[VTC] Ông Nguyễn Thiện Nhân: Lương phải tăng gấp đôi để người lao động sinh thêm con

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Ờ mày giỏi, 14/2/25.

  1. Ờ mày giỏi

    Ờ mày giỏi Cháu ngoan bác Hồ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    19,553
    (VTC News) -
    ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân cho rằng từ nay đến năm 2030 cần nâng lương tối thiểu lên gấp đôi để người lao động đảm bảo mức sống, có thể sinh thêm con.



    Quan điểm trên được ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân (Đoàn TP.HCM) đề nghị khi thảo luận tổ chiều14/2, về đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

    Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá tăng trưởng 8% là mục tiêu rất cao, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, như xung đột Nga - Ukraine, các chính sách thuế và thương mại của Mỹ…

    [​IMG]
    ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân. (Ảnh: quochoi.vn)

    "Chúng ta chưa thể lường hết những tác động này. Chúng ta cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, đặc biệt là vấn đề dân số", đại biểu nói và dẫn bài học từ Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy sau thời kỳ tăng trưởng cao, nếu không duy trì mức sinh thay thế, nền kinh tế sẽ trì trệ. Nhật Bản đã tăng trưởng hai con số trong 33 năm, nhưng sau đó rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài 29 năm.

    Đại biểu thuộc Đoàn TP.HCM đề nghị cần có lộ trình chuyển từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu.

    Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, hiện lương tối thiểu chỉ gần 5 triệu đồng/tháng. Trong khi, để một gia đình có 2 lao động nuôi được 2 con thì thu nhập cần đạt khoảng 20-21 triệu đồng/tháng. Như vậy, lương đủ sống phải ở mức 10,5 triệu đồng/người/tháng.

    "Lương phải tăng gấp đôi để đạt mức lương đủ sống tối thiểu. Nếu không đủ lương để sống thì người ta sẽ không đẻ vì đẻ ra không nuôi được. Chúng ta cần có lộ trình tăng dần lương lên gấp đôi từ nay đến năm 2030, chậm nhất trong vòng 10 năm phải chuyển từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu", ông Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị.

    Theo đại biểu, có ý kiến lo ngại việc tăng lương sẽ làm giảm sức hút đầu tư nước ngoài. Song, nếu so sánh với các nước khác, ngay cả khi tăng lương gấp đôi, mức lương của Việt Nam vẫn chỉ bằng 26% mức lương tối thiểu của Nhật Bản và 27% của Hàn Quốc.

    Do đó, ông Nhân cho rằng việc tăng lương vẫn đảm bảo lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

    "Ngoài tiền lương, cần quan tâm đến các vấn đề nhà ở, giáo dục và y tế. Nếu người lao động không đủ thu nhập để nuôi con, chính sách dân số sẽ khó đạt hiệu quả. Điều này phải được giải quyết trước năm 2040, bởi theo kinh nghiệm từ các nước, nếu tình trạng này kéo dài 25 năm thì sẽ xuất hiện một thế hệ thanh niên "3 không" - không lấy vợ, lấy chồng; không sinh con; không bức xúc", ông Nhân nói.

    Đại biểu TP.HCM nhìn nhận, thực trạng nêu trên nếu trở thành ý thức trong thế hệ thanh niên hiện nay sẽ rất khó sửa.

    Từ đó, ông Nhân đề nghị Chính phủ cần có lộ trình rõ ràng trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo mức sống và khuyến khích sinh con. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là chiến lược phát triển bền vững của đất nước.

    Vẫn theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng phát triển. Báo cáo Chính phủ cần làm rõ hơn những tiềm năng này, trước tiên là xu hướng tăng trưởng GDP trong 3 năm gần đây.

    Để tăng trưởng GDP, ngoài việc nâng cao kỹ năng lao động, ông Nhân nhấn mạnh ứng dụng khoa học công nghệ là rất quan trọng nhưng Việt Nam chưa đạt yêu cầu trong lĩnh vực này.

    "Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu phát huy mạnh mẽ công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây chính là công cụ quan trọng để nâng cao năng lực nội sinh và tiềm năng sáng tạo", đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nói.

    Song song với đó, đại biểu cho hay, năm 2024 đầu tư công chưa hiệu quả nên năm nay cần tập trung vừa tăng đầu tư công, vừa nâng cao hiệu quả của nguồn vốn này.

    Còn về đầu tư nước ngoài, trong 5 năm gần đây, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục gia tăng, thể hiện những thuận lợi rõ ràng cho tăng trưởng kinh tế.

    "Tôi đề nghị đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các địa phương. So với 10 năm trước, vị trí kinh tế của các địa phương hiện nay đã có nhiều thay đổi, chứng tỏ nỗ lực vươn lên của các tỉnh, thành. Điều này không chỉ giúp địa phương thoát nghèo mà còn thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển", ông Nhân nói thêm.
    Ông Nguyễn Thiện Nhân: Lương phải tăng gấp đôi để người lao động sinh thêm con
     
  2. JEmEL

    JEmEL Tự hào koo 1cm, 30 năm chỉ dùng để peepee Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    20,185
  3. lovelybear

    lovelybear In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    18,094
    Cái quan trọng ko phải là con số tăng gấp đôi... mà là sức mua...5 năm nữa lương tăng gấp đôi mà ổ bánh mì trứng 50k/ổ thì nằm co ro luôn chứ éo đủ chỗ nằm thẳng nữa
    Muốn dân đẻ mà cái éo gì cũng giới hạn trước 35!gvn6
     
    khanhbonmat, BYWD, thitavipho and 4 others like this.
  4. lang băm

    lang băm The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    9,274
    Giá cả đồ ăn nó đã tương đương thế giới rồi
    1 kg cam vinh = 1 kg cam mỹ từ lâu rồi
    Cái quanh trọng là lương tăng 1 đồng thì giá dịch vụ tăng 3 đồng
    Tiền chi cho giáo dục trẻ con tăng 5 đồng
    Thì cũng chả ai đẻ nổi
     
  5. Diệp Thanh

    Diệp Thanh Kirin Tor Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    4,521
    Đẻ xong thì bạn bị đá ra đường còn con cháu tiếp tục làm nô lệ cho đám tài phiệt :)))
     
  6. Ờ mày giỏi

    Ờ mày giỏi Cháu ngoan bác Hồ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    19,553
    Nghĩ đến mặt tích cực, biết đâu lương tăng gấp đôi nhưng chi tiêu vẫn giữ nguyên. Thậm chí suy nghĩ tích cực hơn nữa đó là lương tăng gấp đôi nhưng chi phí chi tiêu lại giảm đi. Thậm chí suy nghĩ tích cực cực hơn nữa đó là lương tăng gấp đôi, chi phí chi tiêu lại giảm đi, các vấn đề dịch vụ, an sinh xã hội được nâng cao, đời sống được đảm bảo. Thậm chí suy nghĩ tích cực cực cực hơn nữa đó là lương tăng gấp đôi, chi phí chi tiêu lại giảm đi, các vấn đề dịch vụ, an sinh xã hội được nâng cao, đời sống được đảm bảo. Nghĩ đến viễn cảnh lương tháng 10 triệu, sáng dậy làm tô phở bò 10 nghìn, ly cà phê 5 nghìn, trưa với tối làm đĩa cơm đầy ụ 15 nghìn/đĩa nó mới đẹp đẽ làm sao.
    e35q5gj-png
     
  7. hellwind

    hellwind Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/2/06
    Bài viết:
    306
    bác đang miêu tả Thụy Sỹ à !duyet
     
  8. lovelybear

    lovelybear In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    18,094
    Giờ thằng nào mở miệng kêu giá đồ ăn ở VN rẻ là tao cười cho, thời buổi internet với dân chúng đi du lịch hà rầm mấy nước xung quanh VN chứ có phải thời bao cấp cấm vận đâu mà lộn xào kiểu đó hoài được
    Ở cái xứ đủ lý do để tăng giá thì mơ đi fen
     
    Gin Melkior thích bài này.
  9. quanzi_1507

    quanzi_1507 Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/3/06
    Bài viết:
    7,113
    Nơi ở:
    ACDC Town
    Nghĩ đến mặt tích cực là giờ giới trẻ nằm thẳng ko đẻ nữa thì tầm 10-20 năm giá nhà auto tự điều tiết đó phen. Ko có cảnh người trẻ lao đao với giá nhà nữa vì lúc đấy đek còn người trẻ nữa 8->
     
  10. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    33,196
    Nơi ở:
    Blink House
    That's rookie number
     
  11. Ờ mày giỏi

    Ờ mày giỏi Cháu ngoan bác Hồ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    19,553
    Nghĩ đến mặt tích cực. Biết đâu vì một lý do nào đó mà nó thành hiện thực thì sao?
    e35q5gj-png
     
  12. JoeBiden

    JoeBiden C O N T R A

    Tham gia ngày:
    5/11/20
    Bài viết:
    1,634
    @Ờ mày giỏi
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  13. Elly-Trần

    Elly-Trần Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    25/12/16
    Bài viết:
    5,124
    Lương mà tăng gấp đôi chắc dĩa cơm tấm từ 25k lên 80k quá pepegif-7
     
  14. LovelyVirus

    LovelyVirus Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    29/11/24
    Bài viết:
    93
    Trước kia nghe tăng lương mừng lắm nhưng mỗi lần lương chưa kịp tăng thì giá thịt giá gạo tăng trước rồi nên lại buồn , tiền in được thích thì tăng gấp 10 luôn cho đỡ kêu .
     
    lovelybear thích bài này.
  15. Thư ký chủ tịch

    Thư ký chủ tịch Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    10/9/23
    Bài viết:
    5,282
    Nơi ở:
    Văn phòng
  16. Onikage

    Onikage Mayor of SimCity ✟ Grim Reaper ✟ Tàu ngầm GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/03
    Bài viết:
    4,245
    Nơi ở:
    Unidentifiable
    miễn phí y tế và giáo dục 100% như tụi bắc âu thì soa :thangcbgif:
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  17. Shift&Delete

    Shift&Delete Mega Man

    Tham gia ngày:
    28/7/21
    Bài viết:
    3,347
    Nơi ở:
    BMT
    20 năm trước ngồi nửa buổi cài win + driver + office 97 + vietkey công 50k ez.
    Đĩa cơm bình dân 3k, ly cafe sữa 2,5k pepe-41
     
  18. Onikage

    Onikage Mayor of SimCity ✟ Grim Reaper ✟ Tàu ngầm GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/03
    Bài viết:
    4,245
    Nơi ở:
    Unidentifiable
    Thứ sáu, 14/2/2025, 18:35 (GMT+7)
    Thủ tướng: Có thể phải hy sinh một phần lạm phát để đạt mục tiêu tăng trưởng cao
    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng việc thúc đẩy GDP cao hơn để đất nước không dừng lại ở "tăng trưởng bình bình" và có thể phải hy sinh một phần lạm phát để đạt mục tiêu này.

    Phát biểu thảo luận ở tổ chiều 14/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết việc điều chỉnh mục tiêu GDP trên 8% năm nay là yêu cầu khách quan, nhằm đạt mục tiêu đưa ra tại Đại hội XIII và trở thành nước có thu nhập cao vào 2045. Song ông thừa nhận đây cũng là thách thức lớn khi bình quân tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay ở mức thấp - gần 3% và khu vực ASEAN 4-4,5%, nhưng "khó mấy cũng phải làm".

    Thực tế, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao, tín dụng ngân hàng là kênh dẫn vốn quan trọng. Năm nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến khoảng 16%, tăng 0,92 điểm phần trăm so với thực hiện 2024.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa (thuế, phí, tăng thu, tiết kiệm chi...) để tạo không gian thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

    "Có thể phải hy sinh một phần lạm phát. Vì muốn đẩy tiền ra cho sản xuất kinh doanh phải chấp nhận một phần lạm phát cao hơn", Thủ tướng nói, thêm rằng Việt Nam ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ở thảo luận tại tổ về tăng trưởng kinh tế, chiều 14/2. Ảnh: Giang Huy

    " style="padding-bottom: 452.031px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ở thảo luận tại tổ về tăng trưởng kinh tế, chiều 14/2. Ảnh: Giang Huy

    Ngoài chỉ tiêu GDP, chỉ số về lạm phát cũng được đề nghị điều chỉnh lên bình quân khoảng 4,5-5% GDP. Bà Nguyễn Thị Yến, Phó bí thư thường trực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu góp ý chính sách tiền tệ cần được điều hành thận trọng để không ảnh hưởng tới lạm phát.

    Thẩm tra trước đó, Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết nhằm tạo không gian điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Tuy nhiên, lạm phát là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định vĩ mô, đời sống người dân và chi phí của doanh nghiệp. Năm ngoái, CPI tăng 3,63% nhưng nhiều mặt hàng thiết yếu neo giá ở mức cao. Chẳng hạn, lương thực tăng 12,2%, dịch vụ y tế 9%, dịch vụ giáo dục 5,7%... Trong khi đó, thu nhập bình quân của người lao động tăng 8,6%, thấp hơn mức tăng của các mặt hàng thiết yếu.





    Đầu tư công vẫn là động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng cao năm nay, với tổng vốn gần 900.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh giải ngân vốn công còn chậm, Thủ tướng cho hay Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thiện thể chế, tháo gỡ vướng mắc, quy định liên quan đấu thầu, vốn công với tinh thần "mắc đâu tháo gỡ đó".

    Chẳng hạn, Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, gồm đường sắt. Năm nay, Chính phủ sẽ khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối Trung Quốc và châu Âu.

    "Đây là tuyến đường sắt chiến lược, dung hòa với đường hàng không, biển nên cần làm nhanh để đem lại hiệu quả đầu tư cao", ông nói.

    Cùng với đó, Việt Nam sẽ phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM.

    Tuy vậy, trong nhóm giải pháp thúc đẩy đầu tư công, quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng góp ý nên tập trung vào chi đầu tư cho hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ, cho chuyển đổi số trong Chính phủ, từ đó mới giúp tăng trưởng trong các năm sau.

    Ngoài dồn lực cho vốn công, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói kinh tế tư nhân là yếu tố quyết định cho tăng trưởng 8%, khi khu vực này chiếm 55% tổng mức đầu tư toàn xã hội.

    Để phát triển khu vực tư nhân, theo Chủ tịch Quốc hội, quan trọng nhất là cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm rót vốn. "Cần mạnh dạn cải cách để thủ tục đầu tư thông thoáng, cởi mở. Bây giờ phải quan tâm bồi dưỡng nguồn thu, thu đúng, đủ để doanh nghiệp, người dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh", ông nói.

    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn góp ý tại thảo luận tổ, chiều 14/2. Ảnh: Hoàng Phong

    " style="padding-bottom: 462.578px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn góp ý tại thảo luận tổ, chiều 14/2. Ảnh: Hoàng Phong

    Liên quan tới bội chi ngân sách, Chính phủ muốn điều chỉnh tỷ lệ này lên 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo (khoảng 5% GDP).

    Với đề xuất này, ông Hà Sỹ Đồng nói cần cân nhắc việc nâng trần nợ công này. Bởi theo ông, các biện pháp vay nợ sẽ khiến lãi suất tăng, gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân khi vay vốn ngân hàng. Do đó, tăng thu, nâng bội chi và trần nợ công chỉ là giải pháp ứng phó khi Việt Nam "dính vào chiến tranh thương mại, chứ không phải giải pháp để đạt tăng trưởng 8%".

    Thay vào đó, ông Đồng đề nghị Chính phủ tập trung tiết kiệm để có nguồn lực đầu tư công, không bội chi hay vay nợ khi chưa cần thiết và hoàn thiện thể chế, không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế để doanh nghiệp mở rộng đầu tư.

    Việc cung tiền ra nền kinh tế nhiều hơn có thể làm tăng bội chi, nợ công, nợ Chính phủ và nước ngoài. Song Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định các chỉ số này đang được kiểm soát tốt trong thời gian qua, với tinh thần "vay được, trả được và đầu tư trúng, đúng".

    Năm nay, Chính phủ đã giao chỉ tiêu tăng trưởng hai chữ số cho từng địa phương. Ông Lê Tiến Châu, Bí thư TP Hải Phòng nói thể chế và chính sách đặc thù là nguồn lực quan trọng nhất giúp các địa phương tăng trưởng ở mức cao. Ông dẫn chứng, khi Hải Phòng thực hiện Nghị quyết 35 với 5 cơ chế đặc thù, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 10%.

    "Thể chế là nguồn lực quan trọng để tạo không gian cho các địa phương. Do đó cần mở rộng phạm vị áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù để địa phương phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng cao", ông nói.

    Anh Minh
    Thủ tướng: Có thể phải hy sinh một phần lạm phát để đạt mục tiêu tăng trưởng cao - Báo VnExpress Kinh doanh


    !kojima!kojima!kojima
     
  19. Hoàn Gia Sắc

    Hoàn Gia Sắc Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/09
    Bài viết:
    5,560
    Tỉ giá USD đang 25.8k, 26k cumming
     
  20. Rây chồ

    Rây chồ Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    20/5/23
    Bài viết:
    1,173
    K
    Sao k cài thêm bkav để còn giữ mối làm ăn.
     

Chia sẻ trang này