Biết được trên đời vẫn còn người quan tâm mình cũng an ủi phần nào Giống như mị hòi xưa lâu lâu lại deactive FB thử 1-2 ngày, "xem thiên hạ có ai nhớ mình khum nào ". Và thiên hạ đáp lại 1 cách dõng dạc là . Bây giờ thì cai dc FB ròi, lâu lâu log vào coi Nxb Trẻ với Kim Đồng có truyện tranh gì hấp dẫn khum thoy
Cũng có thể lắm Bản thân tui đã nhiều lần tâm sự với người khác và nhiều lần nghe người khác tâm sự Lúc bế tắc mà có người để tâm sự thì mới giải tỏa được cảm xúc
Quan điểm của mình là bên cạnh hỗ trợ về tâm thần bằng thuốc thì các vấn đề tâm thần cũng nên có hỗ trợ về tâm lý. Nhiều rối nhiễu về tâm lý nếu không được hỗ trợ kịp thời để nhận dạng và học cách đương đầu thì sau này sẽ có tỉ lệ trở thành bệnh tâm lý hoặc tâm thể. Hiện ở Đại Học Y có các anh chị đàn anh của mình đang hoạt động thăm khám - tại đó đang tiến hành mô hình hỗ trợ vừa tâm thần vừa tâm lý, cùng kết hợp để có sự ăn rơ nhất trong quá trình điều trị. Còn về câu chuyện lắng nghe, mình vẫn nhận hỗ trợ các bác về vấn đề Tâm Lý và lắng nghe trên này, mọi người có thể post vào đây, nhưng tốt nhất là "trích dẫn" để có thể hiện trên thanh thông báo hoặc pm mình dể xem có thể giúp gì được mọi người không nhé !
Trong thuốc điểu trị thường có một số hợp chất gây ra tác dụng phụ, việc tiếp tục uống hay bạn cảm thấy không ổn và muốn dứt thì cần có sự tham khảo của vị bác sĩ đã kê toa đó. Còn về những bệnh nhân kiểu này, thường sẽ có một mạng lưới những người có chung kiểu bệnh tật, vì chỉ có họ mới cảm nhận được nỗi đau đó của nhau mà vượt qua. Người khác chưa từng trải qua cảm giác đó thì rất khó trông mong có sự đồng cảm và lắng nghe. Theo tâm lý bao lâu nay, cái gọi là lắng nghe thôi cũng đủ khiến một ai đó có thêm động lực sống; đây là lời nói của chị kia nói với mình trong buổi trò chuyện hơn 4 tiếng. Chỉ là, trí tuệ xúc cảm giờ chưa được chú trọng lắm.
Gửi tặng anh chị em gvn đã và đang điều trị bệnh trầm cảm bài hát này khi chúng ta đang rơi vào bế tắc và lạc lối và muốn từ bỏ cuộc sống hãy nghĩ đến những người ta yêu thương Mình có 1 người anh họ bị trầm cảm và anh ấy đã không còn trên cõi đời này nữa
HỘI CHỨNG NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI Theo các nhà tâm lý học hội chứng nghiện mạng xã hội (tình trạng rối loạn nghiện với trang mạng xã hội) là tình trạng thèm muốn ảo giác khi tham gia mạng xã hội. Hội chứng này được coi là một căn bệnh mới mang tên FAD (facebook addiction disorder) - chứng nghiện Facabook ... BIỂU HIỆN CỦA CHỨNG "NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI": 1. Bứt rứt, khó chịu khi một ngày không được vào mạng xã hội, rơi vào trạng thái buồn vu vơ, cứ ra vào mạng để chờ một thông báo hay hồi đáp hay lượt người "like và comment status" của mình. 2. Tham gia mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi: học bài, uống cafe, trên xe bus, quán ăn, đường phố... đều vào mạng Facebook để chia sẻ 3. Thời lượng vào Facebook: (Theo tổ chức Y tế thế giới WHO): a) ngồi trên mạng xã Facebook từ 35 đến 38 giờ/ tuần, trung bình vào Facebook 4 giờ/ ngày/ người; b) đã từng có ý định bỏ Facebook những vẫn quay lại; c) có sự thay đổi trong quan hệ với người xung quanh: trở nên khép kín hơn và giảm năng suất, thời lượng tham gia các hoạt động xã hội; d) có triệu chứng ăn ngủ thất thường. Theo nghiên cứu của Đại học Bergen (Na Uy), nữ giới dễ bị nghiện mạng xã hội này hơn, so với nam giới. Giáo sư Cecilie Schou Andreassen còn phát hiện sự lệ thuộc vào mạng xã hội xẩy ra nhiều hơn ở những người trẻ tuổi. Ngoài ra, hiển diện trên mạng xã hội này nhiều hơn là những người có tâm trạng lo lắng và bất an trong cuộc sống CHẨN ĐOÁN "NGHIỆN FACEBOOK": Chẩn đoán bằng "thang đo nghiện Facebook Bergen". Đây là thang đo mức độ nghiện mạng xã hội đầu tiên trên thế giới thông qua tự đánh giá cảm xúc của người trả lời với 6 câu hỏi liên quan đến việc sử dụng Facebook. --------------- Trong "Tài liệu bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông" 3 bước tránh sa đà quá nhiều vào mạng xã hội 1- Giới hạn thời gian tham gia mạng xã hội, bằng cách set thời gian bằng app/ đồng hồ trong smartphone hoặc nhờ người thân nhắc trực tiếp 2-Dùng để tương tác với người trực tiếp nhiều hơn là hơn là lướt một cách không mục đích 3-Thiết lập các nguồn tin tức cho bản thân như website trực tiếp của tờ báo hơn là các trang/nhóm trên mạng xã hội. Điều này sẽ giới hạn thời gian sử dụng facebook.
Chả ai muốn chết cả,ai cũng muốn sống thôi.Những người bị trầm cảm cũng vậy ,họ cũng muốn sống và sợ chết lắm.Nhưng nhiều khi ko có động lực,ko có mục đích nên buông tay luôn
Vui lên mọi người, hãy xem niềm vui trong ta là một đốm lửa nhỏ, hãy thắp sáng nó bằng những suy nghĩ vui vẻ, những suy nghĩ làm mình buồn cứ kệ mẹ nó đi, rõ ràng là nó đâu có lợi gì cho mình
[PsyBlog] Điều gì xảy ra với quá trình ghi nhớ thông tin khi chúng ta buồn ngủ ? Rất nhiều người trong số chúng ta có thói quen đọc sách trước khi ngủ, tuy nhiên đôi khi bạn thức dậy và nghi ngờ mình đánh dấu nhầm trang vì cảm thấy dường như mình chưa bao giờ đọc những trang đó. Hay có khi nào bạn tự hỏi “tại sao chúng ta không thể nhớ được khoảnh khắc ngay trước khi chìm vào giấc ngủ?”. Đừng lo lắng vì điều đó không chỉ xảy ra với một mình bạn. Ai trong số chúng ta cũng từng có những trải nghiệm tương tự. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần hiểu cách mà trí nhớ vận hành và việc chìm vào giấc ngủ ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ như thế nào. Một trong số những mô hình trí nhớ đầu tiên giải thích cách chúng ta tiếp nhận và ghi nhớ thông tin là “mô hình xử lý thông tin” của Atkinson và Shiffrin (1968). Theo mô hình này thông tin cần trải qua 3 bước xử lý để có thể gắn chặt vào trí nhớ của chúng ta. Trí nhớ cảm giác là nơi lưu trữ ngắn hạn những thông tin đến từ giác quan. Chúng ở dạng chưa được xử lý và được lưu lại trong một khoảng thời gian ngắn ngay cả khi nguồn kích thích đã kết thúc (Nhóm EzPsychology, 2017), ví dụ như trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác. Trí nhớ thị giác lưu trữ hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy dưới 1 giây, giúp thông tin tồn tại lâu hơn kể cả khi nguồn kích thích đã kết thúc. Ví dụ khi bạn vẽ vòng tròn bằng 1 chiếc pháo sáng, bạn sẽ thấy như có một vòng tròn sáng trước mặt, nếu không có trí nhớ thị giác thứ bạn nhìn thấy có thể sẽ chỉ là những đốm sáng đơn độc. Trí nhớ thính giác lưu lại âm thanh trong khoảng thời gian từ 2-3 giây kể từ khi kích thích kết thúc. Ví dụ bạn đang không thật sự nghe người bạn của mình nói chuyện nhưng khi được hỏi lại bạn có khả năng vẫn có thể nhắc lại một vài từ cuối mà họ vừa nói. Điều này là nhờ trí nhớ thính giác của bạn. Nguồn kích thích (a sensory stimulus): là bất kỳ một sự kiện hoặc sự vật được các giác quan tiếp nhận và gợi ra phản ứng ở một người. Kích thích có thể là ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, v..v…. Nếu thông tin ở trí nhớ cảm giác được chúng ta chú ý nó có thể di chuyển vào trí nhớ ngắn hạn (Nhóm EzPsychology, 2017). Tuy nhiên nếu các quá trình ôn tập không diễn ra, thông tin trong trí nhớ ngắn hạn cũng sẽ biến mất sau nhiều nhất là 20s. Nhưng nếu được xử lý và mã hoá tiếp thông tin sẽ chuyển sang trí nhớ dài hạn. Khi thông tin đã ở trong trí nhớ dài hạn, chúng có để được lưu giữ lâu dài trong một khoảng thời gian, và điều đó giúp bạn có thể nhớ lại những gì mình đã đọc hoặc đã nghe (Nhóm EzPsychology, 2017). Quay trở lại ví dụ của chúng ta, việc không nhớ được và tưởng rằng mình đánh dấu nhầm trang có thể là do một bước nào đó trong quá trình xử lý thông tin bị gián đoạn. Sự gián đoạn có thể xảy ra khi thông tin chuyển từ trí nhớ cảm giác sang trí nhớ ngắn hạn. Khi cơ thể chuyển từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ, một số vùng trong não duy trì giữ sự tỉnh táo bị ức chế khiến cho mức độ nhận thức của chúng ta đối với môi trường xung quanh giảm dần. Do đó, khả năng chú ý của cũng suy giảm khiến cho thông tin mới có khả năng đã không được chú ý đầy đủ để chuyển sang trí nhớ ngắn hạn. Sự gián đoạn cũng có thể diễn ra trong quá trình chuyển tiếp thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Khi chúng ta dần chìm vào giấc ngủ não bộ sẽ ngừng các hoạt động xử lý thông tin để chuyển sang các hoạt động củng cố ký ức. Nếu đọc sách trong lúc này, thông tin thu được có thể chưa được xử lý và đưa tới trí nhớ dài hạn. Và do đó bạn có thể sẽ không nhớ rõ những gì mình đã đọc khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau. Như vậy, khi bạn buồn ngủ đừng cố gắng đọc hay học một thứ gì đó vì có khả năng bạn sẽ không thể nhớ được chúng vào sáng hôm sau. Thay vì thế, hãy để cơ thể nghỉ ngơi và có một giấc ngủ chất lượng. Điều này sẽ giúp củng cố những kiến thức mới bạn đã học được vào ban ngày. https://psyme.org/dieu-gi-xay-ra-vo...rA7zE0dH8aa4oJ1MNw5IlQnBmJzMqX3N_xyC1dCtD1SK4
Thế nào là sức khoẻ tinh thần? Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sức khoẻ tinh thần được định nghĩa là trạng thái tinh thần mà ở đó con người có đủ khả năng ứng phó với những căng thẳng thông thường, đồng thời vẫn đủ nhận thức để duy trì sinh hoạt thường ngày. Một người có sức khoẻ tinh thần yếu thường khó kiểm soát căng thẳng, từ đó dẫn đến sinh hoạt kém điều độ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (SGDs) của Liên Hợp Quốc. Trong thời đại mới, sức khoẻ tinh thần là một khía cạnh nên được quan tâm tương tự sức khoẻ thể chất. Các rối loạn sức khoẻ tinh thần thường gặp Một số các rối loạn sức khoẻ tinh thần phổ biến bao gồm: Trầm cảm Lo âu Rối loạn hoảng loạn Rối loạn ăn uống, chán ăn tâm lý Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn Rối loạn lưỡng cực Ám ảnh sợ xã hội Tâm thần phân liệt Các rối loạn này thường xuất hiện tương đối nhiều trong xã hội hiện nay. Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tìm tới các chuyên gia tham vấn. Với các trường hợp nặng, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc và tham vấn để đạt hiệu quả tốt nhất. Tương tự với tỉ lệ tử vong ở bệnh lý thể chất, bệnh lý tâm thần có thể dẫn đến tử vong thông qua hành vi tự sát. Tỉ lệ tự sát tăng cao càng cho thấy mức độ đáng báo động của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. NHỮNG ĐỊNH KIẾN VỀ SỨC KHỎE TINH THẦN: HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG? 1. Sức khỏe tinh thần kém đồng nghĩa với sự yếu đuối Đây là một định kiến sai hoàn toàn nhưng lại vô cùng phổ biến. Chúng ta hoàn toàn không có cơ sở nào để đánh giá một người là yếu đuối khi chưa hiểu rõ những gì họ trải qua. Việc đánh giá bề nổi là một việc làm quá chủ quan trong mọi trường hợp. Việc xem nhẹ và có định kiến lên người bệnh sẽ khiến tình trạng của họ trầm trọng hơn. Từ đó, họ sẽ có xu hướng thu mình lại và hạn chế tìm đến sự trợ giúp. 2. Nam giới luôn có sức khỏe tinh thần vượt trội Đây là hệ quả của định kiến số 1. Tương tự sức khoẻ thể chất, sự sa sút sức khoẻ tinh thần có thể đến với bất cứ ai. Tiền tài, danh vọng hay giới tính không thể nào làm vật bảo hộ cho bạn khỏi các vấn đề nếu không biết chăm sóc đúng cách. Nam giới cũng có tỉ lệ mắc các chứng rối loạn tinh thần cao. Tuy nhiên, vì định kiến, đôi khi họ chọn cách giấu chúng đi và tỏ ra mình ổn. Cho đến một ngày, họ chọn cách im lặng rời bỏ thế giới vì không dám lên tiếng thừa nhận mình đang gặp khó khăn. 3. Bệnh tâm thần là bệnh của người lớn Đây là một định kiến sai. Ngày nay, các trung tâm giáo dục sớm và cải thiện tâm lý cho trẻ em cũng đang rất được quan tâm. Bệnh tâm thần hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em, ví dụ như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, trầm cảm… Việc không định kiến ở những vấn đề này có thể sẽ giúp bạn quan sát được biểu hiện và tìm đến chữa trị dứt điểm sớm hơn. 4. Chỉ nên gặp chuyên gia tham vấn khi có vấn đề nghiêm trọng Đây là một định kiến khá cơ bản khiến nhiều người còn e ngại tìm đến các trung tâm tham vấn tâm lý tại Việt Nam. Các chuyên gia tâm lý là những người được đào tạo về kiến thức cũng như kỹ năng để làm việc cùng bạn. Họ không giống như những người dạy các khóa học kỹ năng sống – nơi bạn chỉ cần đến vài buổi kèm vài lời khuyên là xong chuyện. Với các chuyên gia tham vấn, họ coi khách hàng là thân chủ và có một lộ trình chuyên nghiệp. Họ sẽ đồng hành cùng bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Các chuyên gia sẽ lắng nghe vấn đề, đề xuất các tiến trình trị liệu và cùng bạn vượt qua tổn thương. Đừng cho rằng mình chỉ nên đi khi bản thân đã mắc bệnh nặng và khó kiểm soát. Bạn nên học cách chăm sóc sức khỏe của mình từ từng việc làm nhỏ như vậy đó! 5. Đi tham vấn gây tốn tiền và tốn thời gian Tại các quốc gia phát triển, các nhà tham vấn và trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần được coi là quan trọng. Họ cung cấp các dịch vụ từ cá nhân tới tham vấn nhóm, nhằm đảm bảo một cộng đồng khỏe mạnh. Chi phí cho một lần tham vấn thường sẽ dao động từ trung bình tới cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chi phí này dường như “chưa thỏa đáng” với một số người do họ đang mắc các định kiến kể trên. Là một khoản phí đầu tư cho sức khoẻ, thay vì lo phung phí, bạn có thể dành thời gian tìm kiếm các nền tảng uy tín và phù hợp với kinh tế để đầu tư lâu dài. Trong trường hợp bạn chưa đủ khả năng để duy trì tham vấn, bạn hoàn toàn có thể tham gia các buổi talkshow, workshop, webinar của các chuyên gia về một chủ đề cụ thể để được thư giãn, thả lỏng tâm trí và học nhiều góc nhìn mới cho vấn đề của bản thân. Tạm kết Sức khỏe tinh thần, như tên gọi của nó, là một vấn đề thuộc về sức khoẻ của chúng ta. Việc dành cho nó sự quan tâm đúng nghĩa cùng các biện pháp hỗ trợ sẽ giúp bạn có một đời sống lành mạnh hơn rất nhiều. Một cơ thể khỏe mạnh và một tâm lý vững vàng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn làm chủ cuộc sống của mình một cách tốt hơn https://www.blog.ezcareme.com/2023/...header&utm_content=ezCareMe-Newsletter-W4-P1
Bên cạnh việc thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến những người xung quanh, bạn cũng cần phải yêu thương, trắc ẩn và tử tế với chính mình. Trong cuộc sống của chúng ta, mối quan hệ quan trọng nhất là mối quan hệ với chính bản thân, vậy tại sao không tận dụng khoảng thời gian này để rèn luyện một chút yêu bản thân? Việc tự chăm sóc bản thân có thể làm giảm lo lắng, căng thẳng và là bước đầu tiên trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn. Làm theo những mẹo đơn giản này có thể giúp tăng cường sức khỏe tinh thần của bạn và chúng tôi chắc chắn rằng chúng có thể giúp biến một ngày không tuyệt vời lắm thành một ngày thú vị. Yêu bản thân không bao giờ là ích kỷ! https://www.facebook.com/WHOVietnam
Liệu Bạn Có Đang Bị Thao Túng Cảm Xúc? Thao túng cảm xúc có thể hủy hoại các mối quan hệ thân mật và khiến người bị thao túng cảm thấy bất lực, bối rối và thất vọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đôi khi vô tình thao túng người khác. Định nghĩa về thao túng cảm xúc là rất rộng nên nó có thể áp dụng cho bất kỳ hành vi nào, ngay cả những việc vô thưởng vô phạt như trẻ con khóc đòi ăn. Vậy khi nào thì một người nỗ lực đáp ứng nhu cầu của mình hay gắng đạt được mục tiêu trở thành hình thức thao túng? Khi nào thì sự thao túng vượt qua ranh giới và trở thành lạm dụng tình cảm? Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo mối quan hệ đang có vấn đề nghiêm trọng mà bạn nên cân nhắc “chạy ngay đi”. THẾ NÀO LÀ THAO TÚNG? Thao túng là dùng mọi nỗ lực nhằm lay chuyển cảm xúc của một người để khiến họ hành động theo một cách cụ thể hoặc cảm nhận một chuyện nhất định. Mặc dù điều này là phổ biến trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, nhưng nó cũng thường xảy ra trên phạm vi rộng hơn. Các nhà quảng cáo thường cố gắng thao túng cảm xúc của người tiêu dùng để khiến khuyến khích họ mua sản phẩm. Những ứng cử viên chính trị thao túng cử tri để giành phiếu bầu, thuyết phục cử tri về những tuyên bố không đúng sự thật hoặc thay đổi ý kiến của cử tri về một vấn đề nhất định. Melissa Stringer, LPC, NCC, B-TMH*, một nhà trị liệu Texas, người làm việc với rất nhiều thân chủ, cho rằng: “Tất cả chúng ta đều là những kẻ đi thao túng”. “Các thao túng được xã hội chấp nhận, chẳng hạn như mỉm cười và giao tiếp bằng mắt, được coi là những cách lành mạnh để tăng cơ hội kết nối giữa con người với nhau. Nhưng khi thao túng được sử dụng để tránh bị tổn thương và thiết lập quyền lực đối với người khác, nó sẽ trở nên không lành mạnh ”. Những người cố tình đi thao túng thường làm như vậy để tránh các chiến lược lành mạnh hơn, chẳng hạn như trao đổi trực tiếp về nhu cầu của họ hay sự thân thiết và có thể gây tổn thương lẫn nhau. 12 CHIẾN THUẬT PHỔ BIẾN CỦA THAO TÚNG CẢM XÚC Mọi người có thể thao túng người khác bằng hàng trăm chiến thuật khác nhau. Dưới đây là một số chiến thuật phổ biến: 1. Lợi dụng sự kết nối cảm xúc sâu sắc để kiểm soát hành vi của người khác. Ví dụ, họ có thể cố gắng thao túng một người bằng cách đốt cháy giai đoạn trong một mối quan hệ lãng mạn. Họ có thể khiến nạn nhân choáng ngợp bằng những cử chỉ yêu thương để hạ thấp cảnh giác với đối phương hoặc khiến người đó cảm thấy mắc nợ. 2. Đánh vào sự bất an của một người. Đây là một chiến thuật phổ biến của các nhà quảng cáo, ví dụ một công ty mỹ phẩm khiến một người cảm thấy bản thân thiếu thu hút hoặc “già đi“. Nó cũng áp dụng tốt trong các mối quan hệ giữa các cá nhân. Cụ thể là ai đó có thể khiến người yêu của họ nghĩ rằng “không ai ngoài tôi” yêu họ. 3. Nói dối và phủ nhận. Những kẻ thao túng có thể dùng lời nói dối để tấn công nạn nhân của họ. Khi bị bắt, họ sẽ phủ nhận sự dối trá đó hoặc che đậy bằng một giả dối khác. 4. Cường điệu và khái quát hóa. Rất khó để phản hồi luận điệu rằng bạn “không bao giờ” yêu hoặc “không bao giờ” làm việc chăm chỉ. Các chi tiết cụ thể có thể được tranh luận, trong khi các luận điệu mơ hồ thường khó tranh cãi hơn. 5. Thay đổi chủ đề. Trong một cuộc tranh cãi về hành vi của một người, người thao túng có thể làm chệch hướng sự chú ý của đối phương bằng cách tấn công người chỉ trích. Sự lệch hướng thường có dạng, “Vậy còn [X] thì sao?” Ví dụ: khi người vợ hoặc chồng bày tỏ lo lắng về việc nửa kia sử dụng ma túy, người bạn đời ấy có thể tấn công bằng kỹ năng nuôi dạy con cái của người còn lại. 6. Thay đổi các mục tiêu. Điều này xảy ra khi một người thao túng liên tục thay đổi các tiêu chí mà người khác phải đáp ứng để thỏa mãn họ. Ví dụ: kẻ thao túng có thể sử dụng quần áo của đồng nghiệp làm cái cớ để quấy rầy họ. Nếu cá nhân đó thay trang phục, kẻ thao túng có thể cho rằng người đó không “xứng đáng” với sự tôn trọng nghề nghiệp cho đến khi họ thay đổi kiểu tóc, giọng nói hoặc một số đặc điểm khác. 7. Dùng nỗi sợ hãi để kiểm soát người khác. Ví dụ: một người có thể sử dụng sự đe dọa về bạo lực hoặc ngôn ngữ cơ thể cho người khác. 8. Sử dụng bất bình đẳng xã hội để kiểm soát một người khác. Ví dụ, cá nhân có hệ điều hành thần kinh bình thường ( neurotypical) có thể thử sử dụng tình trạng khuyết tật nhận thức để đánh giá người khác hoặc bác bỏ kinh nghiệm của họ. 9. Bị động – gây hấn. Đây là một loại hành vi rộng bao gồm nhiều chiến lược như vượt qua cảm giác tội lỗi, khen ngợi động viên và hơn thế nữa. Gây hấn thụ động là một cách thể hiện sự không hài lòng hoặc tức giận mà không trực tiếp thể hiện cảm xúc. 10. Cho người kia rơi vào khoảng không của sự im lặng đến đáng sợ. Sẽ là bình thường khi bạn đang dành thời gian để suy ngẫm về một cuộc tranh cãi hoặc không nói chuyện với ai đó vì họ đã khiến bạn tổn thương sâu sắc. Nhưng phớt lờ một người để trừng phạt họ hoặc khiến họ sợ hãi là một thủ đoạn thao túng. 11. Gaslighting. Gaslighting liên quan đến việc khiến người bị thao túng nghi ngờ sự hiểu biết của chính họ về thực tế. Ví dụ: người thao túng có thể phủ nhận về hành vi thao túng đã xảy ra, họ nói với bạn rằng bạn đã nhớ nhầm. 12. “Kêu gọi” người khác giúp đỡ cùng thao túng. Ví dụ, một bậc cha mẹ bạo hành có thể yêu cầu các thành viên trong gia đình nhắc nhở đứa trẻ rằng cha mẹ đã hy sinh cho đứa trẻ nhiều như thế nào. Áp lực xã hội có thể thuyết phục đứa trẻ ngừng phàn nàn về hành vi ngược đãi. Một người thao túng có thể kết hợp các chiến thuật này hoặc xen kẽ giữa chúng tùy thuộc vào ngữ cảnh. TẠI SAO CHÚNG TA LẠI THAO TÚNG NGƯỜI KHÁC? Không phải mọi sự thao túng đều có mục đích xấu, ngay cả khi nó gây ra tổn hại vô cùng lớn. Một số lý do phổ biến mà mọi người tham gia vào thao túng bao gồm: • Kỹ năng giao tiếp kém. Một số người có thể không thoải mái khi giao tiếp trực tiếp. Những người khác có thể đã lớn lên dưới mái nhà, nơi mà giao tiếp thao túng như là một nguyên tắc. • Mong muốn tránh sự kết nối. Một số người coi những người khác như một phương tiện để kết thúc và sử dụng thao túng để kiểm soát họ. Đây đôi khi là một triệu chứng của rối loạn nhân cách chẳng hạn như rối loạn nhân cách ái kỷ. • Nỗi sợ. Mọi người có thể tham gia vào việc thao túng vì sợ hãi, đặc biệt là sợ bị bỏ rơi. Điều này thường xảy ra khi chia tay hoặc khi cãi nhau. • Tính phòng thủ. Thao túng có thể là một cách để tránh đổ lỗi. Trong khi một số người tránh đổ lỗi như một cách để kiểm soát hoặc lạm dụng người khác, một vài người làm như vậy vì họ sợ bị phán xét, có lòng tự trọng thấp hoặc đấu tranh để đối mặt với những thiếu sót của bản thân. • Chuẩn mực xã hội. Một số hình thức thao túng là bình thường, và thậm chí có thể có lợi. Ví dụ, hầu hết mọi người học được rằng điều quan trọng là phải thân thiện và vui vẻ xung quanh đồng nghiệp để thăng tiến trong nghề nghiệp. • Tiếp thị, quảng cáo và các khuyến khích tài chính hoặc chính trị khác. Toàn bộ các ngành đều dành riêng cho việc điều khiển cảm xúc của mọi người để thay đổi suy nghĩ của họ, thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc thúc giục họ bỏ phiếu theo một cách nhất định. “Trong nhiều trường hợp, các cá nhân thao túng không được dạy các kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Hoặc tệ hơn, họ bị trừng phạt bởi một nhân vật có ảnh hưởng do thể hiện nhu cầu hoặc mong muốn. Do đó, các cách thức ban đầu để kết nối bị gạt ra và được thay thế bằng các chiến lược tập trung vào việc tránh mọi cảm giác tội lỗi. Điều này đạt được đầy đủ theo hai cách chính: giao tiếp gián tiếp và từ chối chịu trách nhiệm về các hành động” Stringer nhấn mạnh. BẢO VỆ CHÍNH BẠN KHỎI THAO TÚNG CẢM XÚC Nếu bạn đã từng rơi vào lưới của các chiến thuật thao túng trong quá khứ, hãy nhớ rằng bạn không hề có lỗi. Gần như tất cả mọi người đều bị thao túng tại một số thời điểm. Không có cách nào để ngăn chặn chúng. Tuy nhiên, một số chiến lược có thể làm giảm tác động của việc thao túng cảm xúc và giúp bạn thiết lập ranh giới rõ ràng. Bao gồm như sau: • Giao tiếp trực tiếp, rõ ràng và cụ thể. Giao tiếp trực tiếp cùng mô hình hóa hành vi mà bạn hy vọng có trong các mối quan hệ của mình và giúp bạn dễ dàng xác định hành vi thao túng hơn. • Hiểu khi nào thao túng là bình thường và khi nào thì không. Hầu hết mọi người thỉnh thoảng đưa ra nhận xét thụ động, hung hăng hoặc lôi kéo. Thao túng có nhiều vấn đề hơn, và thậm chí có thể lạm dụng, khi nó là một phần của nỗ lực có hệ thống nhằm kiểm soát hoặc làm hại người khác. • Thiết lập ranh giới rõ ràng xung quanh việc thao túng. Khi một người cố gắng thao túng bạn, hãy nói cho họ biết bạn muốn họ đối xử với mình như thế nào và sau đó tuân theo nguyên tắc của riêng bạn. Ví dụ: “Mẹ ơi, con hiểu rằng mẹ đã hy sinh rất nhiều cho con, nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ coi thường con. Con không thể nói chuyện với mẹ về điều này nữa cho đến khi mẹ bằng lòng ngừng thay đổi chủ đề.” • Yêu cầu thông tin chi tiết từ bên thứ ba đáng tin cậy. Điều này có thể rủi ro, vì những người thao túng đôi khi “kêu gọi” người ngoài. Nhưng nếu bạn có vợ / chồng, bạn bè hoặc thành viên gia đình mà bạn có thể tin tưởng là khách quan, họ có thể cung cấp những hiểu biết hữu ích. Các nạn nhân của thao túng mãn tính và lạm dụng tình cảm có thể tìm thấy sự nhẹ nhõm khi trị liệu đúng đắn. Một nhà trị liệu có thể làm việc với bạn để xác định sự thao túng, thoát khỏi mối quan hệ lạm dụng và giảm nguy cơ bị mắc kẹt trong một mối quan hệ như vậy một lần nữa. Trong trị liệu, bạn sẽ phát triển các ranh giới lành mạnh và cố gắng vượt qua bất kỳ sự bất đắc dĩ nào mà bạn phải thực thi các ranh giới đó. Các gia đình và cặp vợ chồng gặp khó khăn với việc thao túng cũng có thể tìm thấy sự trợ giúp với trị liệu. Một nhà trị liệu có thể làm việc với tất cả các bên để hiểu tại sao giao tiếp trực tiếp lại là một thách thức đối với họ, trau dồi các mô hình giao tiếp lành mạnh hơn và tìm ra những cách tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của họ. *Chú thích của Dịch giả: LPC (Licensed Professional Counselor): Tư vấn viên chuyên nghiệp được cấp phép – là một văn bằng cấp cho chuyên gia khả năng hỗ trợ tư vấn thông qua nghề nghiệp, phục hồi chức năng hoặc lĩnh vực tư vấn khác — không trực tiếp liên quan đến chẩn đoán hoặc điều trị bệnh tâm thần. NCC (The National Certified Counselor Certification): là một chứng chỉ cấp quốc gia tự nguyện xác định các tư vấn viên đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc gia do nghề tư vấn đặt ra. Biên dịch: Lam https://www.facebook.com/psyme2021/...3ft9XotriTktBjuVeuu6W9ZjTJUqMJ4tVTykHY3NHawGl https://www.goodtherapy.org/blog/re...Y5qzEa5U1AZw55GwbkkPC3Yc2MG2mwnKJ8V7l6JFYAUcU
Bạn bè cùng chơi hơn 15 năm, đến khoảng 1 năm nay đổ lại thì thấy tụi nó có vẻ xa cách. Đi chơi cũng không rủ mình nữa. Trong nhóm có 1 thằng bạn thân nhưng nó cũng bảo là do mình toxic quá nên nó cũng không muốn chơi cùng nữa. Mình chẳng nhận ra được mình bị làm sao. Bạn bè cần giúp trong khả năng giúp mình vẫn cố, tiền bạc sòng phẳng đàng hoàng. Ăn chơi bay nhảy có khi mình cho dùng đồ của mình thoải mái. Đám mình hay hút cần rồi ngồi nói chuyện. Nhưng dạo này mình hút với tụi nó xong thì chỉ có ngồi im nghe chứ không nói. Có khi vì vậy mà tụi nó cảm thấy không hợp mình nữa không nhỉ
Đang sống vui vẻ yên ổn, thấy con em nó kiếm tiền đc cũng vui, cứ nghĩ là thế. Ai ngờ hôm nay đùng cái nó bảo nó nợ 3.5 tỷ xhđ
Mất ngủ cả đêm, sáng dậy toàn những quyết định sai lầm. Rút kinh nghiệm vậy, sức khỏe thể chất quan trông cho sức khỏe tâm thần vl
Cái này có nhiều vấn đề lắm bác. Vì bản thân mỗi người đều có những chuẩn mực, quan điểm riêng về cái gọi là đạo đức/toxic của 1 con người. Những yếu tố môi trường hay xã hội thay đổi khiến cho các mức chuẩn này thay đổi, và dẫn tới nhiều người phản ứng như kia. Những ví dụ bác nói là tự thân bác cảm nhận, nhưng hỏi thử bạn thân bác xem nói bác Toxic là như thế nào - biểu hiện ra sao. Mình cần tìm hiểu về thang đo của người khác để xem nó như nào rồi tự mình thay đổi mình sao cho phù hợp. Nhưng nếu như là thang đo không hợp lý thì có lẽ vấn đề không nằm ở bác.
Cám ơn bác nhé. Thằng này chơi thân cả 15 năm nay rồi, nhưng khoảng vài tháng trước thì nó kiểu cũng có khoảng cách. Xong Tết âm thì mình nt với nó, hỏi là có chuyện gì mà xa cách, thì nó bảo do mình toxic nên nó bảo không chơi với mình nữa. Nhưng nếu đi chung nhóm thì nó vẫn bthg. Bản thân mình thì đúng, mình vẫn có những cái không vừa ý tụi nó. Mình cũng cố thay đổi cho hợp với tụi nó.