Hội đồng thành phố Birmingham (Anh) đã buộc phải tuyên bố vỡ nợ và ngừng tất cả khoản chi tiêu không cần thiết. Theo CNN, thông báo vỡ nợ được Hội đồng thành phố Birmingham công bố ngày 5/9, sau khi được yêu cầu trả các khoản lương bằng nhau với tổng giá trị lên tới 760 triệu Bảng (956 triệu USD). Đi kèm với thông báo vỡ nợ, thành phố Birmingham cũng tạm dừng mọi chi tiêu, ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu. Bà Sharon Thompson - phó lãnh đạo Hội đồng thành phố cho biết, họ đang phải đối mặt với các vấn đề dài hạn, bao gồm cả trách nhiệm chi trả lương bằng nhau. Bên cạnh đó, bà Thompson nói rằng đảng cầm quyền ở Anh phải chịu trách nhiệm cho việc Birmingham mất đi 1 tỷ Bảng tiền tài trợ. Thành phố Birmingham (Anh) tuyên bố vỡ nợ. Ảnh: Sky News "Giống với mọi thành phố trên cả nước, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức tài chính chưa từng có. Từ sự gia tăng đột ngột về nhu cầu phúc lợi, tới sự sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp và tác động của lạm phát tràn lan", bà Thompson nói. Theo truyền thông Anh, ngân sách của Birmingham được dự báo sẽ thâm hụt 87 triệu bảng Anh (109 triệu USD) trong năm tài khóa 2023-2024. "Việc quản lý ngân sách được thực hiện bởi các hội đồng địa phương. Chính phủ đã thường xuyên hợp tác để giúp các địa phương có thể thu chi hợp lý. Ngoài ra, các hội đồng cũng được yêu cầu phải sử dụng tốt nhất tiền thuế của người dân", phát ngôn viên của Thủ tướng Rishi Sunak cho biết. Thành phố Birmingham hiện là đô thị lớn thứ hai của Anh sau thủ đô London với dân số hơn 1,1 triệu người. Đây là một trung tâm thương mại quốc tế lớn, chủ yếu phát triển ngành dịch vụ. https://vietnamnet.vn/thanh-pho-lon-thu-hai-o-anh-tuyen-bo-vo-no-2185829.html Đó h thấy chính phủ vỡ nợ, h mới thấy thành phố vỡ nợ
Ở Mỹ có thành phố Detroit năm 2013 mà: "Chìm trong khủng hoảng kéo dài, Detroit ngậm ngùi “mang tiếng” là thành phố lớn nhất trong lịch sử Mỹ tuyên bố phá sản với khoản nợ 18,5 tỉ USD. Từng là biểu tượng cho sức mạnh của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ, Detroit (bang Michigan) giờ đây hoang tàn mục nát với những tòa nhà và công xưởng bỏ hoang. Theo tờ The Washington Post, từ năm 2010 đã có 35 đơn vị hành chính khác của Mỹ tuyên bố phá sản nhưng đều có dân số và mức nợ nhỏ hơn nhiều. Kỷ lục cũ thuộc về Jefferson County ở bang Alabama với 4 tỉ USD. Hôm qua, Thống đốc Michigan Rick Snyder phát biểu: “Tôi phải đưa ra quyết định khó khăn này để Detroit có thể làm lại từ nền tảng tài chính vững chắc và hướng đến tương lai. Nộp đơn tuyên bố phá sản là giải pháp duy nhất”. Phát ngôn viên Nhà Trắng Amy Brundage cho biết Tổng thống Barack Obama “theo dõi sát sao tình trạng của Detroit” và Washington vẫn tiếp tục hỗ trợ thành phố này trong những nỗ lực cải thiện nền kinh tế địa phương. Trong vòng từ 1 - 3 tháng tới, tòa án sẽ phán quyết Detroit có được bảo vệ bởi luật phá sản để có thể đàm phán với chủ nợ hay không. Về nguyên tắc, các chế độ phúc lợi xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước vẫn được đảm bảo nhưng chắc chắn chi tiêu công sẽ bị cắt giảm mạnh." https://thanhnien.vn/thanh-pho-detroit-cua-my-pha-san-bieu-tuong-lui-tan-18521141.htm
"Thành phố vỡ nợ" là như nào nhỉ, ko phải nhà nước cung ứng tiền cho các thành phố sao? Hết tiền thì lại xin thêm? Sao ở Việt Nam ko bao giờ nghe đến cái từ này?
Theo lý thuyết thì vỡ nợ là do hoạt động công và chi tiêu công có chi phí vượt quá khả năng chi trả của ngân sách, nếu vỡ nợ có 2 phương án: 1_là cách họ đang làm, tuyên bố vỡ nợ và được bảo hộ tài sản, tìm cách thương lượng về phương pháp trả nợ và lãi từ từ cho các chủ nợ. Theo đó phải cắt giảm mọi chi tiêu của thành phố (trừ chi phí thiết yếu như các chế độ phúc lợi xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước v..v...) 2_Nếu ko thỏa thuận được về vỡ nợ. Thành phố phải nhượng quyền sở hữu các tài sản của chính thành phố cho các chủ nợ (ngắn gọn là tư nhân hóa tài sản công). Điều này thì gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín TP và làm mất đi tài sản công cũng như ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động công nói chung. Ở VN không có vỡ nợ vì 100% các thành phố được nhà nước bảo trợ. Thu dư thì nộp về, thu thiếu thì tiêu bằng số mình có, thiếu quá thì xin ngân sách bên trên rót về chứ ko tự chủ như chúng nó
đến cả hi lạp cả quốc gia vỡ nợ nó con sống khỏe mà nói chung cũng sẽ có thằng to hơn bảo lãnh với điều kiện cắt chi tiêu và các chủ nợ chịu khó thường lượng lại
Vẫn phải trả. Nhưng sẽ phải chấp nhận thu hồi vốn lâu. Nợ tư bản còn lâu mới bùng được. Thậm chí còn phải chịu lãi. Bản thân thằng Hy Lạp cũng là chấp nhận tuyên bố vỡ nợ để được vay tiền trả nợ, nợ này gối nợ kia và buộc bụng đến khi trả hết nợ. Còn không thì cắt đất, bán hết doanh nghiệp trong nước mà trả. Trả được thì hết theo kiểu vỡ nợ thì chắc kinh tế về thời kì đồ đá
Mấy cái thực thể to to như thành phố, nhà nước các kiểu vỡ nợ thì thường nó sẽ thương lượng chủ nợ để tái cấu trúc nợ. Đám đấy số tiền nợ lớn, chủ nợ cũng muốn nó trả tiền cho mình nên thường sẽ trợ giúp.
ở mình miền xuôi nuôi miền ngược nha, cân đối phẩn bổ ngân sách thu-chi địa phương hàng năm đó, đội đầu tàu kinh tế thu nhiều giữ ít để còn phân bổ đến chỗ thiếu.
Không, do việt nam centralize về nhà nước kiểm soát hết. Việt nam mà vỡ là vỡ cả nước. Còn trường hợp ở anh, mỹ thì mỗi thành phổ, tiểu bang sẽ có budget riêng.
Thì về cơ bản vn nhiều tỉnh nghèo rớt ra nên phải có chính sách thu chi cân đối chứ sao? Đa phần anh em lên gvn này đều có đk khá giả nên nghĩ nó đơn giản, chứ khu vực miền núi thì thu gì lại được. Dù thiên nhiên hùng vĩ blala nhưng nhiều chỗ muốn phát triển du lịch được cũng khó vl luôn ý chứ. Còn nếu nói phát triển công nghiệp thì bói đâu ra được.