Dịch vụ "photophone" của Ngọc Hân (TP.HCM) có giá từ 200.000 đồng/giờ, đáp ứng nhu cầu "sống ảo" của giới trẻ. Tuy nhiên, nghề chụp ảnh giá rẻ này cũng vấp phải nhiều tranh cãi. "Photophone" đáp ứng nhu cầu chụp ảnh check-in, ảnh thời trang đơn giản của giới trẻ. Ảnh: NVCC. Chỉ với chiếc iPhone 13, Ngọc Hân (23 tuổi, quận 7, TP.HCM) có thể kiếm được 13-14 triệu đồng/tháng, thậm chí 18 triệu đồng vào mùa cao điểm cuối năm nhờ nghề chụp ảnh thuê bằng điện thoại, hay còn gọi là "photophone". Nghề nghiệp này đã xuất hiện vài năm, nhưng ngày càng trở phổ biến gần đây, thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Theo quan sát của Tri Thức - Znews trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok và Threads, không khó để bắt gặp những bài đăng, bình luận mời chào dịch vụ này, với giá chỉ từ vài chục nghìn đồng mỗi bộ ảnh. "Dịch vụ này đã có từ lâu, nhưng năm nay mới trở thành trào lưu do nhu cầu chụp hình bằng điện thoại tăng cao, đặc biệt khi chụp hình tại các địa điểm, hàng quán có thu phí máy ảnh chuyên nghiệp", Ngọc Hân, có 3 năm kinh nghiệm trong nghề photophone, chia sẻ. Chi phí cho một buổi chụp ảnh cá nhân với Ngọc Hân từ 200.000 đồng/giờ, đã bao gồm chỉnh sửa 10 ảnh. Ảnh: NVCC. Cô cho biết lý do "photophone" được ưa chuộng vì tính tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp hơn so với chụp ảnh bằng máy ảnh chuyên nghiệp. Chi phí cho một buổi chụp ảnh cá nhân với Ngọc Hân từ 200.000 đồng/giờ, đã bao gồm chỉnh sửa 10 ảnh. Với bộ ảnh feedback sản phẩm (tức người mẫu chụp với sản phẩm như khách hàng thật để quảng cáo cho shop), giá dao động từ 35.000 đồng/bộ đồ (chụp 21 bộ trở lên, không chỉnh sửa ảnh) đến 60.000 đồng/bộ đồ (chụp 3-5 bộ, có chỉnh sửa ảnh). "Vì chụp hình với mức giá rẻ, yêu cầu của khách hàng cũng đơn giản. Phần lớn khách hàng của tôi là nữ, đến với dịch vụ chỉ cần chụp hình rõ trang phục đang mặc", cô cho biết thêm. Không riêng Ngọc Hân, chỉ với một chiếc điện thoại, nhiều bạn trẻ hiện có thể kiếm thêm thu nhập, thậm chí cả chục triệu đồng mỗi tháng nhờ làm "photophoner" (người chụp hình bằng điện thoại). Tuy nhiên, phần lớn chỉ coi là công việc làm thêm do nghề nghiệp không mang lại thu nhập ổn định. Phương Thảo chỉ nhận mình là "photophoner" dù chụp cả máy ảnh chuyên nghiệp. Ảnh: NVCC. Chớp thời cơ kiếm thêm thu nhập Tháng 6, Phương Thảo (24 tuổi, quận 3, TP.HCM), một nhân viên làm trong ngành quản trị nhân sự, đã nghỉ việc và thử lấn sân với nghề "photophone". Chia sẻ về lý do nghề chụp ảnh bằng điện thoại đang ngày càng phổ biến, cô cho biết các khách hàng khi đi cà phê thường có nhu cầu chụp hình cùng nhau. Tuy nhiên, họ có thể gặp nhiều hạn chế như không biết tạo dáng, khó chụp các góc phức tạp, hoặc đơn giản thấy mệt mỏi khi phải luân phiên cầm máy. "Khi thuê người chụp ảnh, khách hàng chỉ cần tập trung vào việc đẹp thôi, còn lại đã có người lo”, Phương Thảo chia sẻ. Dịch vụ chụp hình của cô có nhiều mức giá, với thiết bị chính là iPhone 14 Pro. Bảng giá khởi điểm từ 140.000 đồng, thời gian chụp tối đa 70 phút. Số lượng ảnh không giới hạn, trong đó, có 4-5 ảnh được chỉnh sửa. Phí chỉnh sửa thêm ảnh với mức giá 15.000 đồng/tấm. Ngoài ra, dịch vụ còn hỗ trợ quay và dựng 1 video clip ngắn 30 giây kèm theo các phụ kiện hỗ trợ chụp ảnh như hắt sáng, đèn nhỏ, tripod. Với những yêu cầu về đạo cụ, trang phục, thay thêm trang phục khác,... chi phí sẽ có sự thay đổi. "Phần lớn người chụp ảnh thuê bằng điện thoại là sinh viên đi làm thêm, với mức giá bằng 2-3 ly trà sữa. Tôi dựa trên chi phí 'sàn' đó để làm bảng giá. Tuy nhiên, vì có chụp hình kèm cả máy kỹ thuật số, mức giá tối thiểu tôi đưa ra cao hơn một chút, từ 150.000 đồng", Thảo cho biết. Không chỉ kiếm tiền từ iPhone, Thảo còn đầu tư thêm nhiều thiết bị như máy ảnh chuyên nghiệp Fuji-XT30, các máy ảnh compact Canon, Sony và máy quay Pocket 3, với tổng giá trị lên đến hơn 60 triệu đồng. Trong đó, mức giá chụp hình bằng máy ảnh chuyên nghiệp chỉ từ 300.000 đồng. Phương Thảo đầu tư hơn 60 triệu đồng cho các thiết bị chụp ảnh. Ảnh: NVCC. Nhờ đầu tư thiết bị, Thảo tự tin nhận chụp những bộ ảnh có chất lượng cao, tiệm cận với bộ ảnh "tiền triệu". Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cao hơn về chất lượng hình ảnh, cô cần thuê thêm trợ lý, và chi phí dịch vụ cũng sẽ tăng lên, ít nhất là 750.000 đồng cho một bộ ảnh. Thảo thường đông khách vào cuối tuần, chủ yếu là học sinh, sinh viên chụp hình check-in tại các quán cà phê. Những ngày "kín lịch", tổng thu nhập của cô có thể lên đến 2,6 triệu đồng. Cũng kinh doanh dịch vụ "photophone", Uyên Nhi (22 tuổi, quận 7, TP.HCM) cho biết hình ảnh sản phẩm chụp bằng điện thoại sẽ chân thật, gần gũi với khách hàng hơn, giúp tăng tỷ lệ mua hàng. Đây cũng chính là lý do khiến dịch vụ này ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thời trang online. Trước khi chính thức "hành nghề" photophone, Nhi đã có hơn 2 năm làm việc với các shop thời trang, tích lũy nhiều kinh nghiệm về chụp ảnh và lên ý tưởng. Hiện cô thường hợp tác với các thương hiệu thời trang và KOC (người có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực nhỏ) để chụp ảnh feedback sản phẩm. Giá dịch vụ của cô là 100.000 đồng/bộ đồ, chỉ nhận tối thiểu 4 bộ trở lên. Tháng 7 vừa qua, tháng cao điểm khi các shop tung bộ sưu tập chào hè, thu nhập của Nhi đạt đỉnh 14 triệu đồng/tháng. Ngoài những ngày học trên trường (3 buổi/tuần), sinh viên ngành du lịch tận dụng thời gian còn lại để sắp xếp lịch chụp ảnh cho khách và cải thiện kỹ năng. Sau dịch, Ngọc Hân bắt đầu kinh doanh dịch vụ chụp hình bằng điện thoại. Đến nay, đây là công việc toàn thời gian mang lại thu nhập chính cho cô. Ảnh: NVCC. Đối mặt với định kiến "phá giá" Dù đang là "nghề hot" với thu nhập hấp dẫn, những người trẻ hành nghề "photophone" gặp không ít khó khăn. Một trong số đó là đối mặt với định kiến "phá giá thị trường". "Tệp khách hàng của chúng tôi là những người chụp hình check-in đơn giản ở quán cà phê. Nếu khách hàng yêu cầu những tấm hình cần đèn chiếu chuyên nghiệp, tôi cũng sẽ không thể đáp ứng", Uyên Nhi nói. Cùng chung quan điểm, Ngọc Hân nhận định người chụp ảnh thuê bằng điện thoại và người chụp ảnh chuyên nghiệp không thể thay thế cho nhau. "Dịch vụ photophone hướng đến sự tiện lợi và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu chụp ảnh đơn giản, thường nhật của khách hàng. Nó giống như một giải pháp 'mì ăn liền', không thể thay thế cho các dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp, đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cao cấp như chụp sự kiện", cô nói thêm chia sẻ. Tương tự, dù nhận chụp thêm bằng cả máy ảnh chuyên nghiệp, Phương Thảo vẫn tự nhận mình chỉ là "photophoner", để khách hàng hiểu rằng yêu cầu về hình ảnh sẽ thấp hơn so với nhiếp ảnh gia khác. Ngoài ra, cô cho biết nghề "photophone" không mang lại thu nhập ổn định, chỉ đông vào dịp lễ, Tết. Do đó, Phương Thảo chỉ xem đây là nghề tay trái, làm tạm thời trong lúc tìm kiếm công việc văn phòng mới.
Người dân thu nhập dạo này khá nhỉ, toàn vài chục củ không. Cầm cái điện thoại ra đường thôi cũng kiếm được gần 20 củ
chụp ảnh dạo toàn chụp ảnh chân dung gđ, có biết cách set up tạo dáng, chỉnh ảnh j đâu thì chả tuyệt chủng. trog khi chụp h ngoài tạo dáng, còn phải biết chỉnh tá lả thứ, bắt trend phong cách mới hầm bà lằng ra.
Giỏi. Quan trọng là em làm giỏi và kiếm ra tiền từ những gì em có. Cũng con iphone nhưng mình chụp như hạch.
Lol báo này cũng chèn câu gây tranh cãi. Ko biết ở đâu cãi lắm thế, phóng viên hở tí thủ dâm là ra bài báo ba xàm
mấy bác già già chụp trong mấy khu du lịch vẫn cá kiếm dc phết đấy. mấy ổng ko bắt dc trend cho khách trẻ thôi chứ gặp mấy khách trung niên, người già mấy ổng set up dáng hơi bị chuẩn, chưa kể khách trung niên, người già mới là người bỏ tiền ra in ảnh, mà in ảnh thì lời lắm. còn khoản chỉnh ảnh thì thợ lab nó làm hết, quăng file cho nó nó chỉnh dùm cho, chứ mấy ổng cũng ko phải đụng tay vào. Cái mấy ổng sợ là mấy khu du lịch nó đào tạo nv để chuyên chụp ảnh dth cho khách khi khách nhờ, mà đội này nó chuyên nghiệp vl, với nó cũng ko cho mấy ông bác này vào.