(Thanh niên) Dùng nước mắt giáo dục trẻ em: Lạm phát cảm xúc

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi CBNNC, 10/2/25 lúc 14:41.

  1. CBNNC

    CBNNC Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    8/12/24
    Bài viết:
    151


    • Từ nhiều năm trước đã có phong trào các diễn giả đi khắp các trường học, đi đến đâu cũng làm cho học sinh và giáo viên rơi nước mắt, khóc sướt mướt với các câu chuyện ủy mị về tình yêu gia đình.

      Nhiều nhà trường ủng hộ cách làm này vì cho rằng đó là phương pháp giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh hiệu quả. Rất nhiều người nghĩ rằng diễn giả càng làm cho học sinh xúc động, rơi nước mắt nhiều về các chủ đề hiếu thảo, yêu thương cha mẹ, ông bà… thì càng thành công, nếu không làm học sinh xúc động được thì coi như thất bại. Thời gian gần đây, "mô típ" kiểu này có vẻ đang quay trở lại các trường học và gây ra sự băn khoăn cho nhiều người làm việc trong lĩnh vực giáo dục.

      Phóng viên Báo Thanh Niên trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự, một người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục, về hiện tượng này.

      [​IMG]
      Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam

      ẢNH: NVCC

      Lợi dụng cảm xúc là việc làm phản giáo dục
      Ông có quan điểm như thế nào về các chương trình giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh bằng cách làm cho học sinh "khóc càng nhiều càng tốt"?

      Tôi cho rằng sự xúc động chân thành trước những chân giá trị của đời sống luôn là điều đáng quý và cần gìn giữ. Thế nhưng trước tiên cần phải phân biệt nó với những thứ tình cảm bồng bột kiểu "lên đồng".

      Tâm lý học đã nghiên cứu hiện tượng "tâm lý đám đông", còn gọi là "hiện tượng bầy đàn", và kết quả cho ta biết rằng khi ở trong đám đông, con người ta thường có xu hướng hòa nhập với tập thể và mất đi ý thức cá nhân. Điều đó khiến cho nhiều người có thể thực hiện những hành vi phấn khích, khác thường, mà họ có thể không làm khi ở một mình.

      Khi những người xung quanh cùng biểu hiện một cảm xúc cao độ trước một sự vật hiện tượng thì cảm xúc đó nhanh chóng lan truyền và tác động lên tất cả các thành viên của đám đông. Sóng cảm xúc lan truyền, phản hồi qua lại, kết hợp và cộng hưởng giống như sóng trên mặt nước. Hiệu ứng đám đông càng mạnh khi mà thành viên của đám đông là những người chưa có nhiều kiến thức, ít trải nghiệm, giống như các bạn học sinh của chúng ta.

      Nhiều người đã lợi dụng cơ chế sao chép cảm xúc của đám đông để thao túng cảm xúc và điều khiển hành vi của người khác. Mục đích của việc này có thể tốt hoặc xấu, có thể mang lại lợi ích hoặc gây ra tác hại, phụ thuộc vào tình huống và bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, lợi dụng cảm xúc là một việc làm phản giáo dục.

      Như vậy, các chương trình giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh bằng kỹ thuật "thao túng cảm xúc" có thể gây hệ lụy?

      Phần lớn các chương trình trên đều truyền tải thông điệp tích cực tới học sinh, trong đó đề cao tình cảm gia đình, giáo dục lòng biết ơn và trách nhiệm đối với cha mẹ. Đây là những giá trị đạo đức quan trọng cần giáo dục cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh con người ngày càng xa cách với gia đình do ảnh hưởng của công nghệ và đời sống hiện đại.

      Tuy nhiên, việc thao túng cảm xúc của học sinh là phản giáo dục và làm suy giảm giá trị của thông điệp. Rất nhiều học sinh sau cơn "xúc động cấp tính", khi tỉnh lại thì có cảm giác bị dẫn dắt, bị lừa, có thể nảy sinh ra các cảm xúc tiêu cực.

      Chính vì vậy không nên khuyến khích triển khai các chương trình "giáo dục kỹ năng sống" dưới hình thức làm học sinh khóc đồng loạt như thế trong các trường học.

      [​IMG]
      Hàng trăm học sinh một trường rơi nước mắt sau khi nghe một diễn giả nói chuyện về công ơn cha mẹ, thầy cô giáo

      ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

      Việc làm người khác rơi nước mắt - lợi dụng cảm xúc không chỉ xảy ra trong trường học
      Có vẻ như vấn đề mà ông đề cập nó không chỉ xảy ra trong các trường học, mà còn xảy ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn thấy trên mạng xã hội?

      Có cảm tưởng như trong thời đại này, cảm xúc đang bị lạm phát. Các cơn bão cảm xúc "quần thảo" trên không gian mạng từ ngày này qua ngày khác, liên tục chuyển từ sự kiện này qua sự kiện khác. Con người nếu bị lạm dụng cảm xúc quá nhiều sẽ dần trở nên vô cảm trước những giá trị tình cảm chân thực trong đời sống.

      Ở chiều ngược lại, với những người có vấn đề về cảm xúc, nếu bị thao túng thường xuyên sẽ dẫn tới suy nhược, rơi vào cảm giác tệ hại. Nếu không vượt qua được thì tâm bệnh sẽ ngày càng nặng. Số trường hợp bị khủng hoảng tâm lý do mạng xã hội xảy ra ngày càng nhiều là minh chứng cho điều đó.

      Ở ngoài đời sống thì hình thức thao túng tâm lý dựa trên hiệu ứng đám đông cũng diễn ra ở nhiều nơi. Chúng ta có thể thấy trong các tổ chức lợi dụng hình thức kinh doanh đa cấp để lừa tiền bạc của người dân. Thay vì "lên đồng" cùng họ, chúng ta cần cảnh báo người dân trước những hiện tượng này để họ biết cách phòng chống rủi ro cho bản thân.

      Cần giáo dục nghiêm túc và có hệ thống trong nhà trường về trí tuệ cảm xúc
      Vậy trong trường học và hoạt động dạy học, theo ông đâu là phương pháp hiệu quả mà các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh có thể vận dụng để giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh?

      Tôi luôn cho rằng mục tiêu con người hướng tới là hạnh phúc, hạnh phúc là do cảm xúc mang lại. Mặc dù cảm xúc có thể mang lại hạnh phúc, nhưng nó cũng có thể gây hại, làm cho cuộc sống của con người tệ đi. Do đó cảm nhận sai về đời sống là hết sức nguy hiểm.

      Một trong những điều khó nhất mà con người phải học trong suốt đời mình, đó là làm chủ cảm xúc của bản thân. Cảm xúc vô cùng mạnh mẽ, là chất xúc tác làm sản sinh nguồn năng lượng vô tận, nhưng cảm xúc vốn mù lòa nên nó cần được dẫn dắt bởi tri thức và trí tuệ.

      Do đó, trí tuệ cảm xúc là thành tố quan trọng hàng đầu trong cơ cấu trí khôn của con người, nó quyết định rất lớn đến sự thành công của mỗi cá nhân. Trí tuệ cảm xúc không phải là khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và của mọi người, mà là khả năng điều khiển cảm xúc để nó giúp đỡ và mang lại lợi ích cho mình, không để nó chống lại mình, làm hại mình và gây hại cho xã hội. Vì vậy, trẻ em cần phải được giáo dục một cách nghiêm túc và có hệ thống trong nhà trường về trí tuệ cảm xúc, bắt đầu từ việc giáo dục lòng đồng cảm cho học sinh từ khi các em học lớp 1.

      Trong đó, trẻ em cũng cần phải được giáo dục về lòng biết ơn. Biết ơn rất quan trọng bởi vì nó giúp mỗi người xác định được vị trí của bản thân trong chuỗi giá trị. Biết được phạm vi ảnh hưởng, trường tác dụng của bản thân, từ đó biết tiết chế, biết cư xử đúng mực. Đó chính là nền tảng của một hạnh phúc bền lâu.

      Quay lại vấn đề giáo dục lòng yêu thương và biết ơn đối với cha mẹ, người thân, gia đình, tôi cho rằng đây là một trong ba yếu tố quan trọng trong việc giáo dục lòng biết ơn, bao gồm: biết mình nhận gì từ ai; biết mình đóng góp được gì; biết mình mang lại lợi ích cho ai. Cả ba cái "biết" này chỉ có thể hình thành trong quá trình học tập và lao động. Một người lười học tập, lười lao động thì không thể nào biết ơn được, dù là có khóc đến bao nhiêu đi chăng nữa.

      Xin cảm ơn ông!
    • https://thanhnien.vn/dung-nuoc-mat-giao-duc-tre-em-lam-phat-cam-xuc-185250123172510346.htm
     
    Interista thích bài này.
  2. Evil_King

    Evil_King Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/5/10
    Bài viết:
    2,947
    này trong truyện Azit Nesin những năm 80 bên Thổ đã châm biếm rồi
    thằng cha MC bảnh bao tới trường con bé main học diễn thuyết ăn nói hùng hồn kêu gọi trẻ em cống hiến, đem sức trẻ đến các vùng sâu vùng xa, con bé xúc động đến phát khóc.
    xong qua ngày hôm sau con bé bắt gặp thằng loz này tới nhà gặp ông nội nó có quan hệ rộng hối lộ nhờ vả cho thằng con trai nó được dạy ở thổ đu thay vì phải chuyển đi tỉnh lẻ xa nhà vất vả.
    con bé nghe dơ dáy quá ra ngoài bôi mỡ vô giầy cho thằng MC đi về té lăn đùng, tự nhủ sau này đéo bao giờ tin mấy thằng mõm làm tao khóc nữaworry-163
     
    bloodmoney1234, nh0x@, M-M and 9 others like this.
  3. nhat399

    nhat399 Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    10,392
    Càng khóc lóc càng giả nhân giả nghĩa mà giống cha nội đánh giày nào đó luôn miệng nói nhân nghĩa nói mình họ hàng xa của vua cuối cùng scam được nguyên dàn tướng quân sư hổ páo khắp cả đại lụca2eq2g0
     
  4. Thư ký chủ tịch

    Thư ký chủ tịch Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    10/9/23
    Bài viết:
    4,993
    Nơi ở:
    Văn phòng
    Gameshow, phin ảnh động cái cũng khóc như bọn đàn bà

    Hở tí là lôi tình cảm gia đình các thứ ra câu view
     
  5. haiduong87

    haiduong87 Knee before Eden Lord Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/5/04
    Bài viết:
    24,715
    Nơi ở:
    TP HCM
    í là trấn thành pải k =))
     
  6. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,637
    Ai không khóc thì đứng sang 1 bên.
     
  7. chichigoku

    chichigoku Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/4/10
    Bài viết:
    950
    Trả lời PV kiểu này động chạm chén cơm của bao nhiêu người khác. Nhưng mà đúng.
     
  8. o0puppyo0

    o0puppyo0 Sith Lord Revan Berserker Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/4/08
    Bài viết:
    10,912
    Nơi ở:
    Không lòng vòng
    5ncyve-png.604323/
     
  9. wubim

    wubim Cơ trưởng U60 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/5/09
    Bài viết:
    21,392
  10. anhlongheo1992

    anhlongheo1992 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    4,599
    đặc sản chym é ry que, khóc lóc xíu về 1,2 bữa nó lại chả u như kỹ, hồi lớp 10 thằng bạn thân nghiện game, nó cãi nhau đòi đánh cả ba nó, mình xách xe đạp chở nó đi gần 10km nói chuyện cho nó hiểu xong chở nó về, nó quỳ xin lỗi ba nó hứa bỏ game, lo học, hôm sau thấy nó ở quán game mà không rủ mình !buc
     
    Thư ký chủ tịch thích bài này.
  11. Lmman

    Lmman Samus Aran the Bounty Hunter CHAMPION ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/12/02
    Bài viết:
    6,419
    Nơi ở:
    HCM Q6
    Méo cầm reo đe nẹt có cái qq nó nghe
     
    anhlongheo1992 thích bài này.

Chia sẻ trang này