[spiderum] Sự trỗi dậy của bầy hề, hay bi kịch của xã hội giải trí hoá

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Trẫm Của Các Khanh, 30/7/24.

  1. Trẫm Của Các Khanh

    Trẫm Của Các Khanh Mario & Luigi GameOver

    Tham gia ngày:
    14/1/24
    Bài viết:
    794
    Nhận diện một xã hội hề hoá, và những tác hại của nó đối với cách thức giao tiếp và chất lượng của cuộc trao đổi công cộng của xã hội, trong 4000 chữ.

    [​IMG]
    Ảnh: AI Gemini

    Con người thích cười, điều này là rõ ràng và dễ hiểu; do đó con người sẽ tìm cách chọc cười nhau càng nhiều càng tốt, điều này cũng rõ ràng và dễ hiểu không kém; trong thời buổi internet, chúng ta không khó để được chọc cười 24/7 qua các hội nhóm và trang mạng xã hội, điều này đã trở nên quen thuộc và hiển nhiên.

    Thế nhưng có một điều mà vẫn còn ít người trong chúng ta quan tâm đến, đó là hậu quả gì sẽ xảy ra nếu chỉ vì mục đích được cười, con người sẵn sàng giải trí hoá mọi thứ trong xã hội này?

    điều gì sẽ xảy ra với các cuộc giao tiếp công cộng của chúng ta nếu như giải trí trở thành tiêu chuẩn cao nhất, mọi hình thức khác đều bị coi là kém hơn, do đó muốn cạnh tranh thì cũng phải tự hề hoá chính mình?

    [​IMG]

    Tôi nhận ra bài viết này được viết vào năm năm sau bài Giải trí đến chết: Truyền thông tha hoá kéo theo một thế hệ chó cảnh của mình, ở bài Giải trí đến chết, tôi mới chỉ đưa ra nhận định rằng nhiều người trong xã hội này có nhu cầu giải trí cao như chó cảnh, chứ chưa chỉ rõ được hậu quả của nó. Vậy nhưng sau năm năm viết lách và tiếp xúc đủ nhiều với đàn chó ấy, tôi ý thức rõ hơn bao giờ hết sự giải trí hoá đã tàn phá những gì trong các cuộc trò chuyện công cộng.

    Thế nên bài viết này sẽ viết về tác hại của việc giải trí hoá mọi thứ trong xã hội; cạnh đó sẽ phân tích về lĩnh vực hài hước để cho thấy ngay cả với việc tấu hài, xã hội hề hoá cũng đang làm rất dở.

    I. SỰ LỆCH LẠC TRONG GIAO TIẾP

    Tôi thấy có một thứ kiến thức dân gian dường như đã bị loài người đánh giá rất thấp, bất chấp thực tế rằng kiến thức ấy được hình thành và tồn tại một cách độc lập trong rất nhiều nền văn hoá.

    Ở tiếng Việt, nó được gửi gắm trong thành ngữ “Của cho không bằng cách cho;” ở tiếng Anh là “It's the thought that counts;” và ở tiếng Pháp là “C'est l'intention qui compte.” Sâu sắc hơn một chút, ở Ki-tô giáo nó đi vào một trong Mười điều răn mà Thiên Chúa phán truyền cho Moses trên núi Sinai, đó là “Ngươi không được tạc tượng vẽ hình để thờ cúng.” Và cuối cùng, Marshall McLuhan với nghiên cứu của mình về truyền thông đã đúc rút ra câu nói để đời “Phương tiện cũng chính là thông điệp.”

    Kiến thức này đi ngược lại trực giác của chúng ta, rằng thông điệp là một thứ không thể thay đổi, và phương tiện là một thứ trung lập, không ảnh hưởng gì đến thông điệp. Không. Thành ngữ dạy chúng ta rằng chẳng hạn món quà chỉ là một quả táo, nhưng tuỳ vào cách chúng ta tặng mà giá trị của quả táo ấy có thể thay đổi, và thứ thay đổi nó không gì khác ngoài phương tiện.

    Kinh Thánh dạy chúng ta rằng loài người có thể trở nên ngớ ngẩn đến mức nào nếu để họ thờ một tảng đá được đẽo tạc, bởi sớm thôi cái phương tiện (tảng đá) ấy sẽ ảnh hưởng lên cách mà loài người quan niệm về thông điệp (Thiên Chúa). Sẽ có một ngày không xa họ coi tảng đá ấy chính là Chúa, và Chúa sẽ bị cụ thể hoá và tầm thường hoá vào hình ảnh mà nghệ nhân tạo nên bằng tảng đá ấy.

    Marshall McLuhan, trong quyển sách kinh điển Understanding Media: The Extensions of Man, cho chúng ta thấy bằng cách phân tích sâu sắc hơn rằng phương tiện là thứ tái cấu trúc xã hội con người, nó tạo mới và chi phối hoạt động con người, nó làm thay đổi mối quan hệ giữa người với người. Chẳng hạn khi tàu hoả ra đời, nó đã tạo ra các công việc mới, lối sống mới, thành phố kiểu mới; nhưng khi máy bay ra đời, con người lại phải tái cấu trúc xã hội theo một kiểu khác; thảy đều do phương tiện (tàu hoả và máy bay) chứ không phải do thông điệp (con người và hàng hoá mà chúng chở đi).

    [​IMG]

    Vậy nên sẽ là ngây ngô nếu chúng ta vẫn còn giữ quan điểm như ảnh trên. Cảm xúc chúng ta có về một bản tin, mức độ nghiêm trọng chúng ta tri nhận về một sự việc, bị ảnh hưởng rất lớn bởi cách đưa tin.

    Tiếp thu một bản tin rất khác với cười cợt một bản tin. Sự khác biệt căn bản giữa một trò hề và một vấn đề nghiêm túc ở chỗ một bên là cảm xúc, một bên là lí trí. Với một trò hề, người ta chỉ có thể bày tỏ cảm xúc vui hoặc không vui, thích hoặc không thích; chứ họ không bác bỏ nó được, vì nó không đưa ra một mệnh đề có tính kiểm sai (falsifiability). Nhưng một vấn đề nghiêm túc thì ngược lại, trước một thứ yêu cầu phán xét đúng sai, chúng ta sẽ trở nên ngây ngô nếu bày tỏ cảm xúc thích hay ghét ở đây. Đặc biệt trong trường hợp tin tức đưa về một tai hoạ gây chết người hay một hành vi phạm pháp, việc cười cợt ở đây không chỉ không phù hợp, mà còn là dấu hiệu của thiếu thốn nhân tính.

    Tôi lấy nhanh ví dụ từ trí nhớ bằng hai vụ việc mới xảy ra cách đây một tuần. Decao, một người nổi tiếng, bị dính bê bối vì hành vi hành hung vợ, việc này đã làm dấy lên một trào lưu hề hoá vụ việc. Sau đó Decao lên bài phân trần với đại ý rằng vợ anh ta bị trầm cảm sau sinh nên anh ta không chịu được và dẫn đến mất kiểm soát hành vi, việc này thậm chí còn làm dấy lên một trào lưu hề hoá mạnh hơn nữa.

    Ảnh dưới đây là hai trong nhiều ví dụ đến từ các tổ chức truyền thông trong vụ hề hoá này.

    [​IMG]

    Đỉnh điểm của mất nhân tính là trong vụ việc cũng mới xảy ra cách đây một tuần, một bé trai bị bỏ quên trong xe buýt trường học đã dẫn đến tử vong. Khi mà cơ quan chức năng chưa điều tra rõ ràng và các nghi phạm vẫn chưa hầu toà, thì trên mạng, một trang chế truyện Doraemon tên là Doramavn đã hề hoá vụ việc như ảnh dưới đây.

    [​IMG]

    Điểm chung của ba ví dụ điển hình được tôi nêu trên là chúng đều đưa tin về những tai hoạ bi thảm mà có liên quan đến pháp luật, thế nhưng cách thức chúng đưa tin là trình bày dưới dạng một câu chuyện ẩn dụ mà khiến người ta hiểu theo nghĩa nào cũng được.

    Đối với các tác phẩm hư cấu thì “hiểu theo nghĩa nào cũng được” là một chức năng mạnh mẽ, nó khơi gợi cho khán giả những tầng nghĩa sâu xa hơn cả chính câu chuyện, nó là quyền năng dùng cái đơn giản để gợi mở cái phức tạp. Nhưng nó sẽ chỉ hữu ích nếu thực sự câu chuyện là hư cấu và không có tính ám chỉ.

    Trong khi đó, rõ ràng ở đây lũ hề internet đã bú trend và ám chỉ một cách lộ liễu đến các vấn đề xã hội mới xảy ra. Việc này tạo nên một bộ lọc thiếu nghiêm túc trước một vấn đề nghiêm túc. Bởi trong mọi vấn đề nghiêm túc, người ta luôn tránh tuyệt đối kiểu giao tiếp “hiểu theo nghĩa nào cũng được”. Hãy tưởng tượng trong một phiên toà, quan toà xử phạt bằng cách kể chuyện đa nghĩa, thì sẽ thấy sự không phù hợp ở đây trở nên rõ rệt đến thế nào.

    Hãy xem xét kĩ lưỡng hai ví dụ được dẫn: Một vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân còn đang bị bệnh, và một vụ thiếu trách nhiệm dẫn đến chết người mà nạn nhân là trẻ em. Thế thì đâu là cái đáng cười?

    [​IMG]

    Lũ hề internet, trong nỗ lực xoa dịu lương tâm của chính mình, đã phát minh ra khái niệm punch up và punch down. Punch up nghĩa là trò đùa nhắm vào nhóm ưu thế trong vụ việc, còn punch down nhắm vào nhóm yếu thế. Lũ hề cho rằng punch up là hành động chấp nhận được, punch down thì không.

    Sở dĩ tôi tuyên bố rằng khái niệm này chỉ có tác dụng xoa dịu lương tâm của chính lũ hề mà thôi, bởi vì nếu đặt quan điểm là người thứ ba đang quan sát xã hội, chúng ta sẽ không thấy có gì khác biệt giữa punch up và punch down cả.

    Hãy tưởng tượng bạn là nạn nhân bị hiếp dâm, lũ hề đứng ngoài bày trò cười nhằm chế giễu dương vật của kẻ hiếp dâm, liệu bạn (nhóm nạn nhân) có cảm thấy nhẹ nhõm hơn, thấy được đòi lại công bằng? Và giả sử bạn là người thứ ba, liệu bạn có thấy xã hội này công bằng hơn, nghiêm minh hơn khi dương vật của hung thủ bị chế giễu một cách cợt nhả; thay vì hành động của hắn bị lên án và phải hầu toà một cách nghiêm túc?

    Nhưng nếu bạn là nhóm hề, tôi tin rằng bạn sẽ nhẹ nhõm hơn đôi chút, vì lương tâm bạn đang được vuốt ve rằng trò cười ngu và ác của mình là rất vui, miễn không nhắm vào nạn nhân.

    [​IMG]
    Ảnh: AI Gemini

    Cuối cùng, có thể thấy rằng toàn bộ lập luận bên trên của tôi dựa trên giả định rằng tội ác khi được giải trí hoá đồng nghĩa với việc nó được giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng đi (nếu không thế, thì giải trí hoá sẽ không mâu thuẫn gì với các hành động pháp lí cả), vậy nên phần tiếp theo tôi dành để chứng minh giả định này.

    II. SỰ BẤT TÀI TRONG TẤU HỀ

    Sức quyến rũ chính yếu của giải trí hoá chính là nó giảm nhẹ mọi chuyện trong cuộc đời.

    George Bernard Shaw có câu “Nếu bạn muốn cho người ta biết sự thật, hãy chọc cười họ, bằng không họ sẽ giết bạn.” Loài người vốn cũng đã biết đến quyền năng của giải trí hoá từ lâu. Trong suốt lịch sử, hài kịch là thứ được tự do nhất ngay cả ở thời quân chủ, vua chúa ở châu Âu còn nuôi hẳn một quan chức chuyên đi chọc cười trong triều đình, gọi là hí giả (“jester” tiếng Anh, và “le fou” tiếng Pháp). Hí giả có đặc quyền được nói những điều vua không muốn nghe nhưng miễn sao đủ hài là được, chẳng may không hài thì sẽ giống với danh ngôn của Shaw: “Họ sẽ giết bạn.”

    Nhưng để biết cụ thể sự hề hoá và sự giảm nhẹ có liên quan đến nhau như thế nào, chúng ta phải hiểu về bản chất của việc tấu hề dưới góc nhìn khoa học.

    [​IMG]
    Ảnh: AI Gemini

    Trong suốt lịch sử, nhiều nhà tư tưởng đã cố gắng tìm một lời giải thích phổ quát cho việc tại sao chúng ta buồn cười trước cái này mà lại không buồn cười trước cái nọ.

    Thời Hi Lạp cổ đại, Plato và Aristotle đưa ra lí thuyết thượng đẳng, rằng mọi người cười vì cảm thấy mình ưu việt so với đối tượng bị cười. Lí thuyết này có thể áp dụng được với các trường hợp khi chúng ta chế giễu người khác, khi thấy chú hề làm mặt xấu, khi thấy chú hề gặp một tai nạn nào đó; nhưng rõ ràng là nó không phổ quát, nó chịu thua trước trường hợp chúng ta cười vì bị cù lét hoặc nghe chơi chữ.

    Cuối thế kỉ thứ mười chín, phân tâm học ra đời với cha đẻ của nó là Sigmund Freud. Trong tác phẩm Jokes and Their Relation to the Unconscious, Freud giải thích rằng hài hước là cách thức để con người giải phóng năng lượng tâm lí mà bị các suy nghĩ bạo lực và tình dục dồn nén. Chúng ta cũng dễ thấy rằng lí thuyết phân tâm giải thích được nhiều kiểu hài hước nhưng cũng bất lực trước nhiều kiểu, mà hai trường hợp khó giải thích nhất vẫn là cù lét và chơi chữ.

    Một lí thuyết khác, nhưng được công nhận rộng rãi hơn, là lí thuyết mâu thuẫn, nó cho rằng chúng ta thấy buồn cười khi nhận ra sự mâu thuẫn giữa cái mình trông đợi với cái đã thực sự xảy ra. Lí thuyết mâu thuẫn giải quyết được rất nhiều kiểu hài hước, nhưng vẫn không chạm tới được các kiểu hài hước như cù lét hoặc đánh nhau giả vờ. Biết rằng hành động cười trong cù lét không phải là phản xạ thể chất, chúng ta không bao giờ có thể tự cù lét bản thân được, phải là người khác cù lét mới thấy buồn cười.

    Liệu có lời giải thích phổ quát nào không?
    Có, dẫu hơi muộn.

    [​IMG]

    Năm 2014, Peter McGraw và Joel Warner ra mắt tác phẩm The Humor Code: A Global Search for What Makes Things Funny. Trong quyển sách này, Peter McGraw phát triển từ lí thuyết của Thomas Veatch, để cho ra đời lí thuyết mang tên “vi phạm lành tính” (benign violation).

    Vi phạm lành tính tuyên bố rằng điều gì đó là hài hước nếu như nó bất thường và đi ngược các chuẩn mực thông thường (tức là “vi phạm”) thế nhưng đồng thời nó cũng vô hại và chấp nhận được (tức là “lành tính”). Hai yếu tố “vi phạm” và “lành tính” càng mạnh mẽ bao nhiêu thì trò đùa càng hài hước bấy nhiêu, và ngược lại.

    Một trò đùa đen tối dùng để minh hoạ cho lí thuyết của McGraw như sau: “Một tên biến thái nảy lên ý định sử dụng một con mèo với công dụng thay cho sex toy, hắn lạm dụng con mèo đến mức khiến nó phải rên lên vì sung sướng.”

    Trò đùa này được mang đi khảo sát với các biến thể khác nhau, nhà nghiên cứu nhận ra rằng con mèo trong câu chuyện càng tỏ ra an toàn bao nhiêu thì câu chuyện càng hài hước bấy nhiêu. Trong các biến thể cho biết con mèo bị tổn thương vì hành động của tên biến thái, thì mức độ hài hước của câu chuyện sẽ giảm xuống.

    Vi phạm lành tính đã giải thích một cách mĩ mãn trò đùa cù lét. Cù lét hội tủ đủ yếu tố vi phạm – một người khác sờ vào chỗ nhạy cảm trên cơ thể chúng ta, nhưng vi phạm này lành tính – chúng ta cảm thấy an toàn với sự đụng chạm ấy nên kết quả là chúng ta cười, thay vì cảm thấy sợ hãi, tức giận, hoặc bị xâm hại. Nó cũng giải thích được trò đùa chơi chữ, chơi chữ là việc vi phạm vào định nghĩa thông thường của các từ ngữ, nhưng sự vi phạm ấy vẫn ở mức chấp nhận được nên người nghe thấy buồn cười, bằng không họ sẽ thấy không hiểu gì và không cười.

    Như vậy, chúng ta đã hiểu rằng hoá ra một trò đùa về bản chất là một sự vi phạm đến các chuẩn mực thông thường, nhưng người chọc cười có tài là người khéo léo giữ cho sự vi phạm ấy vẫn ở trong phạm vi lành tính, nếu không họ sẽ trở thành người xúc phạm. Thế thì vấn đề cần giải quyết tiếp theo là làm sao xác định ranh giới của phạm trù lành tính và không lành tính.

    [​IMG]
    Ảnh: AI Gemini

    Đến đây McGraw đề ra khái niệm “khoảng cách tâm lí” dựa theo nghiên cứu của mình. Nghiên cứu ấy cho các tình nguyện viên đọc câu chuyện về một người phụ nữ làm từ thiện bằng cách nhắn tin điện thoại “Haiti” cho một quỹ từ thiện, cô nàng không biết rằng mỗi tin nhắn tương ứng với 10 đô nên đã nhắn tới 200 lần, vậy là gánh nặng 2000 đô sắp sửa đổ xuống cô nàng trong hoá đơn điện thoại.

    Nhà nghiên cứu nhận thấy câu chuyện này sẽ kém hài hước đi nếu người phụ nữ ấy là bạn bè hoặc người quen với tình nguyện viên. Nhưng ở câu chuyện biến thể nơi thảm hoạ giảm nhẹ chỉ còn mất 50 đô, khi ấy nếu người phụ nữ là người quen với tình nguyện viên thì câu chuyện sẽ càng trở nên hài hước hơn.

    Chúng ta có thể hiểu rằng khoảng cách tâm lí chính là cường độ của cảm xúc tiêu cực mà người nghe đang có đối với sự việc. Cảm xúc tiêu cực càng ít thì sự vi phạm càng lành tính, do đó trò đùa phát huy tác dụng; và ngược lại.
    Mà cảm xúc là thứ người ta có thể rèn luyện được. Chúng ta có lựa chọn để nhạy cảm hơn hoặc vô cảm hơn. Một người quá nhạy cảm sẽ khó cười được trước nhiều trò đùa, một người quá vô cảm sẽ cười được trước rất nhiều loại trò đùa, ngay cả khi đó là trò đùa nhắm vào một người thân đang hấp hối của chính họ. Đây chỉ là vấn đề của lựa chọn.

    Như vậy cũng có nghĩa rằng việc gây cười, cũng giống với bao nhiêu hình thức kích thích cảm xúc khác, mang nặng tính chủ quan. Người gây cười muốn thành công buộc phải có kiến thức về tâm lí con người và phải đủ nhạy cảm để biết điều gì là đủ nhẹ nhàng để vi phạm một cách lành tính, và điều gì đủ nghiêm trọng để hiểu rằng mọi hành vi vi phạm đều sẽ trở thành xúc phạm thay vì gây cười.

    [​IMG]

    Trở lại với ví dụ về hai nhóm hề internet tôi nhắc ở đầu bài, sở dĩ nói rằng lũ hề này vừa lệch lạc trong giao tiếp vừa bất tài trong tấu hề, bởi vì họ tung ra một trò đùa mà chỉ khiến người xem cảm thấy kinh tởm trước sự vô nhân tính chứ không thấy hài.

    Thế nhưng đến khi không ai cười trước trò đùa xúc phạm này, một số người bênh vực Doramavn bắt đầu lấp liếm bằng hai luận điệu: Cái ảnh chế đó là châm biếm chứ không phải gây hài; và cái ảnh chế đó là phản ánh sự kiện xã hội chứ không phải gây hài.

    Dẫu không muốn, nhưng tôi thấy mình có nghĩa vụ phải bổ túc văn hoá cho bầy trẻ bị chính gia đình và nhà trường của chúng bỏ bê giáo dục này.

    [​IMG]

    Với luận điệu thứ nhất.

    Tôi kinh ngạc nhận thấy tri thức của đám trẻ ấy lại thấp kém đến thế, chúng bào chữa như thể châm biếm không có liên quan gì đến yếu tố gây hài cả. Ở đây tôi đành phải giúp chúng một cách đơn giản là tra từ điển tiếng Việt.
    Tôi tra từ “châm biếm” cùng các từ gần nghĩa với nó như “trào phúng,” “trào lộng,” và được kết quả như sau, trích Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, năm 2003:

    • Châm biếm: Chế giễu một cách hóm hỉnh nhằm phê phán.
    • Trào phúng: Có tác dụng gây cười để châm biếm, phê phán.
    • Trào lộng: (Lối văn) có tính chất chế giễu, gây cười.

    Rõ ràng rồi, châm biếm tức là đã bao gồm hành động hề hoá, chỉ có điều ngoài mục đích gây cười thì châm biếm còn mục đích phê phán nữa. Tựu trung, hề hoá là tập hợp con của châm biếm, không có một yếu tố nào hề hoá có mà châm biếm lại không có cả.

    [​IMG]

    Với luận điệu thứ hai. Nếu muốn phản ánh sự kiện xã hội thì hãy làm một cách nghiêm túc, đặc biệt là sự kiện có thảm hoạ chết người, việc phản ánh theo hình thức kể chuyện “hiểu theo nghĩa nào cũng được” là hành động không phù hợp như tôi đã phân tích ở Phần I.

    Vẫn biết rằng với fanpage của lũ hề như Doramavn thì chúng ta không thể và không nên yêu cầu sự nghiêm túc. Điều này không sai. Tuy nhiên tôi không đang yêu cầu sự nghiêm túc từ lũ hề, mà tôi đang yêu cầu lũ hề hãy tránh xa những vấn đề nghiêm túc để giữ lại chút nhân tính cho xã hội.

    Một bãi rác bốc mùi thối là dĩ nhiên rồi, và chúng ta không nên yêu cầu bãi rác toả ra hương hoa, nhưng chúng ta nên và có quyền chính đáng yêu cầu bãi rác ấy đi vào khu tập kết rác ở xa nơi người dân sinh sống, để giữ lại chút không khí trong lành cho đô thị.

    Và tất nhiên cũng phải nói rằng tôi không yêu cầu chính quyền bỏ tù các trang rác, vì điều đó đi ngược lại tinh thần tự do ngôn luận mà tôi tôn thờ, tôi chỉ đang dùng quyền tự do của mình để thuyết phục mọi người, bằng lí lẽ, rằng có những trang rác mà chúng ta nên dùng nhân tính để phản đối.

    [​IMG]
    Ảnh: AI Gemini

    Hậu quả cuối cùng của một xã hội giải trí hoá là hiện tượng mà tôi mới chỉ gặp vài ba năm trở lại đây. Đó là các nhóm troll trên mạng bắt đầu hình thành phong cách phá thối các cuộc trò chuyện công cộng bằng những cách thức rất quái dị.

    Nếu như xưa kia các troll phá thối bằng những bình luận rất khó chịu như chửi đổng, hạch sách và chất vấn người khác bằng nguỵ biện, hoặc đơn giản là xúc phạm người ta bằng việc chê bai lỗi chính tả, thì troll ngày nay phá thối bằng cách thức rất mới: thả meme.

    Như ảnh sau:

    [​IMG]

    Rõ ràng rồi, các troll thả meme như vậy có hàm ý trêu chọc rằng người nói là một nhân vật trông quái gở như hình vẽ trên meme. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là các đòn tấn công như vậy thiên về chọc cười hơn là xúc phạm, bởi chúng không hề có một câu chửi tục nào như các troll hồi xưa, và cái meme đó thì trông có nhiều tính châm biếm hơn là sỉ nhục.

    Và cũng rõ ràng không kém rằng trò thả meme ấy là hậu quả hùng hồn của xã hội giải trí hoá: nó vừa lệch lạc trong việc truyền tải thông điệp, vừa kém cỏi trong việc chọc tức đối thủ. Nó như một sự kết hợp thất bại giữa việc chọc cười và trêu tức vậy.

    Cảm xúc của tôi trước hành động này chỉ là thấy quái gở, chứ không tức cũng không thấy hài.

    Và nếu tôi có chăng cảm xúc nào khác, thì đó là cảm xúc thương hại cho năng lực giao tiếp của đám trẻ ngày nay. Năng lực của chúng nghèo nàn đến mức dù để trêu tức hay xúc phạm người khác, chúng cũng phải dùng đến những thứ hề hoá như meme và icon mặt cười, thay vì dùng ngôn ngữ và chữ viết.

    Quyền năng của ngôn ngữ luôn rất lớn, chẳng hạn tôi không cần dùng bất kì meme hay icon nào trong bài viết, nhưng cũng đủ khiến rất nhiều bầy trẻ vô học tức điên.

    Đó chính là sự khác biệt.

    https://spiderum.com/bai-dang/Su-tr...-bi-kich-cua-xa-hoi-giai-tri-hoa-PjXZ3dUYKzpy
     
    MAGNUM44 and ging1212 like this.
  2. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    19,383
    Nơi ở:
    nhà
    Cức chym gì dài vãi vậy peepo_bored
     
  3. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh Ryu & Ken ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    16,902
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Giết nó đi fuba pepe-16
     
  4. Trẫm Của Các Khanh

    Trẫm Của Các Khanh Mario & Luigi GameOver

    Tham gia ngày:
    14/1/24
    Bài viết:
    794
    ging1212 thích bài này.
  5. Delphinium

    Delphinium Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    3/9/21
    Bài viết:
    49
    Dài quá ai đọc hết tóm tắt giùm cái peepo_bored
     
  6. doctor who

    doctor who Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/14
    Bài viết:
    6,036
    Tóm tắt
     
  7. ChuLang21

    ChuLang21 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    16/11/21
    Bài viết:
    340
    Tế
     
  8. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    Tóm tắt: 1 thằng què hận xã hội và hoang tưởng mình thượng đẳng
     
  9. 2 tay 2 búa

    2 tay 2 búa Mayor of SimCity Berserker

    Tham gia ngày:
    28/9/21
    Bài viết:
    4,111
    Nơi ở:
    Midzy
    spiderum toàn mấy bài kiểu này, thấy đặc sản chym sản xuất chảy vl peepo_cringe
     
    ZzzOhhjiezzZ and lovelybear like this.
  10. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    32,244
    Nơi ở:
    Blink House
    Loz mẹ seeder spiderum à
     
  11. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,814
    Thấy bài tornad spiderum là biết tốt nhất là ko đọc. Chuyên nâng cao quan điểm rồi viết mấy cái gây tranh cãi.
     
    demoman184, hunken45, MCGH and 4 others like this.
  12. Achiles88

    Achiles88 Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/6/15
    Bài viết:
    3,965
    Tóm lại , sắp bắt đầu dùng thực danh :-"
     
  13. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    19,383
    Nơi ở:
    nhà
    peepo_bored Tóm tắt gì dài vậy? Gvn này đọc có 3 dòng à fence.
     
  14. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    15,150
    Trẻ : đm, seeder của mương 14
    Thanh niên : đm, tinhte
    Già : dm, giờ này mang podcast, spiderum với fb vào forum của các ông già làm gì ????
     
  15. Bé Thùy vụn vỡ

    Bé Thùy vụn vỡ Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    9/2/23
    Bài viết:
    968
    Các fen giúp Thùy rp cái page này với. Cap 1 đằng hình minh họa 1 nẻo pepe-14
    Screenshot_2024-07-27-17-51-31-931_com.facebook.katana-2.jpg Screenshot_2024-07-27-17-56-35-280_com.facebook.katana-2.jpg Screenshot_2024-07-27-18-00-04-155_com.facebook.katana-2.jpg Screenshot_2024-07-27-18-01-47-822_com.facebook.katana-2.jpg Screenshot_2024-07-27-18-02-00-977_com.facebook.katana-2.jpg Screenshot_2024-07-27-18-09-56-834_com.facebook.katana-2.jpg
     
  16. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    19,383
    Nơi ở:
    nhà
  17. Blood_moon94

    Blood_moon94 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/5/07
    Bài viết:
    4,523
    Nơi ở:
    Hell
    Đm thấy Trẫm post bài là chuẩn bị tinh thuần sản xuất chải
     
  18. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    19,383
    Nơi ở:
    nhà
    peepo_bored Thường Trẫm tồn tại được 1-2 ngày à, rồi bị ôm bomb chết hay mod chém chết. Chết xong sống dậy lại lặp lại vòng lặp.
     
  19. \\\

    \\\ Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/10
    Bài viết:
    1,216
    Đọc cũng ok mà, hơi dài, đọc nãy h mới xong, túm lại là nên có ranh giới, ko phải cái j cũng đùa đc, với nói tụi trẻ bây h gần như ko có khái niệm về ranh giới nữa, điều rất nguy hiểm và ngày càng nặng.
     
  20. Hiishiro

    Hiishiro The GVN AV Idol Berserker Tàu ngầm GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    1,630
    Sống cống hiến hơn nửa đời người rồi, giờ ngày ngày vô thư giãn chỉ còn mong tìm được chỗ giải trí tiêu sầu thì nó cũng đặc sản chim dạy đời kêu đừng có "giải trí đến chết" được :6onion17:
     

Chia sẻ trang này