TP - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Hơn 40.000 giáo viên bỏ việc, khó chồng khó

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 14/8/23.

  1. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,519
    TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Năm học 2023-2024 là năm trọng tâm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 theo chiều sâu với nhiều thách thức như thiếu cơ sở vật chất, thiếu giáo viên trầm trọng, nhưng ngành xác định, đây là năm quan trọng, hiệu quả các phần việc có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện của ngành.
    Năm học hứa hẹn nhiều đổi mới

    Theo ông, đâu là những công việc trọng tâm sẽ phải triển khai trong năm học 2023-2024?

    Có thể nói năm học 2023 – 2024 là năm học hứa hẹn nhiều sự đổi mới ở tất cả các cấp học với nhiều mức độ khác nhau.

    Trong lộ trình đổi mới GDPT, ngành xác định năm học 2023-2024 là năm rất quan trọng với nhiều việc phải làm, tiêu biểu như: đánh giá kết quả triển khai ở 3 lớp 3, 7,10, tiếp tục tiến hành triển khai chương trình SGK mới cho 3 lớp 4,8,11, và chuẩn bị các điều kiện để đổi mới ở 3 lớp cuối cấp là 5,9,12. Tăng cường đổi mới theo chiều sâu đối với các môn học, hoạt động giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
    Ngành xác định, đây là năm học có khối lượng công việc lớn và hiệu quả có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng đổi mới của 12 năm giáo dục phổ thông nói chung, do đó đòi hỏi tập trung cao độ trong việc chỉ đạo, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát.

    Năm học mới, ngành cũng xác định sẽ hoàn thiện các vấn đề về thể chế, tạo động lực, điều kiện cho đổi mới ở những giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là năm thực hiện nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao là Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của T.Ư Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; chuẩn bị xây dựng Luật Nhà giáo và sẽ hoàn thành, trình Quốc hội vào năm 2024. Đồng thời có nhiều yêu cầu đặt ra như tăng cường giáo dục văn hóa, triển khai văn hóa học đường, xây dựng trường học hạnh phúc, phòng chống bạo lực học đường...

    Đây cũng là năm triển khai thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới cho bậc học nền tảng; đưa giáo dục phổ thông mới vào hệ giáo dục thường xuyên, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ triển khai các hoạt động đổi mới đối với giáo dục thường xuyên.

    Chấm dứt chuyện ép mua sách hay SGK kèm sách bài tập

    Những năm trước xảy ra tình trạng khan hiếm SGK, trường học bán SGK kèm sách bài tập, dẫn đến việc nhiều phụ huynh có ý kiến. Năm học này việc chuẩn bị SGK cũng như Bộ GD&ĐT thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nội dung này ra sao, thưa ông?

    Riêng về SGK cho năm học mới, đến thời điểm này, các NXB báo cáo, đã in xong và đang hoàn tất việc phát hành đến các trường học, các địa phương trong phạm vi cả nước. Trước thềm năm học mới, các đơn vị đảm bảo SGK đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu. Trong đó, SGK của năm học mới này, đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11, Bộ Tài chính phê duyệt giá cho thấy, giá sách giảm từ 2-10%.

    [​IMG]
    Theo Bộ trưởng, việc chọn lựa mua SGK ở đâu là trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh.

    Nội dung biên soạn SGK trong những năm bắt đầu còn có một vài bỡ ngỡ, lúng túng, đến nay, việc thẩm định sách triển khai theo nhiều vòng, bài bản nên đã cải thiện hơn nữa về chất lượng.

    Bộ GD&ĐT đã có văn bản chỉ đạo, quy định đối với các địa phương và nhà trường về việc không bán kèm sách tham khảo, sách bài tập cho học sinh. Đây là điều nghiêm cấm. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương phát huy trách nhiệm trong việc tham gia giám sát thực hiện, chấm dứt chuyện ép mua sách hay SGK kèm sách bài tập. Khẳng định rằng, việc chọn lựa mua SGK ở đâu là trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh.

    Phía Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các nhà xuất bản, đặc biệt NXB Giáo dục Việt Nam năm nay phải đa dạng hóa hình thức phát hành, gồm thông qua hệ thống trường học, nhà sách, hiệu sách, qua mạng internet... Do đó, nếu phụ huynh có nhu cầu mua sách ở các hiệu sách sẽ không gặp khó khăn như những năm trước.

    Công việc tăng, chỉ có tiền lương chưa tăng

    Vẫn còn ý kiến cho rằng việc triển khai chương trình GDPT 2018 diễn ra trong bối cảnh chưa chuẩn bị kỹ càng về đội ngũ và điều kiện cơ sở vật chất, vốn là hai trụ cột đảm bảo thành công của đổi mới. Vậy thực trạng hiện nay như thế nào, theo ông?

    Khi triển khai chương trình GDPT 2018, chúng tôi vừa có những khó khăn nội tại của ngành vừa có những khó khăn từ bên ngoài.

    Về đội ngũ, không phải tất cả giáo viên đều sẵn sàng thích ứng vì trước đó một bộ phận các giáo viên đã quen cách làm cũ, có lối mòn. Để khắc phục, chúng tôi đang động viên, hỗ trợ giáo viên để tất cả cùng cố gắng nhằm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Trong công cuộc này, giáo viên được trao quyền chủ động, sáng tạo rất lớn. Từ việc dạy học đến kiểm tra, đánh giá, lựa chọn học liệu… làm sao dạy học phát huy được năng lực cá nhân của học sinh. Tuy nhiên, để học sinh có năng lực mới và tốt như vậy đòi hỏi năng lực của người thầy cũng phải đổi mới và nâng lên rất nhiều. Để đáp ứng, những năm qua, giáo viên rất vất vả với khối công việc nhiều hơn, khó hơn, phải học tập nâng cao trình độ, tập huấn, làm quen SGK mới, học liệu, bài giảng mới…

    “Nhà giáo phải nỗ lực thay đổi rất nhiều trong khi tiền lương chưa thay đổi, cuộc sống không được cải thiện. Đó thực sự là những khó khăn lớn đối với đội ngũ nhà giáo”.

    Một bộ phận không nhỏ giáo viên đã chuyển nghề, nghỉ việc chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, làm ở các khu công nghiệp, làm tự do... Trong vòng 3 năm học kể từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2023, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông nghỉ việc, bỏ việc lên đến con số hơn 40.000 người. Trong đó 2 năm học có số lượng giáo viên bỏ việc nhiều nhất là năm 2021-2022 (khoảng 16.000) và năm học 2022-2023 (hơn 13.000). Ban đầu, chúng tôi đánh giá do tác động của dịch bệnh, đời sống khó khăn dẫn đến đội ngũ nhà giáo rời bỏ nghề nhiều như vậy. Tuy nhiên, khi dịch bệnh lắng xuống, tình trạng đó vẫn tiếp diễn. Bên cạnh con số giáo viên bỏ nghề, trung bình hằng năm có khoảng 10.000 giáo viên nghỉ hưu theo chế độ.

    Trong vòng 3 năm học kể từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2023, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông nghỉ việc, bỏ việc lên đến con số hơn 40.000 người.


    Trong khi đó, từ năm 2020 đến nay, ngành mới được giao chỉ tiêu hơn 26.000 biên chế. Đối chiếu số lượng giáo viên nghỉ việc và giáo viên được tuyển dụng cho thấy đang có sự chênh lệch rất lớn. Tình hình tuyển dụng giáo viên ở các địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, dù được giao biên chế, có chế độ ưu đãi vẫn không tuyển được giáo viên, nhất là giáo viên giảng dạy các môn học như Ngoại ngữ, Tin học, Mỹ thuật, Nghệ thuật. Một số tỉnh có chỉ tiêu lại không tuyển được giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non.

    [​IMG]
    Giáo viên rất vất vả với khối công việc nhiều hơn, khó hơn nhưng chế độ tiền lương chưa tăng.

    Một vấn đề khó khăn nữa là mỗi tỉnh, thành phố có sự quan tâm khác nhau, khó khăn khác nhau dẫn đến đầu tư, đáp ứng điều kiện về trường lớp, phòng học, thư viện, phòng chức năng, phòng học bộ môn… cho đổi mới cũng khác nhau và về cơ bản nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, trước khi đổi mới giáo dục phổ thông, ngành vốn dĩ đã có nhiều khó khăn chưa thể khắc phục các điều kiện về cơ sở vật chất, trường, lớp, trang thiết bị dạy học, thì giai đoạn đổi mới, những khó khăn này đã tăng lên nhiều lần bởi yêu cầu đảm bảo các điều kiện ấy phải tốt hơn nhiều lần.

    Thực tế đến nay tỉ lệ phòng học chưa được kiên cố hóa, phòng học tạm còn chiếm khoảng 30% tổng số phòng học, trường lớp trên cả nước. Đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa ở Tây Nguyên, Tây Bắc, vấn đề này còn trầm trọng hơn.

    Rõ ràng muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhưng nhiều điều kiện tối thiểu chúng ta chưa có được. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của đổi mới mà còn gia tăng sự bất bình đẳng trong giáo dục. Trong khi đó, ở các đô thị lớn lại gặp khó khăn khác. Đó là sự dịch chuyển dân cư cơ học, tăng dân số quá nhanh dẫn đến thiếu trường, lớp. Như Thủ đô Hà Nội, dù thành phố có dành nhiều kinh phí để xây dựng trường lớp nhưng nội đô thiếu thốn quỹ đất. Như vậy, trong bức tranh tổng thể, mỗi nơi đều có khó khăn riêng.

    Đề xuất nâng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, tiểu học

    Vậy ngành có giải pháp nào để khắc phục hạn chế và hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm học này?

    Về cơ sở vật chất, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ kiến nghị với các bộ, ngành từ T.Ư đến địa phương cần đặc biệt quan tâm đến các điều kiện để triển khai đổi mới. Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường hỗ trợ về chuyên môn như tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên thuận lợi hơn trong công việc, bớt căng thẳng, áp lực.

    Cũng liên quan đến đội ngũ, Bộ đã điều chỉnh về đào tạo của các trường ĐH sư phạm nhằm cung ứng nhiều hơn nguồn tuyển giáo viên cho các địa phương. Bên cạnh đó, đơn vị đang hoàn thành việc sửa nghị định liên quan đến đào tạo giáo viên trong năm nay, đặc biệt là Nghị định 116. Việc này được kỳ vọng sẽ mở rộng hơn nguồn tuyển. Bộ GD&ĐT cũng đang làm thủ tục trình Quốc hội cho phép tạm thời tuyển dụng giáo viên mầm non theo chuẩn của Luật Giáo dục cũ, đặt ra yêu cầu đến năm 2030, giáo viên phải đạt chuẩn.

    Đối với chế độ của nhà giáo, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ lấy ý kiến các bộ, ngành khác trình Chính phủ đề xuất nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non và tiểu học. Đến nay, hai bộ đã thống nhất, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo và đang lấy ý kiến các bộ, ngành cũng như thực hiện các thủ tục tiếp theo.

    Đề nghị tinh giảm biên chế theo hướng giảm số người hưởng lương bằng ngân sách và hạn chế cắt chỉ tiêu biên chế giáo dục.


    Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Hơn 40.000 giáo viên bỏ việc, khó chồng khó (tienphong.vn)
     
  2. Nero_XIII

    Nero_XIII The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/2/07
    Bài viết:
    2,420
    pepe-22
    upload_2023-8-14_10-54-20.jpeg
    [​IMG]
     
    HINCODON thích bài này.
  3. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    45,717
    dự sắp có xác chết
     
  4. Achiles88

    Achiles88 Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/6/15
    Bài viết:
    3,932
  5. Bị Tiêu Chảy

    Bị Tiêu Chảy Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    22/2/18
    Bài viết:
    5,622
    Nơi ở:
    HCMC
  6. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,915
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Bộ Dục không quản được nhân sự (biên chế) và tiền nhé haihoibw-png
     
  7. Alucard2005

    Alucard2005 Bolshevik Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/12/10
    Bài viết:
    7,348
    Nơi ở:
    Vô định
    Mấy má bớt bớt dùm...
     
  8. Hỏa ~

    Hỏa ~ Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/3/11
    Bài viết:
    1,084
  9. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,093
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Ui cha khó dữ ta
     
  10. oldangelvn

    oldangelvn Godslayer Κράτος CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/9/05
    Bài viết:
    14,561
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Khó thì để Sò ka làm, việc dễ a e giáo viên làm trước
     
  11. nts_2511

    nts_2511 シェンムー Ryo Hazuki Archer GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    30/4/15
    Bài viết:
    9,612
    Nơi ở:
    Coast City
  12. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Bỏ trường công sang tư à
     
  13. ticareturn

    ticareturn T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/9/06
    Bài viết:
    575
    Ơ lỗi đăng nhập, diễn đàn ko truy cập dc, ko bình luận dc rồi. 404peepo_dead
     
    HINCODON thích bài này.
  14. ryan2714

    ryan2714 Idol dzú bơm Silicon ớ ớ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/6/08
    Bài viết:
    21,990
    Cái quan trọng là cơ sở vật chất thì đéo nói, một lớp gần 50 học sinh, có trường chỉ có mỗi hai cái phòng máy trình chiếu ppt, dạy pp mới đòi tổ chức hđ nhóm nhưng bàn ghế vẫn kê kiểu cũ thì hoạt động nhóm kiểu gì ? KHTN 7 đòi có cổng quang điện với giao động ký để học sinh học về tốc độ và âm thanh trường đéo nào mua nổi. Người thầy có giỏi đến đâu mà ko đưa được dụng cụ thích hợp cho họ thì dạy cái quần què gì được, giống như đưa con tép cho đầu bếp 5sao kêu nấu thành súp bào ngư vi cá mâm cơm 7 món thì nấu thế lol nào được.
    "giáo viên được trao quyền chủ động, sáng tạo rất lớn" nghĩa là dụng cụ thiết bị là thầy cô tự lo nhé, trường tự lo nhé, còn lo ko được kệ mie tụi bây miễn sao phải dạy đúng yêu cầu của tao nhé.
    Giờ chỉ cần một cái đơn giản là xếp bàn ghế lớp học lại thành 4 nhóm mỗi nhóm 10-12 thành viên mà còn éo chịu làm còn đòi hỏi gì.
     
  15. Bị Tiêu Chảy

    Bị Tiêu Chảy Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    22/2/18
    Bài viết:
    5,622
    Nơi ở:
    HCMC
    Việc gì dễ thì làm trước. Việc gì khó đã có dân lo
     
  16. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,915
    Nơi ở:
    Hà Nội
    để xã hội tự vận hành !haha
     
  17. oldangelvn

    oldangelvn Godslayer Κράτος CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/9/05
    Bài viết:
    14,561
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Ko dạy dc thì đứng ra. Ý kiến ý cò, ông bà xưa vẫn học vẫn dạy thành tài đó thôi...peepo_dead
     
  18. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,151
    Nơi ở:
    đà nẵng
    làm giáo tính ra giờ còn chạy tiền trăm triệu mới vào khong ta
     
  19. Achiles88

    Achiles88 Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/6/15
    Bài viết:
    3,932
    Mod ko dễ đâu
    Chủ động , sáng tạo , bánh vẽ tương lai.
     
  20. KQHA0051

    KQHA0051 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/10
    Bài viết:
    2,468
    Nơi ở:
    СССР.США
    Đọc lướt tiêu đề kiểu:


    Hơn 40.000 giáo viên bỏ việc, khó có chồng worry-156
     
    ticareturn, jumper and F4tb01_vn like this.

Chia sẻ trang này