[DT] Hamas vs Israel: Đánh nhau thật chưa? Hay lại kèo mõm?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi daltons, 7/10/23.

  1. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,863
    Sự sụp đổ chóng vánh của chế độ Assad và nguy cơ Syria chìm trong hỗn loạn


    Điều gì đã xảy ra trong 11 ngày qua?

    Thắng lợi khá dễ dàng và nhanh chóng của các lực lượng đối lập với chính quyền Bashar al-Assad đã khiến dư luận trong khu vực và trên thế giới không thể không tự hỏi điều gì thực sự đã diễn ra khiến chế độ Assad ở Syria bất ngờ sụp đổ như vậy?

    Để hiểu rõ bối cảnh, cần nhìn lại lịch sử chính trị Syria. Gia tộc Assad đã cầm quyền ở Damascus từ năm 1971, với sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống Hafez al-Assad sang con trai Bashar al-Assad vào năm 2000, mở ra một giai đoạn chính trị phức tạp và nhiều biến động.

    Cấu trúc xã hội Syria vô cùng phức tạp với sự đa dạng về dân tộc và tôn giáo.

    Dưới thời ông Bashar al-Assad, người Syria đã phải chịu sự quản lý hà khắc, cuộc sống khó khăn sau nhiều năm chịu nhiều trừng phạt quốc tế. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nội chiến kéo dài từ năm 2011 đến nay.

    Quân đội chính phủ Syria, dù được Nga, Iran và nhóm Hezbollah hỗ trợ, nhưng thiếu động cơ và tinh thần chiến đấu do chế độ đãi ngộ rất thấp.

    Mệt mỏi sau nhiều năm xung đột, mất niềm tin vào chế độ, cùng với sự suy giảm hỗ trợ từ các đồng minh, các lực lượng bảo vệ chế độ ngày càng suy yếu.

    Trong khi đó, nhóm vũ trang đối lập chính HTS, dưới sự dẫn dắt của Abu Mohammad al-Jolani, đã khôn khéo chuyển sang một chiến lược mới mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa ôn hòa, nhờ đó ngày càng được lòng dân và phát triển nhanh chóng.

    Như chính Jolani tiết lộ gần đây, để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công vừa qua, HTS và các nhóm chống chính phủ khác đã âm thầm chuẩn bị trong suốt 5 năm qua.

    Theo báo chí nước ngoài, các đơn vị chiến đấu của chính phủ dường như đã luôn bỏ chạy hoặc đầu hàng khi bị các lực lượng chống chính phủ tấn công. Thậm chí, các lực lượng tinh nhuệ nhất của quân chính phủ ở cả tuyến phòng thủ cuối cùng xung quanh thủ đô cũng vậy.

    Nơi mà tối 7/12 Bộ trưởng Nội vụ Syria còn tuyên bố là "không ai có thể xuyên thủng được" thì ngay sáng hôm sau, quân HTS vẫn tiến vào dễ dàng như chốn không người.

    Sau khi chiếm được Damascus, các lực lượng của HTS chưa vội tràn vào trực tiếp giành quyền điều hành các cơ quan chính quyền, mà chờ cho đến khi Thủ tướng hiện tại chính thức bàn giao trong hòa bình. Trong khi đó, các lực lượng của HTS tiếp tục tiến về Deir ez-Zor và Raqqa sát dòng sông Euphrate ở phía Đông giàu tài nguyên nhằm lấp vào chỗ trống quân chính phủ bỏ lại.

    Tuy nhiên, đây lại là các khu vực thuộc quyền kiểm soát Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ trực tiếp ủng hộ với 900 quân đồn trú thường xuyên để "loại trừ mối đe dọa khủng bố và ngăn chặn mọi hoạt động có thể xảy ra từ bên ngoài của IS".


    Cuộc nội chiến dữ dội và dai dẳng
    Vào năm 2000 khi Tổng thống Hafez al-Assad qua đời, sinh viên y khoa Bashar al-Assad bất ngờ được đưa từ London về nước cầm quyền thay cha. Từ đó, dưới tác động của nhiều yếu tố bên trong và ngoài, tình hình Syria chưa bao giờ yên ả và chính quyền ở Damascus luôn gặp hết sóng gió này tới bão tố khác, dù nhà lãnh đạo trẻ Bashar al-Assad luôn không ngần ngại áp dụng các biện pháp mạnh tay để đối phó.

    Trước ảnh hưởng của làn sóng Cách mạng Màu ở Trung Đông từ đầu những năm 2010, đến năm 2011 làn sóng chống đối chính phủ ở Syria biến thành một cuộc nội chiến với quy mô và tính chất ngày càng nghiêm trọng.

    Năm 2015, bên cạnh sự hỗ trợ từ Iran và lực lượng ủy nhiệm Hezbollah ở Li Băng, Nga đã đưa quân sang trực tiếp giúp quân đội của Tổng thống Assad phản công thắng lợi, đẩy lùi hoàn toàn các nhóm vũ trang chống chính phủ để giữ vững quyền lực.

    Từ đó đến nay, mỗi khi bị các nhóm vũ trang đối lập tấn công, quân chính quy Syria đều có sự hỗ trợ trực tiếp của 3 lực lượng trên và nhờ đó, chính quyền của ông Assad cơ bản giữ vững được quyền kiểm soát trên phần lớn đất nước.

    Gần đây, dù ngày càng khó khăn vì chịu nhiều lệnh trừng phạt quốc tế và bị các lực lượng đối lập tấn công từ rất nhiều nơi, chính quyền Bashar al-Assad vẫn kiên quyết không chấp nhận thỏa hiệp, đối thoại chia sẻ quyền lực.

    Trong bối cảnh Nga đang phải tập trung toàn lực cho cuộc chiến ở Ukraine, còn Hezbollah cũng đã suy yếu đi rất nhiều và Iran cũng gặp nhiều khó khăn, khi bị HTS cùng các lực lượng đối lập khác dồn dập tấn công, quân chính phủ Syria đã liên tục thất bại và suy sụp hoàn toàn.


    Hệ lụy và tác động đối với khu vực
    [​IMG]
    Một phụ nữ Syria chụp ảnh bức chân dung bị xé rách của ông Assad sau khi ông bị lật đổ (Ảnh: Reuters).

    Do vị trí địa lý đặc biệt của Syria, các tác động địa chính trị từ sự kiện vừa diễn ra là vô cùng sâu rộng. Trước hết, đối với quảng đại người dân Syria, hy vọng chung là sau sự ra đi của ông Bashar al-Assad, một trang mới có thể đã được mở ra nếu các lực lượng đối lập đứng đầu là HTS thực hiện đúng cam kết về một chính quyền ôn hòa, không trả thù, không Hồi giáo cực đoan, tôn trọng các nhóm tôn giáo thiểu số...

    Tuy nhiên, đối với cộng đồng người Alawite chiếm 12% dân số và từng là xương sống của chế độ Assad trước đây, hệ lụy có thể sẽ còn phức tạp hơn.

    Mặc dù HTS cam kết không trả thù, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều nhóm kháng chiến cực đoan khác. Sau nhiều năm xung đột, việc hòa giải sẽ là thách thức lớn và nguy cơ xung đột giữa các phe phái tôn giáo trên đất nước này vẫn còn hiện hữu.

    Với khu vực, trước hết là Thổ Nhĩ Kỳ, nước bảo trợ chính cho các nhóm đối lập Hồi giáo vũ trang ở Syria, sự sụp đổ của chế độ Assad có thể sẽ có cơ hội để Ankara đạt được mục tiêu chiến lược. Trong đó, đặc biệt là việc kiềm chế phong trào ly khai người Kurd ở Đông Bắc Syria và mở rộng ảnh hưởng hơn nữa ở khu vực này.

    Ngoài ra, việc tái thiết Syria cũng có thể mang lại những cơ hội làm ăn lớn cho các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.

    Đối với Iran, việc ông Assad bị lật đổ là một đòn mạnh giáng vào "Trục kháng chiến" do Tehran lãnh đạo; đánh dấu sự suy yếu về thế và lực của Iran trong cuộc đối đầu không ngừng nghỉ với Israel.

    Thực tế thì trong suốt 14 năm nội chiến vừa qua, Iran đã đầu tư rất nhiều tiền của, vũ khí và nhân lực vào chính quyền Assad để biến Syria thành một bàn đạp mở rộng ảnh hưởng ra toàn khu vực Trung Đông. Có lẽ vì thế mà một nhà ngoại giao phương Tây đã phải thốt lên trong trao đổi với báo Washington Post rằng "mất Syria, trục kháng chiến cơ bản đã sụp đổ".

    Với Nga, sự sụp đổ của chính thể Bashar al-Assad là một tổn thất to lớn về nhiều mặt bởi nước này trong gần 10 năm qua đã dầy công đầu tư để có được một vị thế ngoại giao và địa chính trị chưa từng có ở Syria nói riêng và Trung Đông nói chung. Sự thất vọng của Nga là rất to lớn, đúng như những gì phó Chủ tịch Thượng viện Nga Konstantin Kosachev mới đây đã thể hiện trên mạng xã hội: "Những gì đang xảy ra ở Syria là một thảm kịch cho tất cả mọi người".

    Tuy nhiên, sau sự kiện này, Nga dường như đã ý thức được là không thể làm gì hơn với một thể chế như ở Syria vừa qua, từ đó nhanh chóng điều chỉnh chiến lược một cách thực dụng hơn. Thực tế là Nga đã nhanh chóng chấp nhận thực tế mới; đã linh hoạt để kịp thời sắp xếp cho ông Assad và các thành viên gia đình di tản an toàn, vừa giúp bảo vệ tối đa lợi ích của mình trong bối cảnh mới, vừa không mang tiếng "bỏ rơi" đồng minh cũ trong hoạn nạn.

    Không chỉ vậy, HTS đã sớm cam kết đảm bảo an toàn cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các căn cứ quân sự mà Nga đã thuê dài hạn dưới thời ông Bashar al-Assad. Thậm chí, HTS còn bày tỏ coi trọng vai trò của Nga và mong muốn tiếp tục duy trì các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với quốc gia này.

    Sau khi cả Iran lẫn các phong trào kháng chiến chống Israel như Hamas, Hezbollah đều bị suy yếu đáng kể trước các đòn tấn công của Israel suốt thời gian gần đây, diễn biến hiện nay ở Syria lại càng tăng thêm thế và lực cho Israel và khiến Tel Aviv có thể liều lĩnh hơn trong các kế hoạch gia tăng can thiệp và mở rộng ảnh hưởng ở Syria và khu vực. Điều này cũng gián tiếp gây thêm khó khăn cho cuộc đấu tranh của người Palestine để thành lập một Nhà nước riêng.


    Kịch bản người dân Syria mong muốn nhất hiện nay có lẽ là HTS cùng các lực lượng Hồi giáo đã góp sức lật đổ chế độ Assad vừa qua kiểm soát được tình hình, thực hiện được hòa giải giữa các nhóm, tiến tới thành lập được một chính phủ liên hiệp với sự tham gia của tất cả các lực lượng, phe phái chính trị.

    Với 74% dân số là Hồi giáo Sunni, trong khi ở đây luôn tồn tại những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nhóm tôn giáo, sắc tộc, vì thế, thách thức lớn nhất của chính phủ mới sẽ là làm thế nào để hòa giải được các nhóm thiểu số, đặc biệt là nhóm Alawite - từng là trụ cột trong chế độ Assad.

    Để góp phần khuyến khích và hỗ trợ thích đáng quá trình chuyển đổi hòa bình ở Syria hiện nay, điều cộng đồng quốc tế, trước hết là các nước lớn và các quốc gia ở khu vực cần làm ngay lúc này là tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, sẵn sàng cung cấp mọi sự hỗ trợ cần thiết để giúp chính quyền mới chuyển đổi chính trị thành công, kịp thời triển khai các hoạt động viện trợ nhân đạo cho người dân Syria và hỗ trợ tái thiết nước này ở mức cao nhất có thể.

    Hiện tại, giữa nhóm HTS và đại diện còn lại của chính phủ cũ đã có tiếp xúc. Tuy nhiên tình hình chung vẫn rất phức tạp, tiềm ẩn dấu hiệu nguy hiểm khó lường.

    Trước hết, đó là việc quân Israel nhanh chóng tiến vào "vùng đệm" ở phía Nam Syria; còn Thủ tướng Netanyahu tuyên bố cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng từ cuộc chiến năm 1974 "nay sẽ vĩnh viễn là một phần của Israel". Ngoài ra, không quân Israel đã liên tục tấn công các mục tiêu bên trong Syria bị cho là các cơ sở sản xuất tên lửa và vũ khí hóa học.

    Còn Mỹ, sau khi chính quyền Assad sụp đổ, không chỉ vẫn coi HTS là "tổ chức khủng bố" mà còn liên tục tiến hành các cuộc không khích các mục tiêu ở vùng Deir ez-Zor và Raqqa để "ngăn chặn nguy cơ IS trở lại". Riêng Thổ Nhĩ Kỳ cũng tận dụng khoảng trống quyền lực hiện nay ở Syria để nối lại việc ném bom các vị trí của người Kurd trên đất Syria.

    Nếu những diễn biến trên không được kịp thời ngăn chặn, không loại trừ khả năng đất nước Syria sau triều đại Assad sẽ lại tiếp tục rơi vào một vòng xoáy xung đột mới giống như những gì đã diễn ra tại Afghanistan sau khi quân Mỹ rút đi vào mùa hè năm 2022.
     
  2. westerner

    westerner Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/9/07
    Bài viết:
    4,699
    Làm như dễ xây lắm không bằng . Đất nước thì đang loạn cào cào 4-5 phe đánh nhau tùm lum . Chưa kể đến cướp miếng cơm của thằng Ngố nó để yên cho chắc. Đám phương tây vừa phá đi cái đường ống của nó xong thì thằng Ngố nó cũng éo để yên cho kiếm ăn đâu .
     
  3. Skarrrik

    Skarrrik C O N T R A

    Tham gia ngày:
    24/6/23
    Bài viết:
    1,824
    k những máy bay mà đến cả tàu chiến xe tăng phòng không Israel nó dọn sạch sẽ cmnl peepo_kek
     
  4. aramir

    aramir In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,478
    Nơi ở:
    Hà Nội
    nó lại lấy cớ diệt phỉ lại bomb khu xây dựng thì bỏ mẹ. đất nước thì hiện nay đang ko thằng nào quản lý
     
  5. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,970
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Kèo này đen thì giống Lybia.
    Còn hên thì chắc cả chục năm nữa đc như Iraq.
     
  6. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,429
    Kiểu này khả năng cao là đc 'sung sướng' như Lybia rồi. Iraq thì dù sao cũng là liên minh 'người tự do phương Tây' trực tiếp xâm lược xong xây dựng đc cả chính quyền bù nhìn và có nhiều quân 'người tự do phương Tây' đóng giữ nữa. Chứ quả Syria này là éo có bọn 'người tự do phương Tây' nào cả mà toàn là các bộ lạc với nhóm khủng bố đấm nhau.
     
  7. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,863
    Vậy đấm nhau đến bao giờ?e35q5gj-png Bên ngoài còn bị ăn cấm vận nữa thì xác định chục năm chìm trong hỗn loạn
     
  8. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,429
    Ai biết đc, chắc loạn tới khi ai đó đủ mạnh chế áp 1 phần nào đó?
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  9. DanteGVN

    DanteGVN Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    27/4/17
    Bài viết:
    5,381
    vụ ông assad giết ng biểu tình có thiệt ko ? hồi đó ít quan tâm thời sự , giờ search thì toàn đài tây , ko biết thực hư
     
  10. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,867
    Nơi ở:
    Hà Nội
    tất nhiên là có, chống bạo loạn lật đổ thì kiểu gì chả có giết biểu tình với bắt bớ, nhất là gia tộc assad cai trị trên 50 năm ở cái đất nước nhiều phe phái sắc tộc tôn giáo như thế.
    Nhưng chẳng thể nào lộ liễu như thanh lọc sắc tộc, tôn giáo đang diễn ra tại syria bây giờ, tụi phỉ nó giết ai chả cần lý do gì
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  11. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,970
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Mấy thằng rebel Syria giờ nó đang hành quyết công khai kìa. Đúng là có khi lợi cho mặt tái thì thằng nào cũng ko biết ko nghe ko thấy. =))
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  12. ThunderChief

    ThunderChief Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/1/09
    Bài viết:
    16,541
    Nơi ở:
    Nhà lá
    Phe assad là đạo kito, giờ bị phỉ Hồi nó đè ra xử, xong tây lông bắt đầu pray peepo_eatingramen-png.506512/
     
  13. Yukianesa

    Yukianesa ξ (⩌‸⩌ )ξ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/10
    Bài viết:
    24,703
    Nơi ở:
    Edith City 8th Borough 5-21-3-201
    Chúng nó như vẫn dùng mấy clip giải phóng tù nhân ra để PR mà ebbuoyd-png Trong khi đó thấy đưa tin các khoa học gia thì lần lượt bị ám sát peepo_shakeno
     
  14. V.A

    V.A The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/11
    Bài viết:
    2,185
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Hiện giờ thì chỉ có xu hướng mạnh tay thật thì mới thống nhất được. Kết quả quan sát là, tất cả những sự việc thống nhất thất bại là do không đủ mạnh tay. Điều này đúng không chỉ trong chiến tranh, mà còn ở cả khối công, nhà nước, và trong môi trường cạnh tranh tư nhân.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  15. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,863
    Báo chí Mẽo nói chính phủ Syria bị sụp đổ là co công của U càpeepo_gaming2
     
  16. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,434
    Phe nổi dậy ở Syria đốt mộ cha của ông Assad

    Phe nổi dậy đã đốt mộ của cố tổng thống Syria Hafez al-Assad - cha của ông Assad - tại quê nhà của ông ở tây bắc Syria.

    [​IMG]
    Phiến quân đứng cạnh mộ đang bốc cháy của cố tổng thống Syria Hafez al-Assad tại lăng mộ của ông ở thị trấn Qardaha, tỉnh Latakia, tây bắc Syria, ngày 11-12 - Ảnh: AFP

    Ông Hafez al-Assad là chính trị gia, tướng lĩnh Syria. Tổng thống Hafez al-Assad lãnh đạo Syria trong 30 năm cho đến khi ông qua đời vào năm 2000, thời điểm con trai ông - Bashar al-Assad - lên kế nhiệm.

    Đoạn phim của Hãng tin AFP quay hôm 11-12 cho thấy lăng mộ của cố tổng thống Hafez al-Assad bị đốt cháy tại quê nhà Qardaha, tỉnh Latakia, tây bắc Syria. Trong video có sự xuất hiện của các phiến quân và những thanh niên đang đứng nhìn mộ bị đốt.

    Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR) nói rằng quân nổi dậy đã đốt lăng mộ. Video cho thấy một số phần của lăng mộ bị cháy và hư hại, trong đó mộ của ông Hafez bị đốt cháy và phá hủy.

    Lăng mộ lớn này nằm trên đỉnh đồi, có thiết kế phức tạp với nhiều mái vòm, bên ngoài có các họa tiết trang trí khắc trên đá. Nơi đây cũng có mộ của những thành viên khác trong gia đình Assad.

    Vụ việc diễn ra vài ngày sau cuộc tấn công chớp nhoáng của phe nổi dậy, buộc ông Bashar al-Assad phải chạy trốn, chấm dứt hơn 50 năm cai trị của gia đình ông.

    Theo Đài BBC, nhiều bức tượng và áp phích của cố tổng thống Hafez al-Assad và con trai ông là Bashar al-Assad đã bị kéo xuống trên khắp đất nước trong tiếng reo hò của người dân Syria ăn mừng sự kết thúc cai trị của gia đình Assad.

    Sáng sớm 8-12, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), nhóm vũ trang dẫn đầu liên minh phiến quân Syria, thông báo bắt đầu tiến vào thủ đô Damascus của Syria.

    Vài giờ sau, các tay súng kiểm soát toàn bộ thủ đô Damascus, trong đó có trụ sở đài truyền hình và phát thanh của Syria. Liên minh phiến quân thông báo "thành phố Damascus nằm trong tay chúng tôi" và "Tổng thống Bashar al-Assad đã bị lật đổ".

    Hãng tin Tass cho biết ông Assad và gia đình đã tới thủ đô Matxcơva của Nga. Hôm 9-12, Điện Kremlin xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định cấp quy chế tị nạn cho ông Assad và gia đình.

    Phe nổi dậy ở Syria đốt mộ cha của ông Assad - Tuổi Trẻ Online
     
  17. Janghang

    Janghang Youtube Master Race Waiting to respawn

    Tham gia ngày:
    20/11/24
    Bài viết:
    68
  18. KeXaQue

    KeXaQue Chironia, Centaur Archer ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/06
    Bài viết:
    7,845
    Nơi ở:
    SaiGon
    Có vị thánh nhân từng nói: "Dựng nước đã khó thì giữ nuớc càng khó hơn" quả ko sai chút nào
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  19. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,434
    Mất nước ko nói , bị biến thành quân cờ còn thảm hơn , mà thảm nhất là còn phải cám ơn đứa biến mình thành quân cờ mghqp4v-pngmghqp4v-png
     
  20. Bão...

    Bão... The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/11/09
    Bài viết:
    2,038
    Nơi ở:
    Hanoi, Vietnam
    may thì đc như áp-gà, ít nhất là có taliban nó thống nhất, chứ chia năm xẻ bảy thì
     

Chia sẻ trang này