Phim kinh dị "Người lắng nghe: Lời thì thầm" và những nỗi đau sâu kín Các nhân vật góp mặt trong bộ phim “Người lắng nghe: Lời Thì Thầm” khởi chiếu vào ngày 4/3 đều có nỗi đau, u uất giấu kín khiến người xem không khỏi xót xa. Mang màu sắc kinh dị nhưng đạo diễn Khoa Nguyễn đã tạo ra những cú twist trong “Người lắng nghe: Lời thì thầm” (Người lắng nghe) khiến người xem phải nghiềm ngẫm, nhìn lại cuộc sống của mình. Trong bối cảnh chung, ngoài việc phải tạm dừng suốt 1 năm do dịch bệnh, Người lắng nghe còn chịu áp lực vô hình - đã trình chiếu phim tại thị trường quốc tế - nên không biết khán giả trong nước sẽ đón nhận ra sao, dù đã gặt hái kha khá giải thưởng. Đáng chú ý hơn, bộ phim lại không sở hữu cái tên "khủng" bảo chứng phòng vé. 1 cảnh trong phim. Mở đầu phim là phân đoạn tâm lý, sợ hãi của nhà văn An Nhiên (Oanh Kiều thủ vai). Lê Vân – một nhân vật bước ra từ trang sách, tác phẩm đang gây cơn sốt “Lời thì thầm” liên tục “ám” lấy An Nhiên mọi lúc, mọi nơi. Nỗi ám ảnh này kéo dài đến mức khiến cho An Nhiên “sống dở, chết dở”, trở thành con người nhút nhát và sinh ra ảo giác đan xen giữa đời thực và giấc mơ. Để có thể trở về đời sống bình thường, An Nhiên đã được bác sĩ Tường Minh (Quang Sự đóng) điều trị với phương pháp trị liệu nghệ thuật (Art Therapy). Đó là qua việc cho người bệnh vẽ tranh để khai thác sâu hơn về sức khỏe tinh thần của bệnh nhân, cũng như thông qua đó chẩn đoán được các ám ảnh hoặc thương tổn tâm lý mà người bệnh đang gặp phải. Và từ lúc này, bộ phim bắt đầu hé mở những câu chuyện, bí mật riêng của từng tuyến nhân vật góp mặt trong phim. Mỗi nhân vật đều có một nỗi đau “bám” lấy, hình ảnh kinh dị được nhường sang cho sự đồng cảm, thấu hiểu. “Người lắng nghe: Lời thì thầm” khắc họa, lột tả lại nỗi đau và vô tình nó trở thành chứng bệnh trầm cảm, rối loạn tâm lý mà hầu như số đông người đều gặp phải. Bộ phim là những câu chuyện đan xen lẫn nhau, được kể lại một cách chậm rãi, từ tốn nhằm giúp người xem từng bước thấu cảm, hiểu được sự tổn hại, chấn thương tâm lý đáng sợ như thế nào. Trong phim, Oanh Kiều diễn tròn trịa, những phân đoạn đau đớn, hành động tổn thương bản thân (Self cut) được cô thể hiện mượt mà. Riêng đối với Quang Sự, có lẽ thời gian vắng bóng màn ảnh quá lâu nên chưa có màn “chào sân” ấn tượng. Quang Sự vẫn còn quá an toàn trong lối diễn xuất của mình. Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh dường như mới là nút thắt, mở màn cho “vũ trụ” điện ảnh mà đạo diễn Khoa Nguyễn muốn hướng đến. Cú twist cuối cùng khiến người xem không khỏi bất ngờ. V.L Nguồn: https://soha.vn/phim-kinh-di-nguoi-...a-nhung-noi-dau-sau-kin-20220303200227147.htm
Phim này trailer lẫn mấy bài về pv nặng về tâm lý học, bối cảnh của một nhà trị liệu và thân chủ. Cơ mà ngoài đời khác lắm. Để nào ra rạp đi xem.
Phim Việt có đầu tư, không phải hài nhảm, cũng đừng trông mong gì vào tình tiết kinh dị, nên xem nó là phim tâm lý, tông phim tối tăm, ngột ngạt thể hiện được sự bức bối của những người có bệnh về tâm lý. Đạo diễn lấy cảm hứng từ phim Inner Senses của HongKong năm 2002. Nếu muốn điện ảnh nước nhà có thêm những phim đầu tư nghiêm túc thì có thể ra rạp ủng hộ.