[Redsvn] Sự ‘hèn nhát’ vĩ đại của Mạc Đăng Dung

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi nh0x@, 10/6/22.

  1. Ayn Rand

    Ayn Rand C O N T R A

    Tham gia ngày:
    26/5/21
    Bài viết:
    1,881
    Như đã nói 93 vị công thần được chia làm 9 bậc tước phong hầu trong đó Huyện Thượng Hầu là cao nhất.

    Ở bậc cao nhất này chỉ có 3 vị: Phạm Vấn, Lê SátPhạm Văn Xảo - đây chính là ba công thần góp nhiều công lao nhất cho Lam Sơn.

    Bộ đôi Phạm Vấn và Lê Sát thì giống nhau, đều có mặt từ hội thề Lũng Nhai, cầm Thiết Đột Quân chủ lực và đóng góp công sức vào hầu hết các chiến dịch. Sau này cả hai đều làm Tể Tướng. Phạm Vấn với Lê Sát của Lê Lợi chẳng khác Quan Vũ với Trương Phi của Lưu Bị, gắn bó như huynh đệ.

    Còn Phạm Văn Xảo thì bí ẩn hơn, không gia nhập Lam Sơn từ sớm như Phạm Vấn, Lê Sát, tên tuổi nổi lên sau trận Xạ Lộc, tức là giai đoạn cuối khi quân Lam Sơn mạnh lắm rồi. Về công lao trên sử sách thì trận đối đầu Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa là lớn nhất, nhưng trận này không hề đánh, hai quân chỉ nhìn nhau chờ tin trận Chi Lăng - Xương Giang rồi về.

    Tại sao Phạm Văn Xảo lại được xếp hàng cao nhất mà ít được nhắc đến? Để ý chức vụ của vị này là Khu Mật Đại Sứ thì sẽ hiểu. Có thể Phạm Văn Xảo là tướng tình báo, công lao của ông rất ít người biết được.

    Sau này Phạm Văn Xảo còn làm phản nữa. Trong tờ Chiếu Chỉ Lê Lợi gọi Phạm Văn Xảo là "Thượng Xảo" trong cùng chiếu chỉ đó cũng gọi Đèo Cât Hãn là "Thượng Cát Hãn" gọi Bế Khắc Thiệu là "Thượng Khắc Thiệu". Có thể Phạm Văn Xảo kỳ thực là người "Thượng".

    Tiểu sử của Phạm Văn Xảo có vẻ như đã bị xóa sạch trong lịch sử, sinh năm nào không có, người thân thích quê ở đâu không có, chỉ để lại đúng một dòng "là người Kinh lộ"??? - Vẻ như muốn đánh lạc hướng người đọc, có thể thân thế của ông ngược lại, không phải người Kinh lộ mà là người Thượng, người miền núi.

    Để ý danh sách những người có mặt trong Hội Thề Đông Quan có dấu ấn rõ ràng của người miền núi trong lực lượng Lam Sơn
    Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức ngày 10 tháng 12 năm 1427, Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Lê Ngân, Phạm Văn Xảo, Bùi Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Nguyễn Lý, Phạm Bôi, Lê Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân cùng các tướng nhà Minh: Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông, Tham tướng Mã Anh, Thái giám Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh Xương hầu Trần Trí, An Bình hầu Lý An, Đô ty Phương Chính, Chưởng đô ty sự Trần Tuyền, Trần Hựu, Giám sát ngự sử Chu Kỳ Hậu, Cấp sự trung Quách Vĩnh Thanh, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm, Tả hữu tham chính là Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh và Lục Quảng Bình, Án sát sứ Dương Thời Tập và Thiêm sự Quách Đoan làm hội thề ở cửa Nam thành Đông Đô.

    Bế Khắc Thiệu thì quá nổi tiếng rồi, từng tự khởi nghĩa chiếm thành Khau Thước rồi sau này chịu chung số phận với Phạm Văn Xảo vì tội làm phản. Ma Luân thì mang họ Ma - một họ cổ người Tày nổi tiếng của Việt Nam xuất hiện từ tận thời Hồng Bàng.

    Phạm Văn Xảo là một trường hợp lý thú của lịch sử, đầy bí ẩn.
     
  2. leonsh

    leonsh I'm Blue ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/1/07
    Bài viết:
    2,417
    ^ có tên đường Phạm Văn Xảo ở quận Tân Phú luôn nè bác.
     
    Lezard.V thích bài này.
  3. warrio16

    warrio16 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/3/12
    Bài viết:
    3,222
  4. thanhtrang2202

    thanhtrang2202 Đẹp Trai Nhất Forum. Vừa bị chịch đi 2 hàng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,343
    Khu mật đại sứ không liên quan gì đến tình báo đâu. Khu mật viện là cơ quan đầu não của quân đội. Khu mật đại sứ là kiểu quan đứng đầu thôi.

    Còn gọi là "thượng" Xảo là cách gọi khinh miệt, thượng = thằng. Cách nói chuyện của người thời xưa khác với bây giờ, chứ không phải ám chỉ người Thượng.

    Thời đấy khổ, khởi nghĩa toàn mấy a dân nghèo, nên năm sinh chả ai biết (kể cả chính chủ) mà ghi vào sử sách. Đến lúc thành danh đôi khi lại chả muốn khai cái xuất thân cơ hàn ra làm gì.

    Ví dụ Nguyễn Trãi homeless 10 năm, đâu bao giờ thấy nói rõ 10 năm đấy đi đâu, làm gì :))
     
  5. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,093
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Vl ngủ dậy cái 4 trang rồi !_!

    Oh lần này là đại chiến ng trãi.
     
  6. Hokage Đệ Tứ

    Hokage Đệ Tứ ♡♡♡Naruto x Sasuke ♡♡♡

    Tham gia ngày:
    4/10/20
    Bài viết:
    3,332
    Xử đúng có 2 ông, chính xác hơn là 1,5 vì chỉ chém mỗi Trần Nguyên Hãn còn ông kia cho đi đày mà kêu là xử hết.
     
  7. minh77

    minh77 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/9/07
    Bài viết:
    3,355
    Nguyễn Trãi thì ta nhớ sách mới cũng giảm vai trò của ổng rồi, tập trung vào mảng thơ ca, tư tưởng, địa lí là chính vì mình hơi ít về mảng này nên phải nâng lên nên giờ có tranh cãi cũng chỉ trên mạng thôi. Lão dính cái vụ Lệ Chi Viên cũng khá mơ hồ nên được thông cảm cũng bt
     
  8. Ayn Rand

    Ayn Rand C O N T R A

    Tham gia ngày:
    26/5/21
    Bài viết:
    1,881
    Nếu Phạm Văn Xảo xuất thân cơ hàn không muốn sử sách ghi lại xấu hổ thì ông hẳn phải là người ít chữ, làm tướng võ biền kiểu Phạm Vấn với Lê Sát chứ sao lại ngồi ghế mưu lược ở Khu Mật viện được?

    So sánh với Nguyễn Chích, nhà mưu lược được ca ngợi của Lam Sơn thì khác hẳn. Nguyễn Chích thân thế rất khá, cũng đủ lực mà tự nuôi quân rồi khởi nghĩa giống Lê Lợi, Bế Khắc Thiệu, Lưu Nhân Chú.

    Nguyễn Chích dựng cờ khởi nghĩa ở Hoàng Nghêu tên tuổi lên đến nỗi quân Minh thấy khó đánh phải sai Lương Nhữ Hốt đến cầu hòa hứa ban cho chức Thổ Quan đó.

    Nghĩa quân của Nguyễn Chích to không kém Hồng Y Đoàn của Lưu Nhân Chú với đội người Tày của Bế Khắc Thiệu, Nông An Thái chiếm thành Khau Thước.

    Dưới trướng Lam Sơn có Nguyễn Chích, Lưu Nhân Chú, Bế Khắc Thiệu bản lĩnh tự lập được nghĩa quân riêng, Trần Nguyên Hãn là quý tộc ăn học đàng hoàng, Thái Phúc là tướng đào tạo chuyên nghiệp của quân Minh ấy vậy mà để một anh không học hành gì cũng không có chiến công lớn như Phạm Văn Xảo lên ngồi ghế Khu mật đại sứ chỉ huy toàn bộ thì không logic tí nào.

    Chắc chắn Phạm Văn Xảo thân thế phải cực kỳ khá. Là lịch sử muốn xóa đi, giấu đi vì sau này Phạm Văn Xảo làm phản thôi.

    Ngay chuyện làm phản cũng cho thấy bản lĩnh của Phạm Văn Xảo rồi, khác với Trần Nguyên Hãn có mác họ Trần - có thể dùng họ Trần hiệu triệu lòng dân thì Phạm Văn Xảo chẳng có gì cả.

    Phải có vốn cực lớn người ta mới có ý định làm Phản. Theo mình cái "vốn" mà Phạm Văn Xảo có chính là người miền núi. Có thể hiệu triệu được các đầu lĩnh kiểu Bế Khắc Thiệu, Đèo Cát Hãn về dưới trướng.
     
    otaku_gangsta and sai3000 like this.
  9. nh0x@

    nh0x@ Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    13,778
    Xuất thân cơ khổ đâu có nghĩa là võ biền vũ phu bác giáo.
     
  10. Shift+delete

    Shift+delete Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    21/6/21
    Bài viết:
    6,277
    Nơi ở:
    BMT
    gg về thôi chứ mị ko có lập trường, ko chọn phe nhé!then

    Về tiểu sử và nhất là chức quan của Nguyễn Trãi, chúng ta hầu như chỉ đọc được đôi chỗ ghi chép không thật chi tiết trong các chính sử, trong đó tiêu biểu là trong Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư). Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra được những chức quan chủ yếu của ông trong từng giai đoạn cụ thể.

    Chức quan của Nguyễn Trãi được Toàn thư ghi lại lần đầu tiên vào năm 1427, qua đoạn văn sau đây: “Lấy Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ Thượng thư, kiêm hành Khu mật viện sự”(2). Như vậy là thời kì đầu đến với khởi nghĩa Lam Sơn (khoảng 1416 – 1418), dâng Bình Ngô sách(3), Nguyễn Trãi đã được phong chức Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ.

    Như chúng ta đã biết, Hàn lâm viện ngày trước không phải là cơ quan khoa học, mà là nơi bao gồm người có tài văn học, giúp vua soạn thảo thơ văn, chiếu chỉ, được thiết lập ở Việt Nam từ thời Lí(4). Thừa chỉ là chức quan đứng đầu của Hàn lâm viện, như Đinh Củng Viên, Thái sư đời Trần Nhân Tông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ Phụng chỉ, soạn tờ chiếu thay vua(5). Chức quan Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ của Nguyễn Trãi ở thời kì đầu nhà Lê là theo chế độ thời Trần. Có vị thế rất lớn trong triều đình, như một quan đầu triều. Với cương vị này, Nguyễn Trãi đã mang hết tài năng, góp sức với Lê Lợi chỉ huy kháng chiến thắng lợi và đấu tranh ngoại giao với nhà Minh. Thực tế, chính Nguyễn Trãi được giao soạn thảo và trao đổi các công văn, thư từ với nhà Minh(6).

    Khi kháng chiến đang tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn, Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi được phong làm “Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ Thượng thư, kiêm hành Khu mật viện sự”(7).

    Trong các chức danh trên, thì Triều liệt đại phu là hàm tản quan, tương đương Tòng tam phẩm. Hành khiển là chức quan có từ thời Lý – Trần. Lúc đầu chức này dùng cho các hoạn quan, điều hành việc hành chính trong cung, như Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến thời Lý từng được ban chức này. Sau đó từ năm 1267 thời Trần, chức Hành khiển bắt đầu được dùng cho người có văn học. Còn Nhập nội là danh xưng của các chức quan thân tín của vua, như Nhập nội Hành khiển, Nhập nội Đại Tư mã, Nhập nội Đô đốc, Nhập nội Kiểm hiệu,… Nhập nội hành khiển thực chất là chức danh của á tướng có từ thời Lý – Trần, như Trần Khắc Chung từng giữ chức Nhập nội Hành khiển Đồng bình chương sự, năm 1348(8). Nguyễn Trãi trong suốt cuộc kháng chiến, luôn ở bên cạnh vua trù tính mọi việc từ việc quân cơ đến việc ngoại giao: “Bấy giờ vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề. Hàng ngày vua ngự trên lầu nhìn vào thành để quan sát mọi hành vi của giặc; cho Trãi ngồi hầu ở tầng hai, nhận lệnh soạn thảo thư từ đi lại”(9). Nhập nội hành khiển tuy là chức á tướng, nhưng trong giai đoạn này, khi mà có rất nhiều chức quan đại thần khác như “Tả hữu tướng quốc, Thái phó, Thái bảo vẫn còn chưa đặt”(10), thì vai trò của Nguyễn Trãi càng vô cùng quan trọng.

    Lại bộ là bộ đứng đầu trong Lục bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, cơ quan hành chính trực tiếp giúp vua điều hành chính sự. Chức trách của Thượng thư bộ Lại là bổ dụng quan lại trong cả nước. Tuy nhiên lúc này khi cuộc kháng chiến đang dần đến thắng lợi hoàn toàn, việc bổ dụng quan lại, về thực chất là thiết lập bộ máy Nhà nước ngày càng hoàn thiện tương xứng với vị thế của một vương triều mới được ra đời bằng chiến công chống ngoại xâm oanh liệt.

    Kiêm hành Khu mật viện sự, là sự kiêm nhiệm công việc của Khu mật viện. “Kiêm” là từ dùng chỉ chức quan này kiêm nhiệm thêm chức danh khác mà không có sự phân biệt cao thấp, sang hèn. Còn “hành” thì dùng chỉ chức quan cao đảm nhận thêm công việc của chức quan khác thấp hơn(11) – Khu mật viện. Khu mật viện vốn được đổi từ Sùng chính viện vào năm 923 thời Hậu Đường. Khu mật viện được thiết lập ở Việt Nam qua các đời Lý, Trần, Lê, sau cùng được đổi thành Cơ mật viện vào thời Nguyễn, là cơ quan quân sự tối cao, nắm quân quốc cơ vụ, biên bị, binh mã… Như vậy là chức quan ở Khu mật viện thấp hơn chức quan mà Nguyễn Trãi đang giữ là Thượng thư bộ Lại và Nhập nội Hành khiển. Vì thế khi nhắc đến Nguyễn Trãi, người ta thường chỉ nhắc đến chức quan cao nhất của ông là Hành khiển, hoặc Thừa chỉ, nên thường gọi là Hành khiển Nguyễn Trãi, hoặc Thừa chỉ Nguyễn Trãi. Với các chức danh trên, Nguyễn Trãi là quan đại thần thân tín của vua Lê, giúp vua điều hành cả việc quân và chính sự.

    Sau chiến thắng ban thưởng công danh, năm 1428 Nguyễn Trãi được phong tước “Quan phục hầu”, và các chức danh đầy đủ của ông là “Tuyên phụng đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ Hữu gián nghị đại phu, Đồng Trung thư lệnh sự, tứ Kim tử ngư đại, Thượng hộ quốc, Quan phục hầu, tứ tính Lê Trãi”(12).

    “Tuyên phụng đại phu” là hàm tản quan, nhưng cũng có ý nghĩa của quan đại phu phụng mệnh vua tuyên đọc các chiếu chỉ. Trong các chức tiếp sau, có “Môn hạ” và “Trung thư” tức “Môn hạ sảnh” và “Trung thư sảnh”, hai trong Tam sảnh (Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh và Thượng thư sảnh), cơ quan văn phòng của vua. Theo quan chế nhà Trần và đầu nhà Lê, thì Môn hạ sảnh chia làm Tả ty và Hữu ty. Trong đó có Hữu Gián nghị đại phu là chức quan giám sát, có chức năng can gián vua được đặt ở đây để nắm việc bổ nhiệm đúng sai, nghị luận việc triều chính khuyết sót. “Đồng Trung thư lệnh sự” chỉ sự kiêm nhiệm công việc của Trung thư lệnh, chức trưởng quan giúp vua bàn việc chính sự lớn. “Tứ Kim ngư đại” là được ban cái túi thêu con cá vàng, một đặc ân đối với đại thần từ quan tam phẩm trở lên. “Thượng hộ quốc” là một huân hàm dùng để tặng riêng cho người có công lao lớn. Quan phục hầu là phẩm tước gia ban mà cao nhất là Huyện Thượng hầu, cũng thời gian này được ban cho Lê Vấn, á Thượng hầu ban cho Lê Ngân, hai vị khai quốc công thần của nhà Lê(13). Tứ tính Lê Trãi là Nguyễn Trãi được đặc ân ban quốc tính, tức được đổi theo họ của nhà vua.

    Với những chức tước nêu trên ở thời điểm ngay sau chiến thắng ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã có một vị thế lớn trong triều đình nhà Lê, như một trong những vị khai quốc công thần.

    Tuy nhiên sau đó không lâu, nhất là sau sự kiện tự trẫm của Trần Nguyễn Hãn và cái chết của Phạm Văn Xảo, hai vị đại thần và là người thân tín của Nguyễn Trãi, ông dần dần bị hạn chế quyền hành. Chẳng vậy mà trong lạc khoản bài văn bia soạn cho lăng mộ Lê Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 6 (1433), Nguyễn Trãi chỉ tự đề là: “Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển tri Tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn”(14). Chúng ta biết rằng, Tam quán tức Chiêu văn quán, Tập hiền viện và Sử quán, coi việc sưu tập điển tịch, đồ thư và soạn sử. Rõ ràng là Nguyễn Trãi chỉ đảm nhận những chức vị hết sức khiêm tốn. Ngay cả đặc ân ban quốc tính, cũng không thấy nêu ở đây. Trong những năm cuối của vua Lê Thái Tổ và những năm đầu của Lê Thái Tông, quyền hành trong triều đình rơi cả vào tay bọn lộng thần, nhất là Đại tư đồ Lê Sát và Đô đốc Lê Vấn. Nguyễn Trãi chủ yếu chỉ được giao cho san định lễ nhạc, sử sách, như từng hiệu đính nhã nhạc, định quy chế mũ áo… Tuy nhiên đây lại là dịp tốt để ông thực hiện một số đường lối cải cách văn hóa, giáo dục.

    Nhưng rồi sau đó, với nhân cách và tài năng của mình, Nguyễn Trãi đã được Lê Thái Tông khôi phục quyền chức và được trọng dụng mà trong biểu tạ ơn năm 1439 ghi là “Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu gián nghị đại phu kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ, tri Tam quán sự, đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự, á đại trí tự, tứ quốc tính Lê Trãi”(15). Như vậy, hầu như các chức tước cũ của Nguyễn Trãi đã được khôi phục, trừ chức Lại bộ Thượng thư, bởi chức này đã do người khác đảm trách. á đại trí tự là tước phong cao thứ hai, sau Đại trí tự. Ngoài ra, ông còn được giao chức danh mới là “đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự”, chức trách quản lí chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, một danh thắng từng được ông ngoại của Nguyễn Trãi là Tư đồ Trần Nguyên Đán tu tạo và là nơi chính Nguyễn Trãi đã ở khi nhỏ và lúc tuổi già. Trong bài biểu tạ ơn, Nguyễn Trãi tỏ ra rất xúc động “Chức giữ Đông đài, thực việc triều đình rất trọng; việc kiêm Tam quán, ấy điều Nho giả cực vinh. Huống ban quốc tính, dễ rạng tông môn; lại với công thần xếp cùng hàng liệt. Cảm mà chảy nước mắt, mừng mà sợ trong lòng…”(16). Nguyễn Trãi đã coi việc “kiêm Tam quán”, công việc về văn hóa, giáo dục là cực vinh. Đây chính là ý thức về lòng tự hào nền văn hiến của dân tộc và trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ mai sau. Chính năm 1442, triều đình nhà Lê đã mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên, trong đó vua Lê Thái Tông thân hành ra đề sách vấn và Nguyễn Trãi làm “độc quyển” (người duyệt bài thi lần cuối cùng để trình lên vua quyết định thứ hạng cao thấp). Lệ thi cử, tuyển chọn nhân tài ở nước ta trong lịch sử được định hình từ đây, có một phần không nhỏ xây nền đặt móng của Nguyễn Trãi.

    Cũng chính vì sự trọng dụng của vua Lê Thái Tông đối với Nguyễn Trãi mà nhiều lộng thần ghen ghét, đố kị. Và, cái oan án Lệ Chi Viên cũng không ngoài bàn tay tạo dựng bởi sự ghen ghét, đố kị này. Vì thế, sau khi lên ngôi, năm 1464 Lê Thánh Tông đã rửa oan cho ông. Tuy nhiên, cái oan nghiệt là ở chỗ thảm họa lại rơi vào chính bậc hiền tài, vị khai quốc công thần của triều đình.

    Nguồn : http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0204v.htm
     
    Bảy Bún Bò thích bài này.
  11. thanhtrang2202

    thanhtrang2202 Đẹp Trai Nhất Forum. Vừa bị chịch đi 2 hàng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,343
    Ta có ngoặc kép mà.
    Lê Sát: đc miêu tả là trí dũng song toàn + lên hàng tể tướng/thừa tướng nên chưa chắc là võ biền.

    Phạm Vấn: Tể tướng nốt, chưa chắc võ biền.

    Phạm Văn Xảo: Dân Thăng Long, đc miêu tả là tài trí hơn người. Thực tế là Xảo nhập team với Lê Lợi từ sớm rồi, và đc làm khu mật đại sứ từ sớm. Cả 3 a PVX, TNH, LS đều là trí dũng song toàn hết chứ chả a nào võ biền.
    Ông này cũng chả có mưu phản méo gì hết và sau này cũng đc minh oan rồi. Hãn hậu duệ nhà Trần, bị khép tội mưu phản, nên Xảo profile Thăng Long dính aoe theo thôi.
    Còn vụ ta nói cơ hàn chủ yếu là giải thích vì sao không có năm sinh. Xuất thân khá không thì ... chịu.

    Đèo Cát Hãn là người Thái.
    Năm 1430 PVX chết mịa rồi, năm 31 Lê Lợi cho quân đánh Đèo Cát Hãn, rồi sau đấy thu phục đc cho làm quan. A này không phải là tạo phản, mà là kiểu cát cứ 1 phương rồi quy thuận triều đình.

    Bế Khắc Thiệu là người Tày, không liên quan gì đến a Xảo.
     
  12. Siscon

    Siscon Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/8/11
    Bài viết:
    10,676
    nguyễn trãi ngoài hồi xưa học văn gặp nhiều thì ấn tượng nhất quả đưa vợ bé hầu vua,mà bà vợ bé cũng dang milf rồi chứ chả phải trẻ trung gì,hầu kiểu gì vua đột tử cmnl=)).Hơi mát dại với tiền nhân nhưng nghe câu chuyện nó hài hài với nứng nứng kiểu jav.

    Còn vụ sử sách kê khống hay sai lệch con số này nọ thì điều chỉnh là cần thiết,không so với việc đòi phủ nhận 1 hình ảnh văn hóa dân tộc tồn tại nghìn năm như vua hùng được.
     
  13. Kira_h2c

    Kira_h2c title khác. Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/08
    Bài viết:
    7,195
    Nơi ở:
    h2c1989
    Phạm Văn Xảo có khi nào xuyên không như anh Long bên Tầm Tần Ký ko? Xong bị xoá trong sử.
     
  14. DVTB

    DVTB Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    30/9/18
    Bài viết:
    4,490
    Hỏi thật
    Vua Lê Lợi sống chắc cũng ấy nên tướng nó mới phản
    !bung2
     
  15. Nguoisoisonglau

    Nguoisoisonglau Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    16/10/20
    Bài viết:
    5,190
    Nơi ở:
    Khách sạn Phú Bà, Đại học X rẽ trái
    Vua khẩu vị mặn vcl
     
  16. cuonglongzero

    cuonglongzero Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/8/04
    Bài viết:
    3,345
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    nếu thật cũng chả có gì bất ngờ, như trong thời bây giờ nhiều bác trình độ chuyên môn giỏi nhưng mà khi lên sếp thì bị ngáo quyền lực, sống như loz, ông sếp cũ tôi cũng vậy, lúc còn phó giám đốc anh em thân tình, lên phát bao nhiêu thói hư tật xấu lộ hết mẹ ra, mấy người làm chung với ổng từ xưa bỏ đi gần hết :))
     
    genius1611 thích bài này.
  17. nh0x@

    nh0x@ Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    13,778
    45 too young. Lại là tài nữ chắc giữ gìn vkl.
     
  18. Ayn Rand

    Ayn Rand C O N T R A

    Tham gia ngày:
    26/5/21
    Bài viết:
    1,881
    Chuyện giành được thiên hạ xong tướng làm Phản là chuyện thường mà.

    Xưa Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh tướng nó cũng tính tạo phản đó thôi.

    Tâm lý bọn tướng kiểu "khoái lạc thiên hạ này một tay t mang về mà vinh hoa phú quý nó hưởng" thế là làm phản thôi.
     
  19. sai3000

    sai3000 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    30/4/17
    Bài viết:
    1,967
    Công thần khai quốc mà kiêu ngạo bố đời cũng đâu có ít. Thái Tổ còn sống thì trị được, chứ vua mới lên dễ bị bọn công thần đè đầu lắm.
    Thế nên vua khai quốc nào cũng phải đè đám công thần xuống, ngoan thì cho sống (như Trương Lương đi tu tiên), lì thì giết. Tránh tân đế mới lên ngôi gặp tình trạng chủ nhược thần cường.
     
  20. Daotankpro

    Daotankpro Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    4,268
    Nơi ở:
    Scions Of Fate
    E hèm, công cao át chủ dễ có họa sát thân. Thời nào cũng thế, từ cổ đại đến tận ngày nay. Cách giữ mạng chỉ có "về hưu non".
     

Chia sẻ trang này