Sự bùng phát của game

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi Trungnguyeneco, 17/6/21.

  1. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    Post thêm 1 phần của chương VIII có dính đến GameVn này
     
  2. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    Chương VII: Công nghệ và khao khát kết nối


    Hồi tôi còn nhỏ, bị ảnh hưởng của các quyển truyện thời đó, tôi luôn nghĩ rằng mình là một chàng trai mạnh mẽ và sau này, khi lớn lên, sẽ chiến đấu với bọn quái vật trên con đường của đời mình. Đâu ngờ, sau này tôi mới nhận ra được ra rằng đa số các quái vật đều không nằm ở ngoài kia, mà nằm trong chính cơ thể của mình. Và con quái vật mạnh nhất mà con người phải đối mặt có lẽ chính là Sự Cô Đơn.

    ***

    Tôi sinh năm 1982 và hiểu theo nghĩa nào đó, đã đi qua 4 thập kỷ của hai thế kỷ 20 và 21. Sự bùng phát của công nghệ ở những năm đầu tiên của thế kỷ 21 cũng đã đi qua cuộc đời tôi trước khi nó thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người, thay đổi cách chúng ta học tập, cách chúng ta giải trí và cách chúng ta kết nối.

    Tôi đọc quyển sách đầu tiên của mình năm tôi 3 tuổi năm 1985. Sách là thứ duy nhất có thể kết nối tôi với lịch sử và nhân loại thời điểm đó và cho đến tận năm 2000, trước khi máy tính và Internet xuất hiện. Năm 1992, tôi viết lá thư đầu tiên cho báo Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh, lá thư đó được đăng tải trên mục kết bạn và sau đó, tôi nhận được vài lá thư từ phương xa gửi về, kèm những tấm ảnh thật dễ thương. Vào thời đó, đây chính là cách mà tôi, đấu tranh với nỗi cô đơn của mình và nhiều người khác cũng như thế. Các tạp chí luôn có mục Tìm bạn phương xa, giao lưu kết bạn. Thậm chí các quyển truyện tranh như Doremon, 7 Viên Ngọc Rồng hay Subasa ngày đó đều có mục Câu Lạc Bộ phía sau để mọi người có thể chia sẽ suy nghĩ về truyện và làm quen với nhau. Đó là những năm tháng cuối cùng mà con người còn kết bạn với nhau qua những tờ thư tay đầy tình cảm với những câu hỏi thăm sức khỏe vô cùng chân thành. Không có sự tác động của công nghệ, con người ta chân thành và đơn giản với nhau, không dấu giếm. Cho đến khi công nghệ thay đổi mọi thứ.

    Cô đơn là gì? Xét về mặt tâm lý học và thần kinh, Cô đơn là một trạng thái phức hợp của cơ thể con người, gây những tác động xấu lên hệ thần kinh và khiến cho con người trở nên buồn bã, mệt mỏi, chậm chạp trong suy nghĩ và hành động, cô đơn còn có thể làm cho sức đề kháng của con người yếu đi dẫn đến các bệnh tật cụ thể về sinh lý. Nguyên nhân của cô đơn có thể là việc con người không tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống hiện tại, hoặc là họ cảm thấy mất dần kết nối giữa họ và những con người xung quanh, hoặc cũng có thể vì lý do gì đó họ buộc phải xa rời những người họ yêu thương nhất. Và điều duy nhất một bác sỹ tâm lý có thể giúp đỡ bệnh nhân đang cô đơn là giúp đỡ họ tìm lại được ý nghĩa sống của họ, hoặc kết nối họ lại với những bệnh nhân xung quanh.

    Ngày nay, các mạng xã hội và các trang web đang thực thi vai trò của một bác sỹ tâm lý, còn hầu hết chúng ta, trở thành những bệnh nhân tự nguyện.

    ***

    Con người luôn cố gắng thoát khỏi trạng thái cô đơn bằng rất nhiều cách. Giải trí là một cách. Ngày xưa họ có cầm kỳ thi họa mà trong đó, thi đóng vai trò vừa là thơ vừa là nhạc. Ngày này họ có đến hơn chục loại hình nghệ thuật, thể dục thể thao, trò chơi điện tử … tuy nhiên cách căn cơ nhất và đơn giản nhất vẫn là kết nối cùng những người khác.

    Và Công nghệ, chính là nền tảng để con người kết nối với nhau. Trong chương này, từ công nghệ mà tôi nói ám chỉ Công nghệ thông tin.

    ***

    Năm tôi lớp 6, 1993, bỗng một hôm thằng Phong học lớp chuyên Toán rủ tôi đi học Vi tính. Tôi khi đó vẫn còn là học sinh ngu của lớp thường, có biết cái quái gì đâu. Nó bảo cứ đi học đi, không tốn tiền mà hấp dẫn lắm. Cũng một phần là do tôi bị ba tôi quăng từ sáng sớm ở trường nên cũng không biết làm gì. Thế là chạy đi theo học luôn. Vào đến lớp mới biết đó là lớp dạy Tin học chỉ dành cho học sinh lớp chuyên. Nhưng do Phong rủ và nói thầy tôi ham học lắm nên thầy cho học luôn. Tôi là đứa duy nhất học sinh thường được tiếp cận với máy vi tính, và như thầy Song, vừa là chủ nhiệm lớp 6/1, vừa là trưởng bộ môn Toán của trường Hồng Bàng, vừa là giáo viên tin học đầu tiên của tôi, chúng tôi cũng là lứa đầu tiên được tiếp cận máy tính.

    Năm đó, với tôi mà nói, cái máy vi tính 286 có màn hình trắng đen ấy không khác gì một cái hộp ma thuật. Chúng tôi được học Ms Dos, lập trình Pascal và soạn thảo văn bản VRES. Năm đó, chỉ một dòng lên Copy Con của DOS, sao chép những gì gõ trên phím ra màn hình đã khiến chúng tôi sướng rên cả người. Những khái niệm như tập tin, thư mục, thư mục gốc, sao chép, di chuyển, lệnh hoán chuyển… bắt đầu đưa chúng tôi sang một thế giới khác. Những khái niệm này vào lúc đó không hề tồn tại ngoài đời thực, không quan sát được bằng mắt thường mà phải tưởng tượng và suy nghĩ. Tôi nghĩ đó cũng là lần đầu tiên tôi tiếp xúc được với tư duy trừu tượng, vì mãi năm lớp 8, tôi mới được học Hình học Không Gian.

    Tuy nhiên việc học vi tính của tôi bị gián đoạn do lúc đó, cái lớp học đó được lập ra là để chuẩn bị cho đội tuyển Toán Tin của trường, việc học rất nặng và tôi không theo nổi do lúc đó tôi vẫn còn là học sinh dốt. Cho nên chỉ học 2-3 tháng gì ấy thì tôi xin nghỉ. Đến năm tôi lớp 8 thì tôi xin theo học tiếp vì lúc đó đã giỏi hơn nhưng trường không cho nữa vì tuyển đã vào nề nếp. Khi đó tôi mới xin ba cho tôi ra trung tâm ở ngoài học tiếp, và ba tôi cho tôi học Bằng A vi tính ở trường Đại học Sư Phạm. Năm đó trào lưu cho trẻ con đi học Anh văn – Vi tính nổi lên như một phong trào mạnh mẽ khắp Sài Gòn nhưng lại không có lớp học riêng dành cho trẻ con nên trẻ con học chung với người lớn, và tôi học vi tính chung với các anh/chị lớn hơn mình rất nhiều đang đi học bằng A vi tính để tìm việc. Tuy nhỏ, nhưng tôi khi đó lại là người học giỏi nhất lớp khi đó, có lẽ do còn nhỏ học dễ tiếp thu hơn. Bằng A vi tính hồi xưa bao gồm 4 hạng mục thi: MS DOS, Microsoft Word, Microsoft Excel và Pascal 1. Sau khi học lấy 4 chứng chỉ hoàn thành khóa học, phải học thêm 1 lớp luyện thi nữa mới được thi bằng A. Tôi còn nhớ ngày tôi thi bằng A, có một chị xinh đẹp học chung lớp luyện thi với tôi cứ kêu tôi chỉ mãi, chị ấy đẹp lắm lại mặc váy ngắn nên tôi bảo phải cho tôi sờ đùi tôi mới chỉ. Vậy mà chị ấy cũng lấy được bằng ấy. Còn tôi, sau đó học tiếp 2 chứng chỉ về Pascal nữa và 3 chứng chỉ về Microsoft Access và sau đó lấy luôn bằng B chỉ trong mùa hè năm lớp 8. Sau đó do việc học căng thẳng nên tôi không học tiếp lên bằng C, mà thật ra, mấy cái bằng đó học xong cũng không biết làm gì.

    Nói như vậy để chỉ ra rằng tôi tiếp cận công nghệ và vi tính rất sớm. Năm đó mới là 1995, thầy Quách Thành Ngọc mới tung ra chương trình soạn thảo BKED cho máy tính 486 và nhà nước vẫn còn dùng máy đánh chữ để soạn thảo văn bản. Ngoài giờ học vi tính, tôi còn thường dạy vi tính cho ba tôi tại một phòng máy vi tính trên đường Lý Thái Tổ gần nhà bà nội tôi, phòng máy của một anh thương binh bị què cả hai chân. Ba tôi học được chừng một tháng, soạn được cả văn bản trên Word nhưng rồi cũng không xài làm gì nên thôi, sau này ba tôi cũng không đụng vào máy tính nữa. Lúc này tôi cũng lờ mờ nhận ra được rằng nếu máy tính không đơn giản và dễ dùng hơn nữa, và người dùng chưa sẵn sàng cho việc hệ thống hóa lại hệ thống tin tức của mình thì có lẽ, cái hộp ma thuật kia cũng không khác gì cái máy đánh chữ ở cơ quan ba tôi.

    Đến năm 1999, thì tôi được mẹ mua cho một cái máy tính Pentium II 400 Mhz có cả card màn hình rời và card âm thanh rời. Khi đó, thằng Hiển học chung lớp tôi nó dẫn tôi đi mua chứ tôi có biết gì về máy tính đâu (vì từ năm lớp 8 đến năm 11 tôi không đụng gì đến máy tính). Cũng nhờ nó mà tôi mới hiểu rõ các khái niệm như CPU, Card màn hình (VGA), Card âm thanh, Card Mạng, Modem, Ram… Nó còn cho tôi mượn mấy tờ tạp chí PC World, khi đó là tạp chí tin học hàng đầu của Việt Nam. Nó cài phần mềm cho tôi và hướng dẫn tôi sử dụng một số phần mềm như nghe nhạc bằng WinAmp, hay ghép ảnh bằng Photoshop ( mà ghép ảnh năm đó ngộ nghĩnh lắm, tôi ghép tấm ảnh áo tắm của cô gái tôi thích với tấm ảnh áo thun của tôi, nhìn hài hước vô cùng). Năm đó máy tính rất đơn giản, tốc độ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là Xung nhịp của CPU (như 400Mhz sẽ chạy nhanh hơn) và Dung lượng Ram nhớ ( lúc đó máy tôi có 32MB Ram đã là máy đời mới xịn lắm rồi nhé). Ngoài ra các thiết bị đều nằm rời và phải mua riêng trong khi ngày nay, card âm thanh và card mạng, thậm chí card màn hình đều tích hợp sẵn trên bo mạch chính. Máy tính lúc đó cũng là thiết bị mắc tiền và không phải ai cũng có thể sở hữu nên cũng có thể cho là tôi cũng may mắn lắm mới được sở hữu một dàn máy tính mạnh vào đời đó. Khi đó máy tính được chia làm hai loại: loại máy bộ tức là máy của các công ty lớn có thương hiệu lắp ráp sẵn nhưng giá máy sẽ cao và cấu hình thấp ( lúc đó phổ biến thương hiệu HP, Compaq, IBM hay thương hiệu Việt Nam là CMS, sau này có thêm máy bộ của FPT), còn nếu lắp máy tự ráp thì đòi hỏi phải có kiến thức để chọn các thiết bị tương ứng và phải biết cách điều chỉnh do tự ráp thì độ ổn định máy rất kém, gần như cứ phải cài lại Windows liên tục. Mà ngày đó tụi tôi còn bị cái bệnh là ham vọc cài phần mềm, cứ thích thử cài phần mềm lạ, tự ý nâng cấp Windows nên máy móc cứ bị hỏng liên tục, rồi lại phải mày mò cách sửa. Cứ thế mà không biết từ lúc nào, tôi thành chuyên gia máy tính luôn. Sau này còn có thời gian đi cài máy tính, sửa máy tính cho người khác lấy tiền.

    Năm 2000 thì tôi được mua một cái modem để kết nối mạng. Modem ngày đó nó giống như một cái điện thoại ấy. Bạn nối đường dây điện thoại trực tiếp vào modem, và khi bạn kết nối mạng, cái modem nó sẽ kêu Ồ Ồ rồi Rè Rè, bấm số điện thoại đến máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet (gọi là ISP), sau đó từ máy chủ ISP, bạn sẽ được truy cập đến các máy chủ khác trong nước và quốc tế. Dịch vụ đầu tiên mà tôi sử dụng lúc đó là một mạng Intranet của một công ty tên là Andy ( tên tiếng Việt là Ân Di). Mạng nội bộ (Intranet) tức là không phải như Internet bạn có thể truy cập bất kỳ website hay dịch vụ nào bạn thích, mà bạn chỉ có thể truy cập vào những dữ liệu nằm trên server của nhà cung cấp hay các server khác mà nhà cung cấp đó kết nối. Nói chung là truy cập Intranet có rất nhiều hạn chế về nội dung và dịch vụ. Ngày đó tôi phải đóng gần 200.000 mỗi tháng tiền mạng, một số tiền vô cùng lớn. Nói như vầy, ngày đó để sử dụng Intranet, bạn phải trả hai loại tiền: một là tiền sử dụng dịch vụ hàng tháng (kiểu tiền Internet bây giờ vậy), nhưng cũng chỉ được giới hạn một số giờ, sử dụng thêm thì phải trả tiền thêm, một giờ truy cập Internet lúc đó chắc tầm 300-400 đồng/1 phút tình ra 1 giờ cũng tầm 18.000 ngàn ấy, sau đó là tiền cước điện thoại nội thành nữa. Tôi không nhớ chính xác lắm nhưng tiền sử dụng Internet ngày đó sẽ rơi vào tầm 60.000 đồng/1 giờ. Đắt lắm nên dù mỗi ngày chỉ dám vào mạng ít phút thôi mà có khi một tháng bị trả tiền đến gần một triệu đồng. Tôi bị ba mẹ đánh te tua vì vụ Internet này. Mà cái modem mỗi khi kết nối mạng nó kêu to lắm, nên tôi phải đợi đến khuya, khi ba mẹ ngủ rồi mới dám online.

    Trung bình hồi đó một tháng tôi tốn mất 600.000 ngàn chỉ cho việc kết nối với một cái mạng cục bộ. Điều gì hấp dẫn ở cái thế giới mạng mà một thằng nhóc lại ham mê đến thế khi mà chỉ với 6000 đồng đã có thể đi chơi 1 giờ điện tử hay một cuốn truyện tranh chỉ có 5000 đồng? Ngày đó chỉ có một vài trang web tin tức ít ỏi, còn không bằng 1/10 nội dung một tờ báo Tuổi trẻ giá 1500 đồng, mạng chậm đến mức đọc tin tức còn giựt rung rung chứ đừng nói gì đến nghe nhạc hay chơi game? Điều gì ở trên cái mà ngày xưa, tụi tôi gọi là Thế Giới Ảo ấy hấp dẫn tôi đến thế?

    Đó chính là cái mạng Trí Tuệ Việt Nam (TTVN), một cái mạng Inranet đầu tiên của Việt Nam. Năm 1997, mạng Intranet của FPT được thành lập và nổi tiếng rộng khắp như một mạng xã hội cho phép người dùng sử dụng thư điện tử (email), đọc tin tức và trao đổi thảo luận với nhau thông qua diễn đàn mở… Nhưng đến năm 1998, FPT và Netnam ( có liên kết với Andy) mới kết nối dữ liệu với nhau cho phép hai mạng nội bộ khác nhau và khi đó tôi mới có máy tính và có thể truy cập vào TTVN và mê đắm trong thế giới đó.

    Cái giao diện cũ của TTVN theo trí nhớ của tôi giống như bất kỳ cái chương trình nào thời đó, chỉ là một chương trình có giao diện được chia thành các cái khung (frame) thông tin khác nhau, thông tin được chia thành các chuyên mục cụ thể như truyện cười, giao lưu, thảo luận lịch sử…

    Năm đó cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc một luồng thông tin khác. Không giống như thông tin chính thống và buồn chán trên báo chí, thông tin ở TTVN được viết bởi các anh chị là những người trẻ tuổi và tài giỏi, đọc vừa vui nhộn, vừa có khi châm biếm sâu cay, vừa trẻ trung vừa hấp dẫn. Và quan trọng nhất, là người xem có thể phản hồi ngay với tác giả bài viết, nêu câu hỏi hay tranh luận, bắt bẻ những chỗ sai và nhận được sự trả lời ngay tức thì của tác giả bài viết. Việc luân chuyển thông tin thành từng dòng liên tục (thread) không còn một cách đọc hay tiếp nhận thông tin nữa mà còn là cách giao lưu kết nối mới vào thời điểm đó. Thông qua mạng TTVN, chúng tôi đã kết nối với nhau, những con người từ mọi miền đất nước và ở mọi độ tuổi khác nhau. Năm đó tôi mới 17 nhưng đã quen với nhiều anh chị sinh hơn tôi nhiều tuổi, có người lớn nhất mà tôi biết năm đó cũng đã 42 tuổi ( tức là năm nay, 2021 cũng đã 65 tuổi). Chúng tôi cười đùa, nói chuyện tếu táo, hỏi thăm nhau và giúp đỡ nhau mọi việc mà không hề có một khoảng cách nào về tuổi tác hay đẳng cấp, tiền bạc. Đa số các anh chị ở trên TTVN đều là những người học thức, tài giỏi, và hoàn toàn xứng đáng với cái tên Trí Tuệ Việt Nam. Năm 1998, theo tôi nhớ thì mạng TTVN có tổ chức Đêm Hội Trí Tuệ Việt Nam như một sự kiện offline giao lưu đầu tiên của thế giới mạn Việt Nam, đông người tham gia đến mức kẹt xe, nghẽn đường ở cả hai đầu Sài Gòn, Hà Nội. Tôi năm đó còn đi học, không có phương tiện đi lại nên không tham gia, chỉ theo dõi từ xa và cổ vũ các anh chị. Số lượng thành viên của TTVN từ ngày thành lập cho đến khi kết thúc, theo các anh chị cho biết chỉ tầm 5000 người, tức là chỉ bằng 0,06 % dân số lúc đó, nhưng tôi tin đó là các người trẻ tuổi và tinh hoa nhất của đất nước. Họ thật sự muốn thoát ra khỏi cái ao làng, nhờ vào kết nối mạng.

    Cơ bản là con người luôn muốn trốn chạy sự cô đơn. Ngay cả khi tôi có rất nhiều bạn bè năm cấp 3, bao quanh bởi mọi thú vui giải trí hấp dẫn với tuổi trẻ thời điểm đó, tôi vẫn cô đơn và khó chịu vì cảm giác đó. Vấn đề của cô đơn không phải là bạn không có bạn bè, hay người thân của mình xung quanh, mà là bạn luôn có một chỗ trống trong tâm hồn và bạn phải lấp đầy chỗ trống đó. Chỗ trống đó là ước mơ, là khao khát, là hoài bão, là đam mê, và là cả tình cảm cuộc đời của bạn. Bạn phải lấp vào đó rất nhiều thứ, mà trong đó có lẽ, quan trọng nhất là những người bạn đồng điệu với mình, những người bạn cùng sở thích, cùng đam mê và cùng những dự định với bạn. Nếu không lấp được những chỗ trống, hay không tìm được những người bạn đó, thì bạn sẽ mãi mãi phải chịu cảnh cô đơn mà thôi.

    Năm đó, từ những mục kết bạn phương xa trên các báo, chúng tôi đã bắt đầu dùng công nghệ thông tin để tìm những mảnh vỡ tâm hồn của mình.

    Bản chất cũng để thoát khỏi sự cô đơn. Khi đó có lẽ tôi chưa nhận ra nhưng một tháng hơn 600.000 đồng một tháng cũng là một vấn đề không nhỏ.


    ***

    Năm tôi 5 tuổi, đó là lần đầu tiên tôi được sử dụng điện thoại từ một người hàng xóm. Chiếc điện thoại ngày đó là loại điện thoại cổ, phải thò ngón tay vào cái lỗ có đánh số để xoay. Cô hàng xóm tay ẵm tôi, vừa kêu “ Ạ, đi con, chào ba đi con”. Khi nghe tiếng ba tôi từ xa, thông qua cái ống điện thoại cứ như một phép màu. Khi tôi học đến lớp 7 thì nhà tôi có máy điện thoại, đến giờ tôi vẫn còn nhớ nhớ, 8362569 với số 8 đầu là mã vùng của Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi say sưa kết nối với bạn bè thông qua cái máy ấy, có những ngày ôm máy điện thoại nói chuyện vài tiếng không chán. Cấp 2 thì tôi hay nói chuyện với bạn gái tôi là Phương Thảo và Hoàng Vy, Tường Vy, Phong, Triết, là những người bạn thân của tôi. Sang cấp 3 thì có lẽ bắt đầu chán, tôi không còn nói điện thoại nhiều nữa, chỉ nói khi có việc. Những năm đó, tôi còn thích một dịch vụ của ViNaPhone là đọc truyện Doremon, giọng các cô đọc truyện rất hay, nghe rất thích nên lâu lâu tôi vẫn nghe.

    Năm 1993, máy nhắn tin bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và ba tôi có được một chiếc. Máy nhắn tin là thiết bị mang theo bên người, mỗi khi có ai đó nhắn tin, thì nội dung tin nhắn sẽ được hiển thị lên máy. Người nào muốn nhắn tin thì phải gọi điện thoại lên tổng đài và đọc nội dung tin nhắn. Ngoài điện thoại bàn, thì ngày đó máy nhắn tin là phương thức kết nối hiện đại nhất lúc bấy giờ, dù chỉ có một chiều. Thông tin đi chỉ có vài dòng và người nhắn không thể nhận được phản hồi. Người nhận tin nhắn cũng không thể nào liên hệ được người nhắn tin, vô cùng bất tiện.

    Năm 1997, ba tôi chuyển sang xài điện thoại di động, một chiếc điện thoại Ericson GF 788e có nắp bật rất sành điệu. Khi đó tôi rất mê cái điện thoại của ba tôi. Thật ra cũng khó nói rõ tại sao mê vì tôi cũng chả có nhu cầu gọi hay nghe máy ai cả. Chỉ đơn giản nó rất ngầu vậy thôi. Nhưng việc liên hệ với ba tôi từ đó dễ dàng hơn. Dù ba tôi đang ở đâu hay làm gì thì cũng có người gọi điện thoại rủ đi nhậu và ba tôi ít ở nhà hơn. Kết nối giữa ba tôi và gia đình có vẻ lơi lỏng dần trong khi kết nối giữa ba tôi và bạn bè có vẻ khắng khít hơn.

    Năm 2001, tôi được mẹ tôi cho 1 triệu rưỡi để mua điện thoại di động. Năm đó thì đúng ra tôi sẽ mua một em Samsung giá rẻ nào đấy (năm đó Samsung là hãng duy nhất có dòng điện thoại nhạc chuông đa sắc giá rẻ), nhưng tôi lại quá thích màn hình màu và chức năng chụp hình nên bỏ thêm 3 triệu rưỡi để mua điện thoại ngon hơn. Và chiếc điện thoại di động đầu tiên của tôi là chiếc Ericson T68i. Chiếc điện thoại này năm đó có màn hình 256 màu và có một thiết bị chụp ảnh độ phân giải 0.3 pixcel đi kèm. Ôi nói là màu vậy thôi nhưng nó lòe loẹt và xấu quắc. Chức năng chụp hình thì thật kinh khủng, chụp xong không nhìn ra là mình chụp cái gì luôn. Ban đầu tôi say mê với cái điện thoại đó lắm, nhưng thời đó bạn bè không nhiều người có di động nên cũng không biết nhắn ai hay gọi ai cả. Phải đến năm sau tôi mới dùng điện thoại nhiều do có bạn gái và bạn gái tôi thích nhắn tin giờ khuya. Những năm đó cước điện thoại mắc lắm, tại tính theo block một phút, tức là dù gọi bao nhiêu giây đi nữa vẫn sẽ được tính một phút, một phút một giây vẫn tính là hai phút… nên mới có cái trò gọi nhau 3 giây, do 3 giây không tính tiền. Cứ bên đây hỏi “Đang ở đâu” thì cúp máy ngay, bên kia lại trả lời thật nhanh rồi lại cúp máy. Rồi do cước nhắn tin khá rẻ nên cũng thường xuyên nhắn tin qua lại. Không nhớ ngày xưa nhắn gì luôn nhưng chắc hẳn chỉ là những câu chuyện vụn vặt hàng ngày.

    Tháng 8 năm 2003, Nokia tung ra Nokia 6600, là chiếc điện thoại đầu tiên có thẻ nhớ rời, nhờ cái thẻ nhớ này mà tụi tôi mới có thể chép nhạc và dùng chiếc điện thoại để nghe nhạc giải trí với tai phone. Tháng 3 năm 2004, Nokia phát hành Nokia 7610, nâng độ phân giải của máy ảnh trong điện thoại lên 1.0 Megapixcel, và đó thật sự là cuộc cách mạng của việc chụp ảnh trên điện thoại di động. Người dùng bắt đầu nhận ra mình có thể dùng điện thoại để chụp và lưu lại những khoảnh khắc quan trọng. Giá điện thoại cũng trở nên rẻ hơn, vừa tầm với hơn và bọn trẻ, hầu như đứa nào cũng cầm một chiếc điện thoại trên tay.

    Năm 2004, tôi sắm cho mình một chiếc điện thoại hình chiếc lá Nokia 7600 rất ngộ nghĩnh. Những năm đó Nokia cũng tung ra nhiều chiếc điện thoại có hình dáng đặc biệt và rất thời trang như bộ sưu tập Nokia L’Amour bao gồm 3 chiếc điện thoại (7360,7370,7380) trong đó chiếc Nokia 7380 hình thỏi son vô cùng nữ tính và sang trọng.

    Đến năm 2005, Viettel tung ra gói cước giá rẻ, tính theo từng block 6 giây một và phá vỡ thế song hành của Mobifone và Vinaphone. Sau đó hai nhà mạng kia cũng phải thay đổi cách tính cước và giảm giá để cạnh tranh. Thời kỳ nhà nhà dùng điện thoại và gọi nhau í ới bắt đầu.

    Cuộc cách mạng di động và kết nối ở Việt Nam bắt đầu vào những năm đó. Nokia đã dùng đúng khẩu hiệu “Kết nối con người – Connecting People” và “Công nghệ mang tính nhân bản” để thể hiện cả một sứ mệnh quan trọng nhất của điện thoại là kết nối con người lại với nhau.

    Trong những ngày đó, tôi cũng thường đặt câu hỏi cho mình “tại sao lại cần một chiếc điện thoại di động?” bởi vì ngoài dùng nó để gọi và nhắn tin với bạn gái, quả thật tôi sử dụng điện thoại rất ít. Trong khi bạn bè tôi có đứa một tháng tiêu tốn gần cả triệu tiền điện thoại, mỗi tháng tôi chỉ xài chừng một trăm hay trăm rưỡi nghìn. Ngày đó mỗi tháng Mobifone còn khuyến mãi 100% vào một ngày, tôi cứ canh ngày đó nạp 100.000 đồng là xong.

    Liệu công nghệ có thật sự được dùng để kết nối con người với nhau?

    Liệu chúng ta có điện thoại thì sẽ gắn kết với nhau hơn hay dần cách xa nhau hơn?

    Liệu cái công nghệ mang tính nhân bản đó có thay đổi bản chất của chúng ta?

    Với trường hợp của cá nhân tôi, như đã nói, từ khi có điện thoại di động ba tôi gắn kết với bạn bè nhiều hơn và mất dần gắn kết với gia đình. Bản thân tôi từ khi có điện thoại cũng ít nói chuyện với bố mẹ hơn. Công việc xử lý thì có nhanh hơn, do cứ sự cố đến đâu thì gọi điện xử lý đến đấy, nhưng quan hệ với khách hàng thì có vẻ không còn thân thiết như trước đây mỗi khi có chuyện lại phải chạy qua. Ngay cả với bạn gái cũng vậy, cứ đêm đến lại gọi và nhắn tin, đến khi gặp mặt cũng không còn gì để nói.

    Tôi còn nhớ một lần, sau khi chia tay bạn gái, tôi đi bar ban đêm và có rủ được một cô gái đi chơi cùng. Sau khi chúng tôi làm việc đó xong thì tôi thấy điện thoại của cô ấy reo lên. Sau một hồi nghe cô ấy trả lời điện thoại, tôi mới biết là cô ấy đang nói chuyện với bạn trai. Tôi mới hỏi sao cô ấy không nói tôi biết cô ấy có bạn trai. Cô ấy bảo : “nói anh biết cũng có giải quyết được chuyện gì đâu. Hôm qua em với ảnh mới gây nhau, em cũng buồn”. Chẳng phải có chiếc điện thoại di động bên mình thì hai người có thể kết nối liên tục với nhau sao? Chẳng phải còn kết nối, còn nói chuyện được thì còn có thể hàn gắn sao?

    Hay tôi khi đó, cũng đã lờ mờ nhận ra được, khi con người có thêm nhiều kết nối mới, họ cũng đồng thời mất đi một số kết nối khác? Khi chúng ta có càng nhiều liên kết, cũng có nghĩa là chúng ta càng mất liên kết? Khi chúng ta dùng điện thoại như một công cụ để kết nối, cũng chính kết nối này sẽ cắt mất phần cuộc sống của chính chúng ta?

    Hay Công Nghệ mang tính nhân bản, nhưng đồng thời cũng sẽ hạn chế tính nhân bản?

    Chỉ biết từ năm 2003 trở về sau, tôi rất hạn chế dùng điện thoại, trừ khi có việc nhất thiết phải liên lạc.
     
    Nickky9x, T1nhLaG1, Scorpious and 3 others like this.
  3. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    ***

    Đến năm 2001 thì mạng Internet đã trở nên phổ biến và thay thế hoàn toàn cho Intranet. Tuy nhiên cách thức kết nối Internet vẫn là thông qua modem và thực hiện cuộc gọi nội tỉnh đến các máy chủ ISP trong thành phố. Phổ biến ở Sài Gòn khi đó là 4 nhà cung cấp dịch vụ ISP bao gồm: VNN, NetNam, SaiGonNet và FPT. Thời đó phải đóng tiền thuê bao hàng tháng và được miễn phí một số phút, và phí truy cập vẫn còn rất cao khi vẫn phải trả tiền điện thoại. Các phòng máy Internet mọc lên khắp nơi trên nguyên tắc chia sẽ một hay hai đường truyền ra cho hai ba chục máy tính xài, cho nên tuy giá chỉ 3000-4000 một giờ nhưng mạng chậm như rùa, chỉ dùng để chat chứ đọc tin tức mà có nhiều hình đọc cũng không nổi. Sau đó FPT nổ phát pháo đầu tiên, phát hành thẻ cào giá rẻ, người dùng cào thẻ xài ngay không cần thuê bao,VNN cũng tung ra dịch vụ VNN 1260, gọi là kết nối ngay không cần tài khoản với mức giá rẻ. Chi phí truy cập Internet lúc này giảm chỉ còn phân nửa, cước điện thoại nội thành cũng giảm mạnh khiến cho chi phí Internet rẻ hơn và những đứa trẻ bắt đầu nối mạng nhiều hơn. Tuy nhiên chắc cũng phải kéo dài đến năm 2006 – 2007 thì bạn bè tôi mới bắt đầu gặp nhau đầy đủ trên Internet.

    Năm 2002, Việt Nam bắt đầu thử nghiệm Internet tốc độ cao là mạng ISDN với giá 500.000 đồng/1 tháng xài thoải mái không tốn tiền điện thoại. Lúc ấy tôi cũng thấy ngạc nhiên và dặn bạn bè mình đừng có đăng ký cái gói đó vì lúc đó, công nghệ ISDN cũng đã cũ kỹ lắm rồi. Và chưa hết ngạc nhiên, đầu năm 2003, VNN tung ra dịch vụ ADSL tốc độ cao với mức giá trọn gói chỉ một triệu đồng/1 tháng. Dĩ nhiên ADSL thời đó cũng có nhiều hạn chế, máy tính của bạn càng xa máy chủ server thì tốc độ càng chậm, một máy chủ của ISP càng có nhiều người đăng ký thì càng chậm nên có những khu vực kết nối nhanh, có khu vực kết nối chậm như rùa, có khu vực phải xài VNN, có khu vực phải xài FPT. Đến năm 2005 thì SaiGonNet và NetNam ra đi và Viettel nhảy vào lĩnh vực cung cấp kết nối mạng Internet, năm 2008 khu vực phía Nam có thêm 2 nhà cung cấp là Điện Lực và SCTV. Lúc này tất cả đường truyền từ các trạm kết nối đến máy chủ ISP đã được thay thế bằng cáp quang và số máy chủ được tăng lên nhiều nên tốc độ truy cập của chúng ta thuộc vào hàng nhanh nhất khu vực.

    Và bắt đầu từ đó, Internet Việt Nam bước sang một trang mới, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phổ biến cũng như tốc độ truy cập Internet nhanh thuộc top đầu khu vực Châu Á. Để so sánh, năm 2002, tôi sang Trung Quốc chơi, đi 4 thành phố Côn Minh, Đông Quảng, Quảng Châu, Thẩm Quyến thì tốc độ Internet của họ như rùa bò, và rất ít người biết sử dụng máy vi tính. Ờ, cứ coi như họ đi sau nhưng về trước Việt Nam đi.

    Tức là mãi đến năm 2003, bọn trẻ chúng tôi mới có thể nghe nhạc và chơi game qua Internet được, 5 năm sau khi kết nối Internet lần đầu từ năm 1998. Suốt 5 năm đầu kết nối mạng, chúng tôi chỉ dùng nó để chat và đọc vài ba tin tức phổ thông trên mạng Internet và email trao đổi với nhau. Tuy nhiên, 5 năm đó cũng không hẳn là uổng phí, tôi được các anh chị gửi cho rất nhiều sách và tài liệu để mở mang tri thức. Rất nhiều sách quý và sách hay từ hải ngoại, sách cũ được scan lại và gửi vào email tôi mỗi ngày. Những ngày đó cứ đi học về là tôi ôm ngay máy tính đọc sách say sưa từ trưa chiều đến tận khuya. Đầu óc tôi đã được mở mang rất nhiều, do đó, khi có ai nói rằng, Internet chính là cơ hội mà người trẻ Việt nam phải tận dụng để học tập, tôi hoàn toàn đồng ý.

    Năm 2001, tôi còn có tham gia một diễn đàn có tên là diễn đàn Thăng Long, một cái forum thời kỳ đầu. Trên đó ngày ấy không hiểu sao có rất nhiều người lớn tuổi và tri thức tham gia. Tôi học tập, thảo luận trên đó và quen rất nhiều anh chị mà sau này trở thành các giáo sư tiến sỹ ở nhiều trường đại học nước ngoài. Phải nói đây là thời kỳ mà tôi học được rất nhiều tri thức và nó hun đúc cho tôi tham vọng trở thành một người tri thức thay vì một nhân viên quèn, hoặc một doanh nhân khởi nghiệp. Diễn đàn này tồn tại đến năm 2002 và vì lý do gì đó bị dẹp. Đến năm 2005 thì một số anh chị ở nước ngoài lập lại diễn đàn Thăng Long và kỳ này lấy tên là diễn đàn Thanh Niên Xa Mẹ. Diễn đàn này nhiều anh chị quá khích, suốt ngày chửi bới Đảng và nhà nước nên tôi không thích, không tham gia nữa.

    Đầu năm 2002, tôi bắt đầu tham gia mạng Trí tuệ việt nam online, lúc đó là một phần mềm đoạt giải Trí tuệ Việt Nam của anh Vương Vũ Thắng, sau này anh ấy hình như trở thành Chủ tịch của VCCorp (chủ sở hữu của Kenh14,CafeF...) và gắn bó ở đó nhiều năm.

    Những năm đó, như đã nói, Internet được sử dụng chủ yếu để kết nối con người chứ không nặng về tính giải trí như ngày nay. Tại thời điểm đó có 3 hình thức kết nối chính : Thông qua Chat ( tức là trò chuyện trực tiếp với nhau hay trong các chat room, lúc đó phổ biển là chat qua mIrc hay Yahoo Messenger và một số website như Vietchat,VietFun…), Mailing List ( tức là bạn sẽ đăng ký địa chỉ email của bạn vào một danh sách, người quản trị sẽ nhận thư từ các bạn và có quyền gửi thư cho toàn bộ các bạn, cũng như giới thiệu các bạn với nhau) và hình thức thứ ba cũng là phổ biến nhất là Forum hay còn gọi là diễn đàn (Forum như một cái tủ lớn, các chủ đề sẽ được chia ra trong những ngăn tủ, và bạn bắt đầu thảo luận bằng cách đăng một bài viết trong một ngăn tủ nào đó, các người khác vào bài viết đó đọc và trả lời).

    Tôi phải dành riêng vài dòng để nhắc đến hai thần tượng của tôi thời đó: Bác Lê Hoàn và Sếp Phạm Hồng Phước. Đây là hai nhân vật có công sức đóng góp vô cùng lớn cho việc phổ cập tin học tại Việt Nam. Không nhớ rõ thành lập từ năm nào nhưng năm 2002 thì tôi đã biết đến Mailing list của bác Lê Hoàn như là một mailing list lớn nhất Việt Nam về hướng dẫn sử dụng máy tính, sữa chữa máy tính và phầm mềm. Bác Hoàn dành rất nhiều thời gian để check mail, trả lời mail các người tham gia mailing list về máy tính, và đăng lại những câu hỏi – trả lời phổ biến nhất lên website của bác là PcLeHoan.com. Bác cũng tự mày mò và đăng nhiều bài viết về giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phầm mềm, hướng dẫn sử dụng máy tính lên website của bác. Tương tự như Bác Hoàn là nhà báo Phạm Hồng Phước. Bác Phước chuyên viết về giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phầm mềm hơn, với giọng văn rất vui và hài hước nên cũng rất được yêu thích. Hai bác còn chép các phần mềm mà hai bác tải được từ Internet ra các đĩa CD và phân phối miễn phí cho các tiệm vi tính, từ đó các phần mềm đó mới đến được tay người dùng.

    Có thể nói, nhờ vào công sức của hai bác mà người Việt Nam khi đó mới có cơ hội tiếp cận và sử dụng được nhiều phần mềm máy tính, học được nhiều về cách sử dụng máy tính. Giai đoạn từ 1998-2003, là giai đoạn mà hai bác đóng góp vô cùng nhiều cho Tin học Việt Nam. Đến năm 2003, hai bác cùng một số anh chị nữa thành lập tờ báo E-Chip với sứ mệnh phổ biến tin học cho người Việt Nam. Tin học như Cơm bình dân là slogan của tòa soạn báo lúc đó. Năm đó tôi cũng có tham gia Echip như một cộng tác viên viết bài thường trực. À, tôi gọi bác Hoàn là Bác vì bác ấy là ba ruột của thằng bạn thân của tôi, còn tôi gọi sếp Phước là vì sau này tôi làm việc cho sếp tại tờ báo MediaZone.

    Kết nối với nhau bằng Mailing List có rất nhiều hạn chế do những cuộc trao đổi dài và nhiều người tham gia phản hồi qua lại qua nhiều email rất rối rắm và khó theo dõi. Kết nối qua chat thì chỉ phù hợp với việc trao đổi nhanh và nói những vấn đề vụn vặt. Do đó, hình thức tốt nhất để kết nối và tâm sự khi đó, chắc chỉ có thể là qua các diễn đàn. Và Trí Tuệ Việt Nam online là diễn đàn tốt nhất khi đó.

    ***

    Những ngày đầu ở diễn đàn Trí Tuệ Việt Nam Online (TTVNOL), tôi chỉ sinh hoạt lẩn quẩn ở hai box Thảo Luận và box Lịch sử - Văn Hóa. Đó là một thời trẻ trâu, hung hăng và háo thắng. Chỉ dựa vào một ít sách vở mình đọc được, tôi tham gia tranh luận vào mọi đề tài, mọi vấn đề mà các anh chị nêu lên. Phải nói thật, những ngày đầu khi tôi tham gia, do thời điểm đó chưa có nhiều người Việt có kết nối Internet nên tôi là người nhỏ tuổi nhất và các anh chị đa số đều lớn tuổi, học giỏi và đọc sách nhiều. Những cuộc tranh luận như những sàn đấu võ vậy. Hai bên dùng mọi suy luận, mọi kiến thức của mình, chỉ để cãi thắng đối phương. Bạn biết rồi đó, trước khi đó, bạn chỉ đọc sách một mình, hoặc nghe những lời giảng đầy giáo lý của thầy cô. Giờ đây, bạn có thể trao đổi suy nghĩ của mình về mọi vấn đề, bằng chính kiến thức và suy luận của mình. Đó thực sự là một hoạt động vô cùng bổ ích, hấp dẫn và trí tuệ. Tôi gần như mắc nghiện với nó. Và để thắng trong các cuộc tranh luận, tôi cần nhiều vũ khí (nhiều hiểu biết) hơn, và tôi lại mua sách về đọc nhiều hơn. Và cứ thế, mỗi ngày tôi đều log vào mạng chỉ để cãi nhau.

    Tuy nhiên những ngày đầu đó trôi qua nhanh. Ngày càng có nhiều người tham gia diễn đàn, và tất cả mọi thứ đều phai dần. Người ta cãi nhau chỉ để chiến thắng và làm nhục đối phương chứ không còn để giao lưu chia sẽ tri thức nữa. Nhiều người Bắc thì hay nói chuyện kiểu châm biếm, nói cạnh khóe chứ không còn kiểu góp ý chân thành nữa. Người miền Nam, nhiều người ít đọc, ít tìm hiểu nhưng rất hay khoe khoang, nhiều khi tranh luận lung tung không rõ ràng mạch lạc. Diễn đàn khi đó không còn là nơi để tôi học hỏi nữa nên tôi không tham gia nữa, lâu lâu vào xem bài rồi thôi.

    Ngày đó ngoài các box chuyên thảo luận về các đề tài như âm nhạc,game hay văn hóa, lịch sử, vật lý, khoa học quân sự, còn có các box chuyên dùng để chia sẽ tâm sự hay giao lưu và gặp mặt vui chơi. Và khi lang thang trên diễn đàn tôi đã gặp được hai box mà sau này, tôi xem như ngôi nhà trên mạng của mình, Box HCMC ( Hồ Chí Minh Club) và Box 7X SG ( box dành cho những người sinh vào những năn đầu 7, tuy nhiên khi đó box có cả 6X).

    Tham gia hai box này, ngay từ đầu tôi đã hiểu là nơi đây không phải là nơi học hỏi hay tranh luận nên tôi không viết nhiều, chỉ là lâu lâu viết vài cái nhảm nhảm giao lưu cho vui. Vậy mà cũng may mắn được nhiều anh chị lớn yêu quý. Năm đó, tôi vẫn là đứa nhỏ nhất sinh hoạt trong cái diễn đàn đó. Mỗi khi offline tôi thường được các anh chị trả tiền café cho, và các anh chị cũng dạy dỗ tôi rất nhiều điều về cách sống, cách cư xử, cách suy nghĩ, như những người anh/ người chị mà tôi không có. Điều đó tôi rất biết ơn.

    Tôi vẫn nhớ những buổi họp bàn về định hướng xây dựng bài vở, những buổi ăn nhậu đến tận đêm khuya, có những buổi mà một số anh còn cùng đi cày Net xuyên đêm chỉ để viết bài rồi ngủ gục ngay trên bàn phím, rồi những buổi offline giao lưu, có ca hát, có đố vui, có chơi trò chơi, cả mấy chục người trong cái phòng nhỏ xíu của quán café, cười nói lung tung. Cũng có những buổi café tâm sự trầm lắng về cuộc đời, có anh vác theo cả đàn guitar theo để đánh và ca hát. Chúng tôi cư xử với nhau không như những người lạ mà là các anh chị em trong một gia đình, chia sẽ với nhau mọi thứ.

    Năm đó, tôi cũng tìm thấy trong HCMC một cô gái xinh gái mà tôi đem lòng yêu thích và biết được, hóa ra, cô ấy đã biết mình từ lâu rồi, từ hồi còn TTVN. Tôi cũng tìm thấy mấy người anh chị mà tôi yêu quý hết lòng, đến mức có một cặp anh chị quen nhau qua TTVNOL, xong rồi chia tay nhau chỉ sau một năm, tôi hẹn gặp từng người để khuyên nhủ và ngăn cản chia tay, tức đến mức bật khóc.

    Sau này, từ box HMCM, chúng tôi bắt đầu chia thành các box nhỏ hơn, như 80-SG, 82-SG, 83-SG, chia theo các độ tuổi. Tôi cũng ít chơi với các anh chị bên Box HCMC dần mà chuyển sang chơi với các bạn bên box 82-SG bằng tuổi với tôi.

    Những năm đó, chúng tôi, kể cả các anh chị đều còn rất trẻ. Tính ra chúng tôi cũng chỉ mới tầm 19-25 tuổi mà thôi. Trong con đường chạy khỏi sự cô đơn và vô nghĩa của tuổi trẻ, chúng tôi đã chạy qua nhau, mà sau này khi nhìn lại tôi thấy rằng, quá nhanh và vội vã, chúng tôi còn chưa kịp hiểu nhau và thân nhau thì đã chia xa. Tuy nhiên có một điều mà sau này, ở những diễn đàn khác và những nơi khác, tôi đã không tìm thấy, đó là khao khát trở thành một điều gì đó tốt đẹp, khao khát thuộc về một điều gì đó to lớn hơn chính mình. Những ngày đó lúc nào cũng vậy, các anh chị luôn bàn bạc, họp hành làm cách nào để mọi người tốt hơn, giỏi hơn, thông minh hơn, đoàn kết hơn…

    Sau này, khi về lại Box 82-SG, tôi thấy các bạn cùng tuổi tôi cũng có những trăn trở tương tự. Cũng họp hành và bàn bạc những nội dung tương tự, sinh hoạt đội nhóm, vươn lên, phát triển bản thân. Tuy nhiên ở cái hội bằng tuổi này, hình như tôi thua kém các bạn nhiều nên họ có vẻ không ưa tôi lắm, một phần cũng vì tình cảm yêu đương cá nhân mà sau hơn 1 năm tôi chơi với các bạn, tôi cũng out khỏi nhóm luôn. Khoảng thời gian chơi cùng các bạn 82 – Sài gòn chắc là khoảng thời gian đau đớn nhất của tôi trong giai đoạn đó, vì sự thua kém của mình và cũng vì sự coi thường các bạn đồng lứa dành cho tôi, có thể họ không nghĩ vậy nhưng họ đã làm vậy.

    Những năm đó thật sự tôi đã xem cái HCMC đó là nhà của mình, một cái Home (mái ấm) thật sự. Khi tôi học hành hay kiếm tiền căng thẳng, tôi lại vào đó cười đùa, viết vài câu vớ vẩn rồi lại thấy vui trở lại. Tôi làm nhiều việc lắm, stress nhiều và cũng gây nhau nhiều với bạn gái, nhưng chỉ cần vào TTVNOL và gặp các anh chị là lại vui lại ngay. Nhưng tôi cũng thấy mình khác các anh chị và các bạn ấy khác nhau nhiều. Tôi lý tính và nội tâm hơn. Tôi cũng cô đơn và khao khát kết nối, nhưng lại không phải kiểu bạn bè giao lưu vui vẻ mà phải cùng nhau làm một điều gì đó ý nghĩa thì tôi mới thích. Điều đó thì thời gian đầu ở HCMC có và 82-SG đều có nhưng về sau mờ nhạt dần và chỉ còn lại các hoạt động vui chơi. Đó là lý do tôi xa dần với các anh chị và các bạn.

    Nhưng khoảng thời gian đó cũng đủ để tôi nhận ra, lý do con người đến với nhau, không phải để cùng nhau đi đâu hay đến đâu cả. Chỉ là tất cả chúng ta đều chạy, đều giãy dụa để thoát khỏi sự cô đơn và vô nghĩa của tuổi trẻ mà thôi. Công nghệ cuối cùng cũng chỉ là công cụ, dù nó là những lá thư hay những dòng chữ trong mục Tìm bạn phương xa, thì rốt cuộc, con người mới chình là nhân tố chính của việc chúng ta có chạy trốn khỏi sự cô đơn thành công hay không? Liệu chúng ta có mở lòng để yêu thương nhau hay không?

    Ngày đó ở HCMC, bên cạnh việc vui vẻ và giao lưu với nhau, tôi cũng thấy được nhiều anh chị nghi kỵ nhau, ghen ghét nhau và thậm chí nói xấu sau lưng nhau. Ở 82-SG thì chuyện này còn nhiều hơn, chia phe phái và nói xấu nhau lung tung. Tôi không thích nói và bàn về con người, cũng không bao giờ ghét ai hay nghĩ xấu về ai nên tôi cảm thấy việc mất thời gian vào đánh giá con người là vô nghĩa. Và một khi con người không mở lòng, không thấu cảm cho nhau thì việc kết nối nhau thông qua công nghệ, có ích gì đâu?

    ***

    Từ năm 2003, như đã nói, với lý do muốn làm một điều gì đó tốt đẹp hơn, tôi chuyển qua sinh hoạt ở các diễn đàn nhỏ hơn. Khi đó có hàng trăm diễn đàn mọc lên khắp nơi với mục đích thay thế TTVNOL. Khi này TTVNOL đang suy yếu dần do chi phí duy trì server không đủ, phải chuyển tên miền và máy chủ sang nước ngoài, các box sinh hoạt càng ngày càng loãng, và các thành viên càng ngày càng pha tạp, không còn chất lượng như ngày đầu, và những thành viên ưu tú nhất của TTVN bắt đầu sáng lập ra các diễn đàn khác. Vào thời điểm đó, lập ra diễn đàn rất tốn tiền, phải bỏ tiền ra mua tên miền rồi tiền server lưu trữ rất nặng và phải bỏ nhiều công sức để duy trì kỹ thuật, nhưng không hiểu vì sao lại có nhiều người làm đến thế. Tôi không nghĩ họ làm vì danh vọng hay tiền tài trợ quảng cáo vì khi đó, ngay cả khi có tài trợ, chi phí vẫn không đủ vì phí duy trì server quá cao, họ vẫn phải cày việc để nuôi dưỡng các forum. Lời giải thích hợp lý nhất chắc là việc làm forum giúp cho họ quen được nhiều bạn bè, được thể hiện các ý tưởng và suy nghĩ của mình và cho họ sống trong công việc và thế giới mà mình thích. Tính ra thì giới trẻ tinh hoa ngày đó đa số là 7X và 8X cũng có nhiều mơ mộng hơn ngày nay. Chúng tôi làm rất nhiều điều và thực hiện rất nhiều nỗ lực chỉ vì đam mê và khao khát kết nối, một điều rất hiếm thấy ở người trẻ bây giờ.

    Năm 2003, có những diễn đàn nổi bật sau đây hoạt động rất tích cực : moviesboom (chuyên về phim ảnh), nhatky.com (sau này đổi thành Yêu âm nhạc, chuyên về âm nhạc), hai diễn đàn về tin học là diendantinhoc.com và diendantinhoc.net, dienanh.net (chuyên về phim ảnh),Amthuc.com (chuyên về ẩm thực) … Năm đó đứng đằng sau những diễn đàn đó đều là những người rất trẻ và tài giỏi. Tôi thực sự muốn cùng họ làm một vài điều gì đó có ý nghĩa. Dĩ nhiên, ý định đó thất bại hoàn toàn, nhưng đó lại là một câu chuyện khác.

    Ngày đó do công việc, mà tôi có hay trò chuyện với Dolphin ( hay còn gọi là Yêu cá heo, tên thật là Lê Đăng Thiên), anh ấy hơn tôi vài tuổi và bắt đầu từ sự nghiệp là tuyển chọn các bài hát nước ngoài và chép thành các đĩa CD tung ra thị trường băng đĩa lậu. Ngày ấy bọn trẻ thích nhạc US-UK chắc chắn sẽ từng cầm qua các đĩa CD-VCD do Dolphin làm. Dolphine rất giỏi và hiểu biết sâu về âm nhạc. Đầu tiên anh ấy làm trang Nhatky.Com như một trang web để mọi người chia sẽ những suy nghĩ và tâm sự. Sau đó anh ấy chuyển trang web đó thành trang NhatkyAmnhac và sau đó chính thức chuyển thành YeuAmNhac.Com, một diễn đàn lớn nhất Việt Nam về âm nhạc. Sau này YeuamNhac còn trở thành một công ty có cả kênh truyền hình lẫn tạp chí điện tử lớn nhất Việt nam, tuy nhiên vai trò lúc đó của anh Thiên thì tôi không rõ. Tuy nhiên anh Thiên còn có tài năng đặc biệt và vô cùng to lớn về nhận định xu hướng và xây dựng cộng đồng. Năm 2006, Dolphin xây dựng Yeah1.Com và biến nó thành trang web lớn nhất khi đó về văn hóa trẻ. Năm 2010, anh Thiên xây dựng viethiphop.com và biến nó thành diễn đàn lớn nhất Việt nam về Hiphop và nhạc RAP. Có thể nói không quá rằng chính Mr Dolphin đã góp phần xây dựng rất lớn cho văn hóa trẻ của người Việt những năm đầu của thập niên 2000 từ những chiếc đĩa nhạc lậu cho đến những website và diễn đàn lớn của Việt Nam.

    MoviesBoom là website đầu tiên của Việt Nam về phim ảnh. Website không có chiếu phim online (dĩ nhiên, thời điểm đó nghe được một bài hát đã phải trải qua 7 lần 7 49 thử thách rồi chứ đừng nói phim) nhưng có rất nhiều hình ảnh và thông tin về các bộ phim được trình chiếu. Ngày đó phim chiếu rạp rất ít (mãi đến năm 2006, Megastar mới nhảy vào thị trường Việt Nam phát hành phim), điện ảnh chỉ phát triển dựa trên các đĩa và băng phim chép lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Hải ngoại (Mỹ, Úc). Website cũng có tính năng cho phép người dùng post lên các cảm nhận về phim và khi đó, MoviesBoom cũng là nơi đầu tiên phổ biến nhiều kiến thức và khái niệm cơ bản về điện ảnh cho người trẻ. Website này do một bạn nam tên Phan Hoàng (hình như lúc ấy nick cậu ấy là PixcelArt thì phải). Tôi cũng có nhiều lần trò chuyện cùng Hoàng, tính Hoàng rất kín đáo, nhưng cũng khá cứng đầu trong suy nghĩ. Sau này Hoàng mở công ty thiết kế đồ họa riêng và khá thành công. MoviesBoom sau này còn có mở cả quán café làm hội sở. Tuy nhiên hình như đến giai đoạn 2006 thì website phải đóng cửa vì không tìm được nguồn thu và Hoàng cũng không còn đam mê nữa.

    Tháng 2 năm 2001, diễn đàn VOZ được thành lập chỉ dành riêng cho những người yêu thích phần cứng máy tính (ban đầu nó tên là VnOcZone) của một bạn có nick là FrzzMan ( tên thật là gì tôi quên mất luôn rồi tuy có trò chuyện với bạn ấy mấy lần). Forum này được duy trì và lớn mạnh cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ giai đoạn bùng phát của VOZ phải là giai đoạn từ 2010-2012, khi box Thư Giãn của VOZ nổi lên với nhiều bài viết và chủ đề hài hước thu hút sự quan tâm của cộng đồng cư dân mạng đông đảo và hung hãn cả ra. Sau này VOZ còn nổi tiếng với việc kêu gọi anh em đánh sập các trang web,fanpage về ngôn tình hay tầm xàm. Tuy nhiên ngày đầu VOZ là nơi để chia sẻ thông tin về phần cứng máy tính cũng như overclock ( tối ưu tốc độ xử lý của máy tính), mục đích này sau này cũng mờ nhạt dần.

    Ngày đó cùng một lúc mọc lên 2 diễn đàn tin học là DienDanTinHoc.Com (của Krilin – Dương Vi Khoa) và DiendanTinHoc.Net (do Nguyễn Bá Thành) lập nên. Hai trang web này tuy cùng chung một đề tài là chia sẽ và thảo luận kiến thức về Tin học nói chung nhưng Diendantinhoc.net nặng về chia sẽ phần mềm, hỏi đáp giao lưu trong khi đó dàn điều hành của diendantinhoc.com năm đó giỏi hơn, kiến thức chuyên sâu hơn và có nhiều ý tưởng hơn. Cùng phát triển vào một thời điểm nhưng số lượng thành viên và số lượng truy cập của DienDanTinHoc luôn lớn hơn, nhận được nhiều tài trợ hơn và có nhiều hoạt động hữu ích hơn. Sau khi rời khỏi TTVNOL thì DienDanTinhoc.com là nơi tôi sinh hoạt và học tập trong giai đoạn từ 2003-2007. Tại đây tôi quen gần như hầu hết các gương mặt nổi bật từ Admin, SuperMod đến các thành viên tài giỏi nhất. Tôi học rất nhiều kiến thức về tin học và cả về cách thức tư duy của họ. Nơi đây cũng là nơi tôi bắt đầu hình thành ý tưởng khởi nghiệp của mình. Dương Vi Khoa, người sáng lập ra diendantinhoc.com cũng là người có nhiều tham vọng và đầy tài năng. Sau diendantinhoc, Khoa tiếp tục thành lập vnphoto.net là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất về nhiếp ảnh tại Việt Nam. Cả hai diễn đàn đến nay đều còn hoạt động mạnh mẽ và vẫn rất có ích cho những người trẻ học tập về tin học hay nhiếp ảnh.

    Cũng năm 2003 đó, một bạn nữ trẻ tuổi ở Đức có cái nick MoiHongDao ( mà tôi quên mất tên thật dù cũng từng trò chuyện nhiều lần) lập ra website truyentranh.net. Đó là diễn đàn đầu tiên dành cho người yêu thích truyện tranh của Việt Nam. Website này vẫn còn tồn tại cho đến nay, sau khi chuyển thành nơi cung cấp những bản dịch truyện tranh, là nơi kết nối những team dịch truyện và khán giả yêu thích Manga. Cùng với Box truyện tranh của TTVNOL mà sau này biến đổi thành ACCVN.Net, Truyentranh.Net trở thành điểm gặp gỡ của các fan nền văn hóa nhật bản và là nơi hình thành các đội nhóm dịch truyện, cosplay, chèn phụ đề Anime cho đầu tiên của Việt Nam.

    Năm 2004, không hẹn mà gặp, hai diễn đàn lớn nhất của Việt Nam về điện ảnh xuất hiện và thay thế cho MoviesBoom vốn rất đẹp về thiết kế, nhưng ngày càng nghèo nàn về nội dung. Diễn đàn đầu tiên thì nhiều bạn trẻ hơn, nhiều thông tin về phim hơn và đặc biệt là chia sẻ các link tải lậu các bộ phim là DienAnh.Net. Diễn đàn thứ hai có tham vọng hơn khi có nhiều anh chị trong giới làm phim và báo chí của Việt nam tham gia, với mục tiêu xây dựng một cơ sở dữ liệu về điện ảnh của Việt nam, hoạt động một cách chuyên nghiệp là Yxine.com. Tôi cũng có tham gia làm vài việc cho Yxine và có nói chuyện đôi lần với Vũ Minh Phan, một bạn cùng tuổi với tôi, là người sáng lập Yxine. Yxine có cách xây dựng cơ sở dữ liệu, kiến thức rất tốt, các bài viết có chuyên môn và hơi nặng về tri thức nên khi đó không thu hút người trẻ bằng DienAnh.Net. Sau này khi thời kỳ Forum chấm dứt thì cả hai website đều ngưng hoạt động và đi vào dĩ vãng.

    Năm 2004, với sự phát triển của các thiết bị điện tử cầm tay, diễn đàn chuyên về thiết bị thông minh cầm tay handheldvn.com ra đời như là nơi gặp gỡ và chia sẽ của các dân đam mê thiết bị cầm tay. Diễn đàn này hoạt động rất mạnh và những người ở đây có rất nhiều tay to, hiểu biết rõ về lập trình, phần mềm và cả về phần cứng của thiết bị cầm tay. Đây cũng là nơi mọi người mua bán các thiết bị cầm tay rất nhộn nhịp. Cũng từ đây, một thành viên phía Nam nick Cuhiep của handheld cảm thấy không phù hợp với văn hóa Bắc (đa số anh em handhel đều đến từ miền Bắc) và ra ngoài thành lập ra diễn đàn Tinhte.Vn (Tinh Tế) vào năm 2006. Sau này Tinh tế phát triển mạnh hơn và thu hút hơn nhưng handheld vẫn còn hoạt động cho đến nay.

    Năm 2004, một cửa hàng máy tính trên đường lập một forum thay vì website để bán các linh kiện máy tính lấy tên miền là NhatNguyet.Com. Sau nửa năm phát triển, vì tính chất của forum mà ngày càng có nhiều người truy cập và rao bán các linh kiện máy tính cũ của mình. Website được đổi thành 5giay.vn và từ đó trở thành một diễn đàn mua bán rao vặt hàng đầu của Việt Nam ra đời. Có những thời điểm mà lợi nhuận đến từ diễn đàn này có thể lên đến vài chục tỷ mỗi năm cho ban điều hành và lưu lượng truy cập đều thuộc vào hàng top của Việt Nam. Ở đây bạn có thể bán bất kỳ thứ gì từ một cuốn sổ giấy, cung cấp một dịch vụ sữa chữa tủ lạnh cho đến mua nhà, bán đất. Nhiều người khởi nghiệp từ bán hàng trên 5giay sau đó đã trở thành những doanh nhân cỡ lớn của Việt Nam. Khi đó ở phía Bắc, thấy triển vọng kiếm tiền từ thương mai điện tử, TTVNOL tách riêng box bán hàng ra và thành lập diễn đàn Rồng Bay chuyên về rao vặt và bán hàng.

    Diễn đàn lớn nhất về game (trò chơi điện tử của Việt Nam) là gamevn.com được thành lập từ năm 2002. Nơi đây chia sẽ rất nhiều thông tin hữu ích về game, và trên hết, là nơi đầu tiên các người chơi game có thể tâm sự với nhau về mọi thứ của cuộc sống. Tương tự như VOZ, nơi đây cũng là nơi khởi nguồn của nhiều hoạt động xã hội mạnh mẽ bên ngoài game như các giải đấu game, các buổi giao lưu…tuy nhiên gamevn đã số chỉ mạnh ở ngoài Bắc, phía Nam cũng ít người tham gia.

    Ngoài ra còn có vô vàn diễn đàn khác. Nhưng nổi bật nhất có thể kể đến tên như : Vnthuquan (chia sẽ sách, vở, phim, tài liệu), HDVietNam (chia sẻ phim, nhạc chất lượng cao), VNZoom (Chia sẻ phần mềm), HVA và VietHack (2 diễn đàn bảo mật IT lớn nhất Việt Nam hoạt động từ 2002)…

    Sau 2005, Yahoo ra mắt dịch vụ Yahoo 360 như dịch vụ bloging đầu tiên tại Việt Nam và đó là một cột mốc cho sự lụi tàn của các diễn đàn tại Việt Nam. Từ năm 2010, các forum bắt đầu biến mất dần, các forum còn hoạt động cho đến nay cũng chỉ là một số ít và các hoạt động cũng không còn mạnh mẽ như xưa nữa, cũng không thu hút được số đông người sử dụng.


    Tôi đã trải qua hết và gần như quen biết hầu hết các nhà sáng lập của các diễn đàn Việt Nam, vậy tôi đã thấy gì qua thời kỳ bùng phát các diễn đàn này.

    Đó là công nghệ thật sự có khả năng thay đổi suy nghĩ của con người bên cạnh khả năng kết nối con người. Thứ thay đổi đầu tiên mà tôi nhận thức được là cách chúng tôi tiếp nhận và xử lý thông tin. Như đã nói, trước đó chúng tôi tiếp thu thông tin chỉ qua sách vở và báo chí. Tuy ít ỏi nhưng những thông tin đó đã được xử lý (được kiểm chứng, phân loại) còn ở những ngày đầu phát triển Internet Việt Nam, thông tin được phát tán tràn lan trên Internet một cách không kiểm soát, không chọn lọc và không kiểm chứng. Những lời nói dối và kiến thức sai trộn lẫn với lời chân thật và lời nói đúng. Phải nói rằng trước đó, trong suốt giai đoạn từ năm tôi cấp 2 đến hết năm nhất đại học, dù nhiều nhà xã hội đã cảnh báo là đất nước đang đi vào giai đoạn mới, nhiều biến đổi sẽ dẫn đến tệ nạn, nhưng chưa bao giờ tôi thấy người ta nói dối với nhau nhiều như trên các diễn đàn. Ngày xưa ở TTVNOL, tuy cũng đã có một số người hay nói dối, nhưng số lượng rất ít và chỉ là thiểu số, còn sau này, ở các diễn đàn khác, người ta nói dối, ngụy biện, và công kích nhau liên tục chỉ để chiến thắng trong các cuộc thảo luận. Các chia sẽ về tài liệu, về phim ảnh, truyện tranh trên Net đều là tài liệu trái phép không có bản quyền với lý lẽ cho rằng sẽ nâng cao dân trí. Thực tế tôi cũng đã đặt một câu hỏi ngay tại đây, nhiều hơn có phải là tốt hơn hay không? Và liệu đọc nhiều, xem nhiều, nghe nhiều hơn có nâng cao tri thức của bọn trẻ về đời sống, âm nhạc, hay về trình độ học tập không? Đó cũng là một câu hỏi cần đặt ra. Chỉ biết vào thời điểm đó, não bộ của nhiều người trẻ bắt đầu đón nhận cực kỳ nhiều các thông tin không hệ thống từ các diễn đàn, nhiều khi xử lý không kịp và bắt đầu vỡ vụn ra. Khả năng suy nghĩ sâu của họ bị ảnh hưởng rõ rệt và khả năng ghi nhớ cũng thụt giảm. Năng lực kể chuyện, tư duy hệ thống và năng lực tưởng tượng, suy luận cũng suy giảm. Tuy nhiên, với một số cá nhân ưu tú và có năng lực xử lý thông tin tốt, nó lại là một cơ hội hiếm có. Rất nhiều người tôi biết, đã từ những kiến thức và những cơ hội mà thời kỳ bùng phát các diễn đàn này mang lại, trở thành những doanh nhân lớn, những người có địa vị xã hội, thậm chí học hành để trở thành tri thức đầu ngành.

    Nghe có vẻ như cuộc bùng phát các diễn đàn trên Internet tại Việt Nam từ năm 2000 – 2010 giống như một thách thức xã hội buộc người trẻ Việt Nam phải tiến hóa. Một số tiến hóa thành công, thích ứng được văn hóa Internet và trở thành người dẫn đầu, một số khác trở thành những kẻ lang thang, lạc lối giữa những ma trận thông tin. Tỉ lệ mà tôi đoán thông qua một thống kê cá nhân của tôi ( tôi dùng từ đoán vì tính không chính xác của nó), ngày đó trên TTVN cứ 200 người mà tôi gặp thì sau này chỉ có 1 người thành công lớn, tầm 20 người thành công vừa còn lại đều ở mức bình thường và có nhiều nuối tiếc. Ở các diễn đàn khác thì còn tệ hơn, đa số những người trẻ có nhận thức được họ đang làm gì với Internet và các forum rất ít, họ lang thang và trở thành một con nghiện Internet không vì bất cứ lý do gì chính đáng.

    Ngoài ra dù đó chỉ mới là thời kỳ đầu, việc các trang web có rất nhiều liên kết, quảng cáo… khiến cho người dùng Internet để đọc bài trở nên phân tâm hơn khi so với việc đọc sách hay báo chí. Việc thông tin ở trên các diễn đàn, hình thành theo các thresh, buộc người đọc phải kéo chuột nhiều và liên tục, phải tập trung theo dõi chăm chú các đề tài, dẫn đến người đọc rất thụ động, rất ít suy nghĩ trong quá trình tiếp nhận thông tin. Tư duy những người dùng Internet thời kỳ này, theo tôi thấy bị ngăn cản và chậm chạm hơn hẳn những người không dùng (dĩ nhiên ngoài số ít tôi đã nói ở trên), tâm lý thậm chí có phần ức chế. Ngoài ra việc tính tò mò được phát triển và được thỏa mãn nhiều hơn những người khác, những người trẻ tuổi ở giai đoạn này sẽ có tính tự mãn, tự cao và hung hăng, hiếu thắng hơn những người khác.

    Năm 2008, trong một bài luận của tôi, tôi có nhận định rằng thế hệ lãnh đạo đất nước nên là 7X, hoặc những 8X không sử dụng Internet thời kỳ đầu, vì tư duy của họ mạch lạc và rõ ràng hơn hẳn bọn dùng Internet để đọc lung tung. Sau này khi 7X thoái trào, họ có thể giao lại đất nước cho thế hệ 9X, bọn trẻ này theo tôi có một cách tiếp cận với thông tin và tư duy hoàn toàn khác bọn tôi.

    Vì ngay sau thời kỳ diễn đàn, sẽ là thời kỳ bùng phát của SmartPhone, Mạng xã hội và tư duy Hình họa.
     
  4. rongphale

    rongphale Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/8/04
    Bài viết:
    414
    Nơi ở:
    Điện Biên
    Hồi 3 tuổi đã bị bố mẹ nhốt ở nhà cả ngày, với cái máy điện tử 4 nút để đi chống lũ.Gắn bó với game suốt đến tận bây giờ, may mắn là ở vùng núi nhưng vẫn trải qua hết những gì bác kể, nhờ game blade and sword mới biết đến gamevn này, cũng chỉ theo dõi chứ ko hoạt động mấy.Hôm nay đọc bài của bác như nuốt từng chữ một, cám ơn bác thật nhiều.
     
  5. Scorpious

    Scorpious T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/7/12
    Bài viết:
    646
    Thế có được sờ đùi không bác :2cool_sexy_girl:
     
  6. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    Dĩ nhiên là có rồi, hehe
     
    namff and Scorpious like this.
  7. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    Để mình post nốt đoạn cuối của chương VIII luôn rồi thôi, những chương sau thì không dính đến gamevn nữa.
     
  8. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    ***

    Vào thời điểm trước khi Smartphone bùng phát, tại Mỹ, các doanh nhân và người bận rộn đã có thói quen sử dụng các thiết bị cầm tay được gọi là các trợ lý cá nhân kỹ thuật số (PDA – Personal Digital Assistant). Các thiết bị cầm tay này có chức năng lưu trữ các thông tin cần thiết để bạn có thể cầm theo bên người, ghi nhớ và nhắc nhở bạn về các lịch hẹn, lịch làm việc, giúp bạn ghi chép các ghi chú quan trọng. Bởi vậy nó còn được gọi là các thiết bị thông minh (smart device) vì giúp con người trở nên thông minh hơn.

    Cũng tại Mỹ, ý tưởng lai tạo giữa hai khái niệm điện thoại và PDA được rất nhiều hãng điện tử lớn chú ý đến. Tuy nhiên Nokia vẫn luôn là người dẫn đầu. Năm 1996, Nokia tung ra một chiếc điện thoại, có thể được xem như l=là điện thoại thông minh đầu tiên của thế giới, với tên gọi điện thoại kết nối (Communicator Phone) – Nokia 9000, tuy nhiên phiên bản phổ biến của chiếc Smartphone này chỉ xuất hiện ở Việt Nam dưới phiên bản nâng cấp của chính nó Nokia 9110i vào năm 1999. Tiếp theo sau đó, vào năm 2001, Nokia tung ra chiếc điện thoại đầu tiên được gọi là Smartphone chạy trên hệ điều hành Symbian, có thể cài đặt các ứng dụng tùy thích, có chương trình quản lý công việc, cuộc hẹn, kiểm tra và phản hồi email – Nokia 7650. Đầu năm 2002, hãng sản xuất trợ lý thông minh số một thế giới Palm vào cuộc với chiếc điện thoại Palm Handspring Treo. Tháng 6/2002, điện thoại thông minh đầu tiên chạy hệ điều hành Windows Mobile, O2 XDA, được phát hành toàn cầu và được cả thế giới ưa chuộng. Sau đó thị trường Smartphone là cuộc chiến dữ dội của 4 hệ điều hành Symbian (Nokia), PalmOS (Treo), Window Mobile (HP, Siemens,02,HTC,Samsung), Blackberry OS (Blackberry). Nhưng rốt cuộc, người chiến thắng sẽ là người thống trị, tất cả đều phải lụi tàn trước vị vua mới, Iphone với iOS ra mắt vào năm 2007.

    Chiếc điện thoại thông minh đầu tiên tôi sử dụng là chiếc Siemens SX56 chạy hệ điều hành Windows Mobile (hồi đó còn gọi là Windows CE) mua năm 2003. Lúc đó do máy mới về Việt Nam, chưa mở khóa được nên không thể sử dụng như điện thoại nên chỉ có thể sử dụng như một chiếc máy PDA và người ta bán rẻ cho tôi với giá chỉ có 150 USD. Sau đó tôi lên mạng mày mò mở khóa được và đã có người trả giá tôi 12 triệu (gấp 4 lần giá mua vào) nhưng tôi không bán. Tôi mày mò vọc phá đủ loại tính năng của nó, nhưng cũng nhanh chóng chán. Máy có rất nhiều ưu điểm so với các điện thoại khác cùng thời như có thể nghe nhạc wma, wav (chép từ CD) thay vì chỉ đọc file MP3, có thể xem video trên màn hình to, có thể cài nhiều game giống máy tính, lên lịch hẹn, check email, đọc file Office như word, excel… như màn hình dùng bút khiến nhắn tin hay nhập liệu rất chậm và vất vả, chức năng nhận dạng chữ viết rất tệ không thể nào dùng được. Nghe nhạc qua loa khá tệ mà nghe qua tai nghe cũng chỉ trung bình, tốc độ mở email chậm, email mà có kèm file thì có khi giựt đến treo máy. Tôi dùng điện thoại thông mình mà chỉ dùng để chép hình bạn gái vào lâu lâu xem cho đỡ nhớ, ghi chép một vài ghi chú, đọc vài cái email chứ cũng không làm gì khác. Xài một thời gian tôi chán, tặng máy đó cho học trò mình, rồi đi mua 1 cái Nokia 3650, nghe nhạc hay hơn, cài được nhiều game chơi vui hơn, lại có thẻ nhớ và thiết kế đẹp hơn. Từ sau đó tôi cũng không còn hứng thú với điện thoại thông minh nữa, do chẳng biết làm gì với nó.

    Tuy nhiên những năm 2003-2006 thì người dùng càng ngày càng ưa chuộng các smartphone, đi đâu cũng thấy người ta sử dụng O2XDA, O2Mini, Nokia N-Series (đặc biệt là Nokia N95 có thể xem như một chiếc điện thoại huyền thoại, thống trị thị trường Việt Nam trong thời gian rất dài), Blackberry (trở thành một trào lưu trong giới công nghệ, có cả những fanclub lớn mạnh), Treo 180, Treo650. Đây cũng là thời kỳ những website bán điện thoại, diễn đàn công nghệ nở rộ tại Việt nam và biến nhiều người trở thành đại gia. Hai hệ thống cửa hàng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam là Viễn Thông A và Thế Giới Di Động cũng ra mắt vào thời gian này. Hai website lớn nhất kinh doanh về điện thoại di động là MuabanDTDD và RaovatDTDD cũng kiểm soát trọn vẹn thị trường thông tin điện thoại di động trên toàn quốc trước khi trở thành một chuỗi cửa hàng tập trung bán các dòng điện thoại hạng sang là Mai Nguyên. Sau này Mai Nguyên mở rộng, không chỉ bán điện thoại nữa mà bán tất tần tật các thiết bị công nghệ. Lúc này tôi nhận ra rằng người Việt rất nhạy cảm với công nghệ và rất yêu thích điện thoại di động. Dù lúc này điện thoại thông minh rất đắt tiền và các chức năng của nó vẫn chưa thực sự hoạt động tốt ở Việt Nam, người Việt cũng chưa có thói quen ghi chú, lên lịch làm việc, gửi email công việc… nên đôi khi các tính năng cũng chả được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều cố gắng sắm cho mình một chiếc điện thoại thông minh, loại đắt tiền nhất.

    Ngày 29 tháng 6 năm 2007, Steve Jobs đã tuyên bố hùng hồn rằng Apple vừa cho ra đời một chiếc điện thoại chưa từng có trước đây, một chiếc điện thoại sẽ thay đổi thế giới. Và ông ấy đã nói đúng, năm đó Iphone ra đời, và nó đã thay đổi toàn bộ thế giới Smartphone.

    Thật ra trước khi Iphone ra đời, Apple đã thay đổi hoàn toàn ngành âm nhạc của thế giới với chiếc máy nghe nhạc ipod và ứng dụng bán nhạc có bản quyền itune. Họ nắm rõ nhất nguyên tắc để một thiết bị có thể thống trị thế giới: thiết kế đẹp và dễ sử dụng. Iphone sở hữu cả hai đặc điểm đó. Thay vì dùng cảm ứng điện trở, phải dùng bút để tương tác lên màn hình, Iphone dùng cảm ứng điện dung và bạn chỉ cần dùng 5 đầu ngón tay quẹt quẹt là xong. Các ứng dụng được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng hơn với chỉ vài nút nhấn. Iphone quản lý các nguồn tài nguyên tốt khiến cho các máy điện thoại sử dụng rất nhanh, mượt mà. Và thật ra người dùng chỉ cần có thế. Iphone đã đem lại cho điện thoại thông minh một ý nghĩa mới: điện thoại thông minh là điện thoại có thể chụp ảnh, nghe nhạc, kết nối Internet và cài đặt các ứng dụng.

    Và Iphone đã thể hiện một tầm nhìn của Steve Jobs mà các hãng khác đã không có được: Iphone không nhất thiết là thiết bị mạnh nhất, tốt nhất, mà nó phải là thiết bị đa năng nhất và đẹp nhất cũng như trải nghiệm người dùng phải tốt nhất. Thuật ngữ Trải nghiệm Người dùng có lẽ đã bắt đầu từ Steve Jobs và lan dần sang các lĩnh vực khác, nó ám chỉ một công ty cung cấp một dịch vụ hay một sản phẩm phải làm sao cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất. Đây là một suy nghĩ rất táo bạo và vô cùng thực dụng, trước đây các doanh nghiệp luôn kinh doanh dựa trên việc khách hàng sẽ dùng lý trí lựa chọn sản phẩm của mình tức là bạn phải cho ra một máy điện thoại mạnh nhất, cấu hình cao nhất, nhiều kết nối nhất… giờ đây, các doanh nghiệp bắt đầu phải tìm hiểu cách đánh vào cảm xúc của người dùng.

    Cũng cùng năm 2007, Google bước vào lĩnh vực hệ điều hành cho điện thoại di động bằng cách tung ra hệ điều hành Android tuy nhiên lúc này hệ điều hành này còn rất sơ khai, chậm chạp và thiếu các ứng dụng chạy trên nó.

    Năm 2011, Palm lúc này đã bán mình cho HP, và đổi tên hệ điều hành của mình từ Palm Os thành webOS, tung ra thiết bị cuối cùng trong lịch sử của mình, Palm Pre 3. Sau đó thương hiệu Palm được bán lại cho TCL và biến mất luôn từ đó. Thương hiệu lâu đời nhất của thiết bị thông minh trở thành dĩ vãng.

    Tháng 3 năm 2016, Nokia (lúc này đã thuộc về Microsoft) tung ra chiếc điện thoại cuối cùng chạy hệ điều hành Windows Mobile, Lumia 650. Windows Mobile, từng được coi là hệ điều hành sẽ thống trị ngành Smartphone cuối cùng cũng ngã gục và biến mất, giống như trước đó, Nokia Pureview 808 phát hành năm 2012 cũng là chiếc điện thoại cuối cùng chạy hệ điều hành Symbian huyền thoại. Nokia đã lỡ mất chuyến tàu cuối cùng của họ, và biến mất khỏi lịch sử. Sau này thương hiệu Nokia được bán lại cho Trung Quốc, và những chiếc điện thoại sau đó không còn gây được dấu ấn mạnh mẽ nữa.

    Ngày 22 tháng 10 năm 2008, Google tung ra chiếc điện thoại đầu tiên của mình Google G1. Mục tiêu của Google không phải để bán chiếc điện thoại này mà chính là để xem phản ứng thị trường với hệ điều hành Android hoàn chỉnh của mình. Sau thành công của G1, các hãng lớn của thế giới đều chuyển sang sản xuất các điện thoại thông minh chạy Android. Và với việc Window Mobile ngã ngựa năm 2016, thế giới chỉ còn 2 lựa chọn duy nhất là điện thoại Android hoặc Iphone. Android dành cho những người không có nhiều tiền, hoặc những người yêu thích tự do vọc phá điện thoại, hoặc game thủ, còn Iphone dành cho người có nhiều tiền và thích sự đơn giản. Iphone từ đó thống trị hoàn toàn thế giới điện thoại thông minh, cả về doanh số, lợi nhuận và tình yêu của người dùng cho đến nay.

    Bên cạnh đó, dù chức năng chụp ảnh trên điện thoại thông minh đã có từ lâu, và Samsung với dòng sản phẩm Anycall, Sony Ericson với series W, việc chụp ảnh trên điện thoại vẫn rất sơ khai và không được nhiều người yêu thích. Sự ra đời của Iphone năm 2007 đã định hình một phong cách chụp ảnh mới, thường được gọi với cái tên Iphonegraphy, khiến người dùng ngày càng yêu thích việc chụp ảnh trên di động. Ngay cả khi Nokia Lumia tung ra dòng PureView và Series Lumina 9000 có chức năng chụp ảnh vượt trội thì người dùng cũng chỉ thích chụp ảnh với Iphone. Tuy nhiên việc chụp ảnh trên điện thoại di động chỉ thật sự bùng phát sau khi hai mạng xã hội đặt nặng hình ảnh là Facebook và Instagram ra đời. Mọi người trở nên yêu thích một cách điên cuồng với việc chụp ảnh và phát tán ngay lên Internet thông qua mạng xã hội. Giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn bùng phát của cái gọi là Chụp hình Sống ảo trên toàn cầu và kéo dài cho đến tận ngày nay, tồn tại như một trọng điểm của một nền văn hóa mới. Những năm đó, người ta bắt đầu chụp ảnh thức ăn, chụp ảnh đường phố và tự chụp hình khuôn mặt mình (selfie) khắp mọi nơi.

    Bởi do đó, thay vì mục đích các thiết bị ban đầu là giúp người dùng thông minh hơn. Điện thoại thông mình ngày nay được hiểu như một chiếc điện thoại có khả năng kết nối Internet và có khả năng chụp ảnh, nghe nhạc và xem phim. Tuy nhiên, nó được dùng nhiều nhất để kết nối với các mạng xã hội, thứ mà làm con người trở nên bớt thông minh đi.

    Từ năm 2018, hầu như người Việt Nam nào cũng có một chiếc điện thoại thông minh trên tay, hoặc là hai cái, trừ những người ở vùng quá sâu, hay quá nghèo.
     
    namff thích bài này.
  9. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    ***
    Năm 1999, trong quyển sách nổi tiếng của mình, Bill Gates có nói rằng: trong một nền kinh tế kỹ thuật số, con người sẽ dần thay đổi mình và có xu hướng yêu thích ngày càng cực đoan hơn. Do đó những sản phẩm dành cho con người phải có tính cá nhân hóa, được thiết kế đặc thù cho những khách hàng riêng biệt, có tính cách và sở thích khác nhau.

    Sang đến năm 2000, xu hướng cá nhân hóa trở thành một xu hướng chủ đạo của ngành IT nói riêng và cả các ngành khác nói chung. Từ việc các cá nhân phải đọc bài tin tức trên các trang web và tạp chí điện tử, hoặc muốn viết gì phải tạo những topic trên các diễn đàn, người ta bắt đầu có nhu cầu tạo ra những trang web của riêng mình, nơi mình thể hiện không những kiến thức và hiểu biết, mà còn là cái tôi cùa riêng mình. Và từ đó. Blog ra đời.

    Một blog được định nghĩa như một website cá nhân, mà nhà cung cấp dịch vụ, sẽ giúp bạn tạo ra và duy trì nó hoàn toàn miễn phí, với cách thức dễ dàng nhất. Bạn có thể đăng tải và kiểm soát mọi thông tin trên blog của mình, kể cả việc cho phép người khác vào xem hay không, hay xóa đi các bình luận của người khác trên blog của mình. Ngoài ra, thông qua hai chức năng kết bạn và theo dõi, blog cho phép các bạn kết nối với nhau, và chia sẽ thông tin đi một cách nhanh chóng.

    Yahoo 360 là dịch vụ bloging đầu tiên có mặt tại Việt Nam và được đông đảo người trẻ sử dụng và yêu thích. Nó cho phép người dùng có thể thoải mái viết bài, đăng hình ảnh và chia sẽ nhạc một cách tùy thích và hoàn toàn miễn phí. Yahoo 360 ra mắt vào ngày 29 tháng 3 năm 2005 và kết thúc vào tháng 7 năm 2009. Sau khi đóng cửa, người dùng có thể tiếp tục sử dụng một dịch vụ khác của Yahoo là Yahoo 360 Plus nhưng dịch vụ mới này có nhiều lỗi nên người dùng cũng dần dần bỏ đi. Ngày 17.1.2013, Yahoo 360 Plus cũng chính thức đóng cửa.

    Sau thời điểm đóng cửa, nhiều Blogger (người viết blog) chuyển sang sử dụng các dịch vụ khác trong đó phổ biến nhất là Wordpress và Facebook. Wordpress cho đến nay vẫn được nhiều người dùng để chia sẽ kiến thức và tri thức, tuy nhiên có rất ít người xem và cũng ít người dùng. Facebook thì không phải là một blog nữa mà là một mạng xã hội và nó cũng trở thành thế lực thống trị hàng đầu Việt Nam.

    Thời kỳ Blog tại Việt Nam mở màn cho rất nhiều thứ. Đầu tiên là sự xuất hiện của các bloger nổi tiếng, những người viết chuyên nghiệp. Không phải là nhà báo (dù cũng có nhiều nhà báo đi viết blog), nhưng những gì những blogger này viết rất cuốn hút và được người xem yêu thích. Những bài viết của họ được lan truyền khắp nơi trên Internet và tạo ra những làn sóng ngầm, thay đổi cách suy nghĩ và hành động của rất nhiều người. Điều thứ hai là sự xuất hiện của thông tin một chiều. Như đã nói, thông tin trên Internet của Việt Nam đa phần là thông tin không chính thống, không được hệ thống và phân loại rõ ràng. Nhưng khi được post lên các forum, những thông tin này còn có thể được phản biện và đính chính lại bởi những người khác. Còn khi thông tin post trên blog cá nhân của một người, nó hoàn toàn một chiều một và thể hiện duy nhất một góc nhìn : góc nhìn mà người viết muốn người xem thấy. Nếu người xem có bản lĩnh và kiến thức thì không nói, người xem thiếu hiểu biết thì sẽ càng ngày càng tin tưởng mù quáng vào cái sai, có cái nhìn thiên lệch, thiếu khách quan, mất dần tư duy phản biện và hoàn toàn có thể có những hành vi sai trái. Điều thứ ba cũng chính là yếu tố Cá nhân hóa của dịch vụ blog, nó khiến cái tôi của người dùng ngày càng cao, khi được yêu thích bởi số đông, họ ngày càng đánh mất chính mình, mất đi khả năng lắng nghe và thông cảm người khác, dần trở nên cực đoan và cố chấp hơn trong suy nghĩ.

    Thời kỳ của Blog cũng sớm nở tối tàn. Nếu tôi tính không sai thì các dịch vụ blog, các blogger cũng chỉ nổi tiếng và được yêu thích trong vẻn vẹn có 5 năm, từ 2005 đến 2010. Sau 2010 phong trào blog ngày càng đi xuống, bọn trẻ chủ yếu cũng dùng để up hình và nhạc, các bài viết càng ngày càng ít người đọc. Dù Yahoo 360 Plus đến năm 2013 mới bắt đầu kết thúc, nhưng từ 2007 đã có nhiều người chuyển sang xài facebook và bắt đầu một thời kỳ mới, thời kỳ mạng xã hội.


    Mạng xã hội đầu tiên mà người Việt Nam tiếp xúc và sau này, có thể coi là một mạng xã hội mạnh mẽ thứ nhì của Việt Nam là YouTube. Youtube xuất hiện vào ngày 5 tháng 12 năm 2005 và được yêu thích ngay tại Việt Nam cùng lúc. Ban đầu đây chỉ là một website cho phép người dùng đăng tải thoải mái các video của mình lên. Nhưng càng về sau, Youtube phát triển những tính năng cho phép những người dùng theo dõi nhau, tạo kênh, kết nối các kênh, bình luận đa kênh như một mạng xã hội thực thụ, và chính Google cũng định nghĩa Youtube là một mạng xã hội về Video. Ban đầu, YouTube Việt Nam thu hút người xem nhờ các video âm nhạc, hài, cải lương nói chung là nghệ thuật. Từ năm 2015 trở đi, YouTube ở Việt Nam nổi lên như một kênh truyền thông lớn khi nhà nhà người người cùng làm nội dung trên đó khi việc kiếm tiền trên Youtube trở nên dễ dàng hơn. Điều đáng quan ngại nhất là tại Youtube hiện nay, do để kiếm tiền nhanh, đa số các youtuber chạy theo việc làm các tin tức dạng thời sự (do dạng này thu hút lượng người xem cao, dễ lên top trending) dẫn đến lượng tin giả, tin độc hại ngày càng nhiều và khiến cho người dùng Việt Nam lạc lối giữa một rừng thông tin, khả năng tư duy ngày càng kém dần. Một tầng lớp mới được gọi chung dưới cái tên Nhà sáng tạo nổi dung (Youtuber) bắt đầu nổi lên trên nền tảng này và trở thành những người kiếm rất nhiều tiền. Theo tôi biết, top 10 Youtuber của Việt Nam hoàn toàn có thể kiếm được hàng chục tỷ mỗi năm với những video có đến hàng chục triệu lượt view mỗi lần lên sóng. Họ đa số rất sáng tạo, tuy nhiên những trò chơi và thử thách, những nội dung họ tạo ra hoàn toàn không theo bất kỳ nguyên tắc và chuẩn mực nào, có khi lại có những nội dung gây ảnh hưởng xấu lên trẻ con, hoặc vô bổ và kém văn hóa, khiến người xem hoàn toàn không nhận được ích lợi gì. Theo đánh giá của tôi, Youtube hoàn toàn có khả năng làm hư toàn bộ tư duy và suy nghĩ của người xem bằng cách liên tục trình chiếu các video vô bổ nhưng có tính hấp dẫn, có nội dung dung tục hay cung cấp các tin giả.

    Ngoài ra Youtube còn ảnh hưởng lên nền âm nhạc và nghệ thuật của Việt nam khi số lượng xem video (view) bắt đầu được xem như một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng nghệ thuật. Nhiều nhãn hàng ở Việt Nam chỉ đồng ý tài trợ cho những nghệ sỹ có lượt view Youtube cao, điều này càng khiến cho nghệ thuật việt nam phải chiều lòng thị hiếu người dùng trẻ tối đa, khiến chất lượng nghệ thuật đi xuống hẳn.

    Năm 2004, Facebook bắt đầu phát hành tại Mỹ, nhưng tại Việt Nam, chỉ khi Yahoo 360 chấm dứt thì Facebook mới nổi lên như một lựa chọn thay thế. Giai đoạn 2008 – 2010, người dùng Việt nam mới bắt đầu sử dụng facebook và chủ yếu giai đoạn này, người dùng chỉ chơi các game của facebook và thực hiện những khảo sát dạng trắc nghiệm vui. Tuy nhiên một cách nhanh chóng, người ta bắt đầu thấy facebook còn dễ xài hơn cả Yahoo 360 trước đó, người dùng dễ dàng tìm kiếm bạn bè cũ, kết nối với họ nhanh hơn, và việc chia sẽ thông tin trên facebook dễ dàng hơn bất kỳ dịch vụ blog nào. Người dùng không cần viết nhiều, chỉ cần chia sẽ hình ảnh thôi cũng có thể thu hút sự quan tâm lớn từ bạn bè và nhiều người xem khác. Việc chia sẽ tin tức với chức năng share còn có tính lan truyền mạnh mẽ hơn bất cứ công cụ nào trước đây.

    Thời kỳ facebook ở Việt Nam theo tôi có thể chia thành các giai đoạn sau:

    - Từ năm 2008 – 2010 : Chơi game trên facebook và trắc nghiệm, tìm kiếm bạn bè.

    - Từ năm 2010 – 2012: Những người viết nổi tiếng trên facebook (facebooker) chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên trào lưu chủ đạo của facebook việt nam vẫn là đồ ăn và hình selfie

    - Từ năm 2012 – 2018: Những facebooker và cả những influecer nổi tiếng dần dần hình thành và ngày càng có sức ảnh hưởng lớn. Các fanpage lớn cũng xuất hiện nhưng không gây ảnh hưởng bằng các trang cá nhân. Người dùng Việt Nam bắt đầu lạc lối giữa ma trận thông tin, và dựa vào cảm tính, họ yêu ghét và lựa chọn những người họ tin tưởng để nghe theo. Đây cũng là thời kỳ bùng phát của bán hàng online (mà tôi sẽ nhắc đến trong một chương khác).

    - Từ năm 2018 – 2021: Facebook bắt đầu bóp tương tác các trang cá nhân và fanpage. Lợi dụng tính năng Group, nhiều nhóm lớn được tạo ra và là nơi phát tán thông tin nhanh chóng và dễ dàng. Người dùng Việt Nam ngày càng bị phân mảnh nhỏ hơn và bị nhiễu thông tin nhiều hơn nữa.

    Facebook khi tôi viết những dòng này, ở Việt Nam đã thực sự là một thế lực thống trị về thông tin và kết nối con người. Sức ảnh hưởng của facebook lớn đến mức một thống kê đã cho thấy phần lớn thời gian dùng Internet của người Việt nam là vào facebook. Mạng xã hội này đã thay đổi tất cả từ góc nhìn, thói quen sinh hoạt, mua sắm của người Việt, cả cá tính và những lựa chọn yêu ghét. Nhưng nguy hiểm thay, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiêm túc về việc sử dụng facebook đem lại những nguy hiểm nào cho chúng ta cả. Chúng ta chỉ nhìn thấy lợi ích, vui hơn, kết nối nhiều bạn bè hơn, kinh doanh dễ dàng hơn, xem và đọc được nhiều tin tức và bình luận hơn. Chúng ta không thấy được mặt trái của nó.

    Với cá nhân tôi, tôi thấy được facebook có những cái hại sau:

    - Làm hạn chế khả năng tư duy và suy nghĩ sâu. Người dùng facebook có xu hướng hành động theo cảm tính và sở thích rất cao so với khi chưa sử dụng.

    - Làm chất lượng của các mối quan hệ vợ chồng, bạn bè, yêu đương đều đi xuống.

    - Người dùng facebook có khả năng cao bị quá tải thông tin và dần trở nên trầm cảm hoặc căng thẳng quá độ.

    - Hạn chế hoặc làm mất khả năng đọc dài (đọc các tác phẩm văn học hoặc những bài báo có tính khoa học), làm giảm khả năng quan sát và chú ý những vật thể và sự kiện xảy ra xung quanh.

    - Khả năng cảm thụ văn hóa và nghệ thuật giảm.

    - Đọc nhiều và nghe theo các tin giả và thông tin phản khoa học khiến chất lượng đời sống đi xuống

    Ngày 6 tháng 10 năm 2010, Instagram ra mắt và sau đó được bán lại cho Facebook vào tháng 4 năm 2012 như mạng xã hội đầu tiên về hình ảnh. Do tính chất đặc thù mang rất nặng tính cá nhân và tính thời trang, Instagram nhanh chóng được những người trẻ có tính thẩm mỹ cao yêu thích. Đến nay, Instagram vẫn là mạng xã hội có lưu lượng truy cập lớn thứ ba Việt Nam và là mạng xã hội thu hút nhiều người trẻ nhất.

    Sau thất bại của Yeah1 City, Zalo được VNG ra mắt tại Việt Nam vào ngày 8 tháng 8 năm 2012 với tham vọng trở thành siêu ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam tương tự những gì Wechat đã làm tại Trung Quốc. Zalo có đầy đủ tính năng của một mạng xã hội như chia sẽ tin tức, hình ảnh, trò chuyện, tìm và kết bạn… tuy nhiên đại đa số người dùng Việt Nam hiện nay chỉ sử dụng Zalo như một chương trình chat.

    Thành công tại Việt Nam của các mạng xã hội khiến cho tất cả ngành truyền thông và quảng cáo bị lu mờ và ảnh hưởng nặng. Người dùng dần bị nghiện mạng xã hội và chỉ tập trung coi đây là kênh truyền thông quan trọng nhất khiến dần dần, những thông tin chính thống và đàng hoàng khó tiếp cận với họ hơn.

    Và theo một cách nào đó, việc smartphone và mạng xã hội trở nên phổ biến trong người trẻ, đã thực sự hình thành một lối suy nghĩ, một lối sống mới ở giới trẻ, mà tôi hay gọi tên nó là “Tư duy hình ảnh”.

    ***
     
    namff thích bài này.
  10. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    Hơn 28 năm kể từ ngày đầu tiên tôi được tiếp cận với nó. Từ những chiếc máy tính chỉ có chức năng soạn thảo văn bảng, bảng tính và gửi lệnh in, máy tính đã trở thành một vật dụng toàn năng hiếm hoi trong lịch sử nhân loại. Không chỉ giúp nhân loại tối ưu mọi thứ trong cuộc sống, máy tính còn tạo ra cho mỗi con người một cuộc sống thứ hai, trên không gian mạng. Máy vi tính định hình lối suy nghĩ của con người, khiến những thế hệ sau này, có cách nghĩ hoàn toàn khác hẳn thế hệ trước, vừa rộng mở hơn vừa chật hẹp hơn. Và nhanh chóng thôi, có thể sau này chúng ta cũng không cần suy nghĩ nữa, khi AI (trí tuệ nhân tạo của máy tính) có thể suy nghĩ giùm, thậm chí ra quyết định giùm chúng ta.

    .Và với sự bùng nổ của điện thoại thông minh, chúng ta cũng đã bắt đầu bước vào cái gọi là kỷ nguyên hậu máy tính, hay việc các thiết bị di động sẽ chiếm hữu phần lớn cuộc sống của chúng ta.

    Tôi chưa bao giờ cảm giác tốt về sự phát triển của công nghệ. Tôi đã thấy nhiều mất mát hơn tôi nghĩ, tuy nhiên việc tiến lên phía trước vẫn là việc phải làm mà thôi. Công nghệ giải quyết những vấn đề về tối ưu tài nguyên, sản xuất, sự bùng nổ dân số, toàn cầu hóa… nhưng nó cũng đặt con người trước những câu hỏi mới.

    Tôi vẫn luôn đau đau với câu hỏi của chính mình từ năm 18, liệu nhiều hơn có phải là tốt hơn?

    Với Internet, chúng ta xem phim nhiều hơn, nghe nhạc nhiều hơn, kết bạn nhiều hơn và có nhiều hoạt động bổ ích hơn. Nhưng nhiều hơn có mang đến cho chúng ta nhiều thứ hơn, hay cướp mất của chúng ta nhiều hơn?

    Liệu chúng ta có đang thực sự tỉnh táo và hiểu rõ những gì mình làm, những gì mình nghĩ như chúng ta đang thể hiện không? Chúng ta có đánh mất tư duy cá nhân, hay thậm chí nhân tính của chúng ta trên môi trường mạng hay không?

    Liệu giữa hàng đống thông tin đầy rẫy trên mạng, có biến chúng ta thành người thông thái và hiểu biết hay không? Hay tính chất cá nhân của mạng xã hội khiến chúng ta ngày càng độc đoán, càng tự cao, mù quáng và đánh mất khả năng tiếp thu, khả năng học tập và thậm chí khả năng thông cảm, yêu thương của chính mình.

    Liệu hàng loạt trang web học tập miễn phí có giúp bạn học giỏi và hiểu biết hơn?

    Liệu giữa hàng trăm, hàng ngàn tấm hình mà chúng ta theo đuổi, khen ngợi mỗi ngày có làm chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc đời này, của những người xung quanh?

    Liệu khi người ta không còn gọi Internet là thế giới ảo nữa, thì liệu những mối quan hệ, những trò chơi, những thứ giải trí trên đó, có thực sự là thật, với chúng ta hay không?

    Liệu khi cắm mặt vào màn hình smartphone, và kết nối với hàng ngàn người, chúng ta có hết cô đơn hay không?

    Hay liệu công nghệ đã thật sự thỏa mãn khao khát kết nối của chúng ta hay chưa?
     
    Nickky9x, namff and tuanfox5 like this.
  11. Bị Tiêu Chảy

    Bị Tiêu Chảy Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    22/2/18
    Bài viết:
    5,639
    Nơi ở:
    HCMC
    Khi phía trước không còn nhiều thời gian. Chúng ta có xu hướng tua lại ký ức và hồi tưởng : những việc mà bình thường, chẳng mấy để ý.
    Trân quý
     
    Thịtgàluộc thích bài này.
  12. chum_game_online

    chum_game_online Youtube Master Race Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/6/05
    Bài viết:
    66
    Mình còn khoảng 30 năm cuộc đời, không quá ít không quá nhiều nhưng mình vẫn thường xuyên hồi tưởng về ngày xưa nè. Nghe đi nghe lại các bài hát: Tuổi học trò, Ba tháng tạ từ, Lưu bút ngày xanh, Phượng buồn, Lối thu xưa...

    Chung quy chắc do tâm tính mỗi người, thích vui thì nghĩ và làm những điều vui, thích buồn thì nghĩ và làm những điều buồn. Nên không hẳn là do quỹ thời gian còn lại đâu.

    Mỗi người hướng đến điều gì thể hiện rất rõ trên Internet - nơi có mọi thứ. Việc phán môi trường Internet như thế nào thể hiện bản tính, quan điểm cá nhân người dùng Internet chứ không phải bản chất thực của Internet.
     
    Thịtgàluộc thích bài này.
  13. iamlogan

    iamlogan Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/6/21
    Bài viết:
    4,447
    Mở steam nhìn lũ bạn đánh dota toàn last active 5 năm :( giờ có rủ đi matxa là nhanh
     
    herosf2006 thích bài này.
  14. Trungnguyeneco

    Trungnguyeneco Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/08
    Bài viết:
    170
    Á!!! Bác mà nghe mấy bài này là bác còn già hơn tui đó hả?
     
  15. The_Angel

    The_Angel Lão Làng GameVN Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/03
    Bài viết:
    19,701
    Nơi ở:
    HVĐ
    Tâm huyết dữ ! Cơ mà, chapt mấy thì Gamevn mới xuất hiện vậy chủ thớt?
    P/s: nếu ko xuất hiện vote ban chủ thớt :3cool_shame:
     
  16. chum_game_online

    chum_game_online Youtube Master Race Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/6/05
    Bài viết:
    66
    mình mới 33 tuổi thôi, mình nghĩ cuộc đời chỉ 60 năm. Thời gian còn lại dành hết cho bệnh tật, không thì sức khỏe, tinh thần giảm trầm trọng không còn thiết tha, hứng thú điều gì nữa.

    mấy bài nhạc tuy lớn tuổi nhưng không lỗi thời, học sinh sinh viên bây giờ nghe mấy bài này chắc hẳn cũng sẽ thích (nếu được nghe).
     
    Nickky9x and Thịtgàluộc like this.

Chia sẻ trang này