[VN Express] Lỗ hổng giáo dục Việt Nam

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi .tieunhilang, 18/6/22.

  1. .tieunhilang

    .tieunhilang Liu Kang, Champion of Earthrealm GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/10/11
    Bài viết:
    5,110
    Lỗ hổng giáo dục

    Ai cũng biết nền giáo dục chưa hoàn thiện, nhưng không nhiều người rõ những lỗ hổng đó thế nào.

    Đầu tiên tôi phải nói rằng chương trình giáo dục đang còn lỗ hổng và thiếu sót. Tất nhiên là điều đó đúng ai cũng biết, nhưng để nói nó có lỗ hổng như thế nào thì không nhiều người hiểu.

    Như nhiều người đã từng nghe rằng "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Tôi rất ủng hộ ý kiến trên. Bằng chứng đó là những cường quốc như Mỹ, Đức hay Nhật Bản, Singapore là những quốc gia có nền giáo dục đứng đầu thế giới, điều đó không phải bàn cãi, nhưng hãy thử phân tích nó một chút.

    Vậy theo phần lớn suy nghĩ của người Việt "Giáo dục là gì?" và "Giáo dục xuất hiện ở đâu?". Tôi nghĩ rằng hầu hết những người được hỏi đều nghĩ rằng giáo dục xuất hiện ở trường học, những nơi mà có một người là giáo viên và những người có nhu cầu học đó được gọi là học sinh, hay học viên. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

    Trước hết, để nói về giáo dục thì đầu tiên phải nhắc tới gia đình. Quan niệm "Trăm sự nhờ thầy" bắt nguồn từ việc hiểu sai câu nói của các cụ khi xưa đó là: "Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy". "Chữ" trong câu này chỉ để nói về kiến thức, nhưng tuyệt nhiên người ta tổng hợp mọi thứ từ thái độ, đạo đức và tất cả mọi thứ.

    Dĩ nhiên vai trò của người thầy vẫn phải dạy cho học sinh những điều đó nhưng không có nghĩa rằng người thầy chịu hoàn toàn trách nhiệm về thái độ và đạo đức của học sinh.

    Với tư tưởng đó sinh ra rất nhiều thế hệ các bậc phụ huynh lơ là việc dạy dỗ con cái về thái độ, và đạo đức. Với góc nhìn của của một giáo viên trẻ, tôi đủ để hiểu việc quản lý một lớp học mệt mỏi như thế nào.

    Sẽ thật mệt mỏi khi bạn đang phải giảng dạy một tiết học cho một lớp 30 học sinh nhưng chỉ có khoảng 10 học sinh trong lớp là có thái độ tích cực với môn Toán.

    Học sinh phải được dạy rằng dù là môn học nào cũng nên giữ một thái độ và hành động tôn trọng giáo viên trong lớp. Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục thái độ và đạo đức của học sinh. Vậy nên đừng chỉ tới ngày 20/11 hằng năm tới tặng hoa thầy cô là xong, giáo viên không cần ngửi hoa để cảm thấy yêu nghề đâu.

    Vấn đề lại phát sinh khi một số người nói rằng môn học nào cũng rất quan trọng. Nhưng phải cần nói rõ rằng môn học nào cũng rất quan trọng với xã hội nhưng không phải môn học nào cũng quan trọng đối với từng cá nhân học sinh.

    Với một nghệ sĩ họ không cần phải hiểu cách chứng minh hai tam giác bằng nhau và với một kĩ sư máy tính cũng không cần phải phân tích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

    Vâng tôi đang nói về vấn đề điểm số. Học sinh chỉ cần có thái độ tích cực với môn học chứ không nhất thiết phải đạt được điểm cao trong tất cả các môn học đó. Sẽ rất nhiều người phản đối việc dùng điểm số để đánh giá học sinh.

    Cá nhân tôi cho rằng cần thiết phải có điểm số để đánh giá một học sinh. Cũng xin nói thêm, "đánh giá" ở đây là đánh giá về khả năng nhận thức (năng khiếu, thế mạnh) của học sinh về môn học đó.

    Từ đó có thể cho học sinh và phụ huynh dễ dàng nhận ra thế mạnh và điểm yếu của con em họ, không phải để học sinh đi học thêm để nâng cao điểm số. Điểm số đó sẽ cho học sinh biết được các em có thế mạnh ở môn nào, lĩnh vực nào nhằm phục vụ cho mục đích hướng nghiệp.

    Nhân đây nói về hướng nghiệp ở Việt Nam. Theo một thống kê, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành hiện nay là 60%. Loại bỏ đi những yếu tố về thị trường lao động, vậy nghĩa là theo lý thuyết hơn quá nửa học sinh bước chân vào ngưỡng cửa đại học không biết được các em có năng khiếu ở lĩnh vực nào, điều đó thật tệ hại.

    Sẽ rất kinh khủng nếu như một đất nước có hơn quá nửa người lao động không thích việc mà họ đang làm và một số lại không được đào tạo bài bản. Điều đó dẫn tới sự thụt lùi của nền kinh tế và "công lao" đó phần lớn đến từ "tình yêu" của cha mẹ đối với những đứa con của họ.

    Điểm số không hề xấu, học thêm cũng không hề xấu, nhưng nó chỉ tốt khi điểm số được dùng để đánh giá, hướng nghiệp học sinh và dạy thêm học thêm cũng chỉ tốt khi học sinh tự nhận thấy bản thân các em có nhu cầu cải thiện kiến thức của mình về môn học đó.

    Sẽ thật khó có thể phân loại nghề nghiệp mà học sinh nào cũng là học sinh giỏi (8.0) ở các môn học. Vậy mà điểm số và dạy thêm học thêm đã trở thành một cặp song đao, giết chết sức lực của cả giáo viên và học sinh. Mặc dù việc dạy thêm cũng không hẳn đến từ yếu tố phụ huynh.

    "Tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 cho toàn ngành giáo dục (gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư) là 299.325 tỷ đồng, giảm 4,7% so với dự toán năm 2020.

    Đó là một trong những nội dung báo cáo về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục năm 2021 của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội.Qua báo cáo, Chính phủ nêu một số tồn tại, hạn chế như tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành Giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng 17,3% chi ngân sách cả nước, chưa đạt tỷ lệ theo quy định" - một thông tin được báo chí nêu.

    17,3% là quá cao so với con số 6,6% ngân sách cho giáo dục của Anh quốc, nhưng mà với con số 6,6% của GDP Anh Quốc và 17,3% ngân sách cho giáo dục Việt Nam thì đó là một sự so sánh hết sức khập khiễng.

    Ai cũng nói rằng giáo viên thường gắn với thu nhập thấp, dĩ nhiên là việc nó không trực tiếp tạo ra của cải vật chất có thể nhận thấy bằng mắt thường. Nhưng xét về giá trị thì giáo viên là một nghề không hề dễ.

    Trên lớp, có những giáo viên phải nói liền tám tiếng đồng hồ từ sáng tới chiều và tới tối muộn họ lại phải chuẩn bị bài ngày hôm sau khoảng 3-4 tiếng nữa. Có nghĩa là họ sẽ có thể phải dành 10-12 giờ trên một ngày để giải quyết hết các công việc của họ mặc cho lương của họ chỉ có từ dao động trung bình từ bốn đến sáu triệu đồng.

    Với số tiền ít ỏi đó nếu là những người đang đọc bài viết này thì các vị có đi dạy thêm không? Và để đạt được mức thu nhập từ 10-15 triệu đồng mà phải làm quần quật từ 7h sáng đến 10h đêm là một sự tra tấn khủng khiếp và vắt kiệt sức lực.

    Sáng hôm sau họ lại trực tiếp dạy học sinh tình trạng thiếu ngủ và suy nhược cơ thể. Vậy các bậc phụ huynh yêu quý mong chờ gì từ họ? Cũng xin nói thêm giáo viên ngoài việc dạy học thì còn phải gánh vác một trách nhiệm khác đó là trau dồi kiến thức, tự học nhằm nâng cao kiến thức.

    Vậy với quỹ thời gian 24 giờ một ngày, giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc còn chưa xong thì nói gì tới việc tự học nâng cao kiến thức?

    Tôi từng học với một giáo viên rất giỏi ở cấp ba. Thầy từng nói rằng thầy đã dành không biết bao nhiêu thời gian thời thanh niên để nghiên cứu một vấn đề của toán cao cấp, nhưng sau nhiều năm phải vật lộn với việc dạy thêm kiếm tiền thì khi đọc lại, thầy không thể hiểu nổi một định lý nào mà thầy đã từng chứng minh.

    Nhìn vào công trình nghiên cứu của mình mà không thể nhớ và hiểu được đó là một sự bất lực tới cùng cực. Bằng cách nào đó, cái nghề của thầy đã giết chết ước mơ đóng góp trí tuệ cho đất nước.

    Cuối cùng thì "giáo dục" là một công việc cần có sự giúp đỡ từ gia đình, xã hội và nhà trường. Sẽ thật mỉa mai cho một đất nước lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng nền giáo dục lại để giáo viên bị "đói", đặt áp lực lên học sinh và để nhân tài của đất nước không mặn mà gì tới việc cống hiến sức lực cho quốc gia.

    Lạc Lạc
    Nguồn:
    https://vnexpress.net/lo-hong-giao-...723lXmTmGB2ndiEn2o2wSrUuztwiBjbyCWFg9CGn5rLy8
     
    à mày giỏi and jumper like this.
  2. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,166
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Chưa có GV nào chết đói :6cool_sure::6cool_sure::6cool_sure:
     
  3. eros2610

    eros2610 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/1/09
    Bài viết:
    13,710
    Nơi ở:
    gamevn
    Mới học có tí đã than rồi !buc.


    À đấy là ai nói chứ mình kèm 2 đứa cháu toát hết mồ hôi rồi. Con gái h 3 tuổi. 3 4 năm nữa chắc lại bật mode tip !bem2
     
  4. Long bắn bi

    Long bắn bi Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    25/1/22
    Bài viết:
    2,856
    Gái trai gì cũng phải có lỗ người ta mới yêu

    Bộ dục có lỗ là chuyện đương nhiên
     
  5. Lelouch

    Lelouch Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/2/07
    Bài viết:
    5,262
    Thế bao giờ đốt tới bộ In Sách & Buôn Chữ thế?
     
  6. xxhellboy

    xxhellboy Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/8/05
    Bài viết:
    5,672
    thay vì học hỏi tìm tòi cách dạy người thì các ông toàn học hỏi tìm cách bòn rút thì vá kiểu đéo thế nào đc, nát từ ông bộ trưởng nát xuống
     
    T1nhLaG1 and nhinhonhinho like this.
  7. sai3000

    sai3000 The Warrior of Light GameOver

    Tham gia ngày:
    30/4/17
    Bài viết:
    2,188
    Giáo dục VN.

    upload_2022-6-18_15-52-17.jpeg
     
  8. Daotankpro

    Daotankpro Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    4,559
    Nơi ở:
    Scions Of Fate
    Mình cũng hay nói chuyện với 1 chị giáo viên toán, lý cấp 2. Ngoài việc dạy trên lớp, thì tối nào cũng phải soạn bài, giáo án.... thấy chị kể mệt nhất là lúc tổng kết điểm cuối năm học. Hầu như là mất cả tuần ngày nào cũng phải làm đến đêm.
    Tính ra thì công sức, thời gian bỏ ra khá nhiều mà đồng lương bèo bọt thật.
     
  9. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    33,249
    Nơi ở:
    đà nẵng
    giáo dục thì giáo viên hông sống được bằng lương , ý tế thì bác sĩ cũng đói không trụ được với nghề. có ngành nào tươi sáng cho tương lai không !sad
     
    à mày giỏi thích bài này.
  10. lang băm

    lang băm ThS, TS Google Học, PGS ChatGPT, GS bách nghệ

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    11,054
    phanlobanen
     
  11. UltraSmash

    UltraSmash Gordon "λ-2" Freeman

    Tham gia ngày:
    22/7/16
    Bài viết:
    13,498
    Đất nước mà kỹ sư, bác sĩ sống ko nổi thì hiểu tương lai thế nào rồi đó!duoi
     
  12. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,569
    Bài nói nhiều điểm đúng
    Hồi xưa chấm điểm đàng hoàng
    Lớp có 10-15% học sinh giỏi toàn diện
    Còn hầu hết là tiên tiến (50-60%), chỉ giỏi 1 số môn
    Giờ đứa nào cũng giỏi, không khác gì cái nào cũng là mũi nhọn, y như quả mít
    Nên khi lên đại học và ra trường đi làm éo biết mình muốn cái gì

     
    thevan103 thích bài này.
  13. vuminhtan_84

    vuminhtan_84 Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/04
    Bài viết:
    5,471
    Càng thay đổi càng loay hoay
     

Chia sẻ trang này