Tức nước vỡ bờ !

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi Mutsu Kokono, 22/5/05.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Mutsu Kokono

    Mutsu Kokono Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/1/04
    Bài viết:
    3,270
    Nơi ở:
    Mutsu Viên Minh Phái
    Và đây là Topic Mutsu đã lập !
    Và đây là Nguyễn Phi Thanh :[​IMG]
    Và bài văn gây xôn xao của cô :
    Đề thi: Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...

    Bài làm

    Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta thường nhớ đến một thầy giáo mù yêu nước, có tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khá nhiều, nổi tiếng là tập thơ Nôm “Lục Vân Tiên” và trong văn học lớp 11, chúng ta được làm quen với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tế được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đã hy sinh trong phong trào Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài Gòn.

    Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...

    Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...

    Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ý kiến trái ngược khen – chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.

    Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".


    Có thể gọi bài văn này là " Tức nước vỡ bờ " được không , khi mà từ lâu đã không ít học sinh chê bài văn này ( ngay cả Mutsu ) và cũng không ít nguời bức xúc trước một chương trình học quá nặng ( Mutsu cũng thấy thế ) , nhưng thử hỏi đã có ai dám nói lên chính kiến của mình chưa ? Ngay cả một giáo viên thì vì miếng cơm manh áo của mình để rồi chấp nhận một cách dạy trên lớp đọc phân tích cho học sinh chép , đến khi đi thi mỗi học sinh cứ theo cái sườn ấy mà phân tích thì thử hỏi sáng tạo ở đâu ? Nhưng nếu sáng tạo thì lại xa rời sườn bài của giáo viên , tất sẽ không được điểm cao , vậy là không ai dám sáng tạo !
    Cuộc sống hôm nay sáng tạo là một điều quan trọng , nhưng với cách dạy như thế thì học sinh sẽ sáng tạo như thế nào và sáng tạo ra sao ? ( Dù môn văn chỉ là một môn khoa học xã hội , nhưng không phải vì thế mà không sáng tạo ! )
    Tại sao văn chương của ta từ trưóc đến nay , chưa được một giải thưởng gì , dù chỉ là trong khu vực , đó là vì văn chương từ lâu không được làm mới mà chỉ có một huơng phát triển chung chung mà thôi !
    Đó cũng là chính kiến của Mutsu đấy !
    Còn mọi nguời thì sao ?
     
  2. Brad Pitt

    Brad Pitt Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/11/04
    Bài viết:
    72
    OK!Tôi đồng ý với bạn!Bản thân tôi từng là học sinh ban C,tức là ban"Khoa học xã hội" ấy!Tôi cũng từng họv văn rất nhiều,và cũng là 1 người yêu văn học,nhưng tôi đã từng rất bức xúc về tình trạng dạy-học-ra đề thi văn của chúng ta!Qúa khô cứng,quá giáo điều,quá sách vở!
    Trong bài"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc",chúng ta chỉ thấy chí khí hào hùng của người dân Nam bộ kháng chiến,chứ khó mà tìm dược vẻ đẹp cụ thể nào!Nó đơn thuần là 1 bài văn tế,chứ không phải là 1 bài thơ về tình yêu hoặc thiên nhiên,là sao mà bắt các em HS rung động được?Nó có phải là"Chinh phụ ngâm" hoặc"Kiều" đâu!Đây là vấn đề của người ra đề thi!Còn việc các em không cảm thụ được gì,đó là vấn đề giảng dạy của chúng ta!
    Tôi hoàn toàn thông cảm với em Thanh,vì tôi từng nếm cảnh dạy-học giáo điều,sách vở,khô cứng!Các bạn thì sao?
     
  3. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Tầm bậy, tức là nếu như có một bài thơ ca ngợi các anh hùng Xô Viết đã hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ 2, nếu nó ko có các từ Anh, từ em, từ yêu này yêu nọ thì có thể học sinh Nga cũng ruồng bỏ và ko thích nó? Hãy nhìn xem, những người Nhật còn bảo vệ đến cùng cho danh dự của những người lính của họ trong chiến tranh, dù sự thật ko phải thế, trong khi những người Việt Nam, lại ko hề muốn biết rằng chúng ta đã là những người chính nghĩa trong cuộc chiến tranh. Tầm bậy hết sức. Bài văn đó chúng ta học chính là để trân trọng giá trị lịch sử mà 1 đi ko bao giờ có lại. "Vợ nhặt" kể về cái gì?, những con người nghèo khổ rách rưới, phải ăn cám, có gì là hay ho, nhưng nó cho chúng ta biết về những điều mà chúng ta ko bao giờ được quên. Chưa thấy một người dân nước nào lại chối bỏ những gì là giá trị mà mình cần gìn giữ cả.
     
  4. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    chậc, đọc từ trên xuống nên không hay, thôi huynh sep bỏ qua chuyện copy này nhé :D
    thế là sai rồi. cái chuyện nói ra thì ai cũng biết, ai cũng dám, chỉ là nói ra rồi thì có ích lợi gì? báo chí ca cẩm bao nhiêu, dân chúng oán thán bao nhiêu, đến giờ vẫn chưa giải quyết xong thì có nói ra chỉ tổ rước vất vả cho mình mà kết cục chẳng được lợi gì :lol:
    Mà nói ngay, "dám nói" ở đây sao không nói trong các bài văn trong lớp, thi học kỳ, thi tốt nghiệp, mà chỉ "dám nói" trong bài thi học sinh giỏi :lol:. Như wiwi mà "dám nói" ấy thì sẽ "dám nói" trong bài thi tốt nghiệp THPT, nhưng wiwi xưa nay tôn chữ hiếu lên đầu, làm thế e bị hỏng thi, ba mẹ lại buồn :lol: :lol:
    Nói lại, Phi Thanh nói lên ý kiến của mình chỉ được khen là can đảm thôi, thầy của Mutsu có dám bảo "nói đúng" không? :lol: dám nói mà nói trật lất thì thà đừng nói :lol:
    nói vớ vẩn, học sinh đi học không phải là đi chơi, không phải trả tiền vào công viên nước để muốn vui ở chỗ nào là vui ở chỗ đó. Cũng giống như phóng viên, đi viết bài phóng sự, không lẽ không có cảm xúc gì với vụ việc thì không viết, bảo là không thích sao? đó là những người không hiểu thực chất trách nhiệm và bản chất công việc mình làm.
    Người viết văn, ở đây là học sinh, viết văn không phải là để làm nên những áng văn tuyệt tác mà là để rèn luyện khả năng phân tích, lý luận,... nói tóm lại là khả năng văn chương của mình. Thế nên dù không thích một tác phẩm chỉ có thể viết không hay chứ không thể xổ toẹt ra đủ lí do để biên minh cho "không thích". Như wiwi, bản thân đi học viết văn, bài nào thích thì viết điểm cao, bài nào không thích thì viết điểm thấp, ấy là cái thực chất tài năng của mình, chứ không phải bài không thích rồi chép văn mẫu để được điểm cao, rồi sau đó lại cho hành động vừa rồi là "ép uổng, sách vở, khô cứng,..."
    Tôi đoán bình thường Nguyễn Phi Thanh cũng đọc rất nhiều sách văn mẫu, làm rất nhiều bài em "không thích" theo kiểu như trên nên dẫn đến cảm thấy việc học văn của mình tiêu cực. Nhưng em có lẽ không hiểu rằng cái tiêu cực nằm ở chỗ em mong (hoặc bị thúc ép) đạt thành tích cao nhờ bài văn của mình chứ không phải ở chỗ em phải viết bài văn đó!
     
  5. Mutsu Kokono

    Mutsu Kokono Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/1/04
    Bài viết:
    3,270
    Nơi ở:
    Mutsu Viên Minh Phái
    Nhưng không phải là không có cách khác !
    Tại sao bây giờ học sinh lại giỏi sử nước ngoài hơn sử Việt nam ? Tại vì phim ảnh chiếu trên truyền hình đều là của Trung QUốc hay là các nước khác ! Một buổi tối 4 kênh thì hết 3 kênh là phim Trung QUốc rồi , thử hỏi làm sao mà không rành cho được !
    Bác Hồ đã nói : Dân ta phải học sử ta ! Nhưng không biết tại sao phần lớn học sinh đều bảo lịch sử ViệT Nam khô khan , còn lịch sử Thế GIới học sướng hơn nhiều ! Tại sao lại thế ?
    Nhưng nếu bây giờ hỏi Mutsu tiếp thu được gì từ Vợ Nhặ và Văn Tế Nghĩa Sĩ , cái nào tiếp thu được nhiều hơn , tất sẽ là Vợ Nhặt ! Sự thật thì Văn Tế đã là một bài văn quá dài , từ ngữ khó học thế mà lại bắt học sinh ôm sách giáo khoa mà học , thử hỏi làm sao mà học cho có chất lượng ?
    Ngày nay đến trường , thầy đọc trò chép , đến lúc đi thi theo thầy thì sống , mà ngược thầy thì chết ! Thử hỏi làm sao có sáng tạo ?
     
  6. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    chết? ha ha, wiwi chẳng bao giờ khuất phục trước những thứ như vậy, có lẽ vì thế nên khi thi TN THCS, chỉ có wiwi là dưới điểm trung bình môn văn (kết cục bị rơi khỏi lớp chọn :( :)))
     
  7. Mutsu Kokono

    Mutsu Kokono Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/1/04
    Bài viết:
    3,270
    Nơi ở:
    Mutsu Viên Minh Phái
    Mạo phép copy bài bên kia qua ! Mong anh Sep tha lỗi ! :D
    THế là WIwi không đọc báo rồi ! Bao nhiêu nguời khen , bao nhiêu người cảm ơn đấy thôi ! :)) Lại còn được lên báo nữa chứ ! :)) Nổi tiếng quá còn gì ! Lợi ích lắm thay ! :))
    Đấy gọi là người biết cơ hội mà nói đó thôi ! Tận dụng thời cơ mà ra tay âu mới là nguời tài ! :))
    THế thì mới nói là giáo viên vì miếng cơm manh áo của mình nên có ai nói ra đâu , nay thì có một học sinh nói ra rồi hùa theo mà nêu lên ý kiến của mình ! Buồn lắm thay !
    Thầy của Mutsu vẫn bảo là đúng đấy thôi ! :))
    Muốn bàn thì qua topic bên kia bàn tiếp nhá ! :D
    Thế chất lượng giáo dục ngày nay ra sao ?
    Đại học đầu vào thì khó , đến lúc vào được rồi muốn học gì thì học , lâu quá không tốt nghiệp được rồi thì cũng phải tống ra với một tấm bằng tốt nghiệp , thế thì tương lai trông mong gì vào thế hệ này ?
    Phải chăng vì thành tích , vì điểm số mà không dám nói lên chính kiến của mình ? Thấy dở thì bảo là không hay mà thấy hay thì bảo là quá hay chăng ? mà thử hỏi từ trưóc đến nay có ai dám nói một tác phẩm văn học là dở chưa ? Tất nhiên là chưa ! ( mặc dù không ít nguời không thích nó )
    nhưng không phải tất cả đều như Wiwi ! Bố Mutsu dạy văn mà có bao giờ điểm văn của Mutsu quá 6 phẩy đâu ? :'>
    Vì sao phải đọc văn mẫu đến nỗi tiêu cực ? Vì sao muốn phát huy tính sáng tạo của bản thân mà lại còn làm ra bao nhiêu là văn mẫu !? Cũng chỉ là vì thành tích và điểm chác mà thôi !
     
  8. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    liên can gì đến chất lượng giáo dục nhỉ? theo wiwi hiểu thì những dòng trên mutsu đang nói đến cơ chế quản lý giáo dục thì phải :)).
    Mà nói thế Mutsu không hiểu được cái mưu đồ à không mưu hay của Bộ GD-ĐT: muốn con em học sinh học nhảm nhí trong trường rồi ra đối diện với đời thật, tự mình học hỏi lên kinh nghiệm lẫn kiến thức. Bởi thế học sinh-sinh viên Việt Nam luôn có tiếng năng động hơn các nước :))
    nói thế là bậy bạ hết sức! nên biết văn chính luận trong PT phân ra 3 loại Chứng Minh, Phân Tích và Bình Giảng. Trong 3 loại ấy chỉ có phần "Bình" trong thể loại Bình Giảng là cần đi sâu vào ý kiến, cảm xúc cá nhân, thế nên nó được xếp loại khó trong 3 thể loại này và nói thật là đến nay wiwi chỉ được làm có 1-2 bài dạng này, e chỉ có HS chuyên ban mới được làm nhiều :D. Còn lại trong bài văn Nguyễn Phi Thanh làm thì đề mục rõ ràng là "Phân Tích". Nó hầu như không đòi hỏi cảm xúc cá nhân, nhưng tất nhiên, bài văn có lồng cảm xúc thì sẽ được đánh giá cao hơn. Nhưng cũng vì thế, nếu Nguyễn Phi Thanh nói "Em không thấy nó đẹp gì cả" thì rõ ràng kiến thức văn học, khả năng phân tích của cô bé này kém hẳn so với trình độ của một "học sinh giỏi văn" => những điều wiwi suy luận về chuyện đọc văn mẫu của cô bé này chắc cũng không sai :))
    wiwi trước giờ không cảm thấy mình viết văn hay, và cũng không trông mong nhiều. Nói thật, suốt cấp 3 chỉ có mỗi năm lớp 10 là wiwi được liền tù tì toàn 7,5-8 điểm văn :D nhờ có giáo viên đồng cảm với bài viết của mình :D. Còn 2 năm nay toàn ăn 5-6 không, chán chết :))
    sao wiwi không quan tâm đến thành tích và điểm chác mà Phi Thanh lại quan tâm? nêu can đảm thì em phải chống lại nó ngay từ đầu chứ :)). wiwi suốt ngày toàn bị mẹ mắng vì tội "không thèm để tâm gì đến học tập" chắc cũng bởi vậy :D
     
  9. Mutsu Kokono

    Mutsu Kokono Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/1/04
    Bài viết:
    3,270
    Nơi ở:
    Mutsu Viên Minh Phái
    Đều là nên giáo dục Việt Nam cả ! :))
    Đến lúc ra truờng với cái đầu rỗng tuếch hả ! :)) bởi thế giới trẻ phạm tội ở Việt nam nhiều hơn các nước ! :))
    Chínhh thế nên Phi Thanh mới bị điểm 3 với một câu phê : Lạc đề ! :))
    Mà ngay từ lúc làm bài , Phi Thanh đã đặt mục tiêu không phải là điểm cao hay giải thưởng mà chỉ là nói lên ý kiến của chính mình mà thôi ! :D Coi lại bài viết của Phi Thanh đi sẽ rõ !
    Wiwi không quan tâm thành tích và điểm chác --> có đọc văn mẫu không ? --> Nếu không thì điểm thấp là phải rồi , than thở gì nữa ! =))
     
  10. Brad Pitt

    Brad Pitt Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/11/04
    Bài viết:
    72
    NÀy,có bạn nào đọc bài của GS Hoàng Như Mai đăng trên báo Thanh Niên chưa nhỉ?Báo ra ngày nào thì tôi không nhớ rõ,nhưng ông GS đã khẳng định rằng:sự việc của Phi Thanh bắt nguồn từ cách ra đề của chúng ta,rồi sau đó mới là vấn đề phương pháp dạy học!
    Trong chúng ta,ai mà chẳng yêu nước,ai mà chẳng ghi ơn những người đã đổ máu để bảo vệ Tổ quốc?Nhưng không lẽ bí đề thi đế mức phải bắt học sinh phân tích vẻ đẹp trong 1 bài văn tế sao?Năm 2000,tôi di thi học sinh giỏi văn cấp TP,dề thi là:"Con người và cảnh vật trong văn học Việt Nam giai đoạn 30-45"!Tôi vẫn luôn cho rằng:đây là 1 đề rất hay,rất rộng,có thể giúp HS phát huy tối đa khả năng khi làm bài!
    Dĩ nhiên,tôi học xong đại học lâu rồi,tôi cũng không muốn tranh luận nhiều về vấn đề này,vì nó chẳng ăn nhập gì đến tôi!Tuy nhiên,tôi chỉ muốn phát biểu ý kiến của mình 1 cách chân thành mà thôi!Bạn nào cho rằng tôi"tầm bậy" hay'vớ vẩn" thì cũng không sao!OK thôi!
    Trong bài trước,tôi nói về cách dạy-học-ra đề thi Văn của chúng ta,chứ tôi không nói về sự thiếu tinh thần yêu nước!OK?
     
  11. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    trời ơi, 30 char, 30 char, 30 char, 30 char...
     
  12. Mutsu Kokono

    Mutsu Kokono Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/1/04
    Bài viết:
    3,270
    Nơi ở:
    Mutsu Viên Minh Phái
    30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars
     
  13. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    copy câu của Mutsu: 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars 30 chars :))
     
  14. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Hai thằng mỗi thằng được ăn 1 cái cảnh cáo vì a dua Post bài "kiểu Úc"
     
  15. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Con bé này lười học mà còn láo nữa. Lão phu thấy cô giáo nói nó lười học, đến khi lệch tủ thì viết lăng nhăng vào bài thi. Đã thế còn dám chê tài của nhà văn nữa. Tội của nó là chê tràn lan nên thành vơ đũa cả nắm.
    Tuy nhiên, những lời nó nói không phải không có chỗ đúng. Bài văn tế đó có nhiều từ ngữ của miền Nam Bộ, vì vậy không phải ai cũng hiểu hết nghĩa của nó mà nói được cái gì hay ngoài việc khen cái ý chủ đạo là ca ngợi tinh thần của nông dân. Giống như bắt một bác Tây không thạo tiếng Việt , hoặc giả như ai không nhớ được nhiều điển tích trong Kiều mà bắt phân tích thì đứt. Lão phu có đọc được một bài của một vị nào đó nói các em không chịu nghiên cứu tìm hiểu nên không hiểu hết các lớp nghĩa. Tiếc là lão phu không được thoải mái trao đổi với vị đó như với anh em trong này, không thì lão phu sẽ hỏi vị đó bên cạnh đọc sách văn học thì có phải nghiên cứu tích phân, đạo hàm, axít bazơ, dao động điều hoà với điện 3 pha hay không. Không hiểu sao có những người lớn mà kiến thức thật là bậy bạ như thế, không nhìn thấy cái khổ của học sinh mà toàn chê bai lớp trẻ.
     
  16. Mutsu Kokono

    Mutsu Kokono Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/1/04
    Bài viết:
    3,270
    Nơi ở:
    Mutsu Viên Minh Phái
    bài kiểu Úc này do Wiwi post truớc chứ có phải em đâu ! không lẽ bắt em post lại để trả lời nó nữa à !
    Đi thi văn có bao giờ em học bài đâu ! :)) Đến lúc vào thi đọc thế nào thì làm thế ấy , huống gì đây lại là kì thi học sinh giỏi chứ có ít đâu , hơn nữa nội dung chính của bài văn không phải là phân tích theo đề ra mà nội dung khác cơ mà !
    Hồi đấy coi chương trình đuờng lên đỉnh Olympia , một thạc sĩ toán học mà lại giải toán sai ,thua cả một thằng học sinh 12 , thế thì sao ? Chức danh không nói lên ý nghĩa gì cả ! Huống hồ là văn chươg , văn chương không thể có giới hạn bởi cái gọi là chức danh và danh tước được !
    Một ông giáo sư tiến sĩ văn học , thử hỏi có làm được một bài thơ hay như của Trần Đăng Khoa làm lúc 6 tuổi không ( theo lời thầy giáo dạy văn của Mutsu ! :)))
     
  17. Kee Joo

    Kee Joo Ngọc Diện Lang Quân

    Tham gia ngày:
    11/4/04
    Bài viết:
    893
    Nơi ở:
    Đồi Phù Thủy
    1 HS lười học liệu có được chọn đi thi HS giỏi ko ?
    Mà văn là học ở trong đầu ấy
    ý văn mình có sẵn chỉ cần diễn đạt tốt
    Nhưng mà NPT là HS giỏi văn thì diễn nhiên là ko tệ đến mức ko làm được
    ________________________________________________________________
    Tại sao NPT lại ko làm trong kì thi tốt nghiệp ư ?
    NPT làm trong kì thi HS giỏi để chứng tỏ rằng mình ko phải chữa cháy
    Hs giỏi là Hs chọn lọc ko có lí do gì lại đi thi mà ko học bài cả
    Với lại người khôn ngoan ko bao giờ chuốc hoạ vào thân
    Đi đánh cược 1 ván bài quá lớn mà chỉ có 1 mình trên chiến tuyến bao giờ
    ___________________________________________________________________
    tóm lại ko biết Bộ Giáo Dục Bắt học sinh học ba cái văn cổ để làm gì
    Khi bản thân học sinh người sẽ sử dụng các kiến thức đó lại ko mún nhét vào đầu
    NPT đã nói lên tình trạng giáo dục gần như là vô tác dụng của nền giáo dục VN này
     
  18. Dogmeat

    Dogmeat C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    1,596
    Dogmeat cũng có đọc qua vấn đề này trên báo chí, và sau đây là cảm nghĩ của Dogmeat, nó hơi... ba phải một chút, mong mọi người bỏ quá cho.

    1. Đi thi học sinh giỏi cấp thành phố, là chỗ để học sinh thể hiện trình độ học vấn của mình, ko phải chỗ cho các cô các cậu nêu ý kiến. Nếu các cô các cậu có bức xúc, thì có thể đề cập ý kiến ở các diễn đàn, các buổi nói truyện. Nếu cứ tinh vi như con bé kia, thì sẽ có ngày, tôi viết 1 bài văn trong buổi thi học sinh giỏi toán, vì tôi...ko thích học toán, như vậy có OK ko? Con bé kia, thực sự đáng bị hạnh kiểm xấu trong học kì này, vì tội bôi nhọ giáo viên, bôi nhọ nhà trường, coi thường thầy cô.

    2. Về chuyện học tủ hay ko, Dogmeat ko phải con bé kia nên ko biết, nên ko bàn về vấn đề này.

    3. Về nội dung chương trình giảng dạy trong phổ thông: Dogmeat đã học hết phổ thông, nên Dogmeat biết cảm nghĩ của học sinh khi phải nhằn cái bài văn tế giời đánh ấy như thế nào. Thứ nhất, Dogmeat ko hiểu là bài liệu bài văn tế ấy có cái hay, cái đẹp gì. Văn tế là bài văn than khóc, nay lại ngồi phân tích mà kêu là hay, kể hơi... kì lạ. Giống như khi bạn đi đám tang của 1 cô gái, thấy có mấy thằng ngồi cười cợt nhả nhớt, "con bé ấy xinh nhẩy", thì liệu bạn có khó chịu không? Dogmeat là người dốt văn, Dogmeat ko nhận thấy được nét hay, nét đẹp của bài văn ấy, nhưng Dogmeat cũng cảm nhận được tinh thần của bài văn tế, nó thực sự xúc động, nếu như bạn đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả.

    4. Chuyện đưa bài văn tế vào trong chương trình dạy học là đúng. Dogmeat có đọc thấy bạn nào đó kêu là về nhà 1 buổi tối thì chiếu 3 phim tàu, làm sao mà biết được lịch sử VN. Vậy thì bài văn tế này, và nhiều bài văn thơ kháng chiến khác, chính là phương tiện (có thể nói là duy nhất) để cho những người suốt ngày xem tivi như 1 số ai đó, biết được về tinh thần, về lịch sử con rồng cháu tiên.

    5 Cách tiếp cận, cách trình bày của giáo viên, của sách v.v.. thì đây là chủ trương của... Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Dogmeat ko phải là người của bộ, cũng ko phải là người nghiên cứu lâu năm về vấn đề này, nên ko dám đưa ra chỉ trích. Và cũng xin nói thêm, trong số những người ko tán đồng, thì có bao nhiêu người đã thực sự suy nghĩ nghiêm túc về cách giảng dạy, về chương trình, về nội dung của sách giáo khoa? Nếu có ai có ý kiến hay hơn, tốt hơn, thì cứ việc đưa ra, còn nếu chỉ là người hời hợt, suốt ngày chỉ biết chê, chứ ko đưa ra được cái gì tích cực, thì làm ơn ngậm miệng lại, nghĩ 3 lần trước khi nói.
     
  19. Dogmeat

    Dogmeat C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    1,596
    Mutsu và ông thầy của Mutsu cười to lắm. Vậy xin hỏi, ông Trần Đăng Khoa 40 tuổi có làm được bài thơ nào hay bằng ông Trần Đăng Khoa 6 tuổi không? Chắc ông thầy của Mutsu chưa nghĩ đến cái này nhỉ. :p
     
  20. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    huynh Cid nói đúng hết rồi, vỗ tay :))
    bây giờ không lẽ lại Quote bài của huynh Cid để trả lời thì chắc ăn thẹo (tại sao nhỉ? hỏi Sep ấy :)))
    người khôn ngoan thì không tự đi xin cái chức danh can đảm, mà đã muốn có cái danh can đảm thì đừng đòi làm người khôn ngoan :))
    vấn đề là bé này chẳng có ý văn, bởi học lệch tủ nên ý văn vốn từ sách văn mẫu hoặc từ giáo viên ra không biết dùng vào gì cho cái đề ấy :))
    một học sinh giỏi văn mà khi thấy đề "phân tích" lại bảo rằng "không thấy nó đẹp" rồi x8àng xiêng lăng nhăng vài câu chữa cháy, ra vẻ can đảm. Nói như thầy Khổng Thành Ngọc (GV LHP) thì cho dù NPT thật sự sáng tạo, cho rằng tác phẩm văn tế kia "chẳng có gì đẹp" thì cũng phải phân tích (như đề ra) để rồi chứng minh rằng nó chẳng có gì đẹp. Chứ không dưng lại xổ ra một câu "em sống thời bình nên..." thì thật là lộ rõ cái kém cỏi, ngốc nghếch, không có gì cho thấy là một học sinh giỏi văn!
    đi học chứ đi chơi hay sao mà muốn với không muốn? cứ chiều theo ý muốn thì nếu không muốn đi học là ở nhà luôn sao?
    học Văn là để giáo dục nhân sinh quan cho học sinh, để không sản sinh ra những loài không tổ không tiên, không cha không mẹ, không biết đất nước, không nhớ dân tộc, không hay sử nhà, chỉ chăm chăm những thứ vớ vẩn khác! kiến thức PT là kiến thức nền để cho con người trước khi vào đời có được 2 chữ tri thức. Vấn đề còn lại là Bộ GD-ĐT có chút bất cập như đặt nhiều thứ quá hàn lâm, nặng nề vào chương trình, nhưng ở đây chúng ta không ai là nhà tâm lý học, y bác sĩ, hay giáo dục học, nên xin miễn ý kiến việc Bộ làm đúng hay sai.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này