Nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone từ trần Nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone từ trần ngày 2/4, hưởng thọ 101 tuổi, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam sang viếng. Nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone từ trần lúc 10h30 ngày 2/4 tại nhà riêng ở thủ đô Vientiane. Lào tổ chức quốc tang trong 5 ngày, từ 3/4 đến 7/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Vientiane. Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam tới viếng ông Khamtay Siphandone trong ngày 3/4, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone. Ảnh: AFP " style="padding-bottom: 399.956px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 679.994px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;"> Nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone. Ảnh: AFP Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi điện chia buồn, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn khi được tin ông Khamtay Siphandone từ trần. Bức điện nhấn mạnh ông Khamtay Siphandone là "nhà lãnh đạo xuất sắc thế hệ đầu tiên, hạt nhân chủ chốt của Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào". Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Toàn văn điện chia buồn Ông Khamtay Siphandone sinh năm 1924 tại làng Huakhongphayai, huyện Khong, hiện thuộc tỉnh Champasack, trong gia đình nông dân. Năm 1931, một viên chức đã đưa ông đi học tại Vientiane. Ông vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào trường PAVIE danh tiếng (hiện là trung học Vientiane), trường trung học duy nhất ở Lào khi đó. Cuối năm 1941, viên chức giúp đỡ ông đột ngột qua đời, gia đình gặp khó khăn về tài chính và ông phải nghỉ học, bắt đầu làm nghề đưa thư. Ông sau đó đến Sài Gòn học khóa đào tạo chuyên ngành và trở về Lào năm 1944, trở thành viên chức điện báo ở tỉnh Phongsaly. Những năm sau đó, ông tham gia phong trào giành độc lập khỏi sự cai trị của Pháp. Năm 1947, ông Khamtay Siphandone tham gia lực lượng của Mặt trận Lào Issara. Ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1954 và gia nhập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào một năm sau đó. Trong sự nghiệp cách mạng, ông đảm nhiệm nhiều trọng trách, được phong quân hàm Đại tướng. Sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập năm 1975, ông Khamtay Siphandone giữ chức bộ trưởng quốc phòng, rồi trở thành phó thủ tướng. Ông nhậm chức thủ tướng năm 1991 và giữ chức chủ tịch nước từ năm 1998 đến 2006. Ông là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 1992 đến 2006. Trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, nguyên Chủ tịch Khamtay Siphandone đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Huyền Lê (Theo Laotian Times https://vnexpress.net/nguyen-chu-tich-lao-khamtay-siphandone-tu-tran-4869303.html
hồi con bé, ông ngoại mỗi lần xem thời sự là nghe tên cụ Khâm Tày Si Phan Đon Giờ ngoại cũng đã mất...
Cụ Khăm Tày thế là sống thọ quá rồi, lúc tôi còn bé tí đã nghe tên cụ (và lúc đó cụ cũng khá lớn tuổi rồi)
Việt Nam tổ chức quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone Khánh Minh - Thứ năm, 03/04/2025 19:10 (GMT+7) Tổng Bí thư Tô Lâm thông báo, Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định sẽ tổ chức quốc tang cho nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone. Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone. Ảnh: TTXVN TTXVN đưa tin, ngày 3.4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có các cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ đau xót trước sự ra đi của đồng chí Khamtay Siphandone và gửi tới các đồng chí lãnh đạo cấp cao Lào, toàn thể nhân dân Lào và gia quyến đồng chí Khamtay Siphandone lời chia buồn sâu sắc nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đồng chí Khamtay Siphandone không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất thuộc thế hệ đầu tiên gây dựng cách mạng Lào, lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trước đây và sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, nhà lãnh đạo tiên phong trong việc triển khai đường lối đổi mới toàn diện của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mà còn là người bạn thủy chung, tình nghĩa, son sắt, người đồng chí thân thiết, gắn bó, luôn kề vai sát cánh với Việt Nam trong suốt chặng đường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước của hai dân tộc. Sự ra đi của đồng chí là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Lào và Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone. Ảnh: TTXVN Tổng Bí thư Tô Lâm thông báo, để tri ân sự đóng góp của đồng chí Khamtay Siphandone cho sự phát triển mối quan hệ gắn bó, bền chặt Việt Nam - Lào, Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định sẽ tổ chức quốc tang. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Lào chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã chia buồn về việc đồng chí Khamtay Siphandone từ trần, bày tỏ xúc động trước việc Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới dự lễ viếng và Việt Nam quyết định tổ chức quốc tang cho đồng chí Khamtay Siphandone, thể hiện mối quan hệ truyền thống vĩ đại và tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung gắn bó giữa hai nước cũng như tình cảm cá nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo Việt Nam. Đây là sự động viên và chia sẻ to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân Lào. Tổng Bí thư Tô Lâm chia buồn với tang quyến đồng chí Khamtay Siphandone. Ảnh: TTXVN Thay mặt gia quyến, đồng chí Sonexay Siphandone chân thành cảm ơn và đánh giá cao đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam là đoàn đầu tiên đã sang chia buồn với Đảng, Nhà nước Lào và gia đình trước sự ra đi của đồng chí Khamtay Siphandone, thể hiện mối quan hệ thân thiết và tình cảm cực kỳ sâu đậm đối với người cha kính yêu của mình - lãnh tụ vĩ đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. Trong không khí trang nghiêm và xúc động, Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Lào đã cùng ôn lại sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Khamtay Siphandone kể từ khi đồng chí tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương, đặc biệt là các hoạt động gắn bó với cách mạng Việt Nam, gắn bó với các bậc lãnh đạo tiền bối cách mạng Việt Nam và khẳng định đây là những biểu hiện sinh động của sự gắn bó keo sơn, thủy chung hiếm có giữa hai Đảng, hai Nhà nước và sự nghiệp cách mạng hai dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm ghi sổ tang đồng chí Khamtay Siphandone. Ảnh: TTXVN Các lãnh đạo cấp cao Lào khẳng định mặc dù đồng chí Khamtay Siphandone đã rời xa, nhưng những thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Lào sẽ tiếp tục cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam củng cố, vun đắp mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kayson Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước đã dày công xây dựng, ngày càng phát triển. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao Lào đang tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Toàn quốc lần thứ XII vào đầu năm tới, nhấn mạnh việc tinh giản, sắp xếp bộ máy của Lào hiện nay là công việc hết sức quan trọng, tín hiệu tích cực góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của Lào trong giai đoạn mới; đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Lào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Cảm ơn sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Lào, các lãnh đạo cấp cao Lào cho biết Lào đang nghiên cứu, áp dụng những bài học kinh nghiệm của Việt Nam, quyết liệt đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tại các cuộc gặp, hai bên đánh giá cao sự tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước; nhất trí thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao; tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được, trong đó có kết quả Cuộc gặp giữa ba đồng chí lãnh đạo Đảng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, khẳng định Việt Nam và Lào càng cần sát cánh, ủng hộ và hỗ trợ nhau hết sức mình để vun đắp cho tình hữu nghị vĩ đại và sự gắn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc mãi mãi xanh tươi, ngày càng đơm hoa, kết trái.
hoãn là cái chắc nhưng còn 1 khả năng nhỏ là quốc tang 2 ngày trong 24h, từ 12h ngày 4/4 đến 12h ngày 5/4
nghị định cũng chỉ ghi chung chung là 2 ngày nên ko rõ là hiểu theo kiểu gì? còn theo thông lệ thì hết ngày thứ 2 mới tính là hết quốc tang