(NLĐO) - Trung Quốc sẽ đánh giá lại số ca tử vong có liên quan đến COVID-19 trong bối cảnh các dữ liệu cung cấp trước đó bị nghi ngờ tính xác thực. Thông tin trên do tiến sĩ Wu Zunyou, nhà dịch tễ học trưởng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC), xác nhận. "Các ca tử vong do COVID-19 là mối quan tâm trên toàn thế giới" - Bloomberg dẫn lời chuyên gia Wu Zunyou phát biểu tại cuộc họp báo hôm 29-12 - "Bằng cách tính toán ‘tỉ lệ tử vong vượt mức’, chúng tôi có thể tìm ra sự chênh lệch về số liệu đã công bố có thể thấp hơn so với thực tế". Phương pháp thống kê "ước tính tỉ lệ tử vong vượt mức", đo lường sự khác biệt giữa số ca tử vong trong đợt COVID-19 hiện tại và số ca tử vong dự kiến nếu đại dịch không xảy ra. Phương pháp này đã được sử dụng trên khắp thế giới, vì nó cung cấp một bức tranh tổng thể và toàn diện hơn về tác động của COVID-19. CDC Trung Quốc trước đây đã thực hiện phân tích "tỉ lệ tử vong vượt mức" tương tự đối với đợt bùng phát ban đầu ở TP Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, nơi COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện. Sau đó, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) đã bổ sung gần 1.300 ca tử vong vào số ca tử vong công bố hồi tháng 4-2020 ở Vũ Hán. Trung Quốc đang xem xét đánh giá lại số ca tử vong vì COVID-19. Ảnh: Business Times Trung Quốc vừa bất ngờ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Các trung tâm xét nghiệm PCR vốn phổ biến một thời đã đóng cửa nên việc thống kê số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cũng ít hơn. Việc Trung Quốc "tính toán lại" cách thống kê số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 diễn ra trong bối cảnh mới đây CDC được giao công bố số liệu, thay cho NHC. Về mặt công bố chính thức, Trung Quốc cho biết hiện vẫn ghi nhận có hàng ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày. Tuy nhiên, giới chức y tế nước này ước tính rằng đã có gần 37 triệu ca nhiễm mới chỉ trong một ngày vào tuần trước. Số liệu trên làm lu mờ con số kỷ lục toàn cầu - khoảng 4 triệu người/ngày - được ghi nhận vào hồi đầu năm 2022. Các quan chức y tế Trung Quốc thừa nhận các bệnh viện, bao gồm cả ở thủ đô Bắc Kinh và các nơi như tỉnh Hà Bắc, Chiết Giang, Tứ Xuyên, … đều đang quá tải với tỉ lệ lấp đầy giường bệnh trên 80% https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/...-ca-tu-vong-vi-covid-19-20221230124401749.htm
Gần nửa khách Trung Quốc trên hai chuyến bay tới Italy mắc Covid-19 97 trong tổng số 212 hành khách trên hai chuyến bay từ Trung Quốc tới Milan tuần này dương tính với nCoV, buộc Italy siết kiểm soát nhập cảnh. Hai chuyến bay chở hành khách từ Trung Quốc ngày 26/12 hạ cánh xuống sân bay Malpensa, thành phố Milan, miền bắc Italy. Trên chuyến bay đầu tiên, 35 trong số 92 hành khách dương tính với nCoV, còn trong chuyến bay thứ hai, 62 trong số 120 người nhiễm virus, theo Guido Bertolaso, lãnh đạo y tế vùng Lombardy. Sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh ngày 27/12. Ảnh: Reuters Những hành khách mắc Covid-19 đã được cách ly và giới chức Italy đang tăng cường truy vết tiếp xúc. Bộ trưởng Y tế Italy Orazio Schillaci ngày 28/12 tuyên bố "tất cả hành khách từ Trung Quốc đến và quá cảnh Italy" cần phải xét nghiệm. "Biện pháp này là cần thiết để đảm bảo giám sát và phát hiện bất kỳ biến chủng mới nào nhằm bảo vệ người dân Italy", ông Schillaci nói. Italy trước đây tiến hành lấy mẫu xét nghiệm không bắt buộc tại sân bay Malpensa ở Milan và Fiumicino ở Rome. Ngoài Italy, một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia cũng đã áp dụng quy định xét nghiệm bắt buộc với hành khách đến từ Trung Quốc. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni ngày 29/12 cho biết khoảng nửa số mẫu từ các hành khách Trung Quốc mắc Covid-19 đã được giải trình tự gene và chưa phát hiện đột biến đáng lo ngại nào của virus. Tuy nhiên, Thủ tướng Meloni cho rằng biện pháp xét nghiệm người tới từ Trung Quốc chỉ hiệu quả khi được áp dụng trên toàn châu Âu, chỉ ra rằng nhiều hành khách chỉ quá cảnh ở Italy trên hành trình đến các nước khác ở châu lục. "Italy không thể là nước duy nhất tiến hành xét nghiệm tại sân bay với những người đến từ Trung Quốc", Phó thủ tướng Italy Matteo Salvini viết trên Twitter, hối thúc các nước khác ở châu Âu áp dụng biện pháp tương tự. Tuy nhiên, Đức, Pháp và nhiều nước châu Âu tỏ ra thận trọng trước lời kêu gọi của Italy. "Chúng tôi đang theo dõi tình hình ở Trung Quốc rất sát sao", một phát ngôn viên Bộ Y tế Đức tuyên bố. "Nhưng hiện nay chúng tôi chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy đợt bùng phát ở Trung Quốc sẽ tạo ra biến chủng nguy hiểm hơn". Nhiều địa phương ở Trung Quốc đang đối mặt đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng sau khi chính phủ nới lỏng một số hạn chế phòng dịch. Kể từ khi nới hạn chế ngày 7/12, một số tỉnh Trung Quốc ghi nhận khoảng một triệu ca nhiễm mỗi ngày, nhưng nước này tới nay thông báo chỉ ghi nhận 6 ca tử vong mới do Covid-19, khiến một số chuyên gia y tế quốc tế hoài nghi. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm 26/12 quyết định hạ mức độ kiểm soát Covid-19 xuống cấp B, đồng nghĩa khách nhập cảnh sẽ không buộc phải cách ly tập trung như trước đây. Người tới Trung Quốc không cần xin mã y tế từ đại sứ quán hay lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài mà chỉ cần kết quả xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19. Trung Quốc cũng xem xét nới lỏng hạn chế để người dân có thể ra nước ngoài nhiều hơn. Nước này đang duy trì một số đường bay hạn chế với các quốc gia trên thế giới theo thỏa thuận song phương. Động thái của Trung Quốc được coi là bước tiếp theo nhằm nới lỏng dần chiến lược "Không Covid" mà nước này đã duy trì gần 3 năm qua để chuyển sang giai đoạn sống chung với dịch bệnh. Hồng Hạnh (Theo Guardian)
Thả chủng mới rồi cố vấn cho nhà nước mở cửa du lịch, đồng thời sai người cố vấn cho nhà nước bên kia nhập cảnh.
Cái này trách TQ hơi kì, nhưng trong lúc cả thế giới mở cửa chơi miễn dịch thì a lại thắt chặt đc. Thành ra a mở cửa bây giờ mới là lúc a lây cho toàn thế giới.
Hồi trước tưởng thở phào tiêm xong 2 chủng alpha beta là hết các bạn Ấn ủ con delta siêu lây nhiễm, kháng vaccine đấm lệch mặt thế giới, giờ đến lượt các bạn Tàu.