vĩnh chia sẻ.

    [​IMG]
    Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và 12 cán bộ, chiến sĩ khác mất liên lạc khi đến tiểu khu 67, Trạm kiểm lâm Sông Bồ. Ảnh: C.T.V.

    Thời còn công tác tại Quảng Bình, Thiếu tướng Man được đánh giá là con người rất xông xáo, lo lắng và trách nhiệm với người dân vùng lũ. Ông vừa chỉ đạo chung, vừa trực tiếp đến những chỗ nguy hiểm. Đặc biệt vùng rốn lũ Tân Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi tướng Man nhiều lần về kiểm tra, chỉ huy bộ đội ứng cứu bà con gặp nạn.

    Đại tá Lê Văn Vỹ, người kế nhiệm chức chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình từ tướng Man, nhớ về ông như một người chỉ huy luôn có mặt trong bão lũ, trực tiếp nhận những phần việc khó khăn nhất về mình.

    "Trong đợt lũ năm 2016, anh Man đang dự lớp bồi dưỡng chính trị ở Hà Nội nhưng đã tạm hoãn việc học để về Quảng Bình trực tiếp chỉ đạo ứng phó mưa lũ", ông Vỹ nhớ lại.

    Trận lũ lụt năm đó làm chết nhiều người. Thiếu tướng Man trực tiếp đến những địa bàn hiểm yếu nhất để chỉ huy bộ đội cứu dân.

    Trong công việc, thiếu tướng Nguyễn Văn Man là người chỉ huy rất quyết đoán, giải quyết công việc rất hài hòa. Trong đời sống, ông luôn chia sẻ, quan tâm đến cán bộ chiến sĩ cấp dưới, đặc biệt là những trường hợp, hoàn cảnh khó khăn. Ông hay xuống cơ sở để nắm bắt những khó khăn trong ăn ở, sinh hoạt của chiến sĩ để có biện pháp giúp đỡ.

    "Chính nhờ những đức tính đó mà cấp trên đã phát hiện và đề đạt bổ nhiệm anh ấy lên làm Phó tư lệnh Quân khu", đại tá Vĩnh chia sẻ.
     
  3. StuWolf

    StuWolf Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    25/7/06
    Bài viết:
    5,452
    Nơi ở:
    Silvermoon City
    người tốt toàn xông pha.

    mạo hiểm nên chết trước :(

    giống y như phim cháy rừng :(
     
    xRyu thích bài này.
  4. Haotakua

    Haotakua You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    8,675
    Nơi ở:
    陳妍希's Home
    Từ khi lũ dâng, ông Nguyễn Văn Bình - chủ tịch UBND huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế - chỉ lo cho dân, dù mẹ già nằm viện, lũ ngập nhà cả mét. Ông đã nằm lại ở trạm bảo vệ rừng 67 trong lúc vào Thủy điện Rào Trăng 3 cứu người.

    Huế đã tạnh mưa, lũ rút dần nhưng dòng sông Bồ trước mặt nhà ông Bình vẫn ngầu đục. Bùn lầy vẫn ngập các lối đi vào nhà ông. Đầu làng, cuối xóm những chiếc cào, xẻng để la liệt, mọi người tạm hoãn chuyện dọn đường để đến nhà ông Bình.

    Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ của ông Bình, dấu tích của trận lũ vẫn in hằn với lằn nước ngang vách. Từ hôm biết tin, bà Ni (vợ ông Bình) và hai con quỵ ngã, mọi người cố động viên nhưng lời nói sao xóa được sự thật đau lòng. Căn nhà đầy bùn đất được người thân, xóm làng dọn giúp. Mỗi người một tay, chuẩn bị đón ông về nhà.

    Ông Hoàng Tiến (hàng xóm) kể về ông Bình mà đôi mắt rưng rưng. Những ngày lũ tràn sông Bồ vào làng, mẹ già lại đổ bệnh nhập viện, vậy mà ông Bình gác lại tất cả để dồn thời gian cứu trợ, cứu hộ người dân.

    "Nhà Bình cũng ngập cả mét chớ phải nơ. Vậy mà cứ đi lo cho dân. Hiền lành, trách nhiệm vậy mà ông trời không thương. Thiệt tội", ông Tiến nói.

    Rồi ông Tiến nhớ lại trong mấy ngày lũ, bà Ni (vợ ông Bình) sáng lại mang đèn pin của hàng xóm đi sạc, chiều tối về đưa cho bà con thắp. Trong cuộc sống thường nhật, ông Bình luôn là người mở lời chào hỏi hàng xóm trước.

    "Tui nói chớ Bình chức tước cũng to, nhưng về xóm vô cùng thân tình. Chú đi hỏi 10 người thì 10 người khen tính của Bình", ông Tiến nói.

    Bất kỳ ai hỏi, ông Tiến cũng kể về ông Bình, bởi ông Tiến hiểu, vĩnh viễn ông sẽ không còn gặp lại đứa cháu hàng xóm. Những lời ấy là gan ruột của tình người. Con gái ông Tiến nghe cha kể, lâu lâu lại chen ngang vài lời. Mà lời nào cũng xót xa: "Tưởng anh Bình đi chống lũ xong sẽ về, ai ngờ lại đi luôn vậy"...

    Chúng tôi đi dọc con đường, thấy những nhóm người tụ lại chuyện trò, câu chuyện của họ cũng chỉ nói về ông Bình. Nhóm các đồng nghiệp cứ kể về vị chủ tịch huyện trong những cuộc họp gần đây luôn thúc giục anh em rà soát toàn bộ điểm lũ, không để người dân thiếu thốn, những đội cứu hộ, cứu nạn trực 24/24 người dân cần là phải có mặt.

    "Anh Bình mới làm chủ tịch có hơn 1 tháng thôi, từ trước giờ anh làm việc gì cũng rất trách nhiệm, anh em học hỏi tính anh ấy rất nhiều", một cán bộ UBND huyện Phong Điền nói.

    Rồi họ kể sáng 12-10, mưa lớn, lũ chạm đỉnh lũ lịch sử năm 1999, ông Bình lên thuyền cùng báo Tuổi Trẻ vượt dòng sông dữ Ô Lâu vào rốn lũ Phong Hòa, Phong Bình hỗ trợ người dân. Đến trưa về đến trụ sở UBND huyện, nghe thông tin sạt lở núi rất lớn ở Thủy điện Rào Trăng 3, ông Bình lập tức tổ chức cuộc họp.
    Đến 14h cùng ngày, khi đoàn công tác của Quân khu 4 và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đến UBND huyện, ông Bình lập tức lên xe tiến về phía núi.

    Chẳng ai thể ngờ, đêm hôm ấy, một trận lở núi khác ở Trạm quản lý, bảo vệ rừng 67 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) đã vùi lấp 13 người trong đoàn cứu hộ, cứu nạn Thủy điện Rào Trăng 3. Ông Bình mãi nằm lại vì dân.
    Trước khi hi sinh, ông Bình chỉ kịp mang mì tôm, sữa, nước uống đến cho dân. Còn gia đình mình, ông chưa kịp làm gì.

    Tận bây giờ, khi vợ và con đã vào Bệnh viện Quân y 268 để chuẩn bị làm lễ truy điệu và đón ông về nhà, gia đình vẫn chưa dám nói cho mẹ ông Bình biết sự thật này. Cho đến giờ, người mẹ cũng chỉ biết con mình đang "làm việc cho dân"...
    (Nguồn: Tin Thừa Thiên Huế)

    Trước khi hi sinh, ông Bình chỉ kịp mang mì tôm, sữa, nước uống đến cho dân. Còn gia đình mình, ông chưa kịp làm gì.

    Cảm động và cảm phục ông.
    Mong ông an nghỉ.
     
    Avis17, vict, doremon4ever and 7 others like this.
  5. Kon El

    Kon El Giương mắt ếch, ngó Batman chịch Lois GameOver

    Tham gia ngày:
    10/5/20
    Bài viết:
    1,766
    Những chuyến xe tang tóc từ tiểu khu 67

    Cứ vài chục phút, một chiếc xe chở thi thể thành viên đoàn cứu hộ từ Phong Điền chạy về Bệnh viện Quân y 268. Hy vọng của những người thân nạn nhân dần tắt.

    [​IMG]
    13h ngày 15/10, Sở Chỉ huy tiền phương cho biết lực lượng chức năng tìm thấy 4 thi thể trong đoàn cán bộ gặp nạn hôm 12/10. Khoảng một giờ sau, chiếc xe cứu thương đầu tiên rời Phong Xuân (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) về Bệnh viện Quân y 268.

    [​IMG]
    Người nhà đã chuẩn bị sẵn hương, chờ ở bên ngoài. Khi một chiếc xe cứu thương chạy ra, người nhân vừa khóc vừa chạy theo đưa hương vào trong xe.

    [​IMG]
    Cảnh sát giao thông, kiểm soát quân sự dẫn đường hú còi khi xe cứu thương đưa các nạn nhân về bệnh viện.

    [​IMG]
    Các chiến sĩ thuộc Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Huế làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông đứng nghiêm trang chào theo nghi thức quân đội khi mỗi chiếc xe đi qua. Trong số 13 nạn nhân có 11 người của quân đội.

    [​IMG]
    Từ 16h, trời đổ mưa và tối rất nhanh. Các chiến sĩ bộ đội, công an vẫn không quản ngại làm nhiệm vụ.

    [​IMG]
    13 thi thể lần lượt được đưa vào cổng Bệnh viện Quân y 268. Ngay sau đó, cổng được đóng lại. Chiếc cổng bệnh viện cũng là một cửa của kinh thành Huế khi xưa.

    [​IMG]
    20h, những chuyến xe tiếp tục băng qua đêm tối đưa các các nạn nhân về Bệnh viện Quân y 268. Lễ truy điệu chung cho các nạn nhân cũng sẽ được tổ chức tại đây.

    [​IMG]
    Trong số các nạn nhân có thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4.
     
  6. aramir

    aramir Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,689
    Nơi ở:
    Hà Nội
    ^đọc bài muốn khóc
     
    F22Raptors thích bài này.
  7. F22Raptors

    F22Raptors Thầy thích lái máy bay bà già ✧Phantom Assassin✧ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/6/06
    Bài viết:
    14,405
    Nơi ở:
    Area 51
    nhìn mà rớt nước mắt.....người tốt thì cứ ra đi còn người xấu thì sống dai phè phỡn là sao? không can tâm
     
  8. RainZD

    RainZD T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    24/4/19
    Bài viết:
    551
    Vậy là hết một đời người. Cám ơn các anh. Mong các anh yên nghỉ.
     
  9. firestork

    firestork Mayor of SimCity GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/09
    Bài viết:
    4,065
    nghe bảo đây là nhà anh Bình CT Huyện, người liêm khiết tận tâm thì lại vắn số haizzz
     
    resetlove21 thích bài này.
  10. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    17,862
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Vị tướng vì dân đã không trở về
    16/10/2020 08:31 GMT+7
    203Lưu


    TTO - Ngày 15-10, họ hàng và bà con lối xóm đã tập trung tại nhà thiếu tướng Nguyễn Văn Man trong một con đường nhỏ ở phường Nam Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình để chờ tin. Với họ còn một tia nhỏ cũng phải hi vọng. Nhưng điều kỳ diệu đã không đến.
    [​IMG]

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Man tặng quà cho người dân vùng lũ huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế - Ảnh: QĐND

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - phó tư lệnh Quân khu 4 - và 12 chiến sĩ, cán bộ đã không trở về. Họ bị núi sạt lở vùi lấp ở trạm 67 khi trên đường vào thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) cứu nạn công nhân gặp nạn ở đó.

    Toàn bộ 13 thi thể đã được tìm thấy tối qua trong đau thương.


    Thấy dân gặp nguy là không ngồi yên

    Đại tá Hoàng Xuân Vĩnh - chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình - là người có thời gian kề cận nhiều năm cùng tướng Man, nhất là giai đoạn tướng Man đang là chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

    Ông Vĩnh mấy hôm nay rất bàng hoàng về tin ông Man mất tích trong trận sạt lở. "Xót xa bao nhiêu thì những ký ức về người đồng đội lại hiện về rõ bấy nhiêu" - ông Vĩnh chia sẻ.

    Đại tá Vĩnh kể vừa qua tỉnh Quảng Bình có tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh vào ngày 13-10. Tối 12-10, ông Vĩnh gọi điện cho tướng Man hỏi có về dự được với tỉnh không.

    "Thời điểm đó vụ sạt lở khiến nhiều người mất tích ở thủy điện Rào Trăng 3 vừa xảy ra, nên anh Man chỉ nói không về được vì đang trên đường vào cứu hộ những người bị sạt lở. Không ngờ đó là cuộc gọi cuối cùng" - ông Vĩnh rưng rưng.

    Trước khi ra Quân khu 4 làm phó tư lệnh vào tháng 5-2019, ông Man có nhiều năm gắn bó với Quảng Bình. Những người lính ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình chưa quên hình ảnh vị chỉ huy trưởng luôn xông pha vào lũ lụt, bão gió chỉ huy anh em chiến sĩ cứu dân.

    Ông Vĩnh kể đợt lũ năm 2016, ông Man đang dự lớp bồi dưỡng chính trị ở Hà Nội nhưng đã tạm hoãn việc học để về Quảng Bình trực tiếp chỉ đạo ứng phó mưa lũ.

    Vừa về Quảng Bình, ông đã lên ngay canô vào vùng rốn lũ Tân Hóa để chỉ đạo cán bộ chiến sĩ hỗ trợ dân chống lũ. Những cán bộ chiến sĩ ở đơn vị này vẫn còn nhớ có lần trên đỉnh lũ ở Tuyên Hóa, ông Man cứ khăng khăng ở lại dù đã quần quật với dân suốt hai ngày chưa về nhà.

    Đây chính là lý do ông Vĩnh không bất ngờ khi ông Man chọn đi vào khu vực sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 ngay trong đêm. "Tính anh Man là rứa. Thấy dân gặp nguy là không ngồi yên trong phòng được" - ông Vĩnh nói.

    Nỗi đau xé lòng

    Theo những nhân chứng tại hiện trường, ngay chiều 12-10 khi xảy ra sự cố sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3, thiếu tướng Man có mặt tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế để chỉ huy lực lượng cứu hộ cứu nạn. Tối đó, ông cùng 20 cán bộ chiến sĩ băng rừng vào khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.

    Trước đó một ngày, Bộ tư lệnh Quân khu 4 thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại huyện Phong Điền do thiếu tướng Man trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo lực lượng vũ trang thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhân dân ứng phó và khắc phục mưa lũ.

    Trong chiều 11-10, đoàn công tác của Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã trực tiếp thị sát ở các khu vực xung yếu, ngập nặng, bị chia cắt ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền để có biện pháp chỉ đạo các lực lượng kịp thời ứng cứu, giúp đỡ nhân dân.

    Trưa 12-10, người dân điện báo có sạt lở nghiêm trọng tại nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 khiến nhiều công nhân mất liên lạc. Ngay chiều hôm đó tướng Man đã tức tốc ngược lên thủy điện Rào Trăng 3 để tìm đường vào cứu hộ thì gặp nạn.

    Hai ngày qua, dù rất mong manh nhưng cán bộ chiến sĩ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình vẫn luôn hi vọng ông Man sẽ gặp may mắn. Đến tối 15-10, khi tin tìm thấy thi thể vị tướng này báo về thì không khí cả đơn vị như trĩu xuống, ai cũng rưng rưng.

    "Cán bộ chiến sĩ ở bộ chỉ huy vẫn thường lui tới động viên trấn an gia đình anh Man. Còn một tia hi vọng cũng phải nuôi hi vọng. Nhưng giờ thì hi vọng cuối cùng cũng tắt rồi" - ông Vĩnh nói.

    Vợ chồng ông Man có ba người con. Cô con gái đầu vừa tốt nghiệp đại học, con gái thứ 2 đang học cấp III và con trai út đang học lớp 7. Từ khi nhậm chức phó tư lệnh Quân khu 4, vị tướng càng ít có thời gian về thăm nhà.

    Nhưng những người hàng xóm của ông Man nói mỗi khi về, vị tướng này đều tranh thủ trò chuyện gần gũi với những người cùng khu phố. Đó cũng chính là lý do mà hai ngày qua ở nhà ông Man luôn có rất nhiều người hàng xóm tới lui thăm hỏi.

    Chị Hoa, ở gần nhà, nói tin ông Man bị nạn làm cả xóm buồn bã mấy hôm nay. "Giờ ông ấy mất, tui cũng đau lòng như chính mình mất người thân" - ông Hữu, người cùng xóm với ông Man, rơm rớm nước mắt.

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Man sinh năm 1966, quê quán tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

    Ông có trình độ chuyên môn cử nhân quân sự, chỉ huy tham mưu, binh chủng hợp thành. Trình độ chính trị cao cấp. Ông được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Quân khu 4 từ tháng 5-2019.

    Trước khi ra Quân khu 4 làm phó tư lệnh, ông Man là chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình.
     
  11. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Phó thường phụ trách một chuyên môn của ngành nên lên tuyến đầu
     
  12. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Chỗ lở là rừng nghèo ít cây nên ngấm nhiều nước và sạt thôi

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    raumuong123 and giangnam like this.
  13. Haotakua

    Haotakua You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    8,675
    Nơi ở:
    陳妍希's Home
    Nhà chủ tịch huyện gì còn thua nhà mình cho thuê, trong khi hôm trước làm đơn sửa nhà phải xì bao thư 1tr thằng đô thị phường mới cho làm, má nó tức!
     
  14. gin-1994

    gin-1994 Baldur's Gate Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/7/09
    Bài viết:
    42,240
    vừa tài giỏi lại nhân đức như vậy, chết thật sự quá uổng
    gần nửa danh sách hy sinh là tướng với tá, kì này thiệt hài toàn tinh anh...
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  15. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Leon S. Kennedy ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    13,942
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Đợt này ng tốt đã hi sinh, mình lại ước lũ rác rưởi cặn bã fb voz đi bới móc chửi bới người đã khuất (bác Man) chết hết cho rồi
    Thêm thằng chó hiếu gió gì ấy, chả bít viết cái gì mà bọn rận chủ dựa vào đó xúc phạm bác Man
     
    T1nhLaG1 and Ờ mày giỏi like this.
  16. Kon El

    Kon El Giương mắt ếch, ngó Batman chịch Lois GameOver

    Tham gia ngày:
    10/5/20
    Bài viết:
    1,766
    ĐỜI NGƯỜI SỐNG CHỈ CÓ 1 LẦN, SỐNG VÀ CHẾT CHO ĐẤT NƯỚC, NHÂN DÂN LÀ MÃI MÃI.
    Đại úy Nguyễn Cảnh Cường - một trong 125 học viên khóa ĐH17 Sĩ quan Thông tin đã hy sinh cùng Đoàn công tác Quân khu 4 khi đi cứu hộ Thủy điện Sông Trăng 3.
    Anh ra đi khi tuổi đời non trẻ
    Người vợ hiền cùng cha mẹ lặng thinh
    Nén tâm nhang sao nói hết nghĩa tình
    Người chiến sỹ hy sinh vì Tổ Quốc
    Anh lặng lẽ trước họ hàng thân thuộc
    NGUYỄN CẢNH CƯỜNG sáng ngọn đuốc canh thâu
    Tuổi thanh xuân gánh nhiệm vụ tuyến đầu
    Người Đại úy vào rừng sâu cứu nạn
    Cơn lũ ống đã chặn đường di tản
    Dưới sình lầy khơi hàng vạn nỗi đau
    Hận trời xanh chẳng ban phép nhiệm màu
    Người ở lại mà lòng đau dao cứa
    Lời vĩnh biệt bên sao vàng rực lửa
    Vội xa anh một điểm tựa cuộc đời
    Biết bao giờ giọt lệ đắng ngừng rơi
    Niềm thương tiếc lay triệu lời cảm động
    Nơi đất LĨNH vùng CAO SƠN từng sống
    Trời ANH SƠN nay bổng hóa u sầu
    Một người hùng trách nhiệm chốn rừng sâu
    Sang cửa phật lời nguyện anh thanh thản!
    - Ảnh 1, 2, 3 là những khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi của anh Cường khi còn sống.
    - Ảnh 4 là anh cùng đồng đội nghe giao nhiệm vụ đi vào Rào Trăng 3. (Bên trong áo mưa là chiếc máy thông tin được che kín khỏi mưa ướt).
    Fb Thông Văn Lê #TVL

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
     
  17. resetlove21

    resetlove21 Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    12,825
    Nhìn nhà còn thua cả pct xã.
     
  18. tieunhilang.

    tieunhilang. SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/11
    Bài viết:
    11,055
    Liêm khiết, can trường quá nên xông pha tuyến đầu mà chết.
    Bọn nhũng nhiễu thì đang ngồi nhậu với nhau cười hề hề vì trống ra ghế để tụi nó leo. :2cool_sad:
     
    Ờ mày giỏi and F22Raptors like this.
  19. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,844
    Nhiều lúc cũng muốn cống hiến mà đọc tin tham nhũng lại éo cam tâm, đm
     
  20. arakababa

    arakababa Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/12/08
    Bài viết:
    430
    Người tốt thì chết sớm, haiz đọc tin đau lòng qua các bác. Có bác gamevn nào ở ngoài Huế định đi viếng không nhỉ?
     

Chia sẻ trang này