[VB]Những mảnh đời bất hạnh đang được Đại đức Thích Minh Đạo cưu mang

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi daltons, 28/5/24.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Cháo Gỏi Vịt

    Cháo Gỏi Vịt Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/7/20
    Bài viết:
    954
    Liên quan đến tình yêu. Thực lòng yêu nhau, muốn sống với nhau đến với nhau thì có gì mà dâm dục chứ?
    Đéo yêu con người ta, cái thấy body đẹp vl muốn chick. Em nghĩ đó là tà dâm.
     
    aoden thích bài này.
  2. Vì Tôi Chơi Dại

    Vì Tôi Chơi Dại Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    27/4/23
    Bài viết:
    948
  3. _TNT

    _TNT Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/12/09
    Bài viết:
    3,160


    Có sư Minh Thiền này nói sư Minh Tuệ đúng nè nhưng sư không bị bắt lên sám hối như sư Minh Đạo. Thế là sao nhỉ? :-?
     
  4. wubim

    wubim Cơ trưởng U60 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/5/09
    Bài viết:
    21,035
    nô khum saiworry-145
     
  5. Hoa Simp Tím

    Hoa Simp Tím Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    27/1/23
    Bài viết:
    4,871
  6. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    42,065
    Hoan lạc ... à nhầm hoan hỉ đi anh Sề Worry-180
     
  7. BillGatesBoss

    BillGatesBoss Sam Fisher, Third Echelon Agent ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/3/05
    Bài viết:
    15,445
    nhìn quả ông đi tất, ông đi xỏ ngón, ông đi tổ ong, có ông đi tất đi cái xỏ ngón cười vl =)))
     
  8. Thư ký chủ tịch

    Thư ký chủ tịch Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    10/9/23
    Bài viết:
    4,295
    Nơi ở:
    Văn phòng
    Lock típ thui
     
  9. Shift&Delete

    Shift&Delete Mega Man

    Tham gia ngày:
    28/7/21
    Bài viết:
    3,051
    Nơi ở:
    BMT
    Tất nhiên là tu để giải thoát thì ko chỉ có mỗi sửa.
    Nhưng giữ Giới sửa mình là bước đầu tiên phải có của người tu sĩ Phật giáo.
    Nên mị mới bảo tu là phải sửa.
    Tu mà ko sửa, ko giữ Giới thì là tu hú cmnr chứ giác ngộ thế méo nào được.

    Đến cái cơ bản là giữ Giới kia mà rất nhiều người đã xuất gia trong GH hiện tại còn làm ko xong. Thì bàn đến những cái cao xa hơn làm gì???


    Còn chuyện mấy vị tổ bên khựa thì sách khựa nói thế thì nghe thế thôi, độ chính xác thì chả biết đấy là đâu dc đâu.
    Tổ là bên đấy nói thôi, chứ chắc gì đã chứng quả thật.
    Đừng khẳng định như đinh đóng cột vậy.
     
    MAGNUM44 and zuzu90 like this.
  10. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    42,065
    Tu là ngộ, không phải sửa
     
    zondaR thích bài này.
  11. Siscon

    Siscon Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/8/11
    Bài viết:
    10,865
  12. Hổ mập

    Hổ mập One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    14/12/22
    Bài viết:
    7,554
    Nơi ở:
    Gầm cầu Phú Mỹ
    [​IMG]
     
  13. thanhkiem1

    thanhkiem1 Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/10
    Bài viết:
    5,735
    tu lấy giới làm đầu, lấy giới bao bọc thân thể tâm hồn, lấy giới để mà an lạc chứ :))
    Người tu không giới khÁc gì người đời không mặc quần áo
     
  14. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Đạo là con đường để tới giác ngộ. Có rất nhiều con đường để tới đích, có người sẽ đi con đường dài có người đi đường ngắn. Quan trọng là chọn được con đường phù hợp với mình. Tu là lựa chọn đi trên con đường đó để giác ngộ chứ không có gì cao siêu cả. Phải nhớ là tu tại tâm, con đường đó đi vào trong tâm. Muốn đi đúng đường thì phải phụ thuộc vào bản thân mình, chứ không có ngoại lực nào mà giúp mình tu được cả.
     
  15. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    tối qua bị sốt, nên chưa post bài trả lời dc sỏy
    Qua 1 đêm tìm các kinh đển từ tiểu thừa ( vì sư Thông lạc chê bai kinh đại thừa)
    nhưng tìm thấy các bài giải thích rất chi tiết (theo đúng kinh tiểu thừa nên mình post cho ban tham khảo, vì minh viết theo ý mình có thể ko chuẩn)




    THẦY THÔNG LẠC KHÔNG ĐẮC THÁNH QUẢ A LA HÁN, CŨNG KHÔNG ĐẮC QUẢ VỊ NÀO TRONG TỨ QUẢ.
    A. ĐỊNH NGHĨA THÁNH QUẢ A LA HÁN

    A La Hán (S: Arhat, P: Arahant, H: 呵 羅 漢): Là một trong bốn quả Thánh Thanh Văn, cũng là một trong mười hiệu của Đức Thế Tôn. Cũng gọi là A Lư Hán, A La Ha, A Ra Ha, A Lê Ha, Át Ra Hạt Đế, gọi tắt là La Hán, Ra Ha. Dịch ý là Ứng, Ứng Cúng, Ứng Chân, Sát Tặc, Bất Sinh, Vô Sinh, Vô Học, Chân Nhân. Chỉ cho bậc Thánh đã dứt dược hai hoặc: Kiến Hoặc, Tư Hoặc trong ba cõi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới; bậc chứng được Lậu Tận Trí, xứng đáng nhận lãnh sự cúng dường của Chư Thiên và nhân loại. Quả vị này chung cả Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) và Phật Thừa (Đại Thừa), nhưng nhiều người thường giải thích theo nghĩa hẹp để chỉ quả vị cao nhất trong Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa). Nếu nói theo nghĩa rộng thì quả vị A La Hán chỉ chung cho quả vị cao nhất trong Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) và Phật Thừa (Đại Thừa).

    Theo Luận Thành Duy Thức, quyển 3, của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, quả vị A La Hán là quả vị Vô Học thông cả ba Thừa, và là một trong mười hiệu của Như Lai, tên gọi khác của Đức Thế Tôn.

    Theo Luận Câu Xá, quyển 24, của Bồ Tát Thế Thân, A La Hán là một trong bốn quả Thánh Thanh Văn, là quả vị cao nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa).

    Có thể chia làm hai loại:

    1. A La Hán hướng: Chỉ các vị đang ở giai đoạn tu hành, đã đạt đạo quả A Na Hàm, đang tiến hướng đến quả vị A La Hán.

    2. A La Hán quả: Chỉ các bậc Thánh đã đoạn trừ hết thảy mọi phiền não, được Lậu Tận Trí và nhận lãnh sự cúng dường của Trời, Người. Các bậc chứng được quả vị này thì không còn pháp nào phải học nữa, vì thế gọi là Vô Học, Vô Học Quả, Vô Học Vị. Nếu bậc này hoàn thành Tám Thánh Đạo từ Vô Học Chính Kiến đến Vô Học Chính Định và Mười Pháp Vô Lậu Vô Học Giải Thoát, Vô Học Chính Trí v.v… thì gọi là Thập Vô Học Chí.

    Về nghĩa chữ A La Hán, theo Đại Trí Độ Luận, quyển 3, Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 37 phần đầu, Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập, quyển 1, quyển 2 nêu ra 3 nghĩa là Sát Tặc, Bất Sinh Ứng Cúng.

    1. Sát Tặc: Là giết giặc. Giặc là Kiến Hoặc và Tư Hoặc. Bậc A La Hán có khả năng đoạn trừ Kiến Hoặc và Tư Hoặc trong ba cõi, nên gọi là Sát Tặc hay Giết Giặc.

    2. Bất Sinh: Là Vô Sinh tức là không tái sinh. A La Hán chứng đắc Niết Bàn, không còn bị luân hồi sinh tử trong ba cõi sáu đường, thoát khỏi sinh tử luân hồi nên gọi là Bất Sinh hay Vô Sinh.

    3. Ứng Cúng: A La Hán đã được lậu tận, dứt trừ tất cả phiền não, xứng đáng lãnh nhận sự tôn kính cúng dường của Trời và Người, nên gọi là Ứng Cúng.

    Trong Đại Thừa Nghĩa Chương, Ngài Tuệ Viễn dùng bốn nghĩa ứng hóa hết thảy chúng sinh, dứt hết tất cả các Hoặc để giải thích A La Hán.

    Trong Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa, quyển 4, nêu ra giải nghĩa về năm loại A La Hán, như bẻ nát các căm xe của bánh xe luân hồi trong ba cõi, xa lìa tất cả các nghiệp ác, v.v…

    Về chủng loại A La Hán, A La Hán là một trong bốn Thánh Quả Thanh Văn, tùy sự khác nhau về căn tánh chậm hay bén nhạy mà có thể chia ra làm 6 loại chính. Theo Luận Tạp A Tì Đàm Tâm, quyển 5, Luận Câu Xá, quyển 25, sáu loại chính đó là:

    1. Thoái Pháp A La Hán, cũng gọi là Thoái Tướng A La Hán: chỉ những vị mới chỉ gặp một ít ác duyên đã dễ dàng đánh mất quả vị đã chứng được.

    2. Tư Pháp A La Hán, cũng gọi là Tử Tướng A La Hán: chỉ những vị lo sợ bị mất quả vị A La Hán mà nghĩ đến việc tự sát.

    3. Hộ Pháp A La Hán, cũng gọi Thủ Tướng A La Hán: chỉ những vị có khả năng giữ gìn, không để mất quả vị.

    4. An Trụ Pháp A La Hán, cũng gọi là Trụ Tướng A La Hán, chỉ những vị không lui cũng không tiến mà ở yên nơi quả vị.

    5. Kham Đạt Pháp A La Hán, cũng gọi là Khả Tiến Tướng A La Hán, chỉ những vị có khả năng tiến tới nhanh chóng mà đạt đến pháp Bất Động.

    6. Bất Động Pháp A La Hán, cũng gọi là Bất Hoại Tướng A La Hán, chỉ những vị vĩnh viễn không đánh mất pháp đã chứng được.

    B. LÝ DO THẦY THÔNG LẠC TỰ XƯNG ĐẮC THÁNH QUẢ A LA HÁN:

    1. TRÍCH DẪN:

    Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[1]: “Đến khi Thầy tu xong, về trình sự tu hành của mình cho Hoà Thượng Thanh Từ, thì cũng năm đó Phật tử tìm về kiếm Thầy hỏi pháp, do Hoà Thượng Thanh Từ báo cho Phật tử biết chính là Thầy đã tu chứng quả “A-La-Hán”. Đó là, vị cư sĩ tìm về đây đầu tiên là ông Chánh Giải ở Châu Đốc. Khi gặp Thầy, ông xin phép đảnh lễ Thầy, vì Hoà Thượng đã cho biết Thầy đã chứng quả A-La-Hán”.

    2. NHẬN XÉT:

    Thực tế hoàn toàn trái ngược với câu trên. Hoà Thượng Thanh Từ đã chính thức khai trừ TTL ra khỏi chúng đệ tử của Ngài. Bởi, TTL đã nói, viết những kiến giải sai lầm và không nghe lời Hòa Thượng Thanh Từ chỉ dạy. Ở xã hội, chuyện đệ tử mượn danh sư phụ, vô tình hay cố ý dối gạt người khác cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên chúng ta cứ giả sử là TTL đã đắc Thánh Quả A La Hán, rồi so sánh với Tạng Kinh Nikāya để xem TTL viết như trên có hợp lý không? TTL có thực sự đắc Thánh Quả A La Hán không? (Vui lòng xem điều kiện để đắc các Thánh Quả, trong chương này).

    * Có phải Thầy Thông Lạc mượn danh nghĩa người khác để tự đề cao mình hay không?

    Câu văn TTL viết trong sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, trang 236 ở trên, có thể được xem là siêu đẳng trong nghệ thuật mượn, khiến mọi người hoài nghi về Thánh Quả A La Hán. Mượn để làm việc xấu, người ta gọi là “mượn dao giết người”. Mượn để làm việc tốt, người ta gọi là “mượn hoa cúng Phật”. Chẳng biết TTL có mượn danh Hoà Thượng Thanh Từ và cư sĩ Chánh Giải để tự đề cao mình, nói mình đắc Thánh Quả A La Hán không? Nếu có, thì đó là nói theo kiểu mờ mờ ảo ảo cuả những người làm chính trị, dùng thủ thuật, chiêu bài đẹp đẽ mỹ miều, v.v… khiến người ngoài lầm tưởng là đúng.

    Cũng có thể cư sĩ Chánh Giải lãng tai, nghe Hòa Thượng Thanh Từ nói một đường, nhưng hiểu một nẻo. Cư sĩ Chánh Giải vui lòng hỏi lại Hòa Thượng Thanh Từ một lần nữa cho chắc chắn, để tránh gây hiểu lầm trong Phật Giáo.

    Trường hợp nếu cư sĩ Chánh Giải tự tuyên bố, cư sĩ vui lòng cẩn thận lời nói. Cư sĩ vui lòng xem thêm kinh sách, để hiểu biết về Thánh Quả A La Hán. Đâu phải người nào siêng năng tu tập, thông minh hiểu biết, lý luận hay giỏi, được nhiều người kính nể là phong cho họ “chức” A La Hán. Những kẻ khác không biết, cũng gọi người đó là A La Hán, biến người đó từ phàm phu trở thành A La Hán giả, rồi người ngoài lầm tưởng là A La Hán thật. Và, nhiều người xem quả A La Hán hay các Thánh Quả Thanh Văn (Tu Đà Hàm, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán) như là những chức vụ lớn, bằng cấp cao…trong xã hội ngày nay. Cư sĩ vui lòng nhớ câu: “Phàm phu tự ngôn chứng Thánh, tội đọa địa ngục”. Giả sử cư sĩ Chánh Giải tự ý nói, cư sĩ vui lòng sám hối, vui lòng viết trên các sách báo Phật Giáo cho mọi người biết là cư sĩ đã sai lầm. Nếu không sám hối, chính cư sĩ là nguyên nhân gieo rắc hoang mang trong hàng ngũ Phật Giáo và có thể sẽ đoạ địa ngục, vì lỡ lầm nói dối nghiêm trọng, khiến cho những người khác sinh tà kiến. Đó là tội rất lớn. Hy vọng cư sĩ Chánh Giải nhận thức được điều này, nếu cư sĩ Chánh Giải vô tình hay cố ý đã nói.

    Còn cư sĩ Chánh Giải không nói, thì cư sĩ cũng vui lòng viết rõ ràng, thanh minh trên các sách báo Phật Giáo để cho mọi người biết là cư sĩ không nói chuyện đó, mọi người khỏi hiểu lầm là cư sĩ không biết về giáo lý Phật Giáo.

    TTL cũng vui lòng tự xét mình đã thật sự đắc Thánh Quả A La Hán không, khi so sánh với những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya. Hoặc là, đó chỉ là sự vọng tưởng của TTL và muốn cho mọi người kính trọng nhiều hơn nữa. TTL vui lòng có trách nhiệm sửa đổi.

    Thật ra, chuyện một vài đệ tử nói dối trá, ba xạo là chứng Thánh Quả A La Hán không phải xảy ra mới đây, mà đã có từ khi Đức Thế Tôn còn tại thế, lúc mất mùa hạn hán, chư Tăng khất thực khó khăn. Lúc đó chư Tăng phải phân tán nhỏ để khất thực. Tại một làng gần thành Vāsāli, có một nhóm Tỷ kheo gần sông Vagumudā, bàn bạc và tìm cách đánh lừa tín chủ bằng cách, một người nói mình đã chứng quả A La Hán, được thần thông tự tại…, vài người khác phụ họa theo…nếu cúng dường cho ông thì được phước vô lượng. Thế là họ ca ngợi nhau, nên tín chủ đua nhau cúng dường. Một mùa hạ trôi qua được no đủ. Sau mùa an cư, chúng đệ tử lần lượt về hầu Đức Thế Tôn, ai cũng xanh xao, nhưng có nhóm mấy thầy Tỷ kheo làng kia khi về hầu Đức Thế Tôn thì mập mạp, béo tốt.

    Đức Thế Tôn hỏi: “Các thầy an cư có an lạc không?

    Họ trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, rất an lạc”.

    Đức Thế Tôn hỏi: “Còn khất thực ra sao?

    Họ trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, khất thực dễ lắm”.

    Và Đức Thế Tôn hỏi, lý do tại sao mấy thầy trước về thăm Ngài, khi hỏi khất thực thì họ trả lời khó lắm, nhưng vẫn thiểu dục tri túc; còn các thầy sao khất thực quá dễ? Thế là họ đành phải thú nhận sự nói dối của mình. Thế Tôn quở trách nhóm đệ tử đó và Ngài chế ra giới, cấm đệ tử Như Lai nói đại vọng ngữ: “Ai chưa chứng nói chứng, sẽ bị tội rất nặng, tội cực ác, bị đuổi đi, không được ở trong hàng ngũ Tỷ Kheo, sau khi chết còn phải bị đọa địa ngục”.

    Sự việc đắc Thánh Quả A La Hán, quan trọng là ở thực chất, chính mình tu hành kết quả đến đâu, chứ không phải tự phong Thánh A La Hán, là đắc ngay Thánh Quả A La Hán. Dù cho có tự xưng đắc Thánh Quả A La Hán, như những người ngoại đạo Ni-kiền-tử đã tự phong Thánh, sau khi chết họ vẫn phải bị đọa vào loài quỷ và địa ngục. Thế thì tự phong Thánh A La Hán làm gì cho vô ích. Thực tế Kinh đã dạy, Ni-kiền-tử Khổ-Đắc, tự xưng là đắc Thánh Quả A La Hán, nhưng sau khi chết đã bị đọa vào loài quỷ. Còn người Ni-kiền-tử khác cũng tự xưng đắc Thánh Quả A La Hán, nhưng Đức Thế Tôn dạy rằng, sau khi chết, người đó sẽ đọa vào địa ngục A Tỳ. Tự xưng danh này, danh nọ, đắc quả vị này, quả vị nọ, chỉ thỏa mãn cái “Ta” khi còn sống, nhưng đến lúc chết lại phải đọa lạc vào tam đồ ác đạo, thì sự tự xưng ấy chỉ làm hại đến công hạnh tu tập của chính mình mà thôi. Có sinh thì có diệt, ai ai cũng phải chết. Còn ở trong đạo Phật, người mà tự xưng như thế, hoặc là do người khác phong cho mà chính mình chưa đạt được sẽ làm cho Tăng Ni Phật Tử hiểu lầm giáo pháp Đức Thế Tôn dạy, gây ra xáo trộn, phá hòa hợp Tăng, không ích lợi cho bản thân và cho Phật Giáo từ bây giờ đến tương lai về sau. Ngay cả trong xã hội, nếu ai dùng bằng cấp giả, cũng khiến cho mọi người chê cười, huống là người tu sĩ Phật Giáo tự xưng hay người khác cấp cho là đắc Tam Minh và Thánh Quả A La Hán mà thực tế mình chưa đạt được. Thế nên TTL vui lòng suy nghĩ lại.

    A. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẮC CÁC THÁNH QUẢ

    Tiết mục này, chúng ta tham chiếu một số Kinh Nikāya: Đại Kinh Mālunkyā, Đức Thế Tôn dạy đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử, dạy về không, vô ngã, Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm (Kinh Quán Niệm Hơi Thở) Đức Thế Tôn dạy đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử, tu 37 phẩm trợ đạo, bất tịnh quán, vô thường tưởng, quán niệm hơi thở và tứ vô lượng tâm. Kinh Tăng Chi BộTương Ưng Bộ, Đức Thế Tôn dạy trừ bỏ 5 thượng phần kiết sử và tu tập bốn chánh cần, Thánh Đạo tám ngành, bốn Thiền. Kinh Gắn Liền Cột Chặt, Đức Thế Tôn dạy về Chỉ và Quán. (Vui lòng xem phần tham khảo Tạng Kinh Nikāya, trong chương này). Tứ Diệu Đế và 12 Nhân Duyên, Đức Thế Tôn dạy trong Kinh Sở Y Xứ không tách rời nhau. (Vui lòng xem thêm chương 14: Phật Thừa hay Đại Thừa không phải là Bà La Môn Giáo, tiết mục: Nguyên lý Tứ Diệu Đế). Thế nên chúng ta có những điều kiện căn bản (ít nhất) để đắc các Thánh Quả là phải tu tập Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Thiền, Chỉ và Quán. Ở đây NH chỉ viết những phần liên quan để nhận xét về Thầy Thông Lạc, đó là 10 kiết sử, 10 căn bản phiền não, thuộc Tứ Diệu Đế, và tu tập Chỉ, Quán. Ngoài ra, xin viết thêm phần điều kiện để đắc quả Tu Đà Hoàn và Kinh Trạm Xe trong chương này để chúng ta thấy rõ hơn những điều kiện để đắc các Thánh Quả.

    DỨT TRỪ 10 KIẾT SỬ:

    Điều kiện căn bản để đắc các Thánh Quả là dứt trừ 10 kiết sử hay 10 điều trói buộc. Mười kiết sử gồm 5 hạ phần kiết sử và 5 thượng phần kiết sử.

    Năm hạ phần kiết sử: Thân kiến, nghi ngờ Tam Bảo, giới cấm thủ, dục tham và sân.

    Năm thượng phần kiết sử: Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử và vô minh.

    * 10 KIẾT SỬ VÀ NHẬN XÉT TRƯỜNG HỢP THẦY THÔNG LẠC:

    A. NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ:

    1. Thân kiến: Thân kiến hay thân kiến tuỳ miên là chấp thân ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) này làm Ta.

    Tuỳ miên (S: Anuśaya, P: Anussa) là tên khác của phiền não (nghĩa đen của chữ tuỳ miên là ngầm theo). Tức là phiền não theo đuổi con người ta, làm cho con người ta rơi vào trạng thái mờ mịt, nặng nề, trạng thái hoạt động của các phiền não âm thầm khó biết được. Cùng với đối cảnh và tâm, tâm sở tương ứng lẫn nhau làm lớn mạnh (gọi là Tùy tăng), vì nó trói buộc (gọi là Tùy phược) con người nên gọi là Tùy Miên. Tùy miên có sáu thứ còn gọi là lục tuỳ miên hay sáu phiền não căn bản: Tham, sân, mạn, vô minh (si), kiến (ác kiến) và nghi ngờ Tam Bảo. Trong đó, Tham được chia làm hai là Dục tham và Hữu tham. Kiến được chia làm 5 là thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến. Đây là 10 tùy miên hay 10 căn bản phiền não. Ngoài những phiền não căn bản này còn thêm những phiền não nhỏ nhiệm khó thấy khác nữa.

    Kinh Mahāpunnama, Đức Thế Tôn dạy về thân kiến.

    Kinh Trung Bộ, tập 3, Đại Kinh Mãn Nguyệt (P: Mahāpunnama sutta), viết[2]:

    “-- Bạch Thế Tôn, thế nào là thân kiến?

    -- Ở đây, này Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không hiểu rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không hiểu rõ các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, xem sắc như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có sắc, hay xem sắc như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong sắc; xem thọ như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thọ, hay xem thọ như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong thọ; xem tưởng như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có tưởng, hay xem tưởng như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong tưởng; xem hành như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có hành, hay xem hành như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong hành; xem thức như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thức, hay xem có thức như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong thức.

    -- Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là không thân kiến?

    -- Ở đây, này Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chơn nhân, thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, tu tập pháp các bậc Chơn nhân, không xem sắc như là tự ngã, hay không xem tự ngã như là có sắc, hay không xem sắc như là trong tự ngã, hay không xem tự ngã như là trong sắc; không xem thọ như là tự ngã...., không xem tự ngã như là trong thọ; không xem tưởng như là tự ngã... , hay không xem tự ngã như là trong tưởng; không xem hành như là tự ngã... , hay không xem tự ngã như là trong hành; không xem thức như là tự ngã... , không xem tự ngã như là trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không thân kiến”.

    • Nhận xét trường hợp TTL:
    TTL còn nghĩ nhiều về bản thân mình. Ví dụ: Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[3]: “Thầy ăn chay từ lúc tám tuổi thế mà học hành thì không thua ai, còn tu hành thì ai hơn được”. Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[4]: “Cho nên, những gì Thầy dạy là của Phật dạy, người ta bác Thầy tức là người ta bác Phật Thích Ca”.

    2. Nghi ngờ Tam Bảo:

    Nghi (S: Vicikitsā, P: Vicikicchā) là tâm đối với những lời Đức Thế Tôn dạy còn nghi ngờ, không quyết đoán. Nghi hay nghi ngờ là tên của một tâm sở, đối với Phật Pháp Tăng, lý mê ngộ, nhân quả, giác ngộ và giải thoát còn nghi ngờ, do dự, không quyết định. Nghi là một trong 75 pháp của Tông Câu Xá, một trong 100 pháp của Tông Duy Thức.

    Nghi có hai loại:

    a. Nghi pháp: Làm chướng ngại sự phát tâm tin tưởng vào Tam Bảo.

    b. Nghi môn: Làm chướng ngại sự hành trì các pháp môn do Đức Thế Tôn giảng dạy.

    Phật Quang Đại Từ Điển viết[5]: “Tiểu Thừa từ quả Dự Lưu trở lên, Đại Thừa từ Bồ Tát Sơ Địa trở lên mới đoạn trừ được tâm này”.

    Sách Vi Diệu Pháp Toát Yếu (P: Abhidhamma Sangaha), viết[6]: “Vicikicchā, Hoài Nghi.

    Có sự hoài nghi về:

    1. Đức Phật, 2. Giáo Pháp, 3. Giáo Hội Tăng Già, 4. Giới luật (sikkhā), 5. Quá khứ, 6. Vị lai, 7. Cả hai, quá khứ và vị lai, và 8. Pháp Thập Nhị Nhân Duyên Paticca-Samuppāda)”.

    • Nhận xét trường hợp TTL:
    Chúng ta thấy TTL hoài nghi về:

    a. Đức Thế Tôn:

    Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết: “Nói đến cõi Trời tức là nói đến hành động thiện của con người, chứ không phải nói đến thế giới siêu hình, vì thế Đức Phật nói: “Ta đến cõi Phạm Thiên như duỗi cánh tay”. Lời nói này chúng ta phải hiểu đó là một trạng thái, một từ trường thiện hay ác, dục hay vô dục.”

    Như vậy TTL không tin thần thông của Đức Thế Tôn đến cõi Phạm Thiên dễ như duỗi cánh tay mà cho rằng “đó là một trạng thái, một từ trường thiện hay ác, dục hay vô dục.” TTL không tin Đức Thế Tôn nói về các cõi Trời mà cho rằng “nói đến cõi Trời tức là nói đến hành động thiện của con người, chứ không phải nói đến thế giới siêu hình.”

    b. Giáo Pháp:

    TTL không tin Đức Thế Tôn và viết theo quan điểm riêng của TTL với rất nhiều sai lầm . Ví dụ: TTL không tin Đức Thế Tôn dạy mỗi tháng hai lần tập họp để tụng giới bổn; không hiểu Kinh Pháp Môn Căn Bản; hiểu sai chữ: “Thiên Nhãn Minh”, v.v… (Vui lòng xem thêm chương 1: Thầy Thông Lạc hiểu lầm những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya).

    c. Giáo Hội Tăng Già:

    TTL không tin xá lợi của Đức Thế Tôn được chư Thánh Tăng, Thánh Ni, v.v… thời Đức Thế Tôn còn tại thế tôn thờ. TTL bác bỏ chư Tăng, Ni Nam Tông, Bắc Tông, v.v…, cho rằng tất cả đều tu hành sai lầm, chỉ có duy nhất TTL là tu đúng.

    3. Giới cấm thủ:

    Giới cấm thủ là nói về các giới cấm của ngoại đạo, tức là làm theo lời răn dạy của ngoại đạo, như nằm nơi bẩn thỉu, ăn theo kiểu con chó, đứng một chân giữa trời nắng, v.v…

    Sách Huyền Trang, nhà chiêm bái và học giả,viết[7]: “Những người Bhūta (Bộ Đa ngoại đạo) bôi tro lên mình xem như là một phép để luyện tinh thần, làm cho thân thể bụi bặm trắng xám như những con mèo trong lò. Những người Nirgranthas (Lý Hệ ngoại đạo) thì loã thể, có những tập quán kỳ quặc, nhổ tóc râu và xem những hành vi ấy là công đức. Họ trông giống như những cây mục bên bờ sông, với làn da lở loét và bàn chân nứt rạn của họ. Những người Kapalika (Lâu Man ngoại đạo) thì trang sức bằng những chuỗi sọ người đeo trên cổ, và với vẻ hốc hác kinh hoàng, họ giống như những hồn ma nơi nghĩa địa. Những người Jutikas (Thù Trưng Già ngoại đạo) khoác những tấm vải đầy buị và ăn phẩn, hôi thối như con heo điên trong ao rác bẩn”. Đây là những người ngoại đạo thực hành theo các giới cấm của họ. Những Giới Luật của Đức Thế Tôn dạy, không đề cập trong phần giới cấm thủ.

    4. Dục tham (S, P: Kāma-rāga): Cũng gọi là dục tham tùy miên.

    Tham là tham lam. Tánh tham lam khiến con người phải dòm ngó, theo dõi những cái gì ưa thích, như tiền tài, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở, v.v… rồi xui khiến con người lập mưu này, chước nọ để xâm chiếm cho được những thứ đó. Chúng khiến con người có lòng tham vô đáy, không bao giờ biết đủ, khiến anh em cha mẹ chia lìa, bà con thân thuộc xa nhau, gây ra chiến tranh, xung đột, nhân loại phải chịu nhiều thống khổ. Ví dụ: Đánh bài, đánh bạc là tham lam, muốn lấy của người làm của mình. Người ta thường nói: “Cờ bạc là bác thằng bần. Bán nhà bán cửa tra chân vào cùm”. Tham lam không những gây hại cho mình, cho người, gây hại trong hiện tại và tương lai.

    Dục tham chỉ cho phiền não tham ở cõi Dục. Còn phiền não tham ở cõi Sắc và cõi Vô Sắc thì gọi là Hữu tham, hai tham này thuộc thượng phần kiết sử. Dục có hai là Dâm dục tham và Cảnh giới tham khác nhau. Dâm dục tham cần tu Bất tịnh quán để đối trị. Cảnh giới tham cần tu Xả vô lượng tâm trong bốn vô lượng tâm, Từ Bi Hỷ Xả, để đối trị.

    Ngoài ra, theo Luận Câu Xá, quyển 19, thì tham dục ở cõi Dục duyên theo năm cảnh bên ngoài : Sắc, thanh, hương, vị, xúc mà sinh khởi nên gọi là Dục tham.

    • Nhận xét trường hợp TTL:
    Tham danh, muốn ngang bằng với Đức Thế Tôn.

    Ví dụ: Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[8]: “Cho nên, những gì Thầy dạy là của Phật dạy, người ta bác Thầy tức là người ta bác Phật Thích Ca”.

    5. Sân:

    Sân là nóng giận. Khi gặp những chuyện không vừa ý, lòng tham không được thì sân hận nổi lên. Nó giống như ngọn lửa dữ đốt cháy thân tâm. Khi sân hận nổi lên, mặt đỏ, hay mặt xanh, tai tía, nói năng hung dữ, bộ dạng hung dữ. Vì nóng giận mà anh em, đồng bào trở nên thù địch, chiến tranh giữa nước này và nước khác, nhân loại đua nhau ra chiến trường. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”, tức là: “Một niệm sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”.

    • Nhận xét trường hợp TTL:
    Có lẽ TTL còn sân hận và ganh tỵ.

    a. Trích dẫn:

    Bài giảng Ức chế tâm có hại gì? TTL viết: “Cô Diệu Hồng ngồi suốt tám tiếng đồng hồ trong trạng thái an lạc, thế mà xả thiền ra bị cô Diệu Quang thử cho một đòn, tâm phiền não sân hận nổi lên bỏ về Long Hải, thì thử hỏi ngồi 7, 8 tiếng đồng hồ có ích lợi gì, cho cuộc sống. Ngồi để mà ngồi, như Đức Phật nói: Nhập Vô Sở Hữu Xứ để mà nhập Vô Sở Hữu Xứ, chứ không có nghĩa gì.

    Diệu Thiện ngồi thiền tịnh chỉ hơi thở từ 30 phút đến một giờ, thân bất động, tâm bất động có lợi ích gì cho bản thân, khi đọc bộ Đường Xưa Mây Trắng do Hòa Thượng Nhất Hạnh biên soạn rồi đem ra thuyết giảng lung tung, đang bị ma pháp tưởng mà không biết. Kết quả tu hành chẳng ra gì.”

    b. Nhận xét:

    Chúng ta phải khen ngợi, tán dương cô Diệu Hồng, Diệu Thiện… chứ sao TTL lại chê trách họ?

    Cô Diệu Hồng ngồi suốt tám tiếng đồng hồ trong trạng thái an lạc” là rất đáng khen ngợi. Cô Diệu Hồng bỏ về Long Hải là đúng. Đi học một vị Thầy dạy giáo lý Đạo Phật, nhưng Thầy đó nói đúng sai lẫn lộn, sai lầm về những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya, thì ai có thể nói rằng vị Thầy đó đắc Tam Minh và Thánh Quả A La Hán?

    “Diệu Thiện ngồi thiền tịnh chỉ hơi thở từ 30 phút đến một giờ, thân bất động, tâm bất động” cũng rất đáng khen ngợi. Như vậy Diệu Thiện đạt được từ Đệ Tứ Thiền trở lên. Ngược lại, TTL viết là “có ích lợi gì cho bản thân” và như vậy người đọc sẽ hiểu, TTL tu Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở cũng không “có ích lợi gì cho bản thân” của TTL. Có lẽ TTL sân hận và ganh tỵ khi thấy Diệu Thiện tu hành bằng, hoặc là cao hơn TTL. Diệu Thiện thuyết giảng bộ Đường Xưa Mây Trắng nói về Đức Thế Tôn, do Hòa Thượng Nhất Hạnh biên soạn, TTL lại ganh tỵ với Hòa Thượng Nhất Hạnh.

    B. NĂM THƯỢNG PHẦN KIẾT SỬ:

    6&7. Sắc tham và Vô Sắc tham: Còn gọi là Sắc ái, Vô Sắc ái, hay còn gọi là Hữu tham. Hai tham này thuộc cõi Sắc và cõi Vô Sắc, không áp dụng cho người bình thường, chỉ áp dụng cho chư Thiên và các bậc tu hành cao.

    8. Mạn:

    Mạn là khinh khi người khác, tự cao tự đại, hách dịch, thiếu khiêm tốn, tự nâng mình lên, hạ kẻ khác xuống. Vì tự cho mình hơn hết nên chẳng chịu học hỏi thêm, không nghe lời nói phải. Mạn có 7 thứ:

    a. Mạn: Hơn người ít, mà nghĩ mình hơn nhiều.

    b. Ngã mạn: Ỷ mình giỏi, mình hay, mình đẹp mà lấn lướt người.

    c. Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng.

    d. Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người.

    e. Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà tự cho rằng mình đã chứng.

    f. Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà cho rằng thua ít.

    g. Tà mạn: Người tu về tà đạo, được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết được chút ít việc quá khứ, vị lai rồi khinh khi người khác.

    • Nhận xét trường hợp TTL:
    a. Trích dẫn:

    Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[9]: “Cho nên, những gì Thầy dạy là của Phật dạy, người ta bác Thầy tức là người ta bác Phật Thích Ca”.

    b. Nhận xét:

    TTL tăng thượng mạn, tự cho mình bằng Đức Thế Tôn.

    a. Tham khảo Tạng Kinh Nikāya về mạn:

    Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, Phẩm A-La-Hán, viết[10]:

    Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ Kheo, không thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là sáu?

    Mạn, ty mạn, quá mạn, tăng thượng mạn, cố chấp, ty liệt mạn.

    Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán.

    Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là sáu?

    Mạn, ty mạn, quá mạn, tăng thượng mạn, cố chấp, ty liệt mạn.

    Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán”.

    9. Trạo cử (S: Auddhatya, P: Uddlacca): Trạo cử cũng gọi là Điệu cử, đối lại với hôn trầm. Tên của Tâm sở, chỉ cho trạng thái xao động không yên.

    10. Vô minh (S: Avidyā, P: Avijjā):

    Vô minh là tên khác của phiền não, nghĩa là không thấy biết một cách đúng như thật, tức là trạng thái tinh thần mờ tối đối với sự vật, không thông suốt chân lý, không thể lý giải rõ ràng sự tướng hoặc đạo lý cũng như không hiểu biết chỉ chung cho vô trí, ngu muội, đặc biệt chỉ chung cho nhận thức thế tục không hiểu được giáo lý Phật Giáo. Vô minh là một trong Thập Nhị Nhân Duyên. Tông Câu Xá (Tiểu Thừa), Tông Duy Thức (Đại Thừa) lập Vô minh làm một trong các Tâm sở (tác dụng của tâm), tức gọi là Si.

    Si (S: Moha, Mūḍha) là si mê, mờ ám. Si mê làm chúng ta không nhìn thấy được sự thật, không phán đoán được cái hay cái dở. Từ đó gây ra vô số tội lỗi, làm hại mình, hại người. Vì si mà lòng tham trở thành không đáy. Vì si mà lửa sân tự do bùng cháy mãnh liệt hơn. Nếu người ta sáng suốt thấy tai hại của tham thì họ kèm hãm bớt tánh tham. Nếu người ta sáng suốt biết tai hại của sân, người ta không để cho nó hoành hành đến nỗi đi cướp đoạt tài sản, chém giết người khác, hoặc là tức quá phải hóa điên hay tự tử, v.v… Ba tánh tham, sân, si, Đức Thế Tôn dạy là tam độc hay ba món độc. Vì chúng đã làm cho chúng sanh phải sanh tử trong ba cõi, phải trôi lăn vào địa ngục, quỷ đói, bàng sanh.

    • Nhận xét trường hợp TTL:
    Hiểu lầm những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya, như: Không hiểu kinh Pháp Môn Căn Bản, viết đoạn trước mâu thuẫn với đoạn sau, hiểu sai chữ “Thiên Nhãn Minh”, v.v... (Vui lòng xem các chương trước).

     
    MAGNUM44 thích bài này.
  16. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    Bài viết hơi dài > 15000 từ nên chia 3 phần +1 clip
    C. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

    I. 10 Kiết sử:

    1. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, viết[11]: “(III) (13) Các Kiết Sử

    1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười?

    2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử.

    Thế nào là năm hạ phần kiết sử?

    3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Đây là năm hạ phần kiết sử.

    Thế nào là năm thượng phần kiết sử?

    4. Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Đây là năm thượng phần kiết sử.

    Này các Tỷ-kheo, đây là mười kiết sử”.

    2. Kinh Tương Ưng Bộ, tập 4, viết[12]: “191. V. Kotthika (S.iv,162)

    1) Một thời Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Mahā Kotthika trú ở Bārānasii, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển.

    2) Rồi Tôn giả Mahā Kotthika, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Sāriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sāiputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

    3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahā Kotthika nói với Tôn giả Sāriputta:

    -- Thưa Hiền giả, có phải con mắt là kiết sử của các sắc, hay các sắc là kiết sử của con mắt?... Có phải ý là kiết sử của các pháp hay các pháp là kiết sử của ý?

    4) -- Này Hiền giả Kotthika, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

    5) Ví như, này Hiền giả, một con bò đen và một con bò trắng bị cột lại bởi sợi dây hay cái ách. Nếu có người nói con bò đen là kiết sử của con bò trắng, hay con bò trắng là kiết sử của con bò đen, thời nói vậy có phải nói một cách chơn chánh không?

    -- Thưa không.

    -- Này Hiền giả, con bò đen không phải là kiết sử của con bò trắng. Và con bò trắng cũng không phải là kiết sử của con bò đen. Do sợi dây hay cái ách cột lại, cái ấy ở đây là kiết sử.

    Này Hiền giả, cũng vậy, con mắt cũng không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

    6) Này Hiền giả, nếu con mắt là kiết sử của các sắc, hay các sắc là kiết sử của con mắt, thời Phạm hạnh này đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể tuyên bố. Vì rằng, này Hiền giả, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc cũng không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử. Do vậy, Phạm hạnh đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể tuyên bố... Này Hiền giả, nếu ý là kiết sử của các pháp, hay các pháp là kiết sử của ý, thời Phạm hạnh này đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể tuyên bố. Vì rằng, ý không phải là kiết sử của các pháp, hay các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử. Do vậy, Phạm hạnh đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể tuyên bố.

    7) Này Hiền giả, với pháp môn này cần phải hiểu biết như vậy. Mắt không phải là kiết sử của sắc. Sắc không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

    8) Này Hiền giả, Thế Tôn có mắt. Với con mắt, Thế Tôn thấy sắc. Tham dục không có nơi Thế Tôn. Khéo giải thoát là tâm Thế Tôn... Này Hiền giả, Thế Tôn có ý. Với ý, Thế Tôn biết pháp. Tham dục không có nơi Thế Tôn. Khéo giải thoát là tâm Thế Tôn.

    9) Này Hiền giả, với pháp môn này cần phải hiểu biết như vậy. Mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử”.

    II. Hạ phần kiết sử và các phương pháp tu tập:

    1. Kinh Trung Bộ, tập 2, viết[13]: “64. Đại Kinh Mālunkyā (P: Mahā Mālunkyā sutta).

    Như vầy tôi nghe.

    Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).

    (Năm hạ phần kiết sử)

    Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Bạch Thế Tôn". Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

    -- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy không?

    Được nghe nói vậy, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn:

    -- Con có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.

    -- Năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy, này Malunkyaputta, Ông thọ trì như thế nào?

    -- Bạch Thế Tôn, con thọ trì thân kiến là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn con thọ trì nghi là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì giới cấm thủ là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì dục tham là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sân là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.

    -- Này Malunkyaputta, vì vấn đề gì (hay vì ai) Ông thọ trì năm hạ phần kiết này do Ta giảng dạy? Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít? Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngủ không có tự thân, thời đâu nó có thể khởi lên thân kiến? Thân kiến tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ, đang nằm ngửa không có các pháp, thời từ đâu nó có thể khởi lên nghi hoặc đối với các pháp? Nghi tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có giới, thời từ đâu nó có thể khởi lên giới cấm thủ trong các giới? Giới cấm thủ tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có những dục, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng dục tham trong các dục? Dục tham tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có các loài hữu tình, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng sân đối với các loài hữu tình? Sân tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít?

    Được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

    -- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời, Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết giảng năm hạ phần kiết sử. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

    -- Vậy Ānanda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

    -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

    Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

    -- Ở đây, này Ānanda, có kẻ vô văn phàm phu, không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với tâm bị triền phược bởi thân kiến, bị chi phối bởi thân kiến, và không như thật tuệ tri sự xuất ly thân kiến đã khởi lên. Thân kiến này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị nghi hoặc triền phược, bị nghi hoặc chi phối, và không như thật tuệ tri sự xuất ly nghi hoặc đã khởi lên. Nghi hoặc này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị giới cấm thủ triền phược, bị giới cấm thủ chi phối và không như thật tuệ tri sự xuất ly giới cấm thủ đã khởi lên. Giới cấm thủ này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị dục tham triền phược, bị dục tham chi phối và không như thật biết sự xuất ly dục tham đã khởi lên, dục tham này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị sân triền phược, bị sân chi phối và không như thật tuệ tri, sự xuất ly sân đã khởi lên. Sân này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử.

    Và này Ānanda, có vị Đa văn Thánh đệ tử, đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với tâm không bị thân kiến triền phược, không bị thân kiến chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly dục tham đã khởi lên. Thân kiến này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị nghi hoặc triền phược, không bị nghi hoặc chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly nghi hoặc đã khởi lên. Nghi hoặc này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ. Vị ấy sống với tâm không bị giới cấm thủ triền phược, không bị giới cấm thủ chi phối và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly giới cấm thủ đã khởi lên, giới cấm thủ của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị dục tham triền phược, không bị dục tham chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly dục tham đã khởi lên. Dục tham này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị sân triền phược, không bị sân chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly sân được khởi lên. Sân này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ.

    Này Ānanda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, nhưng năm hạ phần kiết sử được biết rõ, hay được thấy rõ, hay được đoạn trừ, sự tình như vậy không xảy ra. Ví như, này Ānanda, đối với một cây lớn đứng thẳng có lõi cây nếu người ấy không đẽo vỏ trong, không đẽo giác cây, nhưng vẫn có thể đẽo được lõi cây, sự tình này không xảy ra.

    Cũng vậy này Ānanda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, nhưng năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn trừ, sự tình như vậy không xảy ra. Và này Ānanda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, thời năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hãy sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn trừ, sự tình như vậy xảy ra.

    Ví như, này Ānanda, đối với một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, nếu người ấy sau khi đẻo vỏ trong, sau khi đẻo giác cây, thời sẽ đẻo được lõi cây, sự tình này xảy ra. Cũng vậy này Ānanda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, đạo lộ ấy, thời năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn diệt, sự tình như vậy xảy ra.

    Này Ānanda, ví như sông Hằng, nước đầy tràn, con quạ có thể uống được. Rồi một người ốm yếu đi đến và nghĩ như sau: "Sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn". Nhưng người ấy không thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, này Ānanda, bất cứ ai, khi được giảng pháp để đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của vị ấy không thích thú, không hoan hỷ, không có định tĩnh, không có giải thoát, thời vị ấy cần phải được xem là giống người ốm yếu kia.

    Này Ānanda, ví như sông Hằng, nước lớn, đầy tràn, con quạ có thể uống được. Rồi một người lực sĩ đi đến và nghĩ như sau: "Sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn". Người ta có thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, này Ānanda, bất cứ ai, khi được giảng pháp để được đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của vị ấy thích thú, hoan hỷ, có định tĩnh, có giải thoát, thời vị ấy được xem là giống như người lực sĩ kia.

    Và này Ānanda, thế nào là con đường, thế nào là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo do viễn ly các sanh y (Upadhiviveka) do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

    Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Đây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ānanda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

    Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm... ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba... xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

    Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường , khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Đây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ānanda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

    Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Hư không vô biên xứ. Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường... (như trên)... không phải trở lui đời này nữa. Này Ānanda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

    Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo vượt lên mọi Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ... (như trên)... vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung vào bất tử giới và nghĩ rằng: "Đây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ānanda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

    -- Bạch Thế Tôn, nếu đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử thời do hành trì như thế nào mà một số vị Tỷ-kheo chứng tâm giải thoát, một số chứng tuệ giải thoát?

    -- Ở đây, này Ānanda, Ta nói rằng do sự sai khác về căn tánh.

    Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy”.

    2. Kinh Trung Bộ, tập 3, viết[14]: “118. Kinh Nhập Tức, Xuất Tức Niệm (Kinh Quán Niệm Hơi Thở) (P: Anāpānasati sutta).

    Như vầy tôi nghe.

    Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Đông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng Tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn Giả Sāriputta (Xá-lợi-phất), Tôn Giả Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên), Tôn Giả Mahakaccayana (Đại Ca-chiên-diên), Tôn Giả Mahakotthita (Đại Câu-hy-la), Tôn Giả Mahakappina (Đại Kiếp-tân-na), Tôn Giả Mahacunda (Đại Thuần-đà), Tôn Giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn Giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn Giả Ānanda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng Tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng.

    Lúc bấy giờ, các Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.

    Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự Tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.Thế Tôn nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng, rồi bảo các Tỷ-kheo:

    -- Ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Tâm ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây, tại Savatthi cho đến tháng tư, lễ Komudi.

    Những Tỷ-kheo địa phương được nghe: "Thế Tôn sẽ ở đây, tại Savatthi, cho đến tháng tư, lễ Komudi". Các Tỷ-kheo địa phương tụ họp tại Savatthi để yết kiến Thế Tôn.

    Và các Thượng Tọa Tỷ-kheo lại càng khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo nhiều hơn nữa. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo, Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và những tân Tỷ-kheo được các Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.

    Lúc bấy giờ Thế Tôn vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudi vào tháng tư, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng liền bảo các Tỷ-kheo:

    -- Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thải. Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây thanh tịnh. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo) nhiều; hơn nữa. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng khó thấy ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến. Chúng Tỷ-kheo này là như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng này là như vậy, này các Tỷ-kheo.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm Hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các Tỷ-kheo, có những bậc Tỷ-kheo như vậy trong chúng Tỷ-kheo này.

    (Đoạn trừ năm hạ phần kiết sử)

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    (Tu tập 37 phẩm trợ đạo)

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong hội chúng này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm lực. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bảy giác chi. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập Thánh đạo tám ngành. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    (Tu tập Từ Bi Hỷ Xả)

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập hỷ (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    (Tu tập bất tịnh quán, vô thường tưởng, quán niệm hơi thở)

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm.

    (Quán niệm hơi thở)

    Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn. Bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn.

    Và này các Tỷ-kheo, như thế tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

    Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

    "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

    "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

    "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

    Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được công đức lớn.

    (Làm viên mãn bốn niệm xứ)

    Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế nào, làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn?


    Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay khi thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay khi thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thân trên thân, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

    Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thọ trên các thọ, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các cảm thọ, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

    Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tu tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán tâm trên tâm, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, sự tu tập nhập tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

    Khi nào này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham.... quán đoạn diệt... quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán trên các pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo nhìn (sự vật) với niệm xả ly. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

    Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập như vậy được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

    (Làm viên mãn bảy giác chi)

    Và bốn niệm xứ, này các Tỷ-kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

    Này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vi ấy cũng được an trú, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo, trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy niệm giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

    Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên, với Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy trạch pháp giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

    Trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với vị Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy, tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

    Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các Tỷ-kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi Tỷ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy hỷ giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy hỷ giác chi được vị Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy hỷ giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

    Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

    Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

    Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo . Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đến sung mãn.

    Này các Tỷ-kheo, trong khi quán thọ trên các cảm thọ...

    Này các Tỷ-kheo, trong khi quán tâm trên tâm...

    Này các Tỷ-kheo, trong khi quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy niệm của vị ấy được an trú, không có hôn mê. Này các Tỷ-kheo, trong khi niệm của Tỷ-kheo được an trú, không có hôn mê, niệm giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Niệm giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Niệm giác chi trong khi ấy, được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi an trú với chánh niệm như vậy, vị ấy suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Trạch pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn, tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ, và tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy, tinh tấn giác chi trong khi ấy bắt đầu khởi lên nơi vị Tỷ-kheo. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Đối với vị ấy tinh cần tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo tinh cần tinh tấn và hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên, hỷ giác chi trong khi ấy bắt đầu được khởi lên nơi Tỷ-kheo. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có tâm khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi vị ấy có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

    Này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được sung mãn.

    (Minh giải thoát được viên mãn)

    Và này các Tỷ-kheo, bảy giác chi tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh giải thoát được viên mãn?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu tập xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên mãn.

    Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy”.

    III. Thượng phần kiết sử và các phương pháp tu tập:

    1. Kinh Tương Ưng Bộ, tập 5, viết[15]: “54.X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v, 247)

    1) ...

    2) -- Có năm thượng phần kiết sử này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm ? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm thượng phần kiết sử.

    3) Để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn chánh cần này cần phải tu tập. Thế nào là bốn ?

    4-7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh...; đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.

    8) Chính để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn chánh cần này cần phải tu tập”.

    2. Kinh Tương Ưng Bộ, tập 5, viết[16]: “180.X.Thượng Phần Kiết Sử (S.v,61)

    1) ...

    2) -- Có năm thượng phần kiết sử này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đó là năm thượng phần kiết sử này. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, này các Tỷ-kheo, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập. Thế nào là Thánh đạo Tám ngành cần phải tu tập?

    3-17) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly... tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, này các Tỷ-kheo, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập.

    Ví như, này các Tỷ-kheo, con sông Hằng...

    18) Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đó là năm thượng phần kiết sử này. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập. Thế nào là Thánh đạo Tám ngành cần phải tu tập?

    19-33) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến... tu tập chánh định với cứu cánh là đoạn tận tham, với cứu cánh là đoạn tận sân, với cứu cánh là đoạn tận si... thể nhập vào bất tử, hướng đến bất tử, với cứu cánh là bất tử... thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, này các Tỷ-kheo, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập”.

    3. Kinh Tương Ưng Bộ, tập 5, viết[17]: “54. X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,309)

    1). ..

    2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm thượng phần kiết sử. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn Thiền cần phải tu tập. Thế nào là bốn?

    3-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... Thiền thứ tư.

    7) Để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, này các Tỷ-kheo, bốn Thiền cần phải tu tập”.

    B. DỨT TRỪ 10 CĂN BẢN PHIỀN NÃO:

    Mười căn bản phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi ngờ Tam Bảo, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.

    Trong đó, tham, sân, si, mạn, nghi ngờ Tam Bảo được gọi là ngũ độn sử. Độn là chậm lụt. Độn sử là những phiền não, những điều trói buộc nặng nề, sanh khởi một cách ngấm ngầm, sâu xa, theo tập tính, tập khí của con người, nó mãnh liệt, khó trừ bỏ.

    Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến được gọi là ngũ lợi sử. Lợi là lanh lợi. Lợi sử là những phiền não, những điều trói buộc rất lanh lợi, dễ sanh và cũng dễ trừ bỏ.

    * 10 CĂN BẢN PHIỀN NÃO VÀ NHẬN XÉT TRƯỜNG HỢP THẦY THÔNG LẠC:

    A. 10 CĂN BẢN PHIỀN NÃO:

    Mười căn bản phiền não là tham (hay Dục tham, Sắc tham, Vô Sắc tham) sân, si (hay vô minh), mạn, nghi ngờ Tam Bảo, thân kiến, giới cấm thủ đã viết ở phần 10 kiết sử. Còn lại biên kiến, kiến thủ và tà kiến.

    1. Biên kiến: Nghĩa là chấp một bên, ví dụ như chấp thường, chấp đoạn.

    a. Thường kiến: Chấp rằng sau khi chết, cái Ta vẫn còn mãi mãi: Các bậc Thánh nhân chết sẽ trở lại làm Thánh nhân, người chết sẽ sanh ra người, súc sanh chết sẽ sanh ra súc sanh. Vì sự chấp đó, nên không cần tu, không cần làm thiện, không sợ tội ác. Phật Giáo gọi là “Thường kiến ngoại đạo”.

    b. Đoạn kiến: Chấp chết rồi mất hẳn. Sau khi chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại, phước không còn, mà tội cũng chẳng còn. Những người chấp đoạn kiến, cho rằng chết rồi mất hẳn, nên không sợ tội ác, không sợ sau khi chết phải tái sanh vào các khổ cảnh.

    • Nhận xét trường hợp TTL:
    TTL chấp tự lực, không tin tha lực; tu Chỉ, không tin tu Quán, cho rằng Quán, Thiền tưởng, là tà thiền, cũng là chấp một bên. (Vui lòng xem thêm tiết mục: Tu tập Chỉ và Quán, trong chương này, và các chương 8: Thầy Thông Lạc sai lầm khi chê Nam Tông, Bắc Tông; tiết mục: Tham khảo Tạng Kinh Nikāya: Đức Thế Tôn dạy về Chỉ, Quán, Tưởng; chương 15: Sơ lược về bốn Tông Phái Phật Thừa; tiết mục Tịnh Độ Tông, nói về tự lực và tha lực).

    2. Kiến thủ: Nghĩa là chấp sự hiểu biết sai lầm của mình.

    Kiến thủ có hai phương diện:

    a.- Kiến thủ vì không ý thức được sự sai lầm của mình: Ý kiến sai lầm, hành vi sai quấy, nhưng vì không đủ sáng suốt để nhận thấy, nên cứ bảo thủ ý kiến, hành vi của mình, tự cho mình là hay là giỏi, tự mãn với chính mình, ai nói cũng bỏ ngoài tai, chẳng muốn nghe để sửa đổi.

    b.- Kiến thủ vì tự ái hay cứng đầu: Biết mình làm như thế là sai, nhưng vì tự ái, cứ bảo thủ cái dở, cái sai lầm của mình, không chịu sửa đổi.

    3. Tà kiến (S: Mithyā-dṛṣṭi, P: Micchā-diṭṭthi, E: False views) là chấp theo lối tà, không chân chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả, không tin luật nhân quả, cho rằng chẳng có kết quả nào do nguyên nhân sinh ra, tất cả chỉ là tình cờ, vì thế, ác chẳng sợ, thiện chẳng thích. Tà kiến cũng có nghĩa là phỉ báng Tam Bảo, mê tín dị đoan, thờ bình vôi, ông táo, v.v… Tà kiến căn bản gồm: Thần ý luận, ngẫu nhiên luận và định mệnh luận. Thời Đức Thế Tôn còn tại thế có 62 tà kiến ngoại đạo bị Đức Thế Tôn bác bỏ.

    • Nhận xét trường hợp TTL:
    TTL không hiểu Kinh Pháp Môn Căn Bản, viết các quan điểm ngược lại với những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya, v.v... (Vui lòng xem thêm chương 1: Thầy Thông Lạc hiểu lầm những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya).
     
  17. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    42,065
    Đưa link bài gốc là được, copy vô làm gì
     
    aoden thích bài này.
  18. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    B. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:
    1. Kinh Tiểu Bộ, tập 1, viết[18]: “(XCII) (Tik. V, 3) (It. 90)

    Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo nắm lấy viền áo Tăng-già lê đi theo sau lưng Ta, chân bước theo chân, nhưng vị ấy có tham ái trong các dục, với lòng sắc xảo, với tâm sân hận, ý tư duy nhiễm ác, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, với các căn hoang dại, vị ấy xa hẳn Ta và Ta xa vị ấy. Vì cớ sao?

    Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy không thấy Pháp. Do không thấy Pháp nên không thấy Ta. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống xa đến một trăm do-tuần và vị ấy không có tham ái trong các dục, với lòng tham không sắc xảo, tâm không sân hận, ý tư duy không nhiễm ác, chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh nhất tâm, các căn được chế ngự, vị ấy gần hẳn Ta và Ta gần vị ấy. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy thấy Pháp. Do thấy Pháp nên thấy Ta.

    Nếu có thể bước theo,
    Nhưng nhiều dục bực phiền.
    Hãy xem người như vậy,
    Thật là xa, rất xa,
    Xa giữa người ái dục
    Và người không ái dục,
    Xa giữa người lắng dịu
    Và người không lắng dịu,
    Xa giữa người tham ái
    Và người đã trừ ái.
    Sau khi thắng tri Pháp,
    Bậc Hiền trí biết Pháp,
    Như ao không gió thổi,
    Không dao động, tịnh chỉ.
    Hãy xem người như vậy,
    Thật là gần, rất gần,
    Gần giữa người không ái,
    Và người không có ái,
    Gần giữa người lắng dịu,
    Và người được lắng dịu,
    Gần giữa người không tham,
    Và người trừ tham ái”
    .

    2. Kinh Tiểu Bộ, tập 1, viết[19]: “(XCIII) (Tik. V, 4) (It. 92)

    Này các Tỷ-kheo, có ba loại lửa này. Thế nào là ba? Lửa tham, lửa sân, lửa si. Này các Tỷ-kheo, có ba loại lửa này.

    Lửa tham đốt cháy người,
    Say mê trong các dục,
    Còn lửa sân đốt cháy,
    Những người có sân hận,
    Những người giết, sát hại,
    Các loại có sanh mạng.
    Còn lửa si đốt cháy,
    Những kẻ bị mê muội,
    Những kẻ không tinh luyện,
    Trong giáo pháp bậc Thánh,
    Do không được biết rõ
    Các loại lửa như vậy,
    Nên loài Người ưa thích,
    Vui thích với có thân.
    Họ làm cảnh dịa ngục,
    Được lớn mạnh tăng trưởng,
    Kể cả giới bàng sanh,
    Chỗ sanh xứ súc vật,
    Cùng với A-tu-la,
    Với cảnh giới quỷ đói,
    Họ không được thoát khỏi,
    Trói buộc của Ác ma.
    Nhưng ai ngày và đêm,
    Chú tâm vào, chuyên học,
    Học những lời giảng dạy,
    Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
    Họ làm cho lắng dịu
    Ngọn lửa của lòng tham,
    Luôn luôn ý thức được,
    Tánh bất tịnh sự vật.
    Với lòng thương, từ mẫn,
    Những hạng người tối thượng,
    Làm lắng dịu, chỉ tịnh,
    Ngọn lửa của sân hận.
    Còn ngọn lửa si mê,
    Với trí tuệ dập tắt,
    Trí tueả này đưa đến
    Thể nhập vào chân lý,
    Bậc thận trọng sáng suốt,
    Ngày đêm làm lắng dịu
    Các loại lửa như vậy,
    Không có biết mệt mỏi,
    Họ làm cho lắng dịu,
    Không một chút dư tàn,
    Những bậc Thánh đã thấy,
    Bậc trí tuệ hiểu biết,
    Là những bậc Hiền trí,
    Thấy được nhờ chánh trí
    Do họ thắng tri được,
    Sự diệt tận của sanh,
    Nên họ không đi đến,
    Sanh đi rồi sanh lại”.


    3. Kinh Lời Vàng (P: Dhammapada)[20] Đức Thế Tôn dạy:

    Không đáng hổ lại hổ

    Việc đáng hổ lại không.

    Ôm ấp tà kiến ấy

    Chúng sanh đoạ ác thú.

    Không đáng sợ lại sợ.

    Đáng sợ lại thấy không

    Ôm ấp tà kiến ấy

    Chúng sanh đọa ác thú

    Không lỗi lại thấy lỗi

    Có lỗi lại thấy không

    Ôm ấp tà kiến ấy

    Chúng sanh đọa ác thú”.

    III. TU TẬP 37 PHẨM TRỢ GIÁC NGỘ:

    1. Tứ Niệm Xứ

    2. Tứ Chánh Cần

    3. Tứ Như Ý Túc

    4. Ngũ Căn

    5. Ngũ Lực

    6. Thất Bồ Đề Phần

    7. Bát Thánh Đạo.

    (Vui lòng xem thêm các sách viết về Tứ Diệu Đế).

    IV. TU TẬP TỨ VÔ LƯỢNG TÂM:
    1. Từ

    2. Bi

    3. Hỷ

    4. Xả

    (Vui lòng xem thêm chương 14: Phật Thừa hay Đại Thừa không phải là Bà La Môn Giáo, tiết mục: Nguyên lý Tứ Vô Lượng Tâm).

    I. 12 NHÂN DUYÊN

    (Vui lòng xem thêm chương 14: Phật Thừa hay Đại Thừa không phải là Bà La Môn Giáo, tiết mục: Nguyên lý Duyên Khởi).

    II. TU TẬP CHỈ VÀ QUÁN:

    Hành giả muốn đắc các Thánh Quả cần phải tu tập Chỉ và Quán.

    Chỉ (S: Śamatha, P: Samatha) còn gọi là Nội Tâm Chỉ là định tâm, làm cho tâm được an định. Khi tâm được an định, hành giả sẽ từ từ đạt được Dục Giới Định (Định của Dục Giới), rồi Tứ Thiền, Bát Định, tức là bốn Thiền của Sắc Giới và bốn Thiền của Vô Sắc Giới.

    Quán (S: Vipaśyanā, P: Vipassanā) còn gọi là Tăng Thượng Tuệ Pháp Quán, tiếng Việt thường dịch là Minh Sát Tuệ hay Tuệ Minh Sát, tức là sử dụng trí tuệ để quán chiếu vạn pháp. Đây là Thiền hướng đến sự hiểu biết về trí tuệ, về nguyên lý sinh thành và hoại diệt của tất cả mọi sự sự vật vật trong vũ trụ này. Thiền này là cách nhìn minh sát về bản chất và hiện tượng của sự vật, là sự thực tập chứng nghiệm giáo pháp của Đức Thế Tôn. Muốn có Thiền Quán, hành giả có thể thực tập quán Từ Bi, quán Vô Ngã, quán Vô Thường, quán Duyên Khởi, v.v… Chỉ và Quán giúp đỡ rất nhiều cho sự chứng đắc Diệt Thọ Tưởng Định. (Vui lòng xem thêm chương 4: Thầy Thông Lạc đắc Tứ Thiền nhưng NH còn nghi ngờ; tiết mục: Tham khảo Tạng Kinh Nikāya, phần Diệt Tận Định hay Diệt Thọ Tưởng Định và các chương 8: Thầy Thông Lạc sai lầm khi chê Nam Tông, Bắc Tông; chương 9: Thầy Thông Lạc sai lầm khi so sánh các loại Thiền).

    1. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA VỀ CHỈ VÀ QUÁN:

    a. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, viết[21]: “(X) (170) Gắn Liền Cột Chặt

    1. Một thời, Tôn giả Ānanda sống ở Kosāmbi, tại khu vườn Ghosita. Tại đấy, Tôn giả Ānanda gọi các Tỷ-kheo:

    - Thưa các Hiền giả Tỷ-kheo.

    - Thưa vâng, Hiền giả.

    Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả. Tôn giả Ānanda nói như sau:

    - Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn?

    2. Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

    3. Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo tu tập chỉ, có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

    4. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

    5. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn.

    Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt. Này chư Hiền, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này”.

    b. Kinh Tăng Chi Bộ, viết[22]: “(II) (92) Định (1)

    - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, nhưng không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được tăng thượng tuệ pháp quán, nhưng không được nội tâm chỉ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không được nội tâm chỉ, cũng không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ và cũng được tăng thượng tuệ pháp quán.

    Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

    (III) (93) Định (2)

    1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được tăng thượng tuệ pháp quán, nhưng không được nội tâm chỉ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, cũng được tăng thượng tuệ pháp quán.

    2. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Sau khi người ấy an trú nội tâm chỉ, chú tâm thực hành tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy, sau một thời gian được nội tâm chỉ, và được tăng thượng tuệ pháp quán.

    3. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này được tăng thượng tuệ pháp quán, không được nội tâm chỉ. Sau khi người ấy an trú trên tăng thượng tuệ pháp quán, chú tâm thực hành nội tâm chỉ; người ấy sau một thời gian được tăng thượng tuệ pháp quán, và được nội tâm chỉ.

    4. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này, không được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Người ấy, này các Tỷ-kheo, để chứng đắc các thiện pháp ấy, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác.

    Ví như, này các Tỷ-kheo, khi khăn bị cháy hay đầu bị cháy, và để dập tắt khăn và đầu, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy, để chứng đắc các thiện pháp ấy, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Sau một thời gian, vị ấy thành người có được nội tâm chỉ và tăng thượng tuệ pháp quán.

    5. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này có được nội tâm chỉ, có được tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy, này các Tỷ-kheo, sau khi an trú trong các thiện pháp ấy, cần phải chú tâm tu tập hơn nữa để đoạn diệt các lậu hoặc.

    Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.”

    B. NHẬN XÉT VỀ THIỀN CỦA TTL:

    Muốn đạt giác ngộ, giải thoát, hành giả cần tu tập cả hai: Thiền Chỉ (S: Śamatha, P: Samatha) và Thiền Quán (S: Vipaśyanā P: Vipassanā).

    Tạng Kinh Nikāya, Kinh Đại Thừa, Thiền Tông Đông Độ, Tổ Sư Thiền, v.v… đều chú trọng Thiền Quán. Thiền Quán là chìa khóa, là cửa ngõ đạt giác ngộ và giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi trong ba cõi. Có đầy đủ Chỉ và Quán mới đắc được Diệt Thọ Tưởng Định.

    TTL đắc Thiền Chỉ của Tứ Thiền, nhưng không tu tập Thiền Quán. TTL hiểu sai lầm rằng Thiền Quán là tà thiền do các vị Tổ dạy, không phải do Đức Thế Tôn dạy. (Vui lòng xem thêm chương 8: Thầy Thông Lạc sai lầm khi chê Nam Tông, Bắc Tông).

    III. QUẢ NHẬP LƯU (TU ĐÀ HOÀN):

    Quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) là quả vị đầu tiên trong bốn Thánh Quả Thanh Văn (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán). Ở đây NH chỉ viết những điều kiện tu tập căn bản để đạt đến quả vị đầu tiên, không viết những điều kiện đắc các Thánh Quả kế tiếp, để chứng minh TTL chưa đắc Thánh Quả Tu Đà Hoàn.

    1. Điều kiện căn bản để đắc Thánh Quả Tu Đà Hoàn là phải trừ Thân Kiến, Giới Cấm Thủ và Nghi Ngờ Tam Bảo.

    Thân kiến, giới cấm thủ và nghi ngờ Tam Bảo, vui lòng xem phần: 5 hạ phần kiết sử.

    Sách Vi Diệu Pháp Toát Yếu (P: Abhidhamma Sangaha), viết[23]:

    “Nơi đây, hành giả trau giồi và phát triển Tu Đà Huờn Đạo, tận diệt tà kiến và hoài nghi, và thoát hẳn ra khỏi trạng thái phải bị sa đọa vào những khổ cảnh, hành giả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, còn tái sanh tối đa là bảy lần”.

    Trang 497 cùng sách trên, Ngài Bhadanta Anauruddhacariya giải thích về Thánh Quả Tu Đà Hoàn hay Tu Đà Huờn như sau:

    Sotāpanno, Vị Thánh Nhập Lưu (Tu Đà Huờn): Người đã bước vào dòng suối chảy đến Niết Bàn lần đầu tiên.

    Có ba hạng Sotāpannas là:

    i. Những vị sẽ tái sanh vào cảnh Trời hay trên quả địa cầu tối đa bảy lần (sattakkhattuparama). Trước khi tái sanh lần thứ tám, vị này chứng đắc A La Hán Quả.

    ii. Những vị tái sanh vào các gia tộc quý phái hai hoặc ba lần trước khi chứng đắc Đạo Quả A La Hán (Kolamkola).

    iii. Những vị chỉ còn tái sanh một lần nữa trước khi chứng đắc Đạo Quả A La Hán (ekabījī).

    Một vị (sotāpanna) Tu Đà Huờn, có đức tin không lay chuyển nơi Đức Phật, nơi Giáo Pháp, và nơi Giáo Hội Tăng Già. Ngài không bao giờ phạm giới nào trong ngũ giới, cũng không khi nào vi phạm trọng tội. Ngài không thể bị sa đọa vào những khổ cảnh và chắc chắn sẽ giác ngộ”.

    2. Kinh Trạm Xe (P: Rathavivutasutta)[24]

    Theo Kinh Trạm Xe (P: Rathavivutasutta) (sách Giải Thích Kinh Trạm Xe, NH sẽ xuất bản), có 7 giai đoạn để đến vô thủ trước Bát Niết Bàn là:

    1. Giới thanh tịnh.

    2. Tâm thanh tịnh.

    3. Kiến thanh tịnh.

    4. Đoạn nghi thanh tịnh.

    5. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh.

    6. Đạo tri kiến thanh tịnh.

    7. Tri kiến thanh tịnh.

    3. Cách thức tu tập trong Câu Xá Luận, Thành Thật Luận, v.v… để đắc Quả Tu Đà Hoàn:

    Điều kiện để đắc quả Tu Đà Hoàn là là tu Tam Hiền, Tứ Thiện Căn vị để vào Kiến Đạo. Đây là ba trong năm giai vị tu hành để đạt đến Quả A La Hán. Năm giai vị tu hành này còn gọi là Ngũ vị, đó là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Kiến Đạo vị, Tu Đạo vị Vô Học vị. Tam Hiền còn gọi là Tư Lương vị; Tứ Thiện Căn vị còn gọi là Gia Hạnh vị hay là Tứ Gia Hạnh; Kiến Đạo hay còn gọi là Kiến Đạo vị chỉ cho Sơ Quả Tu Đà Hoàn, dứt trừ Kiến Hoặc trong ba cõi. Hai giai vị tiếp theo là Tu Đạo vị và Vô Học vị. Tu Đạo vị chỉ cho các quả Tư Đà Hàm, A Na Hàm, do tu pháp Tứ Đế, dứt trừ Tư Hoặc ở cõi Dục. Vô Học vị chỉ cho quả A La Hán, dứt sạch Kiến Hoặc, Tư Hoặc trong ba cõi, chứng chân lý rốt ráo, không còn gì để học. NH xin viết một ít chi tiết về ba giai vị đầu, điều kiện để đắc quả Tu Đà Hoàn. Trong Duy Thức Học cũng dạy năm giai vị của Bồ Tát Đại Thừa tu hành để lên quả vị Phật, NH không trình bày ở đây.

    A. Tam Hiền:

    Tam Hiền chỉ cho 3 giai vị tu hành các thiện căn để diệt trừ phiền não, khiến cho tâm được điều hoà. Ba giai vị Tam Hiền và Tứ Thiện Căn hợp chung gọi là Thất Phương Tiện vị, là giai vị tu hành chuẩn bị vào Kiến Đạo hay còn gọi là “Thấy Đạo”.

    Các vị Tam Hiền biết được tất cả vô thường khổ não trong ba cõi Dục Giới, chư Thiên trong các cõi Trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới, mà sinh lòng chán lìa sâu đậm. Đó là biết được Khổ Đế.

    Liễu tri tất cả các hữu đều là chỗ cảm của các loại nghiệp báo từ vô thuỷ đến nay. Đó là biết được Tập Đế để trừ bỏ.

    Vì muốn đoạn trừ nghiệp khổ, phiền não mà tu tập Thánh Đạo Vô Thượng của 37 Phẩm Trợ Đạo. Đó là Đạo Đế.

    Tu tập thành công, chứng nhập cảnh giới Niết Bàn là Diệt Đế.

    Tứ Diệu Đế là sự giảng giải rõ ràng của Ba Pháp Ấn:

    • Các pháp vô ngã.
    • Các hành vô thường.
    • Niết Bàn tịch tĩnh.
    Thành Thật Luận viết[25]: “Trong Phật Pháp có ba pháp ấn: Tất cả vô ngã; các pháp hữu vi, niệm niệm vô thường; tịch diệt Niết Bàn. Với ba pháp ấn này, các Luận Giả không thể phá hoại được, vì là chân thật nên gọi thanh tịnh điều nhu.”

    Tu tập Ngũ Đình Tâm Quán, rồi đến Biệt Tướng Niệm Trụ, Tổng Tướng Niệm Trụ.

    a. Ngũ Đình Tâm Quán vị: Giai vị dùng Ngũ Đình Tâm Quán để ngăn dứt tham, sân, si, ngã kiến và tâm tán loạn.

    Ngũ Đình Tâm Quán gồm có:

    • Bất Tịnh Quán: Xét tướng bất tịnh của căn thân để đình chỉ lòng tham dục.
    • Từ Bi Quán: Phát triển lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh để đình chỉ lòng giận ghét, tâm ganh tị.
    • Duyên Khởi Quán: Quán 12 Nhân Duyên ba đời để đình chỉ vô minh, biết cách thoát ly khỏi sanh tử luân hồi.
    • Giới Phân Biệt Quán: Quán 6 căn, 6 trần, 6 thức đều vô ngã để đình chỉ ngã kiến, chấp ngã.
    • Sổ Tức Quán: Đếm hơi thở để đình chỉ tâm tán loạn.
    b. Biệt Tướng Niệm Trụ vị:

    Giai đoạn hành giả quán riêng các tự tướng: Bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã, thuộc thân thọ tâm pháp thuộc từng phần. Ví dụ: Xét thân là bất tịnh để trừ ham muốn sắc dục. Xét tâm vô thường vì mỗi niệm sanh diệt để trừ lòng ham muốn thường còn.

    c. Tổng Tướng Niệm Trụ vị:

    Giai đoạn hành giả quán chung các tổng tướng: Vô thường, khổ, không, vô ngã. Ví dụ: Tướng vô thường thông đồng hết thảy các pháp: Mọi người đều sanh già bệnh chết, tất cả sự vật đều thành trụ hoại không.

    B. Tứ Thiện Căn vị:

    Khi tu hành công đức tốt đẹp, tiến lên đến Tứ Thiện Căn vị hay là Gia Hạnh vị còn gọi là Tứ Gia Hạnh.

    Tứ Thiện Căn vị: Gồm có: Noãn vị, Đảnh vị, Nhẫn vị, Thế Đệ Nhất vị.

    a. Noãn vị: Noãn là hơi nóng vì nó tương tự hơi nóng đạo, là hiện tượng đầu tiên để đi đến Thánh đạo, là ngọn lửa đốt cháy củi phiền não. Bắt đầu chính thức quán Tứ Diệu Đế gồm 16 hành tướng trong 3 cõi.

    Đối với Tứ Diệu Đế gồm:

    • Khổ Đế: Quán khổ, không, vô thường, vô ngã.
    - Khổ: Quán thân này là khổ.

    - Không: Quán nhân duyên vốn không.

    - Vô thường: Quán nhân duyên giả hợp mà thành nên vô thường.

    - Vô ngã: Quán nhân duyên giả hợp nên vô ngã.

    • Tập Đế: Quán tập, nhân, sinh, duyên.
    - Tập: Quán chiêu tập quả khổ.

    - Nhân: Quán nguyên nhân của khổ.

    - Sinh: Quán quả khổ sinh tương tục còn sinh.

    - Duyên: Quán các duyên tạo nên quả khổ.

    • Diệt Đế: Quán diệt, tĩnh, diệu, ly.
    - Diệt: Quán các lậu hoặc đã hết, sinh tử đoạn diệt.

    - Tĩnh: Quán ba độc tham, sân, si đều không, tâm hành giả không động nên được tĩnh.

    - Ly: Quán tất cả tai hại đều xa lìa.

    • Đạo Đế: Quán đạo, như, hành, xuất.
    - Đạo: Quán pháp môn này là Đạo đưa đến Niết Bàn.

    - Như: Quán Đạo hợp với chánh lý nên là Như.

    - Hành: Quán do đây mà đi đến Niết Bàn.

    - Xuất: Quán do Đạo này mà thoát ra khỏi sinh tử luân hồi trong ba cõi.

    b. Các giai đoạn Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất vị: Cũng quán 16 hành tướng như trên, nhưng chi tiết hơn.

    • Đảnh vị hay “Đỉnh vị” hay “Đầu” là thiện căn cao nhất hoặc đứng đầu trong các thiện căn không cố định. Đảnh có ba loại: yếu, trung bình và mạnh. Có nghĩa người ta có thể bị rơi xuống từ các thiện căn này. Hoặc có thể người ta bị rơi xuống từ các “Đỉnh” này. Hoặc người ta có thể vượt qua chúng bằng cách tiến vào “Nhẫn”. Giống như ví dụ, hành giả đang ở trên đỉnh núi, luôn luôn bị 8 ngọn gió {bát phong: Lợi (lợi ích), Suy (suy diệt, tổn hại), Hủy (chê bai), Dự (khen ngợi), Xưng (tán tụng, tôn sùng), Cơ (dèm pha), Khổ (đau khổ, đau đớn, khó chịu), Lạc (hạnh phúc, sung sướng)} thổi liên tục. Ai yếu sức thì bị té xuống núi. Ai mạnh thì đứng vững.
    • Nhẫn vị, cũng gọi là Nhẫn pháp. Cũng chia làm 3 loại, yếu, trung bình và mạnh. Đây là giai vị xác nhận lý Tứ Diệu Đế thiện căn đã ổn định, không còn giao động (bất động thiện căn), không còn rơi vào tam đồ ác đạo trở lại.
    • Thế Đệ Nhất vị, cũng gọi là Thế Đệ Nhất Pháp vị: Là giai vị có khả năng sinh ra thiện căn tối thượng trong các pháp thế gian hữu lậu của ba cõi Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
    C. Kiến Đạo:

    Sau khi đoạn trừ 88 kiến hoặc trong 3 cõi, bắt đầu vào Kiến Đạo. Kiến Đạo: Giai vị dùng trí vô lậu quán xét Tứ Diệu Đế để thấy rõ chân lý.

    Từ Kiến Đạo trở về trước là phàm phu, từ Kiến Đạo trở về sau là bậc Thánh, bắt đầu từ Tu Đà Hoàn. Trí vô lậu gồm 2 loại:

    a. Trí vô gián đạo đoạn kiến hoặc.

    b. Trí giải thoát đạo chứng chân lý Tứ Diệu Đế.

    Về đối tượng được quán xét có thể chia làm 16 tâm gồm 8 nhẫn và 8 trí, quán xét trong 3 cõi, Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Tức là Khổ Pháp Trí Nhẫn (trí vô gián đạo) và Khổ Pháp Trí (trí giải thoát đạo) do quán xét Khổ Đế ở cõi Dục mà được. Khổ Loại Trí Nhẫn và Khổ Loại Trí do quán xét Khổ Đế ở cõi Sắc và cõi Vô Sắc mà được… cho đến tâm thứ 15 là Đạo Loại Trí Nhẫn và tâm thứ 16 là Đạo Loại Trí, thuộc về Tu Đạo. Dùng 16 tâm trên để quán xét rõ lý Tứ Đế, gọi là Thánh Đế hiện quán. Trong đó, 15 tâm trước thuộc về Kiến Đạo, được gọi là 15 tâm Kiến Đạo. Còn Đạo Loại Trí thuộc phạm vi Tu Đạo. Nói về thứ lớp tu chứng thì Kiến Đạo là Dự Lưu hướng và tâm thứ 16, Đạo Loại Trí, chứng quả Tu Đà Hoàn hay quả Dự Lưu.

    4. Nhận xét trường hợp Thầy Thông Lạc:

    1. TTL còn nhiều sai lầm, những kiết sử, những căn bản phiền não chưa dứt, nghi ngờ Đức Thế Tôn, v.v...

    2. Theo Tạng Kinh Nikāya, Kinh Trạm Xe (P: Rathavivutasutta), các bậc Thánh hiểu và thực hành thành tựu 7 giai đoạn mới bắt đầu chứng Sơ Quả Tu Đà Hoàn. Qua các sách do TTL viết, NH nhận thấy TTL chưa hiểu giai đoạn thứ 5: “Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh” thì không thể chứng Thánh Quả Tu Đà Hoàn, đương nhiên không chứng Thánh Quả A La Hán.

    5. Tham khảo tạng Kinh Nikāya:

    Kinh Trạm Xe (P: Rathavivutasutta)[26] viết: “Như vầy tôi nghe.

    Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa.

    Lúc ấy một số đông Tỷ-kheo người địa phương, sau khi an cư mùa mưa tại địa phương xong, liền đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

    -- Này các Tỷ-kheo, ai ở tại địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau: "Tự mình thiểu dục và giảng về thiểu dục cho các Tỷ-kheo; tự mình tri túc và giảng về tri túc cho các Tỷ-kheo; tự mình độc cư và giảng về độc cư cho các Tỷ-kheo; tự mình không ô nhiễm và giảng về không ô nhiễm cho các Tỷ-kheo; tự mình tinh cần, tinh tấn và giảng về tinh cần, tinh tấn cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giới hạnh và giảng về thành tựu giới hạnh cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu Thiền định và giảng về thành tựu Thiền định cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu trí tuệ và nói về thành tựu trí tuệ cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giải thoát và nói về thành tựu giải thoát cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và nói về thành tựu giải thoát tri kiến cho các Tỷ-kheo; vị giáo giới, vị khai thị, vị trình bày, vị khích lệ, vị làm cho phấn khởi, vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ?".

    -- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Punna Mantaniputta là Tỷ-kheo địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau: "Tự mình thiểu dục và nói về thiểu dục cho các Tỷ-kheo... (như trên)... vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ."

    Lúc bấy giờ, Tôn giả Sāriputta ngồi cách Thế Tôn không xa. Tôn giả Sāriputta suy nghĩ như sau: "Hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Chơn hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Tôn giả đã được các vị đồng phạm hạnh có trí tán thán từng điểm một trước mặt bậc Đạo Sư, và được bậc Đạo Sư chấp nhận; có thể chúng ta sẽ gặp Tôn giả Punna Mantaniputta, tại một chỗ nào, trong một thời gian nào, có thể sẽ có một cuộc đàm luận với Tôn giả."

    Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá) lâu cho đến khi vừa ý, rồi khởi hành đi Savatthi; Ngài tuần tự đi và đến Savatthi. Ở đây, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika.

    Tôn giả Punna Mantaniputta được nghe: "Thế Tôn đã đến Savatthi, trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika". Rồi Tôn giả Punna Mantaniputta thâu dọn lại sàng tọa, cầm y bát, khởi hành đi Savatthi. Tôn giả tuần tự đi đến Savatthi, Jetavana, vườn ông Anathapindika, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Punna Mantaniputta đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ đi Andhavana để nghỉ trưa.

    Rồi một Tỷ-kheo khác đến chỗ Tôn giả Sāriputta ở, sau khi đến, thưa với Tôn giả Sāriputta: "Hiền giả Sāriputta, Hiền giả luôn luôn tán dương Tỷ-kheo Punna Mantaniputta; vị này được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, từ tạ đi đến Andhavana để nghỉ trưa".

    Rồi Tôn giả Sāriputta vội vã đem theo tọa cụ, đi theo sau lưng Tôn giả Punna Mantaniputta, đầu hướng về trước mặt (để theo dõi). Rồi Tôn giả Punna Mantaniputta đi sâu vào rừng Andhavana, và ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. Tôn giả Sāriputta, sau khi đi sâu vào rừng Andhavana, ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây.

    Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sāriputta từ Thiền định độc cư đứng dậy, đến tại chỗ Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Punna Mantaniputta những lời chào đón, hỏi thăm, xã giao rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sāriputta thưa với Tôn giả Punna Mantaniputta:

    -- Hiền giả, có phải chúng ta sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
    -- Thật như vậy, Hiền giả.

    -- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?

    -- Không phải vậy, Hiền giả.

    -- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?

    -- Không phải vậy, Hiền giả.

    -- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là mục đích kiến thanh tịnh?

    -- Không phải vậy, Hiền giả.

    -- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đoạn nghi thanh tịnh?

    -- Không phải vậy, Hiền giả.

    -- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh?

    -- Không phải vậy, Hiền giả.

    -- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo tri kiến thanh tịnh?

    -- Không phải vậy, Hiền giả.

    -- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?

    -- Không phải vậy, Hiền giả.

    -- Hiền giả, khi hỏi "có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?", Hiền giả trả lời "Không phải vậy". Khi hỏi ... tâm thanh tịnh? ... kiến thanh tịnh?... đoạn nghi thanh tịnh? ... đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh? ... đạo tri kiến thanh tịnh? ... Khi hỏi "có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?", Hiền giả trả lời "Không phải vậy". Như vậy, Hiền giả, với mục đích gì, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?

    -- Hiền giả, với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn, nên sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn.

    -- Hiền giả, có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
    -- Hiền giả, không phải vậy.

    -- Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
    -- Hiền giả, không phải vậy.

    -- Hiền giả, có phải kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
    -- Hiền giả, không phải vậy.

    -- Hiền giả, có phải đoạn nghi thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
    -- Hiền giả, không phải vậy.

    -- Hiền giả, có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
    -- Hiền giả, không phải vậy.

    -- Hiền giả, có phải đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
    -- Hiền giả, không phải vậy.

    -- Hiền giả, có phải tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
    -- Hiền giả, không phải vậy.

    -- Hiền giả, có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
    -- Hiền giả, không phải vậy.

    -- Hiền giả, khi hỏi "có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?", Hiền giả trả lời: "Không phải vậy. Khi hỏi "có phải tâm thanh tịnh ...? ... có phải kiến thanh tịnh ...? ... có phải đoạn nghi thanh tịnh ...? ... có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh ...? ... có phải đạo tri kiến thanh tịnh là ...? ... có phải tri kiến thanh tịnh ...? ... có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?", Hiền giả trả lời: "Không phải vậy." Hiền giả, vậy ý nghĩa lời nói này cần phải được hiểu như thế nào?

    -- Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tâm thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đoạn nghi thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, và nếu Thế Tôn tuyên bố cái gì ngoài các pháp ấy là vô thủ trước Bát-niết-bàn, thì kẻ phàm phu có thể Bát-niết-bàn, vì này Hiền giả, phàm phu là ngoài các pháp ấy.

    Hiền giả, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ, ở đây, một số kẻ có trí, nhờ ví dụ để hiểu ý nghĩa của lời nói. Hiền giả, như vua Pasenadi xứ Kosala trong khi ở tại Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho vua giữa Savatthi và Saketa. Hiền giả, rồi vua Pasenadi xứ Kosala, từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm thứ nhất đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, leo lên trạm xe thứ hai, nhờ trạm xe thứ hai đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm, từ bỏ trạm xe thứ tư, leo lên trạm xe thứ năm, nhờ trạm xe thứ năm đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu, leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy đến được Saketa, tại cửa nội thành. Khi vua đến tại cửa nội thành, các bộ trưởng cận thần, các thân thích cùng huyết thống hỏi như sau:"-- Tâu Đại vương có phải với trạm xe này, Bệ hạ đi từ Savatthi đến Saketa tại cửa nội thành?" Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế nào mới gọi là trả lời đúng đắn?

    -- Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế này mới trả lời đúng đắn: "-- Ở đây, trong khi ta ở Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho ta, giữa Savatthi và Saketa. Ta từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm xe thứ nhất, ta đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, ta leo lên trạm xe thứ hai; và nhờ trạm xe thứ hai, ta đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm; từ bỏ trạm xe thứ tư... đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm xe thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu... leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy, Ta đến được Saketa, tại cửa nội thành". Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala trả lời như vậy mới trả lời một cách đúng đắn.

    -- Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.

    Khi được nói vậy, Tôn giả Sāriputta nói với Tôn giả Punna Mantaniputta:

    -- Tôn giả tên là gì? Và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?

    -- Hiền giả, tên tôi là Punna và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Mantaniputta.

    -- Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Đạo Sư, và vị đệ tử ấy là Tôn giả Punna Mantaniputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Punna Mantaniputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, để được thân cận, thì thật là hạnh phúc cho các vị ấy, thật là chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta!

    Khi được nói vậy, Tôn giả Punna Mantaniputta nói với Tôn giả Sāriputta:

    -- Tôn giả tên là gì, và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?

    -- Hiền giả, tôi tên là Upatissa, và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Sāriputta.

    -- Tôi đang luận bàn với bậc đệ tử được xem là ngang hàng với bậc Đạo Sư mà không được biết là Tôn giả Sāriputta. Nếu chúng tôi được biết là Tôn giả Sāriputta, thì chúng tôi đã không nói nhiều như vậy. Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một, bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Đạo Sư. Và vị đệ tử ấy là Tôn giả Sāriputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh... được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sāriputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Sāriputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, được thân cận, thì thật hạnh phúc cho các vị ấy, thật chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sāriputta!

    Như vậy, hai bậc cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.”

    D. KẾT LUẬN:

    TTL còn nhiều sai lầm, hiểu sai chữ “Thiên Nhãn Minh”, hiểu sai những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya, viết mâu thuẫn đoạn trước với đoạn sau, những kiết sử, những căn bản phiền não chưa dứt, nghi ngờ Đức Thế Tôn, v.v... (Vui lòng xem chương này và các chương trước).

    Tóm lại, TTL chưa đắc Thánh quả A La Hán, cũng chưa đắc quả vị nào trong Tứ Quả.
     
  19. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
  20. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    bỏ spolier rồi, copy để dễ đọc từng phần
    p/s: nó là 1 trong mấy chục bài phản biện tôi tìm dc, vì nếu tranh luận theo kinh tiểu thừa thì phải trích kinh điển ra, bài tiểu thừa còn ngắn vì nếu trích cả kinh đại thừa thì còn dài nữa ( vì theo kinh đại thừa : kinh lăng nghiêm - thì sư thông lạc dính ngũ ấm ma
     
    Nô ngây thơ thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này