Ru-Kà đánh nhau, Éo có nội chiến, ai về nhà nấy, Wagner mõm

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,907
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Đã bầu cử nhưng ko đủ % để lật Yanukovich nên đảo chính luôn ấy chứ. ;))
     
  2. levis_reskool

    levis_reskool Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/2/08
    Bài viết:
    3,538
    Nơi ở:
    hiện tại
    Ơ kìa. Con lipsitut tổ lái chăng?
    !suong
     
  3. zhangthang_reborn

    zhangthang_reborn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/16
    Bài viết:
    2,132
    Không hẳn đâu.
    Vụ U cà là cảnh tỉnh cho tình trạng tập trung trung tâm tài chính vào vùng thủ đô.
    Thằng Hung giờ cũng tương tự, toàn bộ nền tài chính nằm ở thủ đô, dẫn đến dân pro tây lông chiếm tỉ lệ tuyệt đối.
    Khi có việc cần thì bánh mì nước suối xong là dân thủ đô nổi dậy áp đảo lực lượng an ninh.
    Thêm con bài phi chính trị quân đội và chuẩn tây âu hoá lực lượng vũ trang, chính phủ mất hẳn quyền điều động đám quân đội để phản ứng với nổi dậy.
    Nên kệ mẹ chúng mày bỏ phiếu, bố Mỹ muốn lập chính phủ mới lúc nào cũng đc.
     
    Thita_vipho and Mephistopheles like this.
  4. lang băm

    lang băm snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,008
    Dân không dính bả
    Mà là bị lừa. Chứ dân bầu thân nga lên.
    Ai thân nga thì độc tài và không dân chủ
     
    Mephistopheles thích bài này.
  5. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,506
    Nơi ở:
    vô định
    dân vẫn tỉnh nhé , % bầu cử ko đủ để lật nên nó đảo chính kìa :))
     
    Darkwolf.vn, Thita_vipho, M-M and 2 others like this.
  6. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,342
    Cố lên chiến thắng ắt về ta!lovesend


    Trong một phát biểu bên lề Diễn đàn An ninh Munich 2023, Cựu Tư lệnh lực lược quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Petr Pavel, người hiện đang là Tổng thống đắc cử của Cộng hòa Czech, khẳng định quân đội Ukraine hoàn toàn có đủ năng lực để giành chiến thắng cuối cùng trong xung đột với Nga.

    "Ukraine đang phòng thủ lãnh thổ một cách hiệu quả và họ có cơ hội tốt để giành chiến thắng cuối cùng. Tuy nhiên, chiến thắng này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau", cựu Tư lệnh NATO nhấn mạnh.

    Theo ông Pavel, có 3 điều kiện chính mà các quốc gia phương Tây có thể làm để hỗ trợ Ukraine cho đến khi xung đột giữa Moscow và Kiev chấm dứt với phần thắng thuộc về quân đội của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

    Điều kiện đầu tiên đó là việc các quốc gia đồng minh có thể duy trì mức độ cung cấp vũ khí như hiện nay cho Ukraine. Điều kiện thứ 2 là một nguồn hỗ trợ tài chính đầy đủ cho Ukraine, qua đó bù đắp những thiệt hại kinh tế cho quốc gia này. Cuối cùng, Liên minh châu Âu (EU) cần phải duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Điều này sẽ ngăn cản Nga leo thang xung đột", ông Pavel nói thêm.

    Ngày 24/2, các lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã tiến hành một chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Theo những tính toán ban đầu của quân đội Nga, cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể chỉ kéo dài khoảng 100 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang Ukraine cao hơn nhiều so với dự đoán của người Nga. Sức chiến đấu đấy không chỉ đến từ nội lực của Ukraine, mà còn từ sự hỗ trợ khổng lồ từ các đồng minh phương Tây.


    Nhiều chuyên gia phân tích khẳng định nếu không có những khoản viện trợ vũ khí ồ ạt từ Mỹ và nhiều nước châu Âu, quân đội của Tổng thống Zelensky đã không thể trụ vững đến thời điểm này. Cuộc xung đột càng kéo dài, các nguồn lực của phương Tây cần phải sử dụng để hỗ trợ Ukraine ngày càng tăng lên, nhất là khi nền kinh tế Ukraine đã gần như tê liệt sau gần một năm chiến sự.

    Đại tướng Petr Pavel là một quan chức quân sự cao cấp của Cộng hòa Czech. Ông từng giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng quân đội Czech từ năm 2012-2015 trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO vào tháng 6/2015. Ông được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Czech trong cuộc bầu cử vào tháng 1/2023. Nhiệm kỳ của ông sẽ bắt đầu vào ngày 9/3 tới.
     
  7. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,713
    Nơi ở:
    Onscreen
    Lão Yanukovich không hẳn là thân Nga, ban đầu lão cũng muốn vào EU, nhưng Nga đưa ra lời đề nghị hấp dẫn hơn nên lão quay xe, thế là dân chủ đến buộc lão phải thân Nga.
     
  8. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,907
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Cho dù lão có đồng ý vào EU thì cũng chắc gì vào đc. Nhìn gương thằng Thổ là thấy rồi. !bye
     
  9. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Yanu chính ra là muốn đu dây nhưng cả Nga và phương Tây đều không thích
     
    Mephistopheles thích bài này.
  10. Công Chúa Gió

    Công Chúa Gió Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/1/16
    Bài viết:
    4,305
    Nơi ở:
    Tây Đô
    Đu dây là cả nghệ thuật đó , lão này đu đỉnh thì có !ha
     
  11. gamevners

    gamevners Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    25/3/20
    Bài viết:
    283
    Javelin bắn trúng T-90M , kíp lái an toàn xe chỉ bị hỏng tương đối, T-90M nâng cấp cho thấy hiệu quả tốt khi đối phó với atgm nato

     
    Mephistopheles thích bài này.
  12. BimBimTom

    BimBimTom The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    22/5/21
    Bài viết:
    2,261
    Qua vụ chiến tranh vùng vịnh, chiến trang Iraq lần 2 với vụ này mới thấy Mỹ nó mạnh, chân rết thao túng kinh đến thế nào. 10, 20 năm nữa mà không nước nào ghìm nó lại khéo nó chả cần biện lý do gì, cứ thế kéo nguyên khối NATO đi đấm nước khác luôn.
     
    Q.exe and Mephistopheles like this.
  13. aramir

    aramir In memory of Desmond Miles GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,209
    Nơi ở:
    Hà Nội
    muốn lừa thì cũng phải có bait. bả dân chủ là ở chỗ đấy
     
  14. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    NATO đánh giá thiệt hại về nhân lực 2 bên ở Ukraine là rất cao nhưng NATO ngạc nhiên hơn là cả Ukraine và Nga sau đó vẫn có thể nhanh chóng bổ sung quân số vào số quân bị mất, và còn tăng cả quân số tham chiến. Ukraine ban đầu có 33 lữ đoàn cơ động sau đó tăng thêm 9, còn Nga thì quân số có thể đã tăng gấp 2 sau 6 tháng huy động thêm quân. Theo NATO là do NGHĨA VỤ quân sự bắt buộc.

    Cả 2 bên đều có rất nhiều quân dự bị, tuy dự bị của 2 trước chiến tranh đều trong tình trạng ít hoạt động nhưng Ukraine vẫn có lợi do trong quân dự bị có cả cựu binh ( từ 2014). Việc tái huấn luyện quân dự bị tất nhiên sẽ nhanh hơn thay vì kiếm người mới toan.

    Sau chiến tranh lạnh, các NATO bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, chỉ có vài nước là Đan Mạch, Hy Lạp, Estonia, Phần Lan... còn giữ.

    Đức và Balan lo ngại nếu họ mà đánh nhau với Nga thì sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ thương vong tương tự như những gì Ukraine phải chịu đựng trong vài tuần đầu tiên khi Nga xâm lược trong khi vẫn triển khai lực lượng chiến đấu hiệu quả.

    vài nước đang có ý tái sự dụng chế độ này nhưng họ còn lo ngại về tài chính, chính trị, tốn thời gian, tái cơ cấu...

    Việc mở rộng năng lực quân sự bằng cách tăng quy mô lực lượng có thể khiến mất thời gian để phát triển các khả năng, chẳng hạn như các công nghệ và hệ thống vũ khí mới, đồng thời có thể làm suy yếu trong triển khai các lực lượng.

    NATO không rõ liệu việc áp dụng đầy đủ nghĩa vụ có tạo ra lực lượng mà NATO cần về hiệu quả quân sự và sức mạnh chiến đấu ở châu Âu hay không?

    Do đó có nguồn ý kiến khác cho rằng, thay vì quay trở lại chế độ quân dịch bắt buộc và lãng phí thời gian và nguồn lực quý báu trong việc tái cấu trúc và tổ chức lại các lực lượng NATO ở châu Âu, nên xem xét các cách khác để giúp tăng khả năng tái tạo sức mạnh chiến đấu của châu Âu trong một cuộc xung đột cường độ cao.

    Trong hai thập kỷ qua, các nhà hoạch định quân sự ở châu Âu tập trung vào chiến tranh viễn chinh, chống nổi dậy, chẳng hạn như các cuộc xung đột ở Afghanistan hoặc Iraq, không phải chiến tranh quy mô lớn giữa các quốc gia, và không cho rằng việc duy trì lực lượng dự bị lớn là cần thiết. Việc duy trì một lượng dự bị lớn cũng không khả thi về mặt tài chính: Lực lượng dự bị của NATO đa số là tình nguyện viên nên có chi phí cao hơn đáng kể so với lực lượng lính nghĩa vụ vì họ phải được khuyến khích về tài chính để phục vụ. Do cơ hội việc làm dân sự và uy tín tương đối thấp của binh lính so với Hoa Kỳ, quân đội châu Âu cũng gặp khó khăn trong việc thu hút đủ tình nguyện viên.

    Dự bị Huấn luyện ít cũng là một nỗi lo, ví dụ ở Pháp, quân dự bị về mặt lý thuyết được yêu cầu huấn luyện ít nhất 10 ngày mỗi năm. Tuy nhiên, ngay cả khi một số đơn vị được triệu tập trong thời gian dài hơn thời gian này, điều đó không có nghĩa là bất kỳ hoạt động huấn luyện nào cho các hoạt động chiến đấu quy mô lớn đều diễn ra. Thay vào đó, những người dự bị có thể được gọi đến để giúp bảo vệ các cơ sở, hoặc tuần tra mà không cần dành nhiều thời gian để cải thiện kỹ năng chiến đấu.

    Các cuộc tập trận lớn hơn ở cấp sư đoàn hoặc quân đoàn trên thực tế không tồn tại bên ngoài các cuộc tập trận ở sở chỉ huy, nơi các sĩ quan tham mưu mô phỏng các hoạt động quy mô lớn trên bản đồ và máy tính mà không có quân đội thực tế trên thực địa. Lực lượng dự bị, ngoại trừ lực lượng của nước chủ nhà tập trận, thường không được đưa vào với số lượng lớn trong các cuộc tập trận của NATO. Việc không có các cuộc tập trận quy mô lớn để chiến đấu cường độ cao là một vấn đề lớn đối với tất cả các quân đội NATO ở châu Âu.



    tạm dịch từ foreignpolicy

    tác giả Franz-Stefan Gady
     
    Legolas1234 and Mephistopheles like this.
  15. black_cat1

    black_cat1 Glory to Mankind Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/12/04
    Bài viết:
    21,132
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Thực ra thì quả này Nga hơi fail, nếu quyết tâm từ đầu ngay khi Yanukovich còn tại vị điều đặc nhiệm bay vào Kiev khống chếthủ đô cắt hết đường ra vào thành phố và khai thông tiếp tế cho Berkut thì đám Maidan tạch chắc.
     
    Mephistopheles thích bài này.
  16. aramir

    aramir In memory of Desmond Miles GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,209
    Nơi ở:
    Hà Nội
    ta nghĩ là Nga lúc này ko có khả năng làm việc đó, có thể năng lực lúc đó ko cho phép, hoặc lửa đã lan ra mất kiểm soát từ rất sớm rồi, có vào cũng ko giải quyết đc vấn đề mà chỉ làm xấu hình ảnh của Nga mà thôi. Vì vậy mới đớp ngay lập tức Crimea
    Hành động chiếm Crimea chớp nhoáng như vậy chứng tỏ mục tiêu ưu tiên của Nga là gì, vì hành động này ko phải là điều có thể nghĩ ra và làm ngay lập tức. có tính toán rất chi li và kĩ càng
     
    Legolas1234, M-M, BimBimTom and 2 others like this.
  17. Q.exe

    Q.exe Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    17/9/21
    Bài viết:
    2,680
    Nga lúc đó còn bận dẹp đám dân chủ trong nước với EU lúc đó còn mạnh. Chính con covid gây ra khủng hoảng là nguyên nhân chính giúp Nga có cơ hội đấm
     
  18. gamevners

    gamevners Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    25/3/20
    Bài viết:
    283
    Drone lancet Nga ngày nào cũng làm việc hiệu quả, liên tiếp phá huỷ nhiều khí tài nato nhiều tháng qua, TB2 thì mất cmn tích









     
  19. zhangthang

    zhangthang Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/08
    Bài viết:
    2,514
    Lão Yanukovych phế thì chịu thôi.
    Thằng Nga chả có cơ chế nào để đổ quân vào thủ giúp U cà cả.
     
    Mephistopheles thích bài này.
  20. black_cat1

    black_cat1 Glory to Mankind Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/12/04
    Bài viết:
    21,132
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Căn bản là chần chừ quá, đến lúc Yanukovich với bộ sậu chạy xừ mất rồi thì không thể làm như thế được. Cũng có thể vì Nga ko tin Yanukovich nữa nên chọn lấy Crimea thay vì can thiệp ngay từ đầu. Nói chung đây là bài học cho Nga phải hành động nhanh và quyết đoán hơn.
     

Chia sẻ trang này