thực ra nếu tính ra hết thì Yumi có bị giới hạn hay ko vẫn sẽ thua, trận đó tính ra là out trình luôn rồi, Misasa thích vờn thôi; còn trận này Jurota thua vì chính bản thân hắn chứ ko phải vì luật, ngay từ đầu Jurota mà muốn thắng thật thì hoàn toàn có thể ném bay Masaki ra khỏi sàn đấu luôn.
Sao cái trận đấu vật này có cảm giác là Jurota thích khổ dâm hơn là đánh nghiêm túc vs Masaki. Vật 1 phát 1 xong đứng ngó thằng kia dậy trong khi thằng M vật xong bồi thêm mấy quả cho nhu vương không đứng dậy nổi luôn. Lúc bị KO còn cười nhìn thỏa mãn vl.
Tôi thấy tác giả giải thích hợp lý đấy, lão Nhu vương là kiểu người muốn đi đến đỉnh cao của Nhu đạo. Lão coi trọng cái đạo của mình hơn kết quả thắng thua. Tại sao lão không bẻ khóa? Vì Nhu đạo kỹ thuật bẻ khóa tuy cũng có nhưng cái chủ đạo tinh túy là ném và quật, áp dụng tối đa lực đòn bẩy, dùng ít sức tối thiểu mà đánh ngã được địch thủ. Nhu vương không quật chết đối thủ đã chứng tỏ trình độ cao siêu của lão vì kiểm soát được lực quật hoàn hảo. Lực quật không giống lực đấm và đá, rất khó kiểm soát. Lý do lão không đấm và đá thì cũng tương tự, đấm và đá không phải là tiêu biểu tinh túy của Nhu đạo. Tại sao lão không ném M ra ngoài là xong? Vì cú ném của Nhu đạo không phải là nhấc đối phương lên rồi thích quăng đi đâu thì quăng. Nó cũng phải lựa thế và ném xuống gần chân mình thôi. Từ đầu đến cuối thằng M không lại gần mép võ đài thì làm sao mà ném. Lão gia Kuroki từng nói Nhu vương là đồng loại của lão là đúng. Cả hai đều truy cầu cái đạo của mình, trung thành với tinh túy của môn phái mình không chịu pha tạp. Đối với hai lão này thì thắng đối phương thôi chưa đủ mà còn phải thắng đẹp, thắng bằng võ công bản môn nữa mới hài lòng. Hơi tức cười một chút là thế đánh trật khớp tay và ném của Nhu vương ở đầu chap 102 lại là đòn Aikido chứ không phải Judo. Tuy nhiên hai môn này cũng nhiều cái tương đồng.
Thằng luyệ ngục thích chơi theo nhu đạo chứ ko muốn chơi theo kiểu võ thuật ngầm. thằng masaki nó khát máu nên mục tiêu của nó là triệt hạ, nhu đạo với nó chỉ là cách thức thôi, nếu cần thiết để hạ đối thủ thì nó ko nhất thiết phải dùng mỗi nhu đạo
Chắc sau trận này nhu vương bị đuổi việc. Thằng chủ thuê bọn đấu sĩ để giành thắng lợi mà anh lại rảnh háng cứ nhất định chơi theo luật riêng của mình để thua lãng nhách vậy. Dù sao cũng nể cái tinh thần thượng võ của lão này, nhưng mà áp dụng thực chiến chắc nát. Lão có chỗ đứng ở luyện ngục vì quá mạnh thôi.
Vãi thật ông này có học Judo bao giờ ko mà sao phán kinh thế. Nhu đạo tinh túy là nằm ở 3 chữ "nhu khắc cương" chứ không phải ở các đòn thế. Ngoài ra nói đấm đá, bẻ khóa ko phải tinh túy của Judo là sai. Các đòn thế bẻ, khóa là một trong những kĩ thuật tiêu biểu của Judo đấy. Chỉ là ít thấy trên sàn đấu thể thao thôi chứ còn về mặt tự vệ thì nó là thứ ko thể thiếu. Còn về đấm đá thì Judo có hẳn một bộ kĩ thuật có bao gồm đấm đá gọi là "atemi waza". Tất nhiên không phải kiểu đấm đá như karate mà là đánh vào các yếu điểm của đối thủ. Tôi thấy lão nhu vương này thuần Judo nhưng là Judo hiện đại. Nó hơi thiên về hướng thể thao + bị gò bó bởi luật lệ hơn là kiểu Judo cổ điển. (Luật ở đây là luật thi đấu Judo chứ ko phải luật của bên luyện ngục nhé). Ngoài ra chắc lão bị cuồn đòn quật thôi chứ kể cả Judo hiện đại cũng ko có luật nào ép võ sinh phải luyện chuyên về đòn quật cả. Còn vụ ném thằng M xuống võ đài là lão không muốn thôi chứ có gì đâu mà khó. Thằng kia nó ko đứng gần mép võ đài thì lão tự lùi ra đó rồi dụ nó tới quăng xuống thôi. Kuroki với Nhu vương có điểm khác nhau. Nhu vương bảo thủ chỉ luyện mỗi Judo. Kuroki có học hỏi thêm tinh hoa các môn phải khác. Hồi cuối phần 1 lão có kể sư phụ lão với Gaoh Mukaku có trao đổi võ công với nhau nên bản thân võ công của phái Kaiwan có kết hợp tinh hoa của phái Nhị Hổ nửa. Đòn đánh bẻ khớp tay ở chap 102 Judo cũng có chứ ko chỉ riêng Aikido. Đòn đó Judo gọi là Ude Garami. Bình thường dùng khống chế đối thủ sau khi đã quật ngã xuống đất còn nhu vương thì chụp tay đánh ở tư thế đứng luôn. Còn cái đòn quật thì chịu tác giả vẽ có 2 khung hình tôi không nhìn ra dc là đòn gì, nhìn giống kiểu đánh của đô vật chứ không giống Judo
Về lý thuyết, Judo là môn khá toàn diện với cả bộ ném, bộ khóa, bộ đả. Tuy nhiên ngay từ thời các nhà sáng lập là cụ Jigoro, cụ Mifune đã xác định thắng bại trong randori bằng ippon, kể từ đó thì coi như chủ đạo của Judo là ném và quật rồi. Chỉ vài chục năm sau thời các cụ, cụ Kimura đã than là chẳng còn mấy ai tập Atemi nữa. Nhìn những tư liệu về đòn ném, quật của cụ Mifune phải nói là tuyệt diệu. Còn đòn thế ở đầu chap 102 tuy Judo cũng có nhưng đánh ở thế nằm thì làm sao gần gũi bằng đòn Tenbin Nage trong Aikido. Thế ném kia cũng là đòn Aikido, gọi là Irimi Nage.
2 đồng chí hẹn nhau giao lưu judo đi trên youtube có mấy tay MMA mô phỏng lại các đòn trong trận okubo vs nanh luôn mới vl.
p2 có hint nó cũng từ cái lò nhị hổ rồi còn gì, cùng sư phụ nhị hổ của thằng mỹ thú cơ mà nó upgrade lên vô hình, thằng mỹ thú thì giáng ma còn ohma thì vay mượn.
Thế nên tôi mới nói Jurota là thuần Judo hiện đại chứ ko phải Judo cổ điển. Còn cái đòn ông gọi là Tenbin Nage tôi xem thử thì thấy động tác thì giống nhưng nó là đòn ném chứ không phải đòn khóa. Ngoài ra tôi thấy cái buồn cười của trận Nhu Vương vs Boy M này là tác giả cho Jurota theo đuổi Judo cả đời mà chả thể hiện dc cái tinh thần gì của Judo cả vì căn bảng là Jurota nặng + cao hơn thằng Hayami nên ngay từ đầu đã là lớn ăn hiếp nhỏ . Ngược lại cách đánh của thằng Hayami lại rất giống với Judo cổ điển, mấy đòn đấm đá của nó khá giống Atemi (trừ đòn chỏ ). Và kết thúc thì Hayami lại là người dùng đòn quật để hạ đối to con hơn mình. Lẻ ra trận này phải để Nhu Vương vs Julius hay là Wakatsuki thì mới thể hiện dc tinh thần nhu khắc cương của Judo.
Nhớ ko nhầm thì tổ sư môn aikido và judo đều nhỏ con Thằng nào từ lò nhị hổ ra cũng bá đạo Mỹ thú gặp bố già sớm quá nên thua chứ ít ai ăn được thằng này lắm
Chính ra thì khởi thế của đòn Tenbin nage là dùng để đánh trật khớp khuỷu tay hoặc chí ít là gây thương tích nặng. Có ông Shioda Gozo là người hay dùng đòn này để chống đòn đấm thẳng của karate. Ông Shioda này cũng là một nhân vật sừng sỏ của võ lâm Nhật Bản thời giữa thế kỷ trước. Hồi đại học ông ấy nổi danh ngang hàng với Kimura Masahiko huyền thoại. Truyện Baki có lão Shibukawa Goki chính là lấy nguyên mẫu từ ông này (tên bắt đầu bằng Shi và Go). Nanh 5 tôi đánh giá chính là tiêu biểu cho tinh thần của MMA hiện đại, đó là cứ cái gì xài được, xài ngon thì liền hấp thu, thu thập vào bộ kỹ thuật của mình. Dù Okubo mới là nhà vô địch MMA nhưng có lẽ vì thiếu đất diễn nên chưa thấy bật ra cái tinh thần này.
Thôi manga cũng là trí tưởng tượng của tác giả. Ổng nghiên cứu cũng chỉ đến 1 mức nào đó thôi các đồng dâm. Flaw là bình thường deal with it Chừng nào là 1 truyện chuyên về Judo như Kotaro hay Tiểu thư nhu đạo thì vào chém sâu