[PNO] Văn mẫu everywhere

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi tieunhilang., 25/10/22.

  1. tieunhilang.

    tieunhilang. SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/11
    Bài viết:
    11,055
    Chương trình mới khó vì hệ lụy văn mẫu

    PNO - Sau gần 2 tháng giảng dạy chương trình mới môn ngữ văn, không ít thầy cô dạy văn lớp 10 “kêu trời” vì phải dạy lại kiến thức cho học sinh.


    Chương trình mới môn ngữ văn được kỳ vọng sẽ khắc phục việc sử dụng văn mẫu. Nhưng sau gần 2 tháng giảng dạy, không ít thầy cô dạy văn lớp 10 “kêu trời” vì phải dạy lại kiến thức bậc THCS cho học sinh.

    Thói quen đọc, chép, học thuộc

    Mới đây, tiến sĩ Ngô Thanh Hải - giáo viên (GV) Trường THPT Lạng Giang số 2 (tỉnh Bắc Giang) - có những chia sẻ tâm huyết sau sáu tuần dạy chương trình ngữ văn lớp 10 mới. Năm nay, thầy phụ trách lớp chọn văn khối D, điểm đầu vào môn văn của các em đều từ trên 7 đến 8,5. Tuy nhiên, thầy Hải nhận thấy sách giáo khoa ngữ văn 10 mới và học sinh (HS) lớp chọn văn của thầy có khoảng cách quá xa nhau - bởi những kiến thức căn bản như tóm tắt cốt truyện đã được học mà các em cũng không làm được.

    [​IMG]
    Một tiết học văn không đọc - chép của học sinh Trường THCS Lạc Hồng (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên)

    Thầy nhận thấy HS không có thói quen đọc, không có kỹ năng tiếp cận văn bản hay viết những vấn đề tự mình phải nghĩ, phải đưa ra các luận điểm, quan điểm; các em quen với việc đến lớp chờ GV đọc cho chép rồi học thuộc. Cực chẳng đã, thầy Hải phải chuyển từ cách dạy cho HS khá, lớp chọn sang cách dạy cho HS trung bình, yếu để vực kỹ năng và thói quen phải tư duy.

    Theo thầy Hải, đề thi vào lớp 10 chỉ loanh quanh trong mấy tác phẩm lớp Chín, yêu cầu cũng đơn giản là phân tích một số đoạn nên GV và HS dạy và học theo “quy trình” đọc - chép - học thuộc, để đi thi. Thực ra, vấn nạn văn mẫu đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng nó chỉ bộc lộ thê thảm khi năm học này, HS lớp 10 học theo chương trình mới.

    Thầy Hải - sau 17 năm đứng lớp, đã lần đầu tiên phải nói thẳng với HS của mình rằng, nếu vẫn duy trì thói quen chép - học thuộc đó thì sau này ra đời, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tính tự lập, óc tư duy, khả năng sáng tạo, hay đơn giản nhất là vận dụng, hình thành kỹ năng cho chính bản thân của các em đã bị “giết chết”.

    Cô giáo N.L.H. (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) than thở: “Nhiều năm nay, năm nào đón HS lớp 10 tôi cũng mất mấy tháng căng thẳng. Lên bậc THPT, nhưng tôi phải dạy lại các em cách cảm nhận, cách tư duy để viết - chứ đừng học vẹt rồi viết ra những câu vô hồn giống nhau”.

    Người học, người dạy đều phải thay đổi

    Nhiều thầy cô dạy ngữ văn cho rằng, chương trình mới sẽ rất khó khi HS là nạn nhân của văn mẫu. Phải chờ vài năm nữa - khi những lứa HS đầu tiên học chương trình mới ở bậc THCS lên bậc THPT thì mới hy vọng chương trình mới sẽ mới.

    Hy vọng là vậy, song cách dạy và học ở bậc THCS không phải nơi nào cũng triển khai được đúng theo tinh thần của chương trình mới. Cô P.H. đang dạy tại một trường THCS có tiếng tại Hà Nội, thẳng thắn: “Hai năm dạy theo sách mới rồi nhưng vẫn có GV dạy theo tư duy của sách cũ, chương trình cũ”. Bản thân cô P.H. đã phần nào hiểu được dụng ý của nhóm tác giả biên soạn sách, nhưng sau tiết dự giờ, cô nhận về lời nhận xét: “Dùng từ ngữ lạ, khó với HS như “tri thức”, “chiến lược đọc”. Cô cho biết người nhận xét chưa hề đọc sách giáo khoa mới, bởi đó là những từ HS đã quen ngay những ngày đầu tiếp cận sách mới.

    Theo phó giáo sư - tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (chủ biên chương trình môn ngữ văn - chương trình giáo dục phổ thông mới) - với chương trình mới, HS phải đọc, viết và nói - nghe xoay quanh ba loại văn bản lớn (văn học, nghị luận và thông tin). Do chương trình mới yêu cầu tích hợp giữa các phần đọc hiểu, viết và nói - nghe; nên khi dạy một dạng văn bản, nhiệm vụ của GV là hướng dẫn HS tự tìm ra cái hay, cái đẹp của văn bản và viết theo cái nhìn, theo cảm nhận của các em. Trong khi suốt nhiều năm, GV dạy theo phương pháp giảng cho HS nghe về cái hay, cái đẹp của một văn bản, tác phẩm - theo hiểu biết của chính GV. Nên nhiều khi cả GV và HS đều bị lệ thuộc vào “cái mẫu” đó.

    Tiến sĩ ngữ văn Trịnh Thu Tuyết - cựu GV Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội - cho rằng cần phải thay đổi - bắt đầu từ GV. Nếu GV vẫn áp dụng kết quả của bốn năm đào tạo đại học cho thực tế giảng dạy - thì sẽ không đáp ứng được. Với GV ngữ văn, việc đọc vô cùng quan trọng để có thể mở rộng tư liệu, dẫn dắt HS khám phá thêm nguồn ngữ liệu phong phú của văn chương; từ đó trả lại đúng bản chất của dạy và học môn ngữ văn.

    Ngọc Minh Tâm
    Nguồn:
    https://www.phunuonline.com.vn/chuong-trinh-moi-kho-vi-he-luy-van-mau-a1476146.html
     
  2. resetlove21

    resetlove21 Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    12,719
    Nếu muốn môn văn bớt xàm thì hạn chế ra đề phân tích văn thơ đi, toàn nhét chữ vào mồm tác giả. Thay vào đó tăng cường viết văn nghị luận về các vấn đề kinh tế xã hội để đánh giá góc nhìn, tư duy, kiến thức xã hội và kỹ năng viết lách của học sinh thì hợp lý hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/10/22
  3. viendu

    viendu Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    2,822
    Chừng nào VN mình có một bộ phim hay nhờ biên kịch giỏi thì có nghĩa là môn văn đã đạt yêu cầu về giảng dạy. Đã biết bao nhiêu thế hệ học chương trình ngữ văn hiện tại và bao nhiêu người thực sự là biên kịch và tiểu thuyết gia có tiếng ?
     
  4. king_game2

    king_game2 Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/06
    Bài viết:
    825
    Nơi ở:
    HCM
    văn học thì phải cảm nhận, học sinh mười mấy tuổi mà đi cảm các tác phẩm viết bởi người lớn/người nước ngoài trong giai đoạn chiến tranh/thế hệ cũ/khác văn hóa thì sao mà cảm cho đúng đc (đúng ý tác giả hoặc ý người dạy)

    học là quá trình sao chép => hiểu => tự điều chỉnh cho bản thân , nên thời gian đầu bám theo văn mẫu, sau này mới tự cảm nhận đc !bung2
     
    jumper, Mephistopheles and CursedBoy like this.
  5. baodien2412

    baodien2412 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/10/08
    Bài viết:
    2,927
    Khác gì giết tư duy. Bên mẽo có quả kiện cô giáo bắt học sinh bảo hình tròn là hình tròn chứ không phải mặt trời đó.
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  6. M-M

    M-M Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/2/09
    Bài viết:
    5,874
    Để bọn nó nghị luận nhiều về vấn đề xã hội cho nhà nghỉ khó quản hay sao !bem Nên rèn luyện kỹ năng mà doanh nghiệp cần mà nhà nghỉ cũng không nhột là kỹ năng viết đơn xin việc, viết báo cáo rõ ràng, đầy đủ, nhưng phải cô đọng, không dài dòng !ok
     
    resetlove21 thích bài này.
  7. redie

    redie Claude, S.A gang boss ⛨ Empire Gladiator ⛨ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/4/07
    Bài viết:
    10,433
    Nơi ở:
    Hell
    Hồi còn đi học, tôi ghét nhất là lời phê "lạc đề" của cô giáo dạy văn
    Văn học vốn là cảm nhận, là góc nhìn của mỗi người trước 1 vấn đề, tại sao lại khuôn phép sự hiểu sự cảm trước 1 vấn đề theo ý của 1 người khác ? Như vậy là giết chết cái cảm nhận và sáng tạo của học sinh rồi.
     
    viendu, giangnam and Vouu9 like this.
  8. resetlove21

    resetlove21 Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    12,719
    Đề: Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ).
    “Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế.”
    —–
    Thí sinh đạt điểm tuyệt đối đã đặt tựa đề:
    “Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác”.
    Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, cậu luôn hăm he làm thịt nó.
    Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.
    Từ đây Tom hiểu được một đạo lý, thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn.
    Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn.
    Vật đã thế, con người càng thế…

    Tả Truyền từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.

    Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?
    Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.
    Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.
    Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: “Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình.”
    Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.
    Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: “Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp.”

    Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: “Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ”. Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.
    Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: “Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau.” Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.

    Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.

    Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.

    Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất.
    Từ Tiểu Bình từng nói: “Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất.”

    Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.
    Vậy vấn đề mới lại sinh ra, dung hợp có làm mất đi bản chất của mình không? Hoà hợp, chỉ là điều hoà, không phải hoà tan rồi làm mất bản thân. Bạn có thể đứng ở Trung Quốc nhìn ra thế giới, cũng có thể đứng ngoài thế giới nhìn vào Trung Quốc, nhưng đầu tiên bạn phải là người Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa, sau mới là thế giới.

    Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!
    ======

    Bao giờ VN mới có được 1 cái đề thi tuyển đại học môn văn kiểu này
     
  9. Ryan2417

    Ryan2417 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/10/21
    Bài viết:
    2,939
    Ta hóng 3 năm nữa tới lúc cái dàn KHTN cấp 2 lên cấp 3 học hoá xem như thế nào nè =))
     
    thienkai and lovelybear like this.
  10. resetlove21

    resetlove21 Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    12,719
    Sao vậy, khó à
     
  11. V.A

    V.A The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/11
    Bài viết:
    2,185
    Nơi ở:
    Hà Nội
    chấm điểm bài văn cảm thụ riêng của hơn trăm hs mỗi ngày thì mệt lắm, tăng lương thì làm
     
  12. XzeddyX

    XzeddyX ▶Ngự Miêu Vệ◀ Moderator ⚜ Duel Master ⚜

    Tham gia ngày:
    11/11/06
    Bài viết:
    17,443
    Nơi ở:
    sang đường quẹo trái!
    Cái này đúng vấn đề nè, để học sinh nó tự cảm nhận và viết ra suy nghĩ của mình, thi cử thì cứ lấy vấn đề thực tế xã hội để học sinh nó tự nói ra cái nhìn của mình, đánh giá bài vở môn văn tốt hay xấu thì nên có một nhóm các thầy cô môn văn đánh giá và chấm điểm sẽ khách quan hơn. Môn văn nó rất khác so với các môn trong khối xã hội như môn Lịch Sử hay Địa Lý, mấy môn đó cần chỉ ra đúng số liệu hay vấn đề cố định.

    Nhưng chắc chắn khối lượng công việc của giáo viên môn văn sẽ tăng lên.
     
  13. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    31,312
    Nơi ở:
    Blink House
    anh em đi tây đi tàu nhiều thì môn văn bên đó xử lý ntn !choo
     
  14. baodien2412

    baodien2412 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/10/08
    Bài viết:
    2,927
    Dẹp mẹ môn văn đi là xong. Đỡ việc cho học sinh/giáo viên.
     
  15. Neverwon

    Neverwon Chrono Trigger/Cross Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/05
    Bài viết:
    6,948
    Nơi ở:
    Thanh Hóa
    Theo bạn đề thi này thế nào?
    [​IMG]
     
  16. MAGNUM44

    MAGNUM44 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/3/04
    Bài viết:
    1,148
    Nơi ở:
    Bụi tre.
    Vậy thì bản thần giáo viên là người hướng dẫn, dẫn dắt chủ đề cũng phải có kiến thức, hiểu biết về KTXH, phải biết cả pháp luật, lịch sử, địa lý... nói chung là đào tạo lại hết.
     
  17. Thịtgàluộc

    Thịtgàluộc Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/5/08
    Bài viết:
    1,248
    Nhớ ngày xưa học bài sông Hương thì phải. Viết bài phân tích theo cô giáo xong thì cảm giác như kiểu đang đứng cạnh bên bờ sông luôn, cảnh vật sinh động. Không có cô kèm thì chịu, chả ra được chữ nào :-(||>
     
  18. Ryan2417

    Ryan2417 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/10/21
    Bài viết:
    2,939
    Bạn cứ tưởng tượng hồi đó nó học hoá 8 hoá 9 cả năm mà lên 10 nó còn chới với thì chương trình mới dồn 3 môn lý hoá sinh vào học chung theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa 6-7-8-9 thì lên lớp 10 nó như thế nào :))
    Nhất là nếu gv cấp 3 ko chịu thay đổi cách dạy (kiểu chạy chương trình thật lẹ rồi tung bt) là chết tụi nó luôn.
     
    snoopyy, viendu and Odisey like this.
  19. o0puppyo0

    o0puppyo0 Sith Lord Revan Berserker Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/4/08
    Bài viết:
    10,630
    Nơi ở:
    Không lòng vòng
    Học khỏi cần hiểu, biết làm bài tập là đc :cuteonion32:
     
  20. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    31,312
    Nơi ở:
    Blink House
    công nhận hồi xưa lên lớp 10 học lý hóa kiểu vkl, cái éo gì đây !hoang hóa 10 áp mấy cái số mol, số electron cân bằng phương trình, giải bài tập mà éo hiểu gì luôn, mãi lên đến lớp 12 mới lấy căn bản được !duoi vậy mà thi đại học cũng 9đ hóa !belly
     
    viendu thích bài này.

Chia sẻ trang này