[VOT] Chủ tịch Trung Quốc thăm Sa Đặc A Lạp Bá

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi daltons, 8/12/22.

  1. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    VOV.VN - Một trong những sự kiện quốc tế đang thu hút sự chú ý của giới quan sát là chuyến công du Saudi Arabia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên sau 6 năm.

    Đáng chú ý, trong khuôn khổ chuyến thăm này, Chủ tịch Trung Quốc dự kiến sẽ tham dự ba Hội nghị Thượng đỉnh nhằm mục đích làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia vùng Vịnh, vốn đã và đang trở nên toàn diện, chứ không chỉ hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ.

    [​IMG]
    Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Times of India
    Với một lịch trình dày đặc các sự kiện quan trọng cùng nhiều thỏa thuận dự kiến được ký kết, chuyến công du của ông Tập Cận Bình được cho sẽ xác lập một “cột mốc mới” cho quan hệ Arab - Trung Quốc và tác động không nhỏ đến cán cân quyền lực ở Trung Đông.

    Thay đổi trong quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới Arab


    Thực tế, không phải đến bây giờ, Trung Quốc mới đặt nhiều sự quan tâm đến khu vực Trung Đông địa chiến lược. Trung Quốc luôn duy trì mức độ quan tâm chiến lược cao đối với khu vực Trung Đông và các quốc gia Arab, nhưng trong vài thập kỷ qua Bắc Kinh dường như không có nhiều cơ hội để biến mối quan tâm này thành hiện thực.

    Những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng coi trọng bố cục chiến lược tổng thể với các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông, hàng năm hai bên đều tổ chức các cuộc trao đổi trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các cuộc họp cấp bộ trưởng định kỳ. Ngày 3/12 vừa qua, Trung Quốc đã công bố “Báo cáo hợp tác Trung Quốc - Arab trong thời đại mới”, làm rõ mô hình hợp tác toàn diện, đa tầng cấp và rộng rãi giữa hai bên, nhằm chung tay xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - Arab" hướng tới thời đại mới.

    F59EE811-D89F-4239-BD96-53F8722DB741.jpeg
    Ngoài ra, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc dẫn dắt cũng đã mở rộng từ Trung Á sang các nước Trung Đông, với việc có thêm các “đối tác đối thoại” là Saudi Arabia, Ai Cập và Qatar, trong khi Iran đang chuẩn bị gia nhập.


    Chuyến thăm lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào một thời điểm và bối cảnh có thể nói là có lợi cho Trung Quốc. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có xu hướng “thu hẹp chiến lược” trong chính sách đối với Trung Đông, thể hiện qua việc rút quân khỏi Afghanistan và Syria. Quan hệ giữa Saudi Arabia và Mỹ gia tăng căng thẳng trong nhiều vấn đề, từ chính sách năng lượng đến an ninh khu vực và nhân quyền.

    Trong khi đó, để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, Saudi Arabia đã xây dựng “Tầm nhìn 2030” và có kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp ô tô, nghiên cứu và phát triển khí tài quân sự cũng như thị trường dịch vụ phân phối và xây dựng một thành phố tương lai (NEOM). Đây chính là những thế mạnh của Trung Quốc và hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho các công ty nước này.

    Nói như lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh, các hội nghị Thượng đỉnh sắp diễn ra giữa Trung Quốc và các nước Arab sẽ là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa hai bên, tiếp nối truyền thống hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước Vùng Vịnh, làm phong phú hơn nội hàm chiến lược của quan hệ giữa hai bên và thúc đẩy mối quan hệ này lên tầm cao mới.

    [​IMG]
    Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Israel tới các nước Arab có đạt kết quả kỳ vọng?

    VOV.VN - Tổng thống Israel vừa có chuyến thăm đáng chú ý đến 2 quốc gia Trung Đông là Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ vào năm 2020.

    Cán cân quyền lực tại Trung Đông

    Gần đây, sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông đang giảm dần. Đồng minh Saudi Arabia và Mỹ cũng gia tăng căng thẳng do bất đồng về vấn đề năng lượng; trong khi đó mối quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới Arab ngày càng được nâng cấp.

    Cục diện tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Các nước có sự điều chỉnh chính sách để đảm bảo các lợi ích cốt lõi của mình, cũng như cân bằng quan hệ trong khu vực và quốc tế. Trong chiến lược ngắn hạn, Mỹ có thể giảm sự can thiệp hoặc hiện diện ở Trung Đông nhưng trong chiến lược dài hạn và lâu dài chắc chắn Mỹ sẽ không giảm vai trò và ảnh hưởng với các quốc gia trong khu vực vì những lợi ích địa chính trị.

    Trước câu hỏi liệu chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc tới Arab Saudi có phải là một thách thức trực tiếp đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực hay không, đặc biệt là sau tuyên bố của Tổng thống Joe Biden rằng đất nước của ông sẽ không rút khỏi khu vực hoặc đang để lại một khoảng trống cho các cường quốc khác, Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ - ông John Kirby nói rằng các nhà lãnh đạo nước ngoài đi khắp thế giới và có quan hệ song phương, đồng thời cho biết Mỹ không yêu cầu nước khác lựa chọn giữa họ và Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào, Mỹ tôn trọng các bạn bè và đối tác. Ông Kirby giải thích Mỹ đang tập trung vào các mối quan hệ và lợi ích an ninh ở Trung Đông, ở cấp độ song phương và đa phương. Mỹ có rất nhiều vấn đề liên quan ở Trung Đông, không chỉ an ninh năng lượng.

    Đúng là trong thời gian qua, quan hệ giữa Mỹ và các nước Arab hàng đầu có những rạn nứt, căng thẳng. Mỹ có những chính sách và hành động khiến các đồng minh đang dần mất đi sự tin cậy và buộc họ có những thay đổi trong các chính sách đối ngoại, tìm kiếm những nền tảng mới. Có thể thấy trong năm 2022 này, lần lược các nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc đã thăm các quốc gia Arab. Chương trình nghị sự và lợi ích của các quốc gia ở Arab đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách ở các siêu cường trên thế giới, trong đó “giá năng lượng”, “an ninh lương thực”, “các thỏa thuận vũ khí” “phát triển” và “an ninh” được xử lý theo các tiêu chuẩn, ưu tiên, quan hệ đối tác và mối quan hệ có tính chất mới.

    Các quốc gia Arab đang ưu tiên cho lợi ích của người dân. Họ có tầm nhìn toàn diện, chương trình thiết thực và kế hoạch cho nhiều thập kỷ tới. Các cường quốc quốc tế phải điều chỉnh chính sách của mình với những thực tế quan trọng này thông qua các quy tắc mới và cán cân quyền lực đang thay đổi. Những phương trình mới và những cân bằng quyền lực khác nhau sẽ tồn tại trong bất kỳ cuộc xung đột quốc tế hoặc khu vực nào trong tương lai.

    Sự thay đổi ảnh hưởng của Trung Quốc

    Dù thời gian hợp tác chưa lâu và vẫn còn hạn chế trong một số lĩnh vực, song quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Arab đã ngày càng thắt chặt hơn trong những năm gần đây.

    Trong lĩnh vực kinh tế, đa số các nước Arab đều tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc. Năm 2021, tổng vốn đầu tư trực tiếp hai chiều giữa Trung Quốc và các quốc gia Arab đạt 27 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với 10 năm trước; kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt 330,3 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với 10 năm trước. 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa hai bên tiếp tục đạt 319,2 tỷ USD, tăng 35,28% so với cùng kỳ và gần bằng mức của cả năm 2021.

    Về hợp tác khoa học công nghệ, Trung Quốc ngày càng thể hiện được sức mạnh của một cường quốc đang trỗi dậy và thu hút sự quan tâm của các nước Arab. Trong lĩnh vực 5G, các công ty Trung Quốc đã trở thành đối tác hợp tác chính ở các quốc gia này, với việc chiếm thị phần cao ở Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Oman và Bahrain.

    Trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, các công ty Trung Quốc đã ký thỏa thuận sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình với UAE, Saudi Arabia và Sudan, đồng thời đạt được ý định thư hợp tác trong các lĩnh vực như thăm dò quặng urani, cung cấp nhiên liệu hạt nhân, vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân.

    Trong lĩnh vực vệ tinh hàng không vũ trụ, Trung Quốc đã thiết lập một cơ chế hợp tác với các nước Arab mang tên Diễn đàn hợp tác Bắc Đẩu Trung Quốc - Arab, khánh thành trung tâm nước ngoài đầu tiên của hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu ở Tunisia và ký kết nhiều dự án hợp tác trong lĩnh vực vệ tinh và hàng không vũ trụ với Angeria, Sudan, Ai Cập và Saudi Arabia.

    Bà Mao Ninh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đánh giá sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc - Arab lần thứ nhất là hành động ngoại giao cấp cao nhất và quy mô lớn nhất giữa Trung Quốc và thế giới Arab kể từ khi nước này thành lập. Sự kiện này sẽ trở thành cột mốc mang ý nghĩa thời đại trong lịch sử phát triển quan hệ giữa hai bên. Theo bà, việc tổ chức hội nghị là một "lựa chọn chiến lược để hai bên tăng cường đoàn kết và hợp tác trong tình hình hiện nay".

    Bà cũng cho biết, phía Trung Quốc mong muốn qua hội nghị này hai bên sẽ cùng nhau trao đổi về các kế hoạch lâu dài trong sự phát triển quan hệ Trung Quốc - Arab, cùng nhau vạch ra quy hoạch chi tiết cho hợp tác giữa hai bên trong tương lai, củng cố hơn nữa sự đồng thuận chiến lược giữa Trung Quốc và các quốc gia Arab về các vấn đề quốc tế và khu vực lớn, phát đi tiếng nói mạnh mẽ về tăng cường đoàn kết và phối hợp, kiên định ủng hộ lẫn nhau, thúc đẩy phát triển chung và bảo vệ chủ nghĩa đa phương, định hướng đường lối và đưa ra các biện pháp thiết thực tập trung xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - Arab trong thời đại mới.

    Có thể thấy, Trung Quốc đang đem đến cho thế giới Arab nhiều sự lựa chọn hơn trong hợp tác trên các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác kinh tế thương mại, phát triển khoa học công nghệ và đang dần trở thành đối tác ngày càng quan trọng của các quốc gia này. Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Saudi Arabia cũng như Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc - Arab lần thứ nhất, sẽ là những điểm nút quan trọng trong tiến trình hợp tác giữa hai bên. Có thể nói, sự tương tác và hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia Arab trong thời đại mới đang dần đi vào chiều sâu./.
    https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ch...ot-moc-moi-cho-quan-he-hai-ben-post989194.vov
     
    ging1212 thích bài này.
  2. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,213
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Thăm Nga thì chắc đám bên kia nổ chảo .
     
  3. Long bắn bi

    Long bắn bi Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    25/1/22
    Bài viết:
    2,856
    Cụ tập cầm cái đao trông như hoàng đế, thằng cha sáu công nhân nghành kia cầm nhìn như quân ăn cướp
     
  4. T1nhLaG1

    T1nhLaG1 Star swallower ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/09
    Bài viết:
    13,795
    !like
     
  5. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,166
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Nhưng mà thực ra thằng cha Sáu đĩ mới là hoàng đế =))
     
    Netorare01, PeepingTom and victorhugo like this.
  6. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,922
    Lão mới chỉ vua thôi chưa có cửa lên chưa cửa lên hoàng đế đâu .
    Thà thằng thổ kêu hoàng đế được .
     
    victorhugo and JediDarkLord like this.
  7. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,166
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Cứ là vua 1 nước gọi là hoàng đế được rồi còn gì. Đó chỉ là tên gọi thôi. :))

    Như bọn England chiếm hết Wales, Scot với Northern Ireland mà chỉ là King với Queen thôi.

    Cả thời rực rỡ thế kỷ 17-18 thuộc địa nhiều như rươi cũng chỉ là King và Queen.
     
    M-M thích bài này.
  8. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    16,360
    Cha kia làm thái tử đến chừng nào nhỉ
     
  9. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,922
    Tuỳ cấp độ chứ ông như sultan là vua còn gọi cao hơn ko biết , chứ phương tây nó có king và emperor thôi
     
  10. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,166
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Đó là chỉ là tên gọi thôi. Tự bản thân muốn xưng gì thì xưng :))

    Ví dụ Anh thì là King, Đức là Kaiser, Thổ là Sultan, Tàu là Hoàng đế.

    Hoặc Pháp thì King nhưng đến thời Napoleon lại thích xưng Emperor.
     
    PeepingTom, Gaothunder and Matsu like this.
  11. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Khi đủ lông đủ cánh và các ông chú già yếu hết
     
  12. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    18,132
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Cụ Tâp đc vua bắt tay còn cụ Bẩy đến thằng thái tử nó còn khum thèm bắt !ha
     
    PeepingTom thích bài này.
  13. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,676
    Nhìn cha 6 đỹ lại nhớ indiana jone !sacsua!sacsua!sacsua
     
    Netorare01 thích bài này.
  14. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,213
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Thật ra Emperor cao hơn King , đánh thắng hoặc gồm thâu mấy king khác thì thành Emperor thôi .
    Đông Lào cũng có thể xưng là đế quốc dù ...hơi bị ngắn.
     
  15. Matsu

    Matsu The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/02
    Bài viết:
    2,364
    Ông Tập có tặng thần binh gì cho các hoàng tử xứ Ả Rập không các thầy
     
  16. sweetsin

    sweetsin The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/06
    Bài viết:
    2,331
    Nói đúng ra thì tàu với saudi nó nói làm ăn là làm ăn. Ko có bị cái hệ thống chính trị nhập nhằng như mẽo với tây cản trở.

    Kiểu 2 thằng vua bắt tay nhau là coi như kèo safe bet rồi.
     
  17. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,213
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Đây ...hai anh chơi với nhau lâu rồi .
    [​IMG]
    DF-3 thường được xem là tên lửa đạn đạo tầm trung “hiện đại” đầu tiên mà nước này chế tạo. Sau khi Liên Xô từ chối cung cấp cho Trung Quốc thiết kế của tên lửa R-12, Trung Quốc quyết định phát triển loại tên lửa đạn riêng của mình trong những năm 1960 và cho bắn thử lần đầu năm 1967.
    Chương trình chế tạo DF-3 còn được bắt đầu trước cả chương trình chế tạo DF-1. Nhưng do sự yếu kém về kỹ thuật lúc bấy giờ, họ đã không thể hoàn thành mẫu thiết kế này của mình.
    Phiên bản ban đầu của DF-3 có tầm bắn 2.650 km với đầu đạn 2.150 kg, sau đó năm 1981, DF-3 được nâng cấp lên DF-3A có tầm bắn 2.800 km và có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân loại từ 50 - 100 Kilotont.
    Cho đến khi ngừng sử dụng năm 2002, Trung Quốc đã sản xuất rất nhiều DF-3. Quân đội Trung Quốc từng sử dụng từ 90 - 120 tên lửa và 36 - 60 tên lửa đã được bán cho Ả Rập Xê-út kèm đầu đạn hạt nhân.
    Từ thiết kế của tên lửa DF-3, Trung Quốc đã thiết kế thành công tên lửa CZ-1 (Trường Chinh-1) để phóng vệ tinh đầu tiên của họ lên vũ trụ năm 1971.
    Hầu hết DF-3 và DF-3A đã không còn được quân đội Trung Quốc sử dụng nữa. Còn lại 30-40 chiếc dự kiến sẽ được thay thế bằng DF-21.

    Thật ra cũng đơn giản lúc đó Israel quá dữ , còn anh A rập cho tiền quá nhiều ...cả Mỹ và Tàu đều bị bịt mồm . Anh Mỹ sau này có hơi batman nên cũng đút mồm anh Arab một đống đơn đặt hàng khác .
     
    Matsu thích bài này.
  18. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,056
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Cứ to oạch, đi quánh lộn lung tung, có chư hầu xong muốn phô trương thanh thế thì là hoàng đế :v, còn hk thì là vua thôi à :v. Vd ml` Anh hk muốn khoe nhiều.

    À mà tiếng Đức king = koenig nha, kaiser là emperor rồi. Bọn Hồi ko có "hoàng đế" tại quan điểm nó khác, với bọn Hồi thì sultan ngoài việc là vua còn là thủ hộ đức tin nữa & cái này quan trọng hơn, chứ tụi nó có từ khác cho vua & hoàng đế mà ko xài. Tụi nó thì caliph là nhất & cấp trên của sultan nhưng tới sultan của Ottoman cũng ko dám xưng - vì nghĩa là đồng loạt tuyên chiến với tất cả lãnh đạo Hồi giáo & 1 mình Ottoman chấp hết tới lúc 1 trong 2 bên sụp đổ hoàn toàn. Thực tế thì sultan rất khác king, caliph cũng khác emperor, vd có thể hiểu caliph = emperor + pope. Này cày 1 lượt game của paradox xong gồ thêm (để nắm thêm cách chơi =))) là biết à.

    Thành ra khi dịch về tiếng Việt thì phải coi bên mình chia ra thế nào - VN thì chỉ cơ bản đứng đầu 1 nước là vua, đứng đầu 1 đế quốc là hoàng đế. Thành ra vd dịch sultan của Brunei thì ra vua, nhưng sultan của Ottoman thì ra hoàng đế, nó là vại chứ hk phải là như nhau :v. Với lại hồi đó xưng bậy là thành casus belli với "thế giới" đó ko phải muốn là xưng đc đâu, vd điển hình thằng Ottoman bá quyền tới vậy còn ko dám xưng caliph, diệt tộc như chơi...
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/12/22

Chia sẻ trang này