Multi Thần điện Ninh Tiền Đô 816 bit

Thảo luận trong 'Tin tức - Giới thiệu - Thảo luận chung về game' bắt đầu bởi SPC700, 30/6/23.

  1. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Tiếp tục vẽ cái menu Robot.

     
    troll, leonscors and Sir Artorias like this.
  2. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Kỹ thuật DMA tile được render sẵn giúp giải quyết phần text trong menu một cách gọn gàng sạch sẽ.

     
  3. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,809
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    mới được tặng cái máy snes cổ. ko biết nó có loại băng tổng hợp như NES ko bác nhỉ?

     
  4. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Câu trả lời là không, và có.

    1. Không thể và vì sao không

    Nếu tìm dạng 1 băng tổng hợp nhiều trò (5 trò, 10 trò, 100 trò...) như băng Tàu nhái Famicom cách đây 30 thì không có.
    Lý do là giới hạn đặc thù kỹ thuật.
    Game Famicom/NES thì dung lượng không cao, độ vài chục tới hơn trăm KB.
    Thời 1990 đã có những con chip (Mask Rom) 0.5MB, 1MB rồi nên 1 băng 1 chip có thể chứa được nhiều trò.
    Một điểm nữa là đặc thù của Rom Famicom.
    Do CPU của máy này chỉ đọc được dữ liệu trong 64KB ($0000 - $FFFF), phạm vi khá hẹp cho tất tần tật mọi thứ từ code game tới dữ liệu đồ họa, âm thanh, work ram.
    Vì thế nhiều nhà sản xuất phát triển một kỹ thuật gọi là mapper (cách bố trí dữ liệu trong Rom).
    Khi cần thiết thì có thể đổi từ bank này sang bank khác, trong đó dung lượng của mỗi bank dao động trong khoảng 64KB CPU memory.
    Bằng cách chuyển đổi bank, ta có thể cho CPU đọc được dữ liệu ở ngoài khoảng 64KB.

    Xem giải thích chi tiết ở video bên dưới.



    Cũng nhờ kỹ thuật mapper này mà người ta có thể tạo ra một Rom chứa nhiều trò, miễn là Mask Rom đó đủ sức chứa dung lượng của tất cả các game mong muốn.
    Khi máy Famicom/NES khởi động thì nó luôn nhảy tới một địa chỉ cố định ở một bank cố định.
    Lúc này chỉ cần viết một UI đơn giản cho chọn lựa game, nếu chọn game nào, ấn Start thì CPU sẽ nhảy sang bank tương ứng của game đó.
    Đó là lý do vì sao từ 30 năm trước ta đã thấy nhan nhãn băng Famicom/NES Tàu với nhiều trò.

    Còn đối với máy Sufami/SNES thì mọi chuyện không như thế.
    Dung lượng game của hệ máy này lớn hơn rất nhiều so với Famicom/NES, cỡ từ 0.5MB trở lên, cho tới 4MB là tối đa.
    Một vài game sử dụng chip đặc biệt, cách mapping đặc biệt cho dung lượng game lên tới 6MB, 8MB.
    Trong khi đó thì CPU của máy này có thể đọc dữ liệu trong phạm vi 16MB ($00-0000 tới $FF-FFFF), bao gồm mọi thứ từ code game, dữ liệu đồ họa, âm thanh, work ram.
    Như vậy, về lý thuyết thì nếu có một Mask Rom đủ lớn thì nó có thể chứa được 8 game dung lượng thấp (cho mỗi game là 0.5MB, trong khi Mask Rom lớn nhất với kiểu mapping phổ thông là 4MB).
    Tuy nhiên ở đây có 2 giới hạn khiến việc tạo một băng nhiều trò cho máy Sufami/SNES trở nên khó khăn.

    Đầu tiên là chuyện khởi động (địa chỉ boost).
    Đối với tất cả mọi game Sufami/SNES, khi khởi động thì CPU sẽ nhảy tới một địa chỉ cố định trong Rom để đọc những thông tin về header như kiểu Rom là gì, dung lượng bao nhiêu, có pin hay không, tên game là gì, nhà sản xuất là ai,....
    Phần này thì cũng giống như máy Famicom/NES thôi.
    Tuy nhiên, sau khi đọc thông tin ở địa chỉ cố định này, CPU sẽ nhảy tới địa chỉ được coder chỉ định để xử lý tiếp.
    Do máy Sufami/SNES có thể đọc được dữ liệu trong phạm vi khá rộng nên nhà sản xuất không tạo mapper cho nó.
    Hệ quả của việc này là một khi đã đọc code ở một game thì CPU sẽ vĩnh viễn xử lý code trong các bank của game đó, không thể chuyển sang địa chỉ của game khác đang tồn tại trong Mask Rom.

    Đó là lý do tại sao máy Sufami/SNES ra đời từ năm 1990 nhưng trong suốt thời gian sau đó, ta không hề thấy một băng game lậu nào chứa nhiều trò khác nhau của các hãng khác nhau.
    Dĩ nhiên nhà sản xuất cũng có thể tạo ra một băng game nhiều trò, nhưng tất cả các trò đó đều nằm trong phần bank giống nhau.
    Một ví dụ điển hình là game Ninja Gaiden Triology trên hệ máy này là phiên bản remake và tổng hợp cả 3 phiên bản từng xuất hiện trên Famicom.

    Rào cản thứ hai là mạch in (PCB).
    Như đã nói trên, khi CPU máy Sufami/SNES khởi động thì nó nhảy tới địa chỉ cố định và sau đó vĩnh viễn xử lý code trong cùng những bank giống nhau.
    Vì vậy, giả dụ trong Mask Rom ta chứa dữ liệu của 2 trò, nhưng CPU sẽ luôn đọc code ở trò đầu tiên.
    Muốn nó đọc code của trò thứ hai thì phải cưỡng chế bằng phần cứng, tức thiết lập lại cách đi dây của PCB, thiết kế lại mạch in.
    Cách này khá phức tạp, và người ta chỉ mới thành công trong việc chế ra mạch PCB cho phép đọc game 2, game 3 trong mấy năm gần đây mà thôi (khoảng sau 2015). Tuy nhiên cách này không/khó tạo được UI cho chọn game để khởi động giống như băng lậu Famicom.

    (Thật ra là trong vài năm gần đây, các pháp sư toàn cõi nhân giới cũng đã tạo được mulit-cart, băng game Sufami/SNES có giao diện cho chọn nhiều trò, nhưng số lượng đầu game không nhiều. Cũng có những băng chứa 120 trò Sufami/SNES trôi nổi trên thị trường, nhưng nó thuộc phạm trù ở phần 2)

    Về lý thuyết thì còn một cách nữa để có thể cưỡng chế CPU đang đọc dữ liệu của game này nhảy sang đọc dữ liệu của game kia, bằng cách hack trực tiếp vào dữ liệu của game trước.

    2. Có thể và vì sao có thể
    Như đã nói, CPU của máy Sufami/SNES đọc được dữ liệu trong phạm vi 16MB, nên dù có cưỡng chế bằng phần cứng (PCB) thì số lượng game chứa được cũng không nhiều, khoảng 8 trò là hết.
    Tuy nhiên, phần cứng của máy Sufami/SNES có một điểm hay là phần cứng mở. Nó có thể "hợp tác" với những chip xử lý bên ngoài để cải thiện tốc độ, tính năng mà phần cứng gốc không có. Chẳng hạn như trò Star Fox sử dụng chip đặc biệt để tạo ra hình ảnh 3D mặc dù hệ máy này vốn không có khả năng dựng hình 3D.
    Và trong thư viện chip đặc biệt của hệ máy này, có một con chip đặc biệt được phát triển trong giai đoạn sau này.
    Đó là chip MSU-1 được phát triển bởi byuu (David Kirk Ginder, 1983~2021). Nó cho phép CPU của máy Sufami/SNES đọc dữ liệu trong phạm vi 4GB.
    Một con số khủng khiếp! Nó được ứng dụng để mở rộng dung lượng game Sufami/SNES để chứa âm thanh chất lượng CD-ROM, hoặc chứa dữ liệu hình ảnh để tạo ra những đoạn cutscene AMV trong game.
    Người ta cũng ứng dụng chip này để tạo những băng game chứa nhiều hơn 10 trò.
    Điển hình là băng SD2SNES. Nó cho phép chứa bất cứ game nào vào trong thẻ nhớ SD có dung lượng dưới 4GB, có UI để lựa chọn game.

    Nếu bạn đang tìm một băng game Sufami/SNES có thể chứa nhiều trò và chơi được trên máy gốc thì hãy chọn băng SD/SNES.
    Nó đọc được tất cả mọi game Sufami/SNES từng tồn tại trên đời, cũng như tất cả game sẽ chào đời trong tương lai mà được code bằng kỹ thuật của Sufami/SNES.
    Giá băng SD2SNES khá chát, khoảng 200 USD, nhưng đây là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho tới thời điểm hiện tại.

    Ngoài ra còn có một số lựa chọn dễ thở hơn như bên dưới.
    Đầu tiên là băng Super UFO Pro-8. Nguyên lý của băng này y hệt như cách hoạt động của cái đầu đọc đĩa mềm lậu Super UFO hay những đầu cùng loại (như Alma) thời 1990.
    Ưu điểm của băng Super UFO Pro-8 là đọc được tất cả game không sử dụng chip đặc biệt, không sử dụng cách mapping đặc biệt.
    Nó có giao diện giống hệt đầu Super UFO, nhạc nền cũng giống hệt như thế nên tạo cảm giác hoài cổ không hề nhẹ.
    Ưu điểm khác của nó là cho phép copy Rom (hút Rom) từ băng vật lý, cùng một số chức năng backup/khôi phục dữ liệu save (sram) của game.

    Nhược điểm của băng Super UFO Pro-8 là đọc game rất lâu (ai đã từng chơi đầu game lậu này vào những năm 1990 thì đều biết việc này), và không thể đọc một số game sử dụng chip đặc biệt, không thể đọc tất cả game có mapping đặc biệt cho phép dung lượng game lên 6MB, 8MB. May thay là số lượng game có dung lượng quá 4MB mà băng này không đọc được cũng không nhiều (như Tales of Phantasia, Star Ocean, Tengai Makyō).

    Số lượng băng Super UFO Pro-8 được bán trên thị trường không nhiều, nên nó đang là và sẽ là, luôn là đối tượng săn lùng ráo riết của những tay sưu tập nên giá thành không hề rẻ.

    Tiếp đến là băng Super Everdrive. Đây là băng dễ tiếp cận nhất và có nhiều phiên bản.
    Nhìn chung đây là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn không chơi nhiều game Sufami/SNES.
    Ưu điểm của nó là giá rẻ, nguồn hàng phong phú.
    Nhược điểm của nó là giống hệt nhược điểm của băng Super UFO Pro-8, nhưng tốc độ đọc Rom nhanh hơn tí.
    Nó không có giao diện và những bản nhạc hoài cổ như Super UFO Pro-8, cũng không có chức năng backup Rom/Sram.
    Phiên bản Âu Mỹ thì dùng loại Ram tốt nên load game gần như tức thì.
    Còn phiên bản Tàu giá rẻ dùng loại Ram đểu nên load game lâu hơn.
    Giá thành của bản Super Everdrive Tàu khoảng 1 triệu VND, nhưng cũng là loại băng mong manh dễ hỏng nhất.
    Nếu được thì nên chọn mua Super Everdrive Âu Mỹ, đừng mua băng Tàu.
     
  5. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,809
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    cảm ơn bác đã trả lời thật chi tiết.
    hiện tại nhu cầu ko cao nên chắc bỏ vài trăm mua 2 cuốn băng mario chơi trước xem sao.
     
  6. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Tò mò tí là chơi TV nào nhỉ? Mấy con retro console này mà chơi với TV màn phẳng hiện đại thì xấu mù.
    Ổn nhất là kiếm màn hình CRT dòng BVM/PVM của Sony mà chơi. Còn không thì ít ra là mấy con CRT dân dụng của thương hiệu Nhật mới ổn được.
    Cổng kết nối cũng quan trọng lắm. Kiếm TV nào có cổng S-video trở lên là ổn. Đẹp nhất là cổng RGB. Cổng AV (CRA) được cái phổ biến dễ kiếm nhưng chất lượng kém lắm.

    P/S: nên kiểm tra xem con máy được tặng có phải máy 1 chip hay không.

    STONE BOAT - Khái quát về Super Famicom kỳ #2 (google.com)
     
    LuiBee and Sir Artorias like this.
  7. haman

    haman Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/6/04
    Bài viết:
    4,434
    Nơi ở:
    Axis
    Trước ra tiệm có chơi trò Dragon Ball Z Rpg đánh theo card
    điều thú vị là sau khi load đĩa xong nó ra menu có 4 trò (chỉ nhớ thêm 1 trò là 1/2 Ranma)
    nhưng ko chọn đc
    chỉ chọn đc dragon ball thôi
     
  8. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Chắc là cái trò này?


    Load đĩa mềm xong mà ra menu chọn nhiều trò thì như ý trên có đề cập: hack vào game đó để thêm UI chọn trò. Tuy nhiên việc liên kết từ UI đó tới dữ liệu của trò khác là rất khó.
     
  9. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Giải thích về hiệu ứng thị sai cho cảm giác xa/gần trong bối cảnh bằng Parallax scrolling ở game cổ.

     
  10. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Vẽ tên Pilot bằng kỹ thuật DMA tileset được render sẵn.

     
    thanvohoang thích bài này.
  11. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Nếu hỏi phần nào khó nhất khi dịch một game bất kỳ nào đó thì thường, tôi sẽ trả lời là phần menu.
    Phần này gồm các ô, khung thoại xen kẽ nhau, được thiết kế đặc biệt cho phù hợp với một loại ngôn ngữ nhất định, nên với số lượng ký tự ở ngôn ngữ A thì vừa đủ chỗ trống, nhưng không đủ với ngôn ngữ B.
    Do vậy nên ở hầu hết các bản dịch của fan, và kể cả ở bản dịch chính thức, người ta hay thay đổi ý nghĩa của từ ở bản dịch để có số lượng ký tự vừa với chỗ trống trong menu. Một cách khác thường thấy ở các bản dịch của fan là viết tắt (kiểu "không" thành "kg"), dùng font chữ nhỏ hơn.
    Tuy nhiên những giải pháp trên đều không phải là cách triệt để.
    Muốn có đủ chỗ trống trong menu để viết từ với đầy đủ ý nghĩa như bản gốc mà không thay đổi sang kiểu font chữ khó nhìn hơn thì chỉ có một cách duy nhất là sửa lại thiết kế của menu cho phù hợp với ngôn ngữ đích.



    Ai chơi SRW4 sẽ để ý là ở menu Unit có 2 lần thông tin trùng lặp nhau. Đó là bảng thông tin các chỉ số như kiểu di động và bảng thông tin độ thích ứng của Robot với địa hình, chúng xuất hiện 2 lần ở 2 màn hình. Ở bản dịch, phần khung được thiết kế lại để mỗi bảng chỉ xuất hiện 1 lần ở 1 màn hình, lấy chỗ trống để ghi chữ mà vẫn không thiếu thông tin.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  12. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    LuiBee thích bài này.
  13. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,809
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    bữa khó chọn quá nên mua đại cuốn mario về chơi trước thôi bác.
    tks bác, cuốn này chơi được thì hay quá. để mình đặt.
    ps: mà sao nó có 4 loại ấy nhỉ??
     
  14. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Màu vỏ khác nhau thôi.
    Ah mà lúc mua phải để ý xem cái máy của mình hệ gì. Vỏ băng này cho hệ SNES (US).
    Còn nếu máy hệ SFC thì phải mua băng khác.
    Ruột chúng nó giống nhau nhưng vỏ khác nhau, không nhét băng hệ này vào máy hệ kia được, trừ khi dùng adapter.
     
    LuiBee thích bài này.
  15. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,809
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    máy mình là con màu tím này ợ. này là US nhỉ.
    edit: gg ra cái y chang của mình với cuốn băng luôn
    [​IMG]
     
    dangquocthai2 thích bài này.
  16. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Máy này là SNES Mỹ, nó đọc được Rom JP nhưng không cắm được băng JP.
    Muốn chơi trò hệ JP thì có mấy cách sau:
    - Mua thêm adapter, gắn cuốn băng JP lên adapter rồi gắn adapter lên máy này
    - Tháo vỏ băng JP ra, cắm trực tiếp mạch in PCB vào khe cắm băng
    - Cắt bớt cái cơ cấu chặn băng JP bên trong máy (xem GG)
    - Copy trò JP vào Super Everdrive hoặc SD2SNES rồi cắm mấy băng đó vào máy này
     
    dangquocthai2 and LuiBee like this.
  17. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,809
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    :7onion:vậy mua cuốn băng trên ali đó là ổn bác ha.
     
  18. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    Nên cân nhắc. Mua cuốn băngAli kia chắc cũng ổn, nhưng không biết nó hoạt động kiểu gì. Nếu nó dùng thẻ nhớ chứa Rom thì mua ngay, sau còn bỏ thêm Rom ngoài vào chơi được.Nếu nó dùng kiểu IC chứa nhiều trò thì có khi mua Everdrive dùng thẻ nhớ để chủ động trò nào muốn chơi thì chép vào, sau còn chơi được mấy bản dịch.
     
    LuiBee thích bài này.
  19. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,809
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    tks bác, mình có hỏi nó thì là loại chép game khác vào được chứ ko phải game cố định. Cũng đã đặt rồi, chờ về xem sao. Cái everdrive cũng hơi mắc tiền nên thôi chơi thử cái này trước.
    upload_2023-11-5_16-43-54.png
     
  20. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,159
    [​IMG]

    Trừ phần text của thoại chính, tất cả text trong menu ở bản dịch này đều là dạng pre-render, tức hình ảnh được vẽ sẵn từ trước.
    Đây sẽ là 'bản dịch được chỉnh sửa hình ảnh nhiều nhất'


     
    vhbdragon thích bài này.

Chia sẻ trang này