Multi Thần điện Ninh Tiền Đô 816 bit

Thảo luận trong 'Tin tức - Giới thiệu - Thảo luận chung về game' bắt đầu bởi SPC700, 30/6/23.

  1. dangquocthai2

    dangquocthai2 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/12/06
    Bài viết:
    3,929
    DQ thì classic nhất chắc là 5 với 8, bản mới nhất 11 cũng rất hay, cơ mà mình cày nhiều nhất là cái của nợ 9 T_T. Farm max 999 strength cầm Uber Falcon Blade chém boss xưng mồm luôn, bên DQ9 hài cái nữa là nếu max weapon vocation thì chuyển class khác vốn không dùng được loại vũ khí đó thì giờ có thể dùng được, kết quả là nguyên team 4 uber falcon blade, Sage cũng max 999 strength cầm uber chém như đúng rồi luôn.
     
    phanthieugia thích bài này.
  2. Kakeruga

    Kakeruga Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/2/23
    Bài viết:
    1,004
    Quá đã bác ơi.
     
  3. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,058
    Cập nhật link hướng dẫn hack Tear Ring Saga ở post #1

    Kỵ sĩ vàng Erunsth trong Tear Ring Saga là nhân vật rất mạnh, và khi xuất hiện ở MAP 10 thì người chơi không thể đánh bại được anh ta. Bởi khi gần hết máu, anh ta tự động né tất cả các đòn đánh, bất chấp tỷ lệ đánh trúng của phe ta là 100%.
    Bài viết dưới đây hướng dẫn cách hack máy PS để khiến Erunsth không còn tự động né đòn khi gần chết.

    [​IMG]

    STONE BOAT - Tear Ring Saga (google.com)

     
    anhquanhs and Kakeruga like this.
  4. Kakeruga

    Kakeruga Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/2/23
    Bài viết:
    1,004
    Đang chơi lại Tear Ring Saga luôn, cám ơn bác nhé.
     
  5. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,058
    Lâu lâu nghịch FF8, bản PSX.

    [​IMG]

    Soi mặt đáy của Selphie.



    Phá giới hạn 9999.

     
  6. badbaby_000

    badbaby_000 Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/5/06
    Bài viết:
    1,479
    Nơi ở:
    Hà nội
    Phá bỏ giới hạn hay quá bác nhưng mà dân lười + không có phần mềm,thì chắc đợi ai làm sẵn rồi share link down rồi triển
     
  7. Kakeruga

    Kakeruga Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/2/23
    Bài viết:
    1,004
    Bác mà có thời gian dịch mấy con jrpg hay tactic turnbased cổ của Snes thì hay quá. Bị mê văn phonh dịch của bác. Thấy nó hợp mấy con game Nhật lạ kỳ. Mà bác cho mình hỏi bản dịch ff9 đã ra full chưa ha bác.
     
  8. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,058
    Nói chính xác là SFC (Super Famicom) mới nhiều RPG hay, chứ SNES chỉ có một số ít thôi. Cũng mong muốn dịch hết đám RPG của SFC mà không có bản SNES (tiếng Anh).
    Đối với mình bây giờ thì PSX, FC, SFC nằm trong lòng bàn tay, muốn làm gì cũng được nên bản dịch sẽ không chỉ là bản dịch, mà còn thêm nhiều thứ khác.
     
    lion_heart3110 and Kakeruga like this.
  9. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,058
    "Gâu Gâu Pâu-quơ rên gơ~"

    Đó là câu hát cửa miệng của thế hệ trẻ tân thời hồi sau năm 1993, sau khi băng VHS về "5 anh em rô-bô" (MMPR- Mighty Morphin Power Rangers) khuynh đảo các cửa tiệm cho thuê băng đĩa thời đó. Dĩ nhiên, khỏi phải nói về sức nóng của Power Rangers, và nó vẫn còn nóng tới tận bây giờ.
    Và tất nhiên, anh em mê chơi điện tử thời đó không khỏi không biết con game này, một trong những game hay nhất về 5 anh em rô-bô, một game đi cảnh hay trên máy SNES.
    Thế nhưng chắc chắn là chưa ai từng được chơi bản MMPR nào như trong clip này. Đây không phải là bản dịch ngôn ngữ. Bởi cái game này vốn không hề có thoại.
    Toàn bộ lời thoại ở bản này là lời thoại chế cho vui, và cũng chỉ để kiểm chứng khả năng coding mà thôi.

     
  10. Hakbit

    Hakbit You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/07
    Bài viết:
    8,876
    Nơi ở:
    Hanoi
    SFC với SNES tưởng là 1 chứ :0
     
  11. FINAL KOJIMA XVI

    FINAL KOJIMA XVI Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    8/12/23
    Bài viết:
    207
    Hồi xưa thích bản này hơn bản đi 2 người có Tommy trắng. Vì bản này có biến robot khổng lồ, thứ mà 5 anh em siêu nhân luôn phải có.
    Trước đó thì có 5 anh em đại bàng trên máy Nes cũng làm được. Để dành mãi mới đủ tiền để chơi về nước. pepe-38
     
    SPC700 thích bài này.
  12. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,058
    Ruột bên trong là 1, nhưng hình thức khác nhau.
    Bình thường băng SNES không chạy được trên máy SFC và ngược lại.

    Uh bản 1 này hay hơn bản 2 ở nhiều điểm. Đáng kể nhất là nó có nhiều animation, còn bản 2 có thằng Tommy nó đơn điệu nhàm chán.



    Còn bản Famicom có ráp Rô-bô là Jetman, không phải PR.
     
    FINAL KOJIMA XVI thích bài này.
  13. Alphamon

    Alphamon Legend of Zelda Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/10/07
    Bài viết:
    960
    Xưa mê bản trên với bản robo đối kháng này vãi worry-10

     
    Tyrant 076 thích bài này.
  14. Tyrant 076

    Tyrant 076 KỲ THỦ CỜ VÂY CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/8/06
    Bài viết:
    14,656
    Nơi ở:
    Nha Trang
    this, hồi đó có ông kia ghi ra hết nút combo trên giấy, cả đám như vớ phải bí kíp, nguyên quán đánh robo trắng combo lên gối =))
     
  15. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,058
    Minh họa cách hoạt động của định dạng ảnh TIM (Sony PlayStation) bằng Excel.
    Trong clip là một kiểu TIM khác thông thường, được dùng để tạo font chữ trong khá nhiều game như Legend of Dragoon, FF7~9.

     
    anhquanhs and Sir Artorias like this.
  16. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,058


    Một trong những game PS1 mà tôi chơi nhiều nhất trong thời cấp 3, và tới tận bây giờ vẫn còn đam mê, lại là một game không mấy người biết tới. Đó là "Shin Jidai-geki Action - Rasetsu no Ken" (新時代劇アクション 羅刹の剣) của hãng Konami phát hành cho máy PlayStation vào năm 1999. Game này được hãng tung ra bản Anh ngữ chính thức một thời gian sau đó, với nội dung và lối chơi không có gì khác bản tiếng Nhật, nhưng hình thức trở nên màu mè hơn ở một số chỗ để phù hợp với văn hóa Âu Mỹ khi nghĩ về cái gọi là "thuần Nhật".
    Tên game được đổi thành "Soul of the Samurai" (bản US) hay "Ronin Blade" (bản EU) ở thị trường Âu Mỹ.
    Nói một cách ngắn gọn, đây là phiên bản game của thể loại Jidaigeki (thời đại kịch) giống như series Tenchū của Acquire/From Software, và là một game trong những game "thuần Nhật" hết nước mà tôi từng biết.

    Bàn về tên game, "Rasetsu no Ken" có nghĩa là thanh kiếm của La sát (La sát chi kiếm), còn tiền tố "tân thời đại kịch" (Shin Jidai-geki) trong tên game có ý nói: bản game này là một loại "thời đại kịch" (Jidai-geki) kiểu mới. Vậy "thời đại kịch" là gì? Đó là một thuật ngữ phim ảnh của Nhật, chỉ thể loại phim cổ trang, phim lịch sử với bối cảnh nước Nhật qua các thời phong kiến như thời Heian (Bình An), thời Sengoku (Chiến quốc), thời Edo (Giang Hộ),... Còn thể loại tiểu thuyết viết về đề tài này thì được gọi là "thời đại tiểu thuyết" (Jidai-shōsetsu). Nói đại khái thì vị trí của thể loại "thời đại kịch" hay "thời đại tiểu thuyết" trong lòng quốc dân Nhật Bản cũng giống như vị trí của phim ảnh/tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung hay Cổ Long trong lòng người Việt vậy.

    Để cho dễ hình dung thì tôi liệt kê một vài cái tên phim ảnh/truyện tranh/manga được xếp vào cùng thể loại "thời đại kịch".
    Về phim ảnh thì hầu hết mọi người đều biết "7 Samurai" của Kurosawa Akira hay "47 Samurai", hay series "Kozure Ōkami" (sói mang con/bản tiếng Anh gọi là "Lone wolf and cub",....
    Về manga thì có Rurōni Kenshin, Kozure Ōkami,...
    Về game thì có Tenchū, Onimusha, Bushidō Blade, Nioh, Sekirō, Ghost of Tsushima,...
    Tất cả những cái tên đó đều được xếp vào thể loại Jidai-geki giống "Rasetsu no Ken", chủ đề của bài lần này.

    Vốn say mê thể loại "thời đại kịch" ngay từ khi còn nhỏ, qua những bộ phim được chiếu trên VTV như "47 Samurai" (Chūshin-gura) hay "Shōgun" (năm 2024 Netflix đang chiếu bản remake), nên khi vừa biết đến "Shin Jidai-geki Action - Rasetsu no Ken" qua một người bạn học là tôi say mê đắm đuối. Dưới đây là những lý do khiến tôi chấm điểm game này 10/10, nhưng có một từ "nhưng". Đó là... dù nó được 10/10 nhưng không được mấy người biết tới. Thật sự là một điều đáng tiếc. Chính game này là động lực để tôi dịch/xuất bản một vài bộ "thời đại tiểu thuyết" trong những năm tháng ngồi ở ghế Đại học, và dịch một số bộ "thời đại kịch" trong thời gian sau đó.

    Cái hay đầu tiên là về nội dung.
    Câu chuyện bắt đầu vào thế kỷ 17 tại một phiên trấn giả tưởng ở nước Nhật là phiên Matsuna. Tàu chở vàng của Mạc phủ (chính quyền trung ương) bị đắm khi đi qua vùng biển của phiên trấn này nên Mạc phủ phái một đội mật thám đi điều tra, nhưng rốt cuộc họ bị đám nha dịch của phiên trấn này sát hại hết, chỉ còn một nữ mật thám sống sót. Đây là một trong hai nhân vật chính của game.
    Cùng lúc đó, có kiếm khách giang hồ sau một thời gian lang thang trau dồi kiếm nghệ đã trở về phiên trấn này, trên đường đến thăm một người bạn thì gặp cảnh nữ mật thám bị vây đánh. Thế là chàng võ sĩ giang hồ ra tay nghĩa hiệp, cũng từ đó giữa hai người phát sinh mối nhân duyên, và họ biết được chúa phiên đang âm mưu làm lớn để lật đổ chính quyền Mạc phủ. Để có sức mạnh lật chính quyền thì chúa phiên dùng tà thuật biến hết người trong phiên trấn thành những thây ma chiến đấu.
    Lối kể chuyện của game khá độc đáo khi tách phần chơi của hai nhân vật thành ra riêng biệt. Nội dung phần chơi của chàng kiếm khách khác biệt hoàn toàn với nội dung phần chơi của nữ mật thám. Và câu chuyện chỉ hoàn toàn kết thúc khi người chơi hoàn tất cả hai phần chơi của hai nhân vật này. Mỗi phần chỉ là một nửa của bức tranh tổng thể.
    Tiến triển của câu chuyện trong game này toát lên được bầu không khí lạnh lùng, nghiêm túc, tàn bạo một cách rốt ráo của thể loại "thời đại kịch". Game này không có những tình tiết nam nữ sướt mướt như những cặp đôi trong game khác.

    Vậy đấy, nhân vật chính trong game chẳng có ai là Samurai nhưng thời trước, người Âu Mỹ cứ mặc định tất cả người Nhật mặc đồ cổ phong, biết đánh kiếm đều là "Samurai". Cho nên tên game bị đổi thành "Soul of the Samurai" ở bản Mỹ cũng không phải chuyện lạ.

    Cái hay tiếp theo là về gameplay.
    Có thể nói đây là phiên bản tiền thân của Onimusha, cũng với bối cảnh thời phong kiến Nhật Bản với nhân vật chính là tay kiếm khách cừ khôi đi chặt chém lũ thây ma (zombie). Mô-típ của game này cũng khá giống với Onimusha hay Bio Hazard của Capcom.
    Nhưng không chỉ có thế, điểm đặc sắc của "Rasetsu no Ken" nằm ở hai lối chơi hoàn toàn khác biệt nhau của hai nhân vật chính. Nếu điều khiển chàng kiếm khách giang hồ thì cứ hình dung game này như Onimusha với những màn đấu kiếm nảy lửa, số lượng vũ khí phong phú và chiêu thức kiếm thuật có chiều sâu đáng kể. Còn khi chọn nhân vật nữ mật thám thì ngoài những màn đấu kiếm, ta còn có những màn bay nhảy, ném ám khí đúng kiểu game Ninja. Konami xây dựng gameplay cho hai nhân vật này cực kỳ xuất sắc. Dù là ở phần chơi nào đi nữa thì lối chơi của từng nhân vật đều rất ấn tượng. Và đây là game duy nhất trong thể loại của nó mà tôi biết trong thời PS1, cho phép mỗi nhân vật có một lối chơi riêng biệt.
    Điểm thú vị nhất trong hệ thống gameplay này là khái niệm "Issen", chiêu thức gây sát thương cực lớn ngay khi đối thủ vừa ra đòn tấn công ta. Khái niệm "Issen" là quan niệm cốt lõi trong hệ thống võ thuật/kiếm thuật Nhật Bản. Trong những năm sau đó, Capcom đã kế thừa yếu tố này và phát huy nó cực kỳ thành công trong series Onimusha của họ. Nói không ngoa, "Rasetsu no Ken" là game đầu tiên đề cập tới khái niệm này.
    Và không chỉ có thế, "Rasetsu no Ken" còn ăn tiền ở số lượng vũ khí đa dạng. Vũ khí của chàng kiếm sĩ là những thanh Katakana, còn vũ khí của nữ mật thám là đoản kiếm, phi tiêu Shuriken các loại và đủ kiểu bom đạn. Số lượng vũ khí khá nhiều, nhưng không có món vũ khí nào giống vũ khí nào. Từng món từng món đều có những đặc trưng riêng như độ sắc bén, độ dài, cân nặng và tuyệt chiêu đi kèm với nó. Có thanh thì dài, tầm với tốt nhưng tốc độ ra đòn chậm, có thanh thì cho phép chém cực nhanh nhưng tầm với ngắn, sát thương không tốt,... Và những món vũ khí cuối cùng trong game được giấu rất kỹ, rất khó tìm. Để tìm được chúng thì người chơi phải kết nối các manh mối từ những mảnh thông tin rời rạc đã tìm được trong suốt quá trình chơi. Về phần này thì khá giống với kiểu tìm Item/vũ khí trong Dark Souls của From Software.

    Và "Rasetsu no Ken" là game duy nhất mà tôi biết trong thời của nó cho phép nhân vật có đủ 3 kiểu đánh kiếm của người Nhật: nhất đao (đơn kiếm), nhị đao (song kiếm) và cư hiệp (Iai, thuật rút kiếm nhanh khi còn trong vỏ). Ngay cả series Onimusha của Capcom trên PS2 sau đó cũng không có đầy đủ 3 lối đánh nay.

    Lại nữa, "Rasetsu no Ken" không chỉ đơn thuần là một game chặt chém khi lồng ghép yếu tố RPG vào đó. Chém được một tên địch, bạn nhận EXP. Khi đầy EXP thì bạn học được một tuyệt chiêu mới. Và khi thi triển tuyệt chiêu thì tốn mana. Sát thương, tốc độ đánh, tuyệt chiêu cũng khác nhau khi thay đổi vũ khí. Đây là những yếu tố cơ bản của một game RPG.

    Cái hay thứ ba là về âm nhạc.
    Nói về mảng này, theo ý tôi thì có lẽ trừ Tenchū ra thì thật sự không có game nào cùng thể loại với "Rasetsu no Ken" mà xếp chung mâm được với nó. Itō Yasuhisa sử dụng các nhạc cụ truyền thống như đàn Shamisen, đàn Koto, còi vỏ ốc (Horagai) để tạo nên những giai điệu hiện đại cho game. Nhưng, mặc dù là giai điệu hiện đại, nhưng, tất cả BGM trong game đều toát lên một tinh thần cực kỳ truyền thống. Nó truyền thống theo một kiểu rất mới chứ không phải kiểu xa lệch truyền thống trong nhiều game cùng thể loại khác.
    Sử dụng nhạc cụ truyền thống để chơi theo lối mới là điều thường thấy trong phim ảnh/game về chủ đề Nhật Bản cổ phong này. Là một người đam mê nhạc cụ, âm luật của nền âm nhạc Nhật Bản thời cổ thì tôi đều chê nhạc của hầu hết game thuộc thể loại này vì âm hưởng của chúng quá xa rời truyền thống. Nó giống như một người hiện đại cố gò ép mình vào bộ trang phục cổ phong, trong khi cử chỉ điệu bộ lại hiện đại hại điện nên trông rất lạc quẻ.
    Còn với âm nhạc của "Rasetsu no Ken" thì nó giống một con người hiện đại nhưng đã học hành bài bản về lối sống, nếp nghĩ, cử chỉ điệu bộ của con người thời cổ. Cho nên khi khoát lên mình bộ cổ phục thì, mặc dù vẫn là con người hiện đại nhưng con người đó đã hòa hợp hoàn toàn với tinh thần của cổ nhân, cho nên không có xung đột giữa nội dung và hình thức cổ phong.
    Trong suốt đời chơi game thể loại này thì tôi thấy chỉ có series Tenchū và game này làm cực tốt mảng âm nhạc.
    Trong "Rasetsu no Ken" có đầy đủ những giai điệu thể hiện đủ mọi cung bậc cảm xúc của nhân vật.
    Nhẹ nhàng tình cảm có. Bi thương mất mát khi người thân thích lìa đời có. Cảm giác cứng đờ không nhấc nổi chân khi bị một tay kiếm khách ghê gớm nhìn chằm chằm với sát khí đằng đằng cũng có luôn. Tất cả đều có, đều rất truyền thống nhưng cũng rất hiện đại.

    Một cái tốt nữa là cách điều khiển.
    Cách điều khiển của game này khá lạ lùng. Lúc mới chơi thì có lẽ ai cũng có chút bỡ ngỡ vì nó không giống cách điều khiển của những game 3D khác, càng không giống cách khiển nhân vật trong game 2D truyền thống. Có thể hình dung nó gần giống với kiểu điều khiển trong Onimusha hay Bio Hazard của Capcom, nhưng dễ chịu hơn, trực quan hơn rất nhiều. Ngoài các nút di chuyển thì bạn có một nút để cất kiếm vào bao, lấy kiếm ra. Trừ Tenchū 2 ra thì tôi chưa thấy game nào dành hẳn một nút để nhân vật cất kiếm/rút kiếm. Và animation khi nhân vật cất thanh song kiếm cũng cực kỳ ngầu. Nút đánh khi kết hợp đúng lúc đúng thời điểm với nút đỡ thì có thể ra đòn tất sát Issen lấy mạng địch thủ trong một nhát chém. Nếu lệch thời điểm một tí thì sự kết hợp này lại trở thành kiểu đỡ gạt làm lệch đòn đánh của đối thủ. Cách điều khiển rất thú vị và sâu sắc.

    Tổng kết, "Rasetsu no Ken" là một game xuất sắc ở mặt nội dung, gameplay phong phú, có chiều sâu và âm nhạc đỉnh cao. Từng mảng đều có chiều sâu của nó, tạo nên vẻ thú vị cho bức tranh tổng thể. Đây là một viên "thạch trung ẩn ngọc" không được thời, không được người ta biết tới.
    Còn về mặt hình ảnh thì có lẽ không có gì nhiều để mà nói. Do ra đời vào năm 1999, khoảng giữa vòng đời của máy PlayStation nên hình ảnh của "Rasetsu no Ken" khá ổn, mặc dù cũng không phải xuất sắc. Hình khối của nhân vật ở mức hợp nhãn, không cục mịch như FF7 của Square Soft.
     
  17. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,767
    Bài này tầm 15, 20 năm trước lên mấy tờ việt game tgg ổn áp lắm nè. Làm mục riêng game cũ mà hay cho mỗi đồng chí này thầu bao sân bao tín.
     
    Sir Artorias and SPC700 like this.
  18. Hakbit

    Hakbit You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/07
    Bài viết:
    8,876
    Nơi ở:
    Hanoi
    Trò này là soul of samurai nè, hồi cấp 2 cấp 3 gì đó chơi chả biết mẹ gì về tiếng anh mà vẫn phá đảo mấy lượt, lấy được hầu hết các thanh kiếm trong game worry-101. Trò này còn có kiểu nếu đánh đúng lúc địch bắt đầu chém thì mình sẽ phản đòn và kill đối phương trong 1 hit, boss hình như vài hit - cho mình khái niệm về phản đòn đúng lúc worry-46. Đúng là ít game chơi chịu khó mò mẫm thật.
     
  19. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,058
    Trò đợi đối phương tấn công mình rồi phản đòn 1 hit kill trong game gọi là Issen (nhất thiểm), nghĩa là một ánh chớp loé lên. Đây là game đầu tiên áp dụng yếu tối này, sau đó là tới Onimusha. Yếu tố này bắt đầu từ một ý niệm đơn giản trong nền võ nghệ Nhật Bản. Ở trạng thái bình thường, khi ta tấn công thì địch có thể đỡ hoặc né đòn. Nhưng khi địch chủ động tấn công ta mà ta nhè lúc đó tấn công lại thì địch không thể đỡ hay né đòn.
     
  20. Nô ngây thơ

    Nô ngây thơ Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    8/4/17
    Bài viết:
    5,225
    upload_2024-4-15_22-58-35.png
    upload_2024-4-15_22-58-55.png
    upload_2024-4-15_22-59-30.png
    upload_2024-4-15_22-59-51.png
    Mới kiếm được nguồn từ bên Nhật, mua cả đống, giá rẻ chát peepo_cool
     

Chia sẻ trang này