10 Bước Thành Lập Công Ty Tổ Chức Sự Kiện

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi lekimhoa, 7/4/17.

  1. lekimhoa

    lekimhoa Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/11/16
    Bài viết:
    0
    Bạn đang bước chân vào lĩnh vực kinh doanh sự kiện, nơi mà cần những mối quan hệ xã hội rất vững và những kỹ năng phát triển kinh doanh để tồn tại. Thành công của bạn trong lĩnh vực kinh doanh này sẽ phụ thuộc không phải chỉ là vấn đề về kinh nghiệm hay mức độ kiến thức của bạn mà còn là về sức mạnh của mối quan hệ, khả năng đàm phán, tiếp thị và kinh doanh của bạn.

    >> xem thêm : công ty tổ chức sự kiện, cho thuê bàn ghế hội nghị, cho thuê âm thanh tphcm, cho thuê cổng hơi, cho thuê ghế bar,cho thuê bàn bar, công ty tổ chức lễ khai trương

    Ở đây tôi giả sử rằng bạn đã làm việc trong ngành công nghiệp sự kiện (hoặc bán hàng hoặc ngành công nghiệp tiếp thị) trong vài năm (tối thiểu 2 năm), và bây giờ bạn tự tin, bạn có thể tự xây dựng doanh nghiệp riêng và tự tìm kiếm khách hàng cho chính mình.

    Giống như trong bất kỳ doanh nghiệp khác, những kỹ năng nhất định mà bạn phải có, nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh tổ chức sự kiện đó là:
    • Bạn phải quản lý con người một cách hiệu quả và luôn hoàn tất tốt các công việc.
    • Bạn biết làm thế nào để quản lý thời gian và đánh giá độ ưu tiên công việc của bạn.
    • Bạn có thể tìm ra những cách thức mới và sáng tạo để giải quyết vấn đề .
    • Bạn có khả năng tốt trong việc ra quyết định. Bạn luôn đánh giá các lựa chọn trước khi quyết định.
    • Bạn biết làm thế nào để nói chuyện với khách hàng và sales trực tiếp.
    • Bạn có khả năng sales ý tưởng của mình.
    • Bạn có khả năng để tiếp thị dịch vụ của bạn.
    • Bạn biết làm thế nào để quản lý dòng tiền và theo dõi các giao dịch tài chính .
    • Bạn hiểu cách hình thành đội nhóm.
    • Bạn có phẩm chất lãnh đạo.
    • Bạn biết làm thế nào để thúc đẩy chính mình và những người khác.
    • Bạn có khả năng phân tích mạnh mẽ và khả năng đi vào các chi tiết.
    Nếu bạn muốn nổi trội trong lĩnh vực tổ chức sự kiện với tốc độ như nhanh hơn, hãy tham gia vào các tổ chức, cộng đồng hoặc chính bạn xây dựng lên một tổ chức hay cộng đồng đó, theo đó, việc được công nhận ở phạm vy lớn hơn sẽ nhanh hơn. Ở Việt Nam, chúng ta chưa có những tổ chức đánh giá và cấp các chứng nhận cho ngành này. Nhưng ở các nước trên thế giới, có rất nhiều những chứng chỉ, chứng nhận cho lĩnh vực này, và tất nhiên trong trường hợp này thì việc cố gắng đạt được 1 chứng nhận của một tổ chức uy tín sẽ rất hữu ích cho việc tạo ra bước nhảy xa so với đối thủ trong ngành. Những chứng chỉ quản lý sự kiện thường được đánh giá vào các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng lập kế hoạch và quản lý một sự kiện thành công.



    Những bước quan trọng để bắt đầu một công ty tổ chức sự kiện:
    Bước 1: Quyết định những dịch vụ mà bạn muốn bán
    Một dịch vụ là một cái gì đó vô hình như: lập kế hoạch đám cưới, lập kế hoạch liên hoan hay tiệc, tổ chức các buổi hòa nhạc, trình diễn thời trang, thực hiện MICE (hội họp, ưu đãi, hội nghị và triển lãm)

    Lựa chọn những dịch vụ mà bạn thật sự có thế mạnh, tập trung vào những thứ bạn có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn mới có thể tối đa được lợi thế và giá trị cho bạn. Đừng cố gắng ôm đồm tất cả ngành nghề và bán tất cả các dịch vụ tổ chức sự kiện mà bạn có thể nghĩ đến. Nếu phần lớn các kinh nghiệm của bạn trong việc lập kế hoạch đám cưới, thì hạy tập trung đẫy mạnh những dịch vụ lập kế hoạch đám cưới là tốt nhất.

    Trong trường hợp đó, bạn cũng đừng quá cố gắng để thắng được những hợp đồng đối với các sự kiện doanh nghiệp (Corporate Events) chỉ vì thị trường cho mảng sự kiện doanh nghiệp là tốt hơn. Sự kiện doanh nghiệp và đám cưới là hoàn toàn khác nhau về cách lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá…Nói tóm lại, bạn không thể làm tốt tất cả mọi thứ trong khi thế mạnh của bạn chỉ là 1 hoặc vài thứ. Điều này không có nghĩa là khuyên bạn không nên mở rộng dịch vụ và thị trường, mà để khẳn định việc tập trung vào những thứ mình thật sự làm tốt sẽ có kết quả tốt hơn làm tất cả những việc mà mình không có thế mạnh, ít nhất là trong thời gian đầu vì đây là thời gian không giành cho việc thử nghiệm, nó quyết định thành bại của doanh nghiệp bạn.

    Bước 2: Làm nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh và phân tích SWOT.
    Nghiên cứu thị trường cho Công ty tổ chức sự kiện

    Thị trường có nghĩa là các đối tượng mục tiêu của bạn, là những người có thể quan tâm đến sự sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện của bạn. Nó cũng bao gồm những đối tượng đã và đang là khách hàng của bạn.

    Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là ít nhất quan tâm trong các loại sự kiện bạn sắp tổ chức, thì việc bạn không có khách tham dự cho sự kiện đó là việc ai cũng có thể hiểu. Giả sử rằng bạn muốn tổ chức một Rock Show ở nước Oman. Nhưng những người ở đất nước này rất ít nghe và thích nhạc rock và cũng không quan tâm nhiều đến những sự kiện loại như. Điều đó có nghĩa là không có thị trường cho sự kiện của bạn tại quốc gia đó. Nếu bạn tổ chức sự kiện ở đó, khả năng thất bại của bạn dường như là 100%. Tương tự, nếu bạn muốn tổ chức một lễ hội Giáng sinh ở một khu vực mà đa số người dân là người Hồi giáo, thì bạn không thể mong đợi có nhiều chiếc vé được bán ra cho sự kiện của bạn.

    Vì vậy, điều rất quan trọng là bạn phải tìm hiểu trước là ai là đối tượng mục tiêu của bạn (tức là nhóm tuổi tác, giới tính, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, lối sống, thu nhập, thích/không thích điều gì, phong tục, tôn giáo, truyền thống vv), nơi mà họ sống và những gì họ đang mong muốn và kỳ vọng từ sự kiện của bạn. Để thực hiện nghiên cứu thị trường, bạn sẽ cần phải làm khảo sát trong phạm vi khu vực bạn hướng tới (thị trấn / thành phố / vùng miền / quốc gia), nơi bạn muốn tổ chức sự kiện này. Nếu bạn muốn mở một công ty lập kế hoạch và tổ chức đám cưới ở một địa phương nào đó nhưng hầu như chỉ có hai hoặc ba đám cưới diễn ra trong khu vực đó mỗi năm thì sẽ không khả thi về mặt thương mại nếu bạn chọn việc xây dựng thương hiệu và bán dịch vụ như vậy ở khu vực này.

    Phân tích đối thủ cạnh tranh
    Tìm hiểu:

    • Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn (không phải tất cả các công ty sự kiện đều là đối thủ của bạn, bạn chỉ nên tập trung vào những đối thủ có thể cạnh tranh trực tiếp mảng thị trường, khách hàng và dịch vụ của bạn)
    • Họ ở đâu?
    • Nguồn nhân lực của họ (tức là số lượng và chất lượng nhân viên) như thế nào
    • Khách hàng cơ sở của họ (tức là số lượng khách hàng)
    • Giá trị thị trường (tức là danh tiếng của họ trên thị trường là những gì)
    • Thị phần (tức là bao nhiêu % thị trường trong ngành mà họ đang nắm giữ)
    • Doanh thu (nghĩa là doanh thu hàng năm)?
    • Bao nhiêu sự kiện họ tổ chức trong một năm?
    • Tại sao khách hàng của họ chọn họ?
    • Điều gì là đặc biệt về sự kiện của họ?
    • Làm thế nào để họ có được khách hàng và các nhà tài trợ đối với các sự kiện của họ?


    Phân tích SWOT
    Phân tích SWOT được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa liên quan đến liên doanh lập kế hoạch sự kiện của bạn. Trong từ SWOT: 'S' là viết tắt của từ strength nghĩa là điểm mạnh, 'W' là viết tắt của từ weakness nghĩa là điểm yếu, "O" là viết tắt của từ Oppoturnity nghĩa là cơ hội và "T" là viết tắt của từ Threat nghĩa là các mối đe dọa .

    • Điểm mạnh
    Xác định tài nguyên và các năng lực của bạn và làm thế nào để chúng có thể trở thành vũ khí để cạnh tranh với đối thủ và yếu tố để hấp dẫn khách hàng mục tiêu của bạn. Những lợi thế nào? Những gì bạn có thể làm tốt hơn so với những người khác?

    • Điểm yếu
    Xác định các nguồn lực còn thiếu. Xác định các lợi thế của đối thủ của bạn có. Những gì bạn có thể cải thiện? Những gì bạn nên tránh?

    • Cơ hội
    Nhìn vào điểm mạnh của bạn và xác định cơ hội đang mở ra cho bạn. Xác định làm thế nào bạn có thể mở ra nhiều cơ hội hơn bằng cách loại bỏ các điểm yếu.

    • Mối đe dọa
    Những thay đổi trong môi trường bên ngoài (như những thay đổi trong nền kinh tế hoặc xu hướng thị trường) hoặc bất kỳ tình huống bất lợi có thể gây nguy hiểm cho công ty hoặc doanh nghiệp của bạn. Xác định hiện trạng và tất cả các mối đe dọa có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của bạn. Đó có thể là sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh rất mạnh hoặc một vài phương pháp đột phá trong cách thức tổ chức sự kiện hoặc phát sinh một loại thuế xuất cao trong lĩnh vực về giải trí.

    Bước 3: Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh cho công ty của bạn
    Bạn sẽ phải phát triển kế hoạch kinh doanh của bạn trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích SWOT mà bạn đã thực hiện các bước trên. Trước khi bắt tay vào việc phát triển kế hoạch kinh doanh, bạn nên ghi nhớ một số điểm sau:

    • Hãy thực tế và tránh sự lạc quan khi ước tính lượng vốn, doanh số và lợi nhuận.
    • Đừng bỏ qua việc phát triển các chiến lược, nó sẽ được dùng trong những hoàn cảnh bất lợi trong kinh doanh.
     

Chia sẻ trang này