Trường học vận động giáo viên dạy thêm miễn phí Được dạy thêm nhưng phải miễn phí, một số trường vận động giáo viên không nhận thù lao khi ôn tập cho học sinh cuối cấp, trong lúc đợi hướng dẫn. Lãnh đạo một trường THPT tại Vĩnh Phúc cho biết từ tuần sau, trường dự kiến dạy thêm miễn phí cho học sinh khối 12 nhưng giảm 1/3 thời lượng. Trước đây, các em được học thêm 12 tiết Toán, Văn và hai môn tự chọn vào buổi chiều, theo nguyện vọng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mỗi tiết, trường thu 6.000 đồng. Tuy nhiên, theo Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường không được thu phí học sinh. Trong khi ngân sách có hạn và đã được phân bổ cho nhiều nội dung, hoạt động, theo kế hoạch từ đầu năm học, trường đành vận động giáo viên dạy miễn phí. "Các thầy cô rất sẵn lòng vì trách nhiệm đối với học sinh. Còn hơn 4 tháng nữa thi mà bỏ các em thì không được", người này nói. Với hơn 600 học sinh, trước đây, mỗi giáo viên nhận được khoảng 10-12 triệu đồng khoản này mỗi học kỳ. Ở trường THPT Nguyễn Bình Chiểu, TP HCM, cô Nguyễn Thị Thanh, Hiệu trưởng, cho biết trường vận động giáo viên dạy không lương trong thời gian ôn luyện cho các em lớp 12, rồi ghi nhận ngày công để xếp loại, hưởng thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 08 của TP HCM (tối đa 1,5 lần lương). Bởi theo quy định của thành phố, hoạt động bồi dưỡng, ôn tập cho học sinh trong hè là căn cứ để được tính thu nhập tăng thêm. Nhưng thay vì ôn luyện cho tất cả học sinh đăng ký, trường dự kiến sàng lọc những em học lực trung bình, yếu để hỗ trợ trước. "Quy định không được thu phí khiến chúng tôi đau đầu tìm phương án trả tiền cho thầy cô nhưng dù thế nào thì cũng phải ôn tập cho học sinh cuối cấp", cô Nguyễn Thị Hoa Huệ, Hiệu trưởng trường THPT An Nhơn Tây, nói. Cô Huệ cho hay nếu không được cấp thêm ngân sách, nhà trường phải "cân đo đong đếm" phần kinh phí hoạt động để trả thù lao cho giáo viên, nhưng chắc chắn ít hơn mọi năm (5-7 triệu đồng một tháng). Trường kêu gọi, hoan nghênh những thầy cô tự nguyện dạy miễn phí. "Những năm trước, nhiều giáo viên sẵn sàng phụ đạo miễn phí cho những em quá kém, nhất là hai môn Toán, Tiếng Anh", cô Huệ nói. Ngoài ra, trường tính vận động mạnh thường quân tài trợ cho việc ôn tập. Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Du, TP HCM, trong giờ ôn tập môn Ngữ Văn, năm 2023. Ảnh: Lệ Nguyễn Trước đây, hầu hết trường THPT tổ chức dạy thêm, một phần do học sinh chỉ học một buổi mỗi ngày. Ngoài ra, các nhà quản lý nhận định đây là nhu cầu có thực, lại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng nguồn thu để trường trang trải một số hoạt động ngoài ngân sách, cải thiện thu nhập cho giáo viên. HĐND ở nhiều tỉnh, thành đã ban hành nghị quyết về mức thu với hoạt động này, phổ biến khoảng 3.500-6.000 đồng một tiết. Theo nhiều nhà trường, khoảng 70% được chi cho giáo viên. 30% còn lại, trường dùng chi tiền điện nước, hao mòn cơ sở vật chất, đưa vào quỹ khen thưởng, phúc lợi cho giáo viên, học sinh ... Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 14/2, quy định các trường công lập chỉ được dạy thêm cho ba nhóm và phải miễn phí: học sinh chưa đạt, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh cuối cấp tự nguyện ôn tập. Trong khi không có nguồn thu đáng kể nào ngoài ngân sách, vận động giáo viên không nhận thù lao có thể là cách khả thi, nhưng khó lâu dài, theo nhiều hiệu trưởng. Các trường ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, An Giang... hầu hết đã đồng loạt dừng dạy thêm từ sau Tết. Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, ôn tập cho ba nhóm học sinh nói trên thuộc trách nhiệm của nhà trường, được đưa vào kế hoạch, không phải là hoạt động dạy thêm thu tiền. Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường chỉ đạo và giám sát để trường học thực hiện đúng trách nhiệm, tuyệt đối không buông lỏng việc hỗ trợ học sinh cuối cấp ôn thi. Về việc chi trả chế độ cho giáo viên, Vụ trưởng cho biết những người kiêm nhiệm, dạy thừa giờ được thanh toán tiền theo quy định. Nguồn này có thể từ ngân sách và các khoản thu khác. Ông lưu ý nhà trường cần xây dựng kế hoạch hợp lý để những giáo viên được phân công dạy thêm không vượt giờ chuẩn quá nhiều, trong khi những người khác lại chưa đảm bảo đủ giờ chuẩn. Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 11/2 cũng đề nghị các địa phương xem xét cấp kinh phí phù hợp cho trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hỗ trợ học sinh khó khăn, yếu thế... https://vnexpress.net/truong-hoc-van-dong-giao-vien-day-them-mien-phi-4848165.html dưới ánh mặt trời ....
Công nhận phải cảm ơn mẹ ta cùng 2 cô giáo CN lớp 6 và 7 của ta dặn : chọn nghề nào cũng được chứ đừng vào nghề giáo . Có bà cực đoan hơn kêu đi làm yang lake còn có số má chứ giáo viên thiệt đủ đường
Mặc dù bố, mẹ, anh trai đều là giáo viên, giảng viên nhưng lại ít quan tâm tới mình và giáo dục theo hướng khắc nghiệt. Mình chỉ làm nghề dạy ngoài giờ để có trải nghiệm khác và kiếm thêm chứ mình đi theo con đường khác.
thì trung tâm nó là sân sau của các thầy cô nên cũng không giải quyết vấn đề nói chung mới áp vào nên lung túng tí thoi chứ rồi tôi nghĩ 1 thời gian cũng có đường dạy lại hết , do dạy chui ở nhà thầy cô nhiều quá nên giờ mới chả biết đi đâu. chứ Mình mà có nhà , phòng trống đầu tư mở rồi cho gv thuê lại, kí hợp đồng nhưu gv là freelance của mình thì chả ngon ăn https://dantri.com.vn/giao-duc/chu-...-hop-phap-cho-giao-vien-20250212140949848.htm
Mình nghĩ chỉ cần éo dạy thêm chính cái đám hs ở lớp chính là đc. Lọc đc vấn đề này chắc cũng k ảnh hưởng như kiểu các trung tâm anh ngữ bây giờ. Còn sao lọc đc thì mình éo biết Hồi đi học, có bà dạy hóa, ai đi học thêm bà cho đề trước. Lên lớp kt 15' bà cho 2 đề. Kt 1 tiết bà cho 4 đề. Còn thằng con mới kể chuyện nghe xong muốn kí đầu nó 1 cái. Kt giữa kì đổi giáo viên canh thi. Thằng bạn nó thấy đề thì kêu : a, đề này dễ con biết. Thằng con mình chen vào : cô ơi, nó đi học thêm nên biết đó cô
thật bộ cũng chỉ muốn gv không dạy thêm học sinh mình đang dạy như người làm không tést chính sản phẩm mình làm thôi cũng có mặc tiêu cực nhưng căn bản vẫn là khách quan . Khổ nổi ngày xưa ngay cả phụ huynh hay mình đi học thêm cũng thế học cô dạy mình hơn thầy cô dạy giỏi vì đơn giản điểm tốt lên thật . Người lớn đi làm vì tiền , trẻ em đi học vì điểm có cái éo gì vì sở thích đâu
Con học lớp 1, dạy đọc, viết với toán là cả một vấn đề, lơ mơ hỏng luôn, trc khi dạy con toàn phải học trc với cô xem trong lớp cô dạy kiểu gì, chứ dạy những gì mình đc dạy hồi xưa là tiêu tùng.
Tin chuẩn đấy trường mình giờ cũng đang như thế. Nhưng giáo viên thì đang cân nhắc, chờ diễn biến tiếp theo chứ nhà bao việc tự nhiên ôm quả việc ko công về thì vl rồi...
hôm qua còn có bài gv dạy thêm free nhưng tính phí điện nước net 40k/cháu/tháng. Thế mà vẫn có ph dẩm lz đăng bài ý kiến ý cò. Tsb chắc muốn ăn ko ăn hỏng hết của ngta hay gì.